23
Mười hai là, Bổ sung ngân sách cho công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong việc sản xuất các giống cây mới có chất lượng cao;
Mười ba là, Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng các thương hiệu nông sản cụ thể gắn với thương hiệu chung “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
Mười bốn là, Tăng cường việc dán nhãn mác các mặt hàng nông sản Đà Lạt, chỉ đạo việc kiểm tra tình trạng thương lái giả mạo nông sản Trung Quốc thành nông sản Đà Lạt để lũng đoạn thị trường.
Mười lăm, Tăng cường công tác hỗ trợ khuyến công, khuyến nông, tổ chức tập huấn kỹ thuật, hội thảo đầu bờ v.v nhằm giúp các DN, HTX, hộ dân nắm bắt các quy trình sản xuất tiên tiến, áp dụng vào sản xuất NNCNC.
5.3. Kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo
Luận án với hai nghiên cứa đã giải quyết được 4 mục tiêu đề ra. Nghiên cứu thứ nhất cho thấy tín dụng dành cho NNCNC tuy có nhiều tiềm năng phát triển nhưng lại đang gặp phải một số khó khăn và điểm nghẽn như: Việc định giá tài sản thế chấp còn thấp, quy trình hồ sơ còn phức tạp, chưa có nhiều hình thức thế chấp tài sản, hạn mức cho vay chưa đáp ứng nhu cầu, thời hạn cho vay còn ngắn, thời gian giải ngân còn chậm và việc tốn thêm các khoản phí khác v.v.
Nghiên cứu thứ 2 với hai mô hình riêng biệt được sử dụng để tiên đoán cho ý định chấp nhận cấp tín dụng NNCNC và ý định duy trì việc cấp tín dụng NNCNC của các nhân viên tín dụng chưa từng/hoặc đã từng cấp tín dụng NNCNC. Kết quả mô hình đo lường của cả hai mô hình trên cho thấy các thang đo đạt độ tin cậy, độ giá trị hội tụ, độ giá trị phân biệt và độ giá trị nội dung rất tốt, chứng tỏ rằng luận án đã nhận diện thành công các yếu tố ảnh hưởng đến ý định cấp tín dụng NNCNC của các nhân viên tín dụng. Kết quả hai mô hình cấu trúc SEM đã kiểm định những giả thuyết nghiên cứu đề ra, với 6/8 giả thuyết của mô hình thứ nhất và mô hình thứ hai được ủng hộ. Kết quả đã lý giải được những nguyên nhân ảnh hưởng đến ý định hành vi cấp tín dụng của các nhân viên tín dụng cho sản xuất NNCNC.
Mục tiêu cuối cùng là đề xuất các giải pháp, khuyến nghị hữu ích với các ngành nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động tín dụng NHTM cho khách hàng vay vốn sản xuất NNCNC. Luận án đã có sự tiếp cận khá bao quát với nhiều đối tượng nghiên cứu, từ đó khámphá được những khó khăn, điểm nghẽn và các giải pháp phù hợp. Các nghiên cứu tiếp theo có thể tập trung xây dựng các sản phẩm cho vay cụ thể để phát triển tín dụng NHTM. Về khía cạnh học thuật, mô hình tích hợp mà luận án xây dựng là khá bao quát và hoàn thiện để giải thích cho hầu hết ý định hành vi của nhân viên trong tổ chức. Các nghiên cứu trong tương lai có thể tiếp tục ứng dụng, kiểm chứng mô hình trên cho các môi trường nghiên cứu khác như: ý định hành vi của khách hàng, ý định hành vi của cá nhân trong tổ chức v.v, ngoài ra, cũng rất cần những nghiên cứu tiếp nối việc mở rộng lý thuyết, khám phá, tích hợp thêm nhiều các yếu tố mới cho mô hình trên để ngày càng hoàn thiện hơn. Do nguồn lực và thời gian nghiên cứu có hạn, nên luận án cũng còn hạn chế là chưa sử dụng mô hình nghiên cứu về hành vi đã xây dựng để đánh giá ý định vay vốn NHTM từ phía khách hàng là các DN, HTX và các nông hộ; vì vậy, đây cũng là gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai về hành vi khách hàng đối với quyết định vay vốn NHTM.
Có thể bạn quan tâm!
- Tín dụng ngân hàng thương mại đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng - 1
- Tín dụng ngân hàng thương mại đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng - 2
Xem toàn bộ 25 trang tài liệu này.
…………………….