chính;
- Hạ tầng đô thị quá tải, nguồn nhân lực chất lượng cao không đáp ứng được yêu cầu CD CCKT theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng trong cơ cấu giá trị hàng hóa dịch vụ và năng lực về thể chế bất cập so với yêu cầu quản lý phát triển một siêu đô thị như TP. HCM
4.2.2 Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
4.2.2.1 Định hướng CD CCKT:
Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế, TP. HCM xác định quá trình tiến hành cơ cấu kinh tế công nghiệp – thương mại dịch vụ - nông nghiệp của thành phố trong những năm qua đã đạt đạt được những thành tựu đáng như đã phân tích ở trên, trong thời kỳ tới tăng trưởng kinh tế của TP. HCM cần phải đạt được mục tiêu vừa tăng trưởng với tốc độ cao vừa đảm bảo nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo hiệu quả và cải thiện năng lực cạnh tranh. Cần thiết phải chuyển từ nền kinh tế phát triển theo chiều rộng, tăng quy mô và thâm dụng lao động là chủ yếu sang phát triển theo chiều sâu, lấy chất lượng tăng trưởng là động lực chủ yếu để phát triển các ngành, lĩnh vực có hàm lượng khoa học, công nghệ và giá trị gia tăng cao, ít gây ô nhiễm môi trường, hướng tới phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào sự gia tăng chất lượng các yếu tố đầu vào trên cơ sở theo cơ cấu kinh tế tích cực[26], [33]..
4.2.2.2 Mục tiêu CD CCKT:
Mục tiêu của CD CCKT là tập trung các nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng cao; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái; đi đầu cả nước theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao, bền vững.
4.2.2.3 Quan điểm CD CCKT:
Thực hiện mục tiêu trên, cần xác định các quan điểm định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Mở Rộng Tín Dụng Ngân Hàng Với Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
- Những Nguyên Nhân Của Nên Tồn Tại Hạn Chế
- Định Hướng Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh Đến Năm 2025
- Mở Rộng Mạng Lưới Huy Động Vốn Và Nâng Cao Chất Lượng Phục Vụ
- Kiến Nghị Với Ngân Hàng Nhà Nước
- Tín dụng ngân hàng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh 1674832566 - 22
Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.
Thứ nhất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng tăng nhanh tỷ
trọng GDP khu vực dịch vụ trong tổng GDP. Đồng thời, thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế kỹ thuật theo hướng tiếp cận chuỗi giá trị để tập trung phát triển sản phẩm, nhóm sản phẩm và công đoạn sản xuất, kinh doanh có giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh cao.
Thứ hai, phát triển các ngành dịch vụ: Tập trung phát triển các nhóm ngành dịch vụ chủ yếu có tiềm năng và là thế mạnh của thành phố, bố trí và hình thành các trung tâm tổng hợp và chuyên ngành về thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế kỹ thuật cao, văn hóa, giải trí,…. Thành phố phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ ở khu vực Đông Nam Á, đô thị trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thứ ba, phát triển các ngành công nghiệp: Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng suất lao động cao, hàm lượng giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghệ sinh học và công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
Thứ tư, phát triển ngành nông nghiệp: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo hướng gắn liền với đặc trưng của một đô thị lớn là nông nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường, ứng dụng công nghệ cao, kết hợp xây dựng nông thôn mới.
4.2.2.4 Nội dung CD CCKT:
Trên cơ sở các quan điểm đó, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới được xác định là:
- Đẩy nhanh CD CCKT, bao gồm cơ cấu ngành kinh tế vừa theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị khu vực dịch vụ (là khu vực có giá trị gia tăng cao và là lợi thế của thành phố) trong GPD và cơ cấu nội bộ ngành theo hướng tập trung những khâu, những sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh cao.
Xây dựng, triển khai đồng bộ chiến lược khoa học – công nghệ để ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học – công nghệ mới vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội thành phố theo phương châm khoa học – công nghệ là động lực của phát triển và đóng góp ngày càng cao trong tăng trưởng GDP.
- Cơ cấu kinh tế ngành cần có sự chuyển dịch tích cực, từ những ngành công nghiệp hiện có mang tính truyền thống chuyển dần sang các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao và các dịch vụ cao cấp (như tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, viễn thông,...). Để xây dựng TP. HCM thành một đô thị lớn văn minh, hiện đại ở khu vực Đông Nam Á, là trung tâm trên một số lĩnh vực, có cơ sở hạ tầng đô thị phát triển ngang bằng với các thành phố lớn của các nước trong khu vực cần có mục tiêu tổng quát.
- Về kinh tế, thành phố lấy dịch vụ và công nghiệp giá trị tăng cao làm nền tảng phát triển của mình, đi đầu trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Là một trung tâm kinh tế lớn nhất nước, là nơi hội tụ của giới kinh doanh. Xây dựng TP. HCM thành nơi thu hút các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước đặt trụ sở kinh doanh của mình để tiến hành các hoạt động kinh doanh trên phạm vi cả nước và các nước trong khu vực; từng bước trở thành trung tâm công nghiệp, trung tâm tài chính và thương mại của khu vực Đông Nam Á. Có cơ cấu kinh tế hiệu quả và bền vững, đáp ứng phát triển theo chiều sâu.
