thủ quy định của doanh nghiệp. Khái niệm EIC được đo lường bằng 6 biến quan sát từ EIC1 đến EIC6 theo nghiên cứu về KSNB của Jolipii (2010) như sau:
EIC1. Doanh nghiệp luôn đạt được những mục tiêu về hoạt động kinh doanh (tăng doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận, khả năng sinh lợi...) với một chi phí hợp lý.
EIC2. Các nguồn lực trong doanh nghiệp được sử dụng một cách hiệu quả và không lãng phí.
EIC3. Các báo cáo trong doanh nghiệp tôi được cung cấp kịp thời cho các đối tượng sử dụng.
EIC4. Chương trình kế toán đang sử dụng tại doanh nghiệp đáp ứng đến tính đáng tin cậy của báo cáo đầu ra.
EIC5. Doanh nghiệp phản ứng kịp thời với những thay đổi thường xuyên trong các quy định của pháp luật.
EIC6. Các nhà quản lý trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong việc theo dõi những thay đổi sắp tới của pháp luật và những quy định mới.
Ngoài ra, để gạn lọc được các bảng câu hỏi phù hợp cho nghiên cứu có 6 câu hỏi được thiết lập nhằm thu thập thông tin về doanh nghiệp được khảo sát như tên doanh nghiệp, địa chỉ, loại hình doanh nghiệp, thời gian hoạt động...
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo quãng Likert Scale 5 điểm (Nguyễn Đình Thọ, 2011), sử dụng dữ liệu sơ cấp thu thập từ bảng câu hỏi điều tra. Thang đo Likert Scale được sử dụng đánh giá 5 nhân tố KSNB theo 5 điểm sau: “Yếu kém” = 1, “Yếu” = 2, “Trung bình” = 3, “Tốt” = 4, “Rất tốt” = 5, Thang đo Likert Scale được sử dụng đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo 5 điểm như sau: “Rất không đồng ý” = 1, “Không đồng ý” = 2, “Bình thường” = 3, “Đồng ý”
Có thể bạn quan tâm!
- Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ - Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương - 5
- Lý Thuyết Ngẫu Nhiên (Contingency Theory)
- Xây Dựng Thang Đo Và Thiết Kế Bảng Câu Hỏi
- Khảo Sát Thực Trạng Hệ Thống Ksnb Ngành Sản Xuất Gốm Sứ Tại Bình Dương
- Đánh Giá Hệ Thống Ksnb Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Gốm Sứ Bình Dương
- Kết Quả Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Ksnb Trong Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Gốm Sứ Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Dương
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
= 4, “Rất đồng ý” = 5.
Bảng câu hỏi sau khi thiết kế xong, được thử nghiệm thông qua việc tham khảo ý kiến một số giảng viên chuyên ngành, kiểm toán viên, một số nhà quản lý có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Sau đó, bảng câu hỏi sẽ được chỉnh sửa lại dựa trên
những ý kiến đóng góp và hoàn chỉnh trước khi bảng câu hỏi được dùng khảo sát chính thức.
3.5. Chọn mẫu
3.5.1. Xác định kích thước mẫu
Kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp xử lý (hồi quy, phân tích nhân tố khám phá EFA...), độ tin cậy cân thiết, vv... Rõ ràng, kích thước mẫu càng lớn thì càng tốt nhưng lại tốn kém về chi phí và thời gian. Do vậy, việc chọn mẫu vừa đảm bảo tính phù hợp với nghiên cứu vừa đảm bảo tính hiệu quả của nghiên cứu. Hiện nay, các nhà nghiên cứu xác định kích thước mẫu cần thiết thông qua các công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá giá trị thang đo, và sử dụng mô hình quy tuyến tính bội để kiểm định ảnh hưởng các nhân tố đến tính hữu hiệu của KSNB. Theo Hair và cộng sự (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát, biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất 10:1. Trong một số nghiên cứu với dữ liệu khảo sát và sử dụng EFA cùng với hồi quy bội thì EFA luôn đòi hỏi kích thước mẫu tối thiểu lớn hơn nhiều so với mô hình hồi quy bội (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Do đó, tác giả chỉ cần xác định kích thước mẫu tối thiểu cho phương pháp EFA thì cũng sẽ đảm bảo số mẫu phù hợp cho mô hình hồi quy.
Dựa vào những thảo luận trên, trong nghiên cứu của tác giả, số biến đo lường (biến quan sát) đưa vào phân tích là 33 biến, thì kích thước mẫu tối thiểu phải là n = 33 * 5 = 165 mẫu. Ở đây tác giả khảo sát 92 DN với mẫu nghiên cứu chính thức n = 200 mẫu (có DN khảo sát 2 đến 4 người – xem Phụ lục 5) phù hợp và đảm bảo trong việc chạy phân tích EFA và hồi quy bội.
3.5.2. Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu
Trong nghiên cứu này, phương pháp chọn mẫu được sử dụng chủ yếu là phương pháp chọn mẫu thuận tiện, đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với phần tử mẫu bằng phương pháp thuận tiện (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Trên cơ sở kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu đã xác định, tác giả tiến hành lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu phù hợp. Do đó, phương pháp thu thập dữ liệu được lựa chọn là phương pháp khảo sát. Đây là dạng thiết kế để thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng, đặc biệt là ngành kinh doanh (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tác giả thiết kế một bảng câu hỏi khảo sát và tiến hành phát trực tiếp hoặc qua email đến các đối tượng khảo sát. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là các nhân viên và nhà quản lý các doanh nghiệp gốm sứ.
Kết luận chương 3
Tóm lại, chương 3 đã trình bày những thông tin liên quan đến phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng để thực hiện đề tài. Bắt đầu chương 3 tác giả giới thiệu sơ đồ quy trình nghiên cứu được thực hiện như thế nào, sau đó đi sâu vào cách thức xây dựng thang đo, mẫu và phương pháp chọn mẫu, cách thức thu thập dữ liệu, phương pháp khảo sát, kỹ thuật phân tích dữ liệu. Hai phương pháp nghiên cứu xuyên suốt của luận văn là phương pháp định tính và phương pháp định lượng.
Nội dung trình bày ở chương 3 là cơ sở nền tảng để phân tích giá trị, đánh giá độ tin cậy của thang đo, kiểm định sự phù hợp mô hình hồi quy và các giả thuyết được thực hiện ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Trong chương này, tác giả sẽ khảo sát thực trạng HTKSNB tại các DNSX gốm sứ và trình bày kết quả nghiên cứu thông qua kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, tương quan và hồi quy. Các bảng số liệu sử dụng trong chương này được tác giả tổng hợp và phân tích từ dữ liệu đã thu thập bằng phần mềm thống kê phân tích dữ liệu SPSS 22.0
4.1. Giới thiệu chung tình hình hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương
4.1.1. Vài nét sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển ngành sản xuất gốm sứ ở Bình Dương
Tỉnh Bình Dương nổi tiếng với nhiều làng nghề, đặc biệt là các làng nghề sản xuất gốm sứ như: Chánh Nghĩa, Lái Thiêu, Tân Phước Khánh… trong đó gốm sứ Bình Dương được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng và đang ngày càng khẳng định đẳng cấp thương hiệu tại Việt Nam.
Theo ghi nhận trong tập tài liệu “Monographie de la province deThudaumot”, được Hội nghiên cứu Đông Dương xuất bản năm 1910, người Pháp viết về nghề gốm sứ Bình Dương như sau: Trong tỉnh Bình Dương có được khoảng 40 lò gốm, trong đó An Thạnh 5 lò, Tân Thới 1 lò, Phú Cường 11 lò, Bình Chuẩn 3 lò, và 9 lò ở Tân Khánh.
Xưởng chính ở Lái Thiêu và nơi đây là trung tâm phát triển nhất về nghề gốm. Ngoài 3 lò gốm của người Việt, số còn lại là của tư sản Hoa kiều. Các lò này cung cấp đồ gốm cho cả xứ Nam Kỳ.
Kết quả khai quật khảo cổ học trong thời gian qua ở Gò Đá – Dốc Chùa, Cù Lao Rùa, Phú Chánh, Mỹ Lộc… thuộc Bình Dương, cho thấy nghề gốm nơi đây ra đời từ khá sớm do nhóm cộng đồng cư dân Việt – Hoa di cư đến vùng đất này tạo lập vào khoảng cuối thế kỷ 19.
Cũng như các trung tâm gốm sứ Đông Nam bộ (Đồng Nai, Sài Gòn), gốm sứ Bình Dương ở giai đoạn đầu hình thành sản phẩm mang phong cách truyền thống gốm Phúc Kiến.
Vào thời gian đầu Bình Dương sản xuất những sản phẩm gốm gia dụng: lu, vại, nồi đất, tô, chén, bình trà gốm sứ… phục vụ cho nhu cầu nội địa.
Nghề gốm sứ Bình Dương hiện phát triển mạnh ở 3 nơi: Lái Thiêu, Chánh Nghĩa và Tân Phước Khánh.
Tạm chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn hình thành và phát triển (1867 – 1945); giai đoạn thịnh vượng (1945 – 1975), giai đoạn tiến bộ kỹ thuật (1975 -1986) và giai đoạn đoạn tái phát triển (1986 đến nay).
Vào những năm 1950 – 1960, các lò gốm ở đây mới bắt đầu sản xuất thêm gốm sứ trang trí phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài nước.
Trong những thập niên cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, gốm sứ Bình Dương bước vào giai đoạn chuyển đổi công nghệ theo quy trình sản xuất công nghiệp hiện đại, hầu hết các lò nung truyền thống được thay thế bằng lò nung điện hoặc gas; mẫu mã sản phẩm, màu men, trang trí mỹ thuật đa dạng và sắc sảo hơn… đại diện là dòng gốm mỹ nghệ cao cấp Minh Long.
4.1.2. Quy trình sản xuất gốm sứ
Để làm ra các sản phẩm gốm sứ mang nét khác biệt, người thợ phải cần có tính sáng tạo nghệ thuật cao và luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt các khâu chọn, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men và cuối cùng là nung sản phẩm. Một sản phẩm gốm đẹp luôn là sự kết hợp tinh túy giữa tính sáng tạo nghệ thuật và sự tuân thủ các nguyên tắc kỹ thuật. Tuy nhiên, ở mỗi trung tâm gốm sứ lại có những kinh nghiệm riêng của quy trình làm gốm đã được đúc kết, để rồi trở thành những phong cách truyền thống riêng, tạo nên dáng vẻ không thể trộn lẫn trong tác phẩm của mỗi làng nghề. Làng nghề ở Bình Dương cũng vậy, cũng có một phong cách riêng biệt của chính mình.
Chọn và xử lý đất
Tạo hình gốm sứ
Trang trí hoa văn
Tráng men
Quá trình nung
Hình 4.1: Các giai đoạn của quy trình sản xuất gốm sứ Bình Dương
4.1.2.1. Chọn và xử lý đất
Đất sét là thành phần cốt lõi và quan trọng nhất của một sản phẩm gốm sứ, chất đất tốt thì mới tạo nên một sản phẩm chất lượng. Vì vậy nên bước đầu tiên người ta luôn phải nghiên cứu thật kỹ, kiểm tra kỹ chất lượng của đất và các nguyên liệu để làm gốm.
Ở giai đoạn này, người ta sẽ khai thác, vận chuyển, phối nguyên liệu, xối hồ để chắt lọc và nhào trộn đất sét tinh, để tạo ra xương gốm. Xương gốm thường được trộn từ 4 loại:
- Đất sét trắng lẫn vàng và sỏi son màu hồng nhạt, đất khá xốp.
- Đất sét vàng lẫn đất sét trắng.
- Đất caolin mầu trắng ngả xám của vùng Đất Cuốc (Xã Tân Mỹ, Huyện Tân Uyên).
- Đất sét đỏ lẫn đất sét vàng.
Đất sét mang về, giã nhỏ, cho vào bể ngâm tự nhiên thường được gọi là quá trình phong hóa. Đất sét trong bể được khuấy thường xuyên để lọc bớt cát và tạp chất. Còn lại đất caolin mịn (gọi là dịch hồ), để lắng khô rồi đem sử dụng. Cát sau khi lọc xong mang vào sa giếng (giống như cái cọn), dùng sức nước giã, rồi lọc lấy hạt nhỏ. Một hệ thống bể thường có 3 ngăn thông với nhau.
4.1.2.2. Tạo hình gốm sứ
Trước hết, người ta sẽ phác hoạ ý tưởng của mình lên giấy và sau đó mới mang nó lên mô hình 3D trên máy tính xem nó có phù hợp với kiểu dáng sản phẩm hay không. Đây là cách để xem mô hình sản phẩm một cách tổng quát nhất. Từ bản vẽ này, người ta sẽ bắt đầu xác định định mức nguyên liệu tiêu hao cho sản phẩm. Đây là một bước vô cùng quan trọng giúp kiểm soát được chi phí sản xuất một cách tối ưu và dự đoán giá thành của sản phẩm chính xác hơn.
- Tạo dáng bằng tay trên bàn xoay: Sử dụng kỹ thuật “vuốt tay, be chạch”. Người thợ ngồi trên ghế cao hơn mặt bàn, dùng chân quay bàn xoay và tay vút đất tạo dáng sản phẩm. Đất trước khi đưa vào phải vò thật nhuyễn. Sau đó đặt vào giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt rồi nén và kéo cho đất nhuyễn. Tiếp đến, người thợ dùng sành dan để định hình sản phẩm.
- Tạo dáng gốm sứ bằng phương pháp đổ khuôn: Hiện nay kỹ thuật đúc hiện vật được sử dụng phổ biến, tuỳ theo đặc điểm của sản phẩm mà khuôn có độ phức tạp hay giản đơn, loại đơn giản là khuôn hai mang, loại phức tạp gồm nhiều mang. Kỹ thuật này hiện nay đang được sử dụng phổ biến, vì có thể sản xuất sản phẩm hàng loạt, cho năng suất cao. Việc tạo hình sản phẩm theo khuôn in gồm các khâu đặt khuôn giữa bàn xoay, ghim chặt lại, láng lòng khuôn rồi ném mạnh đất in sản phẩm giữa lòng khuôn cho bám chắc chân, vét đất lên lợi vành, quay bàn xoay và kéo cán tới mức cần thiết để tạo sản phẩm.
- Phương pháp “đổ rót” đổ hồ thừa hay hồ đầy để tạo dáng sản phẩm, chủ yếu dùng khuôn thạch cao, có thể dùng khuôn thép đổ rót có sử dụng chân không. Khi đổ rót vào khuôn thạch cao, dưới tác dụng hút nước của khuôn các phần tử vật chất