chuyển động theo hướng sức nước bị hút, bám vào thạch cao thành một lớp đều đặn, sít đặt, theo thời gian bề dày của lớp mộc tăng dần. Tùy theo hình dạng sản phẩm mà ta chọn các phương pháp khác nhau:
Rót đặc: không có phần hồ thừa, có thể tạo hình sản phẩm đặc hoặc rỗng.
Rót phần hồ thừa: đổ rót các sản phẩm rỗng, khi bề dày đạt yêu cầu thì rót phần hồ thừa ra.
4.1.2.3. Trang trí hoa văn
Để nâng cao tính nghệ thuật cho tác phẩm gốm, người thợ gốm sau khi tạo dáng cho sản phẩm phải phơi sản phẩm sao cho khô đều, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm (ngày nay người thợ thường dùng biện pháp sấy khô hiện vật trong lò, tăng nhiệt độ từ từ đễ cho nước bốc hơi), sẽ tiến hành cắt, gọt, gắn các bộ phận (vòi, quai, …), dùng bút lông vẽ màu lên sản phẩm với đủ loại hoa văn. Đôi khi họ cũng dùng các hình thức trang trí khác như đánh chỉ (định vòng tròn quanh miệng, thân hoặc chân sản phẩm bằng màu hoặc men màu) hay bôi men chảy (một loại men trang trí) lên miệng sản phẩm để khi nung men chảy tỏa xuống tạo nên những đường nét màu sắc tự nhiên hài hòa. Nhiều gia đình lại sử dụng kỹ thuật hấp hoa lên bề mặt gốm tráng men đã nung chín.
4.1.2.4. Tráng men
Men gốm trước đây dùng vôi và tro, nhưng ngày nay người ta dùng đa dạng hơn. Tuy nhiên, bước đầu tiên để tạo lớp men theo ý muốn, người ta phải có men cái sau đó mới cho vào các thành phần khoáng chất khác theo một tỉ lệ nhất định.
Đối với các sản phẩm lớn người ta hay dùng phương pháp dội men hay phun men, còn các sản phẩm bé thì dùng phương pháp nhúng. Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ gốm có thể nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ không cao rồi sau đó mới đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên rồi mới nung.
4.1.2.5. Quá trình nung
Nung là công đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất gốm sứ. Để nung gốm sứ người ta thường dùng lò ếch, lò đàn hoặc lò bầu, lò hộp, sau đó sử dụng nguyên liệu là củi gỗ, than cám hoặc ga để nung gốm. Việc xếp sản phẩm trong lò nung tuân theo qui tắc sử dụng triệt để không gian trong lò, vừa tiết kiệm được nhiên liệu và đạt hiểu quả nhiệt cao. Ở Bình Dương, các lò gốm thường sử dụng hai dạng lò nung: lò ống và lò bao.
- Lò ống thường được sử dụng để nung những đồ gốm có kích thước nhỏ.
- Lò bao hay còn gọi là lò rồng được sử dụng để nung các sản phẩm có kích thước lớn.
Thông thường gốm được nung từ 600 đến 1350 độ C, tùy thuộc vào từng loại gốm sứ. Với gốm đất thường được nung ở 600-900 độ, gốm sành nâu nung ở 1100- 1200 độ, gốm sành xốp 1200-1250 độ, gốm sành trắng 1250-1280 độ, và đồ sứ thì cần nhiệt độ cao hơn, chúng được nung ở 1280-1350 độ C. Công việc đốt lò đòi hỏi phải có kỹ thuật. Các công đoạn tăng nhiệt cho lò, kiểm tra sản phẩm chín như thế nào, làm nguội lò…cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người thợ cả (phụ trách về mặt kỹ thuật), hai người thợ đốt lò ở cửa lò (đốt dưới) và bốn người chuyên ném củi qua các lỗ giòi (đốt trên). Sau khi nung xong, người ta bịt hết các cửa lò, lỗ giòi, lỗ xem lửa để làm nguội từ từ.
Quá trình làm nguội này kéo dài 2 ngày 2 đêm, sau đó mở cửa lò và để tiếp một ngày đêm nữa mới tiến hành ra lò. Thời gian đốt lò kể từ lúc nhóm lửa đến khi hoàn toàn tắt lửa kéo dài 3 ngày 3 đêm. Sau khi lò nguội, sản phẩm ra lò được đánh giá phân loại và sửa chữa lại các lỗi (nếu có thể được) trước khi đem ra phân phối sử dụng.
4.2. Khảo sát thực trạng hệ thống KSNB ngành sản xuất gốm sứ tại Bình Dương
4.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Trong chương này luận văn chủ yếu dùng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể dùng phương pháp quan sát thực tiễn và khảo sát nhằm hai mục đích:
- Một là, dựa vào nội dung 17 nguyên tắc của COSO 2013, tác giả đưa ra Bảng hỏi (Phụ lục 1), bảng câu hỏi sơ bộ ban đầu được hình thành thông qua nghiên cứu tài liệu và tiến hành bổ sung, sửa chữa sau phỏng vấn nhóm. Sau đó, trước khi hoàn thành, nó được tiếp tục chỉnh sửa và bổ sung thông qua thực hiện kiểm tra trước và kiểm tra sau. Cuối cùng, bảng câu hỏi dùng để khảo sát sơ bộ đã được hoàn thành nhằm phục vụ cho nghiên cứu định lượng trong chương 3 và 4.
- Hai là, khảo sát thực tế để biết thực trạng hệ thống KSNB hiện tại của 92 DN tiêu biểu (phụ lục 5);
Kết quả nghiên cứu định tính như sau:
4.2.1.1. Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát có một ảnh hưởng quan trọng đến quá trình thực hiện và kết quả của các thủ tục kiểm soát. Năm nguyên tắc liên quan đến môi trường kiểm soát được giới thiệu trong khuôn mẫu COSO 2013, tác giả tiến hành quan sát và khảo sát 92 DN tiêu biểu (phụ lục 2), kết quả như sau:
Bảng 4.1: Thống kê kết quả khảo sát về môi trường kiểm soát
Có(*) | Không | Chưa áp dụng | |||
01 | CE1 | Nhà quản lý và hội đồng quản trị các DN gốm sứ có thông qua các chỉ thị, hành động của họ cho thấy tầm quan trọng của tính chính trực và giá trị đạo đức. | 86/92 93% | 0/92 0% | 6/92 7% |
02 | CE2 | Nhà quản lý các DN gốm sứ đã thiết lập các quy tắc đạo đức và phổ biến những quy tắc này đến mọi thành viên trong doanh nghiệp. | 92/92 100% | 0/92 0% | 0/92 0% |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Thuyết Ngẫu Nhiên (Contingency Theory)
- Xây Dựng Thang Đo Và Thiết Kế Bảng Câu Hỏi
- Giới Thiệu Chung Tình Hình Hoạt Động Và Phát Triển Của Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Gốm Sứ Tỉnh Bình Dương
- Đánh Giá Hệ Thống Ksnb Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Gốm Sứ Bình Dương
- Kết Quả Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Ksnb Trong Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Gốm Sứ Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Dương
- Thống Kê Mô Tả Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Ksnb Trong Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Gốm Sứ Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Dương
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
CE3 | Hội đồng quản trị các DN gốm sứ có xây dựng các thành viên có chuyên môn phù hợp để giám sát hoạt động của các nhà quản lý cấp cao. | 75/92 82% | 0/92 0% | 17/92 18% | |
04 | CE4 | Nhà quản lý các DN gốm sứ thiết lập hợp lý cơ cấu tổ chức (phân công trách nhiệm giữa các bộ phận, cá nhân, mối quan hệ giữa các nhà cung cấp. | 64/92 70% | 0/92 0% | 28/92 30% |
05 | CE5 | Nhà quản lý các DN gốm sứ đã thiết lập các loại báo cáo phù hợp thuộc môi trường kiểm soát. | 72/92 78% | 0/92 0% | 20/92 22% |
06 | CE6 | Các DN gốm sứ xây dựng và công bố các chính sách để thu hút, phát triển đào tạo nguồn nhân lực. | 67/92 73% | 6/92 6,5% | 16/92 20,5% |
07 | CE7 | Nhân viên chịu trách nhiệm về công việc đã được phân công theo quy định của các DN gốm sứ. | 92/92 100% | 0/92 0% | 0/92 0% |
Nguồn: Tác giả khảo sát và tổng hợp
- Theo kết quả khảo sát cho thấy các DN có quan tâm đến việc xây dựng các vấn đề liên quan đến chuẩn mực đạo đức, trên 93% doanh nghiệp có xây dựng chuẩn mực này. Tuy nhiên, các DN gốm sứ chỉ dừng lại ở việc kiểm tra xem nhân viên của mình có gian lận hoặc làm sai các công việc mà ban lãnh đạo yêu cầu hay không mà cũng chưa hiểu được vai trò của tính chính trực và giá trị đạo đức sẽ tác động rất nhiều đến ý thức và hành vi của các thành viên trong DN.
- Có đến 82% hội đồng quản trị các DN gốm sứ có xây dựng các thành viên có chuyên môn phù hợp để giám sát hoạt động của các nhà quản lý cấp cao, 28% còn lại do các DN đánh giá các thành viên trong ban kiểm soát chưa khách quan khi đưa ra
cac quyết định quan trọng, còn làm theo cảm tính, cho thấy việc kiểm soát của các doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả.
- Hầu hết các DN trong mẫu khảo sát đều có lập sơ đồ cơ cấu tổ chức với tỷ lệ chiếm khoảng 70%, 30% còn lại là một số doanh nghiệp chưa lập sơ đồ cơ cấu tổ chức chủ yếu là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, số lượng nhân viên ít và có xu hướng quản lý theo kiểu gia đình.
- Về chính sách để thu hút, phát triển đào tạo nguồn nhân lực có 73% các DN chú trọng việc thu hút và đào tạo nhân lực, 20,5 % các DN gốm sứ chưa áp dụng chính sách này và 6.5% các doanh nghiệp không áp dụng. Thực tế một số nhân viên, người lao động trong nghành gốm sứ phải tự bỏ chi phí để nâng cao trình độ, tay nghề, dẫn đến việc nguồn nhân lực không gắn bó lâu dài với DN.
4.2.1.2. Đánh giá rủi ro
Qua việc tiến hành quan sát và khảo sát 92 DN tiêu biểu (phụ lục 2), kết quả như sau:
Bảng 4.2: Thống kê kết quả khảo sát về đánh giá rủi ro
Có(*) | Không | Chưa áp dụng | |||
08 | RA1 | Các DN gốm sứ xác định mục tiêu rõ ràng, đầy đủ để để nhận diện rủi ro. | 72/92 78% | 0/92 0% | 20/92 22% |
09 | RA2 | Nhà quản lý các DN gốm sứ có phân tích và xác định rủi ro bên trong và bên ngoài tác động đến việc đạt các mục tiêu của doanh nghiệp từ đó đưa ra các biện pháp đối phó rủi ro thích hợp. | 69/92 75% | 0/92 0% | 23/92 25% |
RA3 | Nhà quản lý các DN gốm sứ thiết lập cơ chế đo lường rủi ro phù hợp các cấp quản lý có liên quan. | 68/92 74% | 0/92 0% | 24/92 26% | |
11 | RA4 | Các DN gốm sứ xem xét khả năng xảy ra gian lận và sai sót trong đánh giá rủi ro để đạt được mục tiêu. | 70/92 76% | 0/92 0% | 22/92 24% |
12 | RA5 | Các DN gốm sứ có xây dựng chế độ tài trợ và ứng phó rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc đạt các mục tiêu của DN. | 72/92 78% | 0/92 0% | 20/92 22% |
Nguồn: Tác giả khảo sát và tổng hợp
- Qua khảo sát cho thấy các biến trong nhân tố đánh giá rủi ro chiếm tỷ lệ từ 74% đến 78% các DN gốm sứ đã xác định mục tiêu chung của toàn DN giúp xác định phương hướng mà DN sẽ theo đuổi trong dài hạn, xác định mục tiêu rõ ràng, đầy đủ để để nhận diện rủi ro, phân tích và đo lường các rủi ro bên trong và bên ngoài tác động đến việc đạt các mục tiêu của doanh nghiệp từ đó đưa ra các biện pháp đối phó rủi ro thích hợp.
Phần còn lại chiếm tỷ lệ từ 22% đến 26% các DN chưa đánh giá cao quy trình đánh giá rủi ro, chưa thành lập bộ phận chuyên trách về đánh giá rủi ro mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm tích lũy được của chủ sở hữu DN, việc đánh giá rủi ro nhưng vẫn chưa thực sự chủ động vào việc nhận diện rủi ro, thường tập trung vào việc phát hiện và giảm thiểu rủi ro.
4.2.1.3. Hoạt động kiểm soát
Qua việc tiến hành quan sát và khảo sát 92 DN tiêu biểu (phụ lục 2), kết quả như sau:
Bảng 4.3: Thống kê kết quả khảo sát về hoạt động kiểm soát
Có(*) | Không | Chưa áp dụng | |||
13 | CA1 | Nhà quản lý các DN gốm sứ xác định các quy trình kinh doanh phù hợp với yêu cầu hoạt động kiểm soát. | 81/92 88% | 0/92 0% | 11/92 12% |
14 | CA2 | Các hoạt động kiểm soát được thiết lập phù hợp ở các cấp trong đơn vị (phòng ban, phân xưởng…) cũng như từng hoạt động, giai đoạn sản xuất. | 77/92 84% | 0/92 0% | 15/92 16% |
15 | CA3 | Nhà quản lý các DN gốm sứ kiểm soát việc mua sấm, thực hiện và bảo trì cơ sở hạ tầng công nghệ thích hợp để đạt được mục tiêu của đơn vị. | 76/92 83% | 0/92 0% | 16/92 17% |
16 | CA4 | Doanh nghiệp các DN gốm sứ thiết lập hệ thống quản lý bảo mật thông tin trong hoạt động kiểm soát để kiểm soát việc tiếp cận phần mềm, xử lý thông tin, báo cáo, thay đổi hệ thống. | 70/92 76% | 0/92 0% | 22/92 24% |
17 | CA5 | Nhà quản lý các DN gốm sứ thực hiện rà soát định kỳ các chính sách và thủ tục kiểm soát để thay đỏi chúng khi không còn phù hợp. | 63/92 68% | 0/92 0% | 29/92 32% |
Nguồn: Tác giả khảo sát và tổng hợp
- Theo kết quả khảo sát cho thấy hầu hết về cơ bản các DN đã ban hành các quy định, tuy nhiên, chưa thực sự mô tả đầy đủ nhiệm vụ của các thành viên trong đơn vị chiếm tỷ lệ 88%. Ở một số DN, nhiệm vụ của các thành viên còn chồng chéo chưa
thực sự phát huy hiệu quả, các chính sách phê duyệt, ủy quyền, bất kiêm nhiệm không được quy định rõ ràng.
- 76% các DN gốm sứ thiết lập hệ thống quản lý bảo mật thông tin trong hoạt động kiểm soát để kiểm soát việc tiếp cận phần mềm, xử lý thông tin, báo cáo, thay đổi hệ thống như bắt buộc khai báo user hệ thống máy tính, password trước khi đăng nhập sử dụng. Các dữ liệu quan trọng luôn được backup định kỳ.
- 84% Các hoạt động kiểm soát của DN được thiết lập phù hợp ở các cấp trong đơn vị. Tuy nhiên vẫn còn 16% các DN chưa thực hiện việc phân chia trách nhiệm riêng biệt giữa nhân viên thực hiện nghiệp vụ với nhân viên ghi sổ kế toán, giữa nhân viên ghi chép sổ sách với bảo quản tài sản và giữa bảo quản tài sản với phê chuẩn nghiệp vụ.
- Có đến 68% nhà quản lý các DN thường xuyên rà soát lại các thủ tục kiểm soát để đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp, còn lại các nhà quản lý DN chưa thường xuyên rà soát lại các thủ tục kiểm soát để đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp là 32%.
4.2.1.4. Thông tin truyền thông
Qua việc tiến hành quan sát và khảo sát 92 DN tiêu biểu (phụ lục 2), kết quả như sau:
Bảng 4.4: Thống kê kết quả khảo sát về thông tin truyền thông
Có(*) | Không | Chưa áp dụng | |||
18 | IC1 | Hệ thống thông tin tài chính đầy đủ, phản ánh trung thực tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tuân thủ các quy định pháp luật và quy định nội bộ doanh nghiệp. | 79/92 86% | 0/92 0% | 13/92 14% |