Tình Hình Nghiên Cứu Trên Địa Bàn Tp. Hồ Chí Minh


lượng để nghiên cứu mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM cụ thể như sau:

5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính.


Với phương pháp này bằng cách thu thập các nguồn dữ liệu thứ cấp như: khảo sát sách báo, tạp chí, Luận án. Luận văn, luật, báo cáo tổng kết của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, các tổ chức tín dụng, … từ đó tổng hợp, phân tích, so sánh nhằm:

(i) Nêu lên các tiêu chí, nhân tố tác động đến vấn đề liên quan đến tính dụng ngân hàng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

(ii) Thực trạng, tiêu chí đánh giá, nhân tố tác động đến mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Những thuận lợi, khó khăn nào và nguyên nhân của những khó khăn cho việc CD CCKT TP. HCM.

(iii) Xây dựng phương pháp chuyên gia để lấy mẫu khảo sát các yếu tổ tác động đến mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

(iv) Khảo sát các yếu tổ tác động đến mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.


Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng đươc gửi trực tiếp qua Bảng câu hỏi khảo sát gồm những cán bộ quản lý ngân hàng và quản lý các doanh nghiêp vừa và nhỏ, một số khách hàng có mục đích chuyển đổi vốn vay trong kinh doanh, hiện đang giao dịch với tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố. Thu thập và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20. Với phương pháp này để đánh giá độ tin cậy và mức độ phù hợp của các yếu tố tác động và mẫu đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố tác động đến tín dụng ngân hàng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố và được thực hiện tại các tổ chức tín dụng;

Tín dụng ngân hàng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 3

Dựa trên các kết quả nghiên cứu định tính và phân tích định lượng từ đó sẽ có cơ sở hợp lý để đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,


đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.


6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN


- Làm rõ các khái niệm nội dung CD CCKT, tác động các nhân tố đến CD CCKT và xác định việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành kinh tế và tăng trưởng kinh.

- Xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu để đánh giá, phản ánh việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trên cơ sở các số liệu thống kê, từ đó khảo sát, phân tích đánh giá mở rộng tín dụng ngân hàng với CD CCKT TP.HCM.

- Đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng với CD CCKT TP. HCM thời gian qua.

Kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân hạn chế


- Đề xuất giải pháp hạn chế nhằm tiếp tục CD CCKT tăng trưởng bền vững ở TP. HCM trong thời gian tới và định hướng cho đến 2030.

- Đề xuất giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

- Làm rõ hơn những vấn đề tác động đối với mở rộng TDNH qua đó khẳng định sự cần thiết của việc mở rộng TDNH góp phần thực hiện CD CCKT TP. HCM.

- Trên cơ sở thành tựu, nguyên nhân của tồn tại hạn chế và định hướng phát triển CD CCKT TP. HCM, luận án đề xuất những kiến nghị đối với chính phủ, các Bộ ban ngành cho việc CD CCKT TP. HCM, từ nay đến năm 2020 và 2025 có hiệu quả tốt nhất.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng gắn bó với nhu cầu thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy và hỗ trợ chuyển dich cơ cấu kinh tế Việt nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng, trước hết luận án nghiên cứu những vấn đề về lý luận và phương pháp luận nghiên cứu gồm: Tổng quan các công trình đã nghiên cứu ở trên Thế giới và ở Việt Nam, các công trình ở TP. Hồ Chí Minh có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; Quan điểm tiếp cận, phương pháp và quy trình nghiên cứu, để phục vụ sử dụng hợp lý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vốn, trong đó có vốn tín dụng ngân hàng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Nhà kinh tế người Anh, gốc Jamaica là A.Lewis. Năm 1950, ông đã xuất bản tác phẩm được cho là có ảnh hưởng nhất đối với kinh tế học phát triển dưới tên gọi “Phát triển kinh tế với cung lao động không giới hạn”, trong đó ông phân tích mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình tăng trưởng bằng “Mô hình 2 khu vực cổ điển”.