- Về khoa học công nghệ, xây dựng Thành phố thành một trung tâm khoa học công nghệ lớn của cả nước và Đông Nam Á. Thành phố tập trung chủ yếu vào nghiên cứu ứng dụng. Khi tiềm lực khoa học Thành phố đủ lớn, sẽ đi vào nghiên cứu chọn lọc một số lĩnh vực khoa học cơ bản.
- Về giáo dục – đào tạo, y tế: Thành phố sẽ là một trung tâm lớn về giáo dục đào tạo và y tế của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Nâng cao chất lượng giáo dục của Thành phố lên bằng với các nước trong khu vực. Thành phố là nơi tập trung các chi nhánh cơ sở đào tạo có uy tín của nước ngoài ở Việt Nam.
- Phát triển ngành dịch vụ: Phát triển nhóm ngành: Tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, truyền thông; kinh doanh tài sản, bất động sản; dịch vụ tư vấn, khoa học công nghệ; du lịch. Phấn đấu đưa giá trị gia tăng của các nhóm ngành dịch vụ trên có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn. Cụ thể:
Thứ nhất; tài chính – tín dụng – ngân hàng – bảo hiểm: Tập trung nghiên cứu, xây dựng định chế tài chính, phát triển sản phẩm và thị trường tài chính. Về sản phẩm tài chính, HĐH hệ thống thanh toán, khuyến khích công dân sử dụng hệ thống tài khoản và
các loại thẻ điện tử trong giao dịch, giảm thiểu giao dịch bằng tiền mặt. Phát triển các sản phẩm tài chính phát sinh của thị trường tài chính. Ngoài hệ thống ngân hàng, sẽ đẩy mạnh phát triển hệ thống tài chính phi ngân hàng như thị trường chứng khoán, các loại quỹ đầu tư, các tổ chức bảo hiểm. Khuyến khích mở rộng thị trường ra cả nước và bước đầu tham gia vào thị trường vốn quốc tế như niêm yết ở thị trường chứng khoán nước ngoài, phát triển trái phiếu ra thế giới, mở chi nhánh ngân hàng ra các nước lân cận như Campuchia, Lào,…
Thứ hai; thương mại, dịch vụ: Tập trung các loại dịch vụ xuất khẩu. Thành phố tiếp tục là đầu mối về xuất – nhập khẩu hàng hóa lớn. Là nơi đặt trụ sở giao dịch của các công ty lớn trong nước và quốc tế. Thiết lập kênh phân phối bán buôn và bán lẻ hàng hóa hiện đại. Ưu tiên đầu tư phát triển thương mại điện tử trên địa bàn. Xây dựng các trung tâm hội chợ, triển lãm tầm cỡ khu vực. Xây dựng Trung tâm thương mại quốc tế và thành lập Sở Giao dịch hàng hóa. Phát triển Thành phố thành một trung tâm mua sắm của cả nước và khu vực.
Thứ ba; dịch vụ vận tải, kho bãi, hệ thống cảng: Xây dựng hệ thống kho, bãi hiện đại, đáp ứng nhu cầu là trung tâm về vận tải đường bộ, đường thủy, đường sông. Làm đầu mối chính trung chuyển hàng hóa cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Nam Bộ. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cảng mới, đường bộ, đường sắt; di dời hệ thống cảng biển ra khỏi nội thành. Ưu tiên kêu gọi đầu tư để xây dựng cảng biển Hiệp Phước thay thế cảng Sài Gòn hiện hữu, gắn với phát triển các loại dịch vụ hậu cần hàng hải và xây dựng đô thị cảng ở phía Nam Thành phố. Khai thác tối đa Sân bay Tân Sơn Nhất và chuẩn bị nối kết hạ tầng với Sân bay quốc tế Long Thành trong thời gian tới.
Thứ tư; dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin – truyền thông: Mở rộng phát triển dịch vụ gia công, xử lý, quản lý dữ liệu từ xa, gắn với dịch vụ viễn thông
– tin học- truyền thông; phát triển dịch vụ đa chức năng, khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng lưới viễn thông.
Thứ năm; kinh doanh tài sản – bất động sản: Phát triển mạnh dịch vụ cho thuê nhà ở, cao ốc văn phòng cho thuê, dịch vụ giao dịch nhà, đất. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng các khu đô thị mới; thực hiện các chính sách đất đai, xây dựng để tăng khối lượng cung về
nhà ở và các giải pháp về tài chính để kích thích khối cầu.
Thứ sáu; dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ, nghiên cứu và triển khai: Hỗ trợ phát triển các dịch vụ khoa học, công nghệ và tư vấn để tạo bước phát triển đột phá trong giai đoạn cạnh tranh và hội nhập quốc tế trên một số lĩnh vực như chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, năng suất và chất lượng sản phẩm, kiểm toán, chiến lược kinh doanh, luật pháp,…Hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng vào sản xuất. Chú trọng phát triển lĩnh vực thiết kế, tạo mẫu và lĩnh vực quảng cáo; phát triển thị trường công nghệ.
Thứ bảy; du lịch: Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu du lịch thành phố; liên kết với các tỉnh gần Thành phố xây dựng và phát triển các khu du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và hệ thống khách sạn của Thành phố, xây dựng sản phẩm du lịch có lợi thế cạnh tranh, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực.
- Phát triển ngành công nghiệp: Ngