Tín dụng ngân hàng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 2


MỤC LỤC


NỘI DUNG TRANG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 01

1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI01

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 01

1.1.2 Tình hình nghiên cứu Việt Nam 03

1.1.3 Tình hình nghiên cứu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh 05

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU MÀ CÁC CÔNG TRÌNH CHƯA GIẢI QUYẾT ĐƯỢC.08

1.2.1 Các nghiên cứu chưa chỉ ra được. 08

1.2.2 Một số nghiên cứu nêu ở góc độ tổng quan, chưa phản ánh cụ thể các tác

động của công tác tín dụng Ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. 08 HCM.

1.2.3 Sự cần thiết của vai trò tín dụng trong việc thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM. 09

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT 11

1.3.1 Nghiên cứu hệ thống lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM,

trên nền tảng khoa học có liên quan. 11

1.3.2 Phân tích thực trạng các vấn đề đã nghiên cứu để chỉ ra kết quả, hạn chế

và những nguyên nhân chủ quan, khách quan của hạn chế trong chuyển dịch cơ 12

cấu kinh tế TP. HCM.

1.3.3 Một số giải pháp hoàn thiện nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 13

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ17

2.1.1 Khái niệm, đặc trưng của hoạt động tín dụng ngân hàng 17

2.1.2 Bản chất của tín dụng 18

2.1.3 Chức năng của tín dụng 19

2.2 TỔNG QUAN VÊ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ20

2.2.1 Cơ cấu kinh tế 20

2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 22

2.2.3 Nội dung yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 23

2.3 VAI TRÒ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 25

2.3.1 Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế 25

2.3.2 Tín dụng ngân hàng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 29

2.3.3 Sự cần thiết của tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế 32

2.4 MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ33

2.4.1 Khái niệm mở rộng tín dụng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự

cần thiết mở rộng tín dụng33

2.4.2 Tiêu chí đánh giá mở rộng tín dụng ngân hàng đối với CDCC kinh

tế.36

2.4.3 Nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch

cơ cấu kinh tế TP. HCM.38

2.5 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG THÚC ĐẨY

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA41

2.5.1 Kinh nghiệm của một số nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế41

2.5.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam và cho TP. Hồ Chí Minh nói riêng 48

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 52

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI

QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TP. 53

HỒ CHÍ MINH

3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TP. HỒ CHÍ MINH 53

3.1.1 Điều kiện địa lý kinh tế xã hội 53

3.1.2 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế 56

3.2. KHÁI QUÁT CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH58

3.2.1 Chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành kinh tế 58

3.2.2 Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế 59

3.2.3 Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư xây dựng 59

3.2.4 Chuyển dịch cơ cấu lao động 62

3.2.5 Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất 63

3.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 63

3.3.1. Mạng lưới tổ chức và quy mô hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa

bàn 63

3.3.2 Tình hình hoạt động của các TCTD trên địa bàn phục vụ chuyển dịch cơ

cấu kinh tế TP. HCM 70

3.3.3 Tiêu chí đầu tư tín dụng ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 72

3.3.4 Tiêu chí đầu tư tín dụng cho các chương trình, dự án công nghiệp 74

3.4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT YẾU TỐ TÁC ĐỘNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG

NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA 77 BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.4.1. Thiết kế nghiên cứu 77

3.4.2. Nghiên cứu định tính 78

3.4.3. Nghiên cứu định lượng 81

3.4.4. Kết quả khảo sát 86

3.4.5 Kết quả hồi qui 102

3.4.6 Kiểm định các giả thuyết 103

3.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG

NGÂN HÀNG VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

104

3.5.1. Những kết quả đạt được 104

3.5.2 Những tồn tại và hạn chế 108

3.5.3. Những nguyên nhân của tồn tại và hạn chế 114

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 120

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI

VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 121

4.1 CƠ CẤU KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025121

4.1.1 Đối với ngành dịch vụ

4.1.2 Đối ngành công nghiệp

4.1.3 Đối ngành nông nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 2

121

121

122

4.2 ĐỊNH HƯỚNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025122

4.2.1. Định hướng mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

123

4.2.2 Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Min 127

4.3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH133

4.3.1. Mở rộng và hoàn thiện các hình thức huy động vốn 133

4.3.2. Mở rộng mạng lưới huy động vốn và nâng cao chất lượng phục vụ 135

4.3.3 Giải pháp tín dụng của các NHTM trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

137

4.4 KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 142

4.4.1. Đối với ủy ban nhân dân TP. HCM và các sở, ban ngành 142

4.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 143

4.4.3. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành 144

4.3.4 Giải pháp hỗ trợ 144

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 148

KẾT LUẬN 149


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển kinh tế, vừa là kết quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội trong một giai đoạn nhất định vừa là yếu tố cực kì quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội quốc gia nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng lên một trình độ mới. Để phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện tại và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của TP. Hồ Chí Minh trong một giai đoạn dài, cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch của nó cần phải được xem xét tổng quát để rút ra các ưu nhược điểm, phát hiện các điểm mạnh, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn. Vì đó là điều kiện, là yếu tố tiên quyết để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Hướng đi đúng đắn đó, đến nay đã làm cho hệ thống tài chính nước ta ngày càng lớn mạnh, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý và do đó đã đẩy nhanh được tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua.

Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của TP. Hồ Chí Minh đối với cả nước thể hiện ở vai trò là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hoá, khoa học kỹ thuật của cả nước; ở mức đóng góp vào khoảng 1/5 GDP của cả nước và 1/3 tổng thu ngân sách nhà nước. Hơn nữa, TP. Hồ Chí Minh còn có một vị trí địa lý, kinh tế đặc biệt quan trọng như có hệ thống mạng lưới cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật và xã hội đồng bộ; là nơi kết nối giao thông thuận lợi về đường bộ, đường sông, đường biển và hàng không giữa 2 miền Đông và Tây Nam bộ với khu vực Đông Nam Á, liên thông vào mạng lưới chung về giao thông với Châu Á và thế giới; ở giữa khu vực Đông Nam Á có các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hoá, trong đó Thành phố có tốc độ phát triển kinh tế hàng hoá, dịch vụ nhanh nhất và ổn định nhất bên cạnh đó vốn là vấn đề cấp bách cho CD CCKT.

Mở rộng tín dụng cho nền kinh tế đối với các nước đang phát triển luôn là vấn đề có tính cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Một khi thị trường tài chính còn chưa thực sự trở thành một kênh thu hút và điều hòa vốn trong nền kinh tế, các doanh nghiệp chưa đủ sức tham gia thị trường để huy động vốn thì vốn (TDNH) vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, xã hội nói chung CDCCKT nói riêng.


Việc mở rộng tín dụng là một trong những tiền đề đảm bảo sự thắng lợi cho việc CD CCKT, nếu thiếu mở rộng tín dụng sẽ không thể đầu tư thay đổi trang thiết bị, công nghệ mới, không thể đầu tư cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực tương thích với trình độ của công nghệ, kỹ thuật mới, … do đó vấn đề vốn luôn là vấn đề bức xúc đối với những nước đang tiến hành CDCCKT.

Đặc biệt chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ đảm bảo cho nền kinh tế đất nước nói chung và kinh tế thành phố nói riêng tăng trưởng bền vững: cả về số lượng và chất lượng tăng trưởng. Đây là mục tiêu cơ bản. Với ý nghĩa đó, chuyên đề nghiên cứu tập trung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố và đưa ra một số vấn đề cần quan tâm giải quyết.

Trong thực tế hiện nay cho thấy, Tp. Hồ Chí Minh là một đầu tàu cho sự phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Từ mục tiêu đó, các tổ chức tín dụng cùng các chủ thể khác hoạt động trên địa bàn thành phố đã không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hoá các hình thức hoạt động tín dụng, không ngừng nâng cao chất lượng và đổi mới cơ cấu tín dụng, tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân thành phố. Tuy nhiên, việc mở rộng tín dụng vẫn chưa thực sự đóng vai trò đòn bẩy trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. HCM chưa thực sự tạo điều kiện huy động tối đa các nguồn lực để chuyển đổi kinh tế hiệu quả, tiềm năng về tài nguyên, nhân lực trên địa bàn thành phố.

Từ lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài "TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI VIỆC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH"

làm mục tiêu nghiên cứu của Luận án Tiến sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính ngân hàng của mình.

Nội dung gồm 4 chương sau:


Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.


Chương 2: Cơ sở lý luận về mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh


tế.


Chương 3: Thực trạng hoạt động tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Chương 4: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


2.1 Mục tiêu tổng quát:


Đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng ngân hàng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp về tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế thành phố trong thời gian tới.

2.2 Mục tiêu cụ thể:


- Hệ thống hóa góp phần làm rõ hơn những vấn đề có tính lý luận về CD CCKT mở rộng TDNH đối với quá trình CDCCKT, xác định tiêu chí, nhân tố tác động đối với mở rộng TDNH qua đó khẳng định sự cần thiết khách quan của việc mở rộng TDNH góp phần thực hiện CD CCKT đối với TP. Hồ Chí Minh.

- Nghiên cứu thực trạng phân tích CD CCKT đối với TP. Hồ Chí Minh và mức độ như thế nào đối với TP. Hồ Chí Minh, rút ra những thành tựu và những nguyên nhân hạn chế của việc mở rộng tín dụng phát triển đối với quá trình thực hiện CDCCKT TP. Hồ Chí Minh thời gian qua.

- Trên cơ sở thành tựu, nguyên nhân của hạn chế và định hướng phát triển kinh tế, xã hội của thành phố, định hướng phát triển của ngành ngân hàng luận án đề xuất hệ thống các giải pháp và những kiến nghị mở rộng và hướng phát triển mở rộng tín dụng trong quá trình CD CCKT đối với TP. Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 và định hướng 2025.

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


i) Có đặc điểm cơ cấu kinh tế có tác dụng như thế nào với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh?


ii) Việc mở rộng tín dụng ngân hàng có vai trò như thế nào đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

iii) Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hiện nay theo hướng như thế nào?

iv) Giải pháp kiến nghị nào, nhằm để mở rộng tín dụng ngân hàng đối việc CD CCKT thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới?

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


4.1 Đối tượng nghiên cứu:


Về vấn đề tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận, thực tiễn về mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

4.2 Phạm vi nghiên cứu:


- Về mặt lý luận: Luận án nghiên cứu khái quát các vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế và tín dụng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mặc dù có nhiều kênh tín dụng chính thức và không chính thức tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Song trong khuôn khổ đề tài, luận án chỉ tập trung chủ yếu nghiên cứu về mở rộng tín dụng ngân hàng. Bởi đó là kênh mở rộng tín dụng chính thức có vai trò trọng yếu nhất đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Về mặt thực tiễn: Ngoài phần khảo cứu nghiên cứu định lượng, luận án tập trung phân tích đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua. Đồng thời, dựa trên các kết quả đó luận án đưa ra các đề xuất về các giải pháp và kiến nghị về tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

- Thời gian: Chủ yếu từ năm 2012 - 2017.


5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Nhằm đạt được mục tiêu đề ra đối với đề tài nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là phương pháp định tính kết hợp minh chứng phương pháp định

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/04/2023