Lý thuyết về các giai đoạn phát triển của W.Rostow (1960) cũng được coi là công trình nghiên cứu điển hình và sớm nhất về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Theo Rostow, quá trình phát triển của một quốc gia được chia ra 5 giai đoạn ứng với 5 dạng cơ cấu kinh tế ngành. Giai đoạn 1- giai đoạn kinh tế truyền thống với cơ cấu nông nghiệp là chủ đạo. Giai đoạn 2 – Chuẩn bị cất cánh với cơ cấu nông nghiệp – công nghiệp chủ đạo, khoa học kỹ thuật bắt đầu được áp dụng vào nông nghiệp – công nghiệp, giáo dục được mở rộng. Giai đoạn 3 – giai đoạn cất cánh với cơ cấu kinh tế là công nghiệp – nông nghiệp

– dịch vụ với công nghiệp chế tạo là đầu tàu và có tốc độ tăng trưởng nhanh. Giai đoạn 4

- là giai đoạn trưởng thành có cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp với


nhiều ngành công nghiệp mới phát triển, nông nghiệp được cơ giới hóa, năng suất cao, nhu cầu thanh toán quốc tế tăng nhanh, khoa học công nghệ được áp dụng phổ biến. Giai đoạn 5 là giai đoạn tiêu dùng cao, trong đó cơ cấu GDP thay đổi không còn nhanh, cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ dân cư đô thị, lao động có tay nghề chuyên môn cao, thu nhập tăng nhanh, dân cư giàu có dẫn đến sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ cao cấp, các chính sách kinh tế hướng vào phúc lợi xã hội. [35]

Nghiên cứu của Peneder (2001) nhằm tìm các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và tăng trưởng cho các nước hợp tác phát triển (OECD) thời kỳ 1990 - 1998 theo 2 cấp độ (1) Lượng hóa đóng góp trực tiếp của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế bằng phương pháp hạch toán tăng trưởng và (2) Mô hình hóa ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng. Kết quả phương pháp thứ nhất cho thấy, yếu tố chuyển dịch cơ cấu có đóng góp quan trọng không lớn vào tăng trưởng năng suất do thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu ngành tạo ra cả tác động tích cực và tiêu cực tới tăng trưởng; thứ hai, tác động tích cực và tiêu cực loại trừ nhau nên tác động tổng hợp của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng là nhỏ; thứ ba, có một số ngành nhất định có tốc độ tăng trưởng năng suất cao hơn những ngành khác, khi đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng tới những ngành đó sẽ có thể thúc đẩy tăng trưởng. Kết quả lượng hóa mô hình kinh tế lượng dạng bảng động trong thời gian từ 1990 - 1998 cho 28 nước OECD với biến giải thích là GDP bình quân đầu người và sai phân bậc 1 của GDP bình quân đầu người, các biến giải thích là cơ cấu dân số, tỷ lệ lao động làm việc, vốn đầu tư, số năm đi học trung bình, tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP và tỷ lệ giữa tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của các ngành thâm dụng công nghệ và kỹ năng cao cho thấy những kết luận là (1) Mặc dù tỷ trọng ngành dịch vụ có tương quan dương với mức thu nhập, biến trễ của nó có tương quan âm với GDP bình quân đầu người; (2) Ở ngành công nghiệp chế tạo, biến trễ và sai phân bậc 1 của tỷ lệ giữa tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của các ngành thâm dụng công nghệ và kỹ năng cao có tương quan dương với GDP bình quân đầu người và tăng trưởng GDP/người. Do vậy, kết luận quan trọng của nghiên cứu là chuyển dịch cơ cấu ngành có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và bằng chứng này ủng hộ quan điểm về lý thuyết các giai đoạn phát triển


của Rostow.

1.1.2 Tình hình nghiên cứu Việt Nam

Một là, Lê Bá Tâm (2016), Luận án tiến sĩ với đề tài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An. Tác giả chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) nông nghiệp là quá trình làm thay đổi (tăng hoặc giảm) về tỷ lệ giữa các chuyên ngành, tiểu ngành thuộc ngành hay lĩnh vực nông nghiệp theo một chủ đích nhất định ở tỉnh Nghệ An. Trong nền kinh tế thị trường, sự thay đổi về tỷ lệ về quy mô sản xuất, giá trị sản lượng giữa các chuyên ngành, tiểu ngành của nông nghiệp theo một chiều hướng đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường và đạt hiệu quả kinh tế tối đa. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (CCKTNN) thể hiện ở mức độ thích nghi của bản thân ngành nông nghiệp với thị trường, ở sức cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế; thể hiện ở sự tăng trưởng và đóng góp của nó trong nền kinh tế và thể hiện ở tính bền vững của ngành kinh tế này trong dài hạn ở tỉnh Nghệ An [24].

Hai là, Lê Thị Huyền (2016) luận văn về: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên

Tác giả đã nêu lên quá trình thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên một cách hiệu quả, cần phải có những giải pháp đồng bộ, thiết thực và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh quá trình chuyển dịch này vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên một cách hiệu quả, cần phải có những giải pháp đồng bộ, thiết thực và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh.

Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong nông nghiệp nói riêng. Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. Qua đó Tác giả đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra hạn chế và làm rõ nguyên nhân của những hạn chế. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong những năm tới [9].


Ba là, Nguyễn Tiền Phong (2010), Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoài Quốc Doanh Việt Nam. Tác giả đã hệ thống hóa vấn đề lý luận về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa nhỏ; phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ qua đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoài Quốc Doanh Việt Nam [19].

Bốn là, Hoàng Hương Giang (2010), Quan hệ tăng trưởng giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Tác giả đã khái quát lý thuyết tăng trưởng và phân tích được quan hệ tăng trưởng giữa hai khu vực, đưa ra mô hình nêu ra những tiềm năng chủ yếu ảnh hưởng đến CD CCKT Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra quan điểm và phương hướng CD CCKT ngành nông nghiệp của cả nước [4].

Năm là, Nguyễn Thị Lan Hương, Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, năm 2011. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về CDCCNKT và tăng trưởng kinh tế. Từ đó khẳng định giữa cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ khăng khít với nhau. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng CDCCNKT và tăng trưởng kinh tế của Việt nam, luận án đã sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng để lượng hóa tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua biến số tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP. Ngoài ra, mô hình kinh tế lượng sử dụng thêm hai biến số là Vốn đầu tư và tỷ lệ tăng của dân số trong độ tuổi lao động. Luận án đã đưa ra các giải pháp CD CCKT nhằm thúc đẩy tác động tích cực của CD CCKT đến tăng trưởng của nền kinh tế. Mặc dù việc sử dụng phương pháp kinh tế lượng để nghiên cứu sự tác động là hợp lý, song việc lựa chọn biến số của mô hình đã đưa ra gợi ý cần có nghiên cứu tiếp tục nhằm hoàn thiện hơn phương pháp định lượng trong đánh giá tác động của cơ cấu kinh tế đến tăng trưởng kinh tế [5].

Sáu là, Nguyễn Việt Hùng (2008), Luận án tiến sĩ với đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam. Tác giả đã nêu lên được lý luận cơ bản về đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM và đưa ra được mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM, tác giả đã làm sáng tỏ thực trạng hoạt động của NHTM, làm rõ được các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu


quả hoạt động của NHTM trong thời gian qua trên cơ sở đó đã đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động và tăng cường khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM trong thời gian tới. Mặc dù phạm vi nghiên cứu của tác giả là 32 NHTM ở Việt Nam Tuy nhiên khi phân tích tác giả chưa nói lên được những thuận lợi và khó dẫn đến hiệu quả hoạt động khác nhau hay nói cách khác là có sự chênh lệch rõ rệt về kết quả kinh doanh của hai loại hình ngân hàng so sánh ở đây, tác giả cũng chưa đề cao được năng lực cạnh tranh của các NHTM [7].

1.1.3 Tình hình nghiên cứu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh


Một là, TS. Đinh Sơn Hùng (2013), Chủ nhiệm - cấp ngành của Viện Nghiên cứu phát triển, Tái cấu trúc cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2020. Đề tài đã xây dựng khung lý thuyết về tái cấu trúc nền kinh tế: định nghĩa tái cấu trúc nền kinh tế; tính tất yếu tái cấu trúc nền kinh tế; mục đích tái cấu trúc nền kinh tế; nội dung tái cấu trúc nền kinh tế, xây dựng hệ thống tiêu chí và các chỉ tiêu có cơ sở khoa học để tái cấu trúc cơ cấu kinh tế TP. HCM theo hướng hợp lý, sử dụng hệ thống tiêu chí và các chỉ tiêu đã được xây dựng để phân tích thực trạng cơ cấu kinh tế TP. HCM thời gian qua để có cơ sở định hướng phát triển kinh tế theo cơ cấu mới, định hướng phát triển kinh tế phù hợp đối với TP. HCM và những giải pháp nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố giai đoạn 2012-2020. Thời gian phân tích thực trạng cơ cấu kinh tế trên địa bàn TP. HCM là giai đoạn 2000-2011 và dự báo giai đoạn 2011-2020. Tái cấu trúc nền kinh tế có phạm vi khá rộng nhưng do hạn chế về thời gian, kinh phí và lực lượng nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế trên địa bàn TP. HCM chia theo khu vực kinh tế, ngành kinh tế; không nghiên cứu tái cấu trúc doanh nghiệp [6].

Hai là, Mai Văn Tân (2014), Nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích các nhân tố tác động Nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh và làm rõ bằng mô hình tăng trưởng là tập trung các nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng cao; Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái; Đi đầu cả nước trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ


phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao, bền vững [22].

Ba là, Th.S Cao Minh Nghĩa (2016) cấp ngành, Những giải pháp đẩy mạnh liên kết ngành kinh tế giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, của Viện Nghiên cứu phát triển, đề tài đã thực hiện các chương trình liên kết ngành kinh tế giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng bình quân GRDP giai đoạn 2011-2015 của cả Vùng cao hơn so với cả nước 1,37 lần. Tuy nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam chưa xác định được cơ chế, giải pháp phù hợp chung với sự ràng buộc trách nhiệm rõ ràng trong phân công nhiệm vụ giữa Thành phố với các tỉnh trong Vùng để phối hợp giải quyết những lĩnh vực chủ yếu trong liên kết phát triển kinh tế Vùng. Mặt khác, việc chưa hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu chung của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đã dẫn đến việc các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp tiếp cận thông tin chung của Vùng và từng địa phương trong Vùng còn hạn chế, chưa kịp thời. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo, Tổ Công tác liên ngành và Tổ Chuyên viên giúp việc điều phối phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam thời gian qua chưa cao; sự phối hợp giữa các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam còn rời rạc [15].

Bốn là, Trần Thị Mỹ Ngân (2014) Đề luận văn văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện Củ Chi, TP. HCM giai đoạn 2013 – 2020. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để tìm ra các mối quan hệ và các vấn đề liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH. Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê như thu thập và xử lý thông tin dưới dạng thứ cấp, mô tả, so sánh để có cái nhìn tổng quát, phân tích các số liệu để đánh giá thực trạng và kết quả đạt được của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH của huyện Củ Chi. Mặt khác Tác giả phân tích thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chuyển dịch và xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm khai thác tốt nhất nguồn lực hiện có và tiềm năng của từng địa phương, từng khu vực trên địa bàn thành phố, ngành phát huy lợi thế so sánh của từng ngành và giữa các ngành tạo ra sức sản xuất hàng hóa

Xem tất cả 206 trang.

Ngày đăng: 14/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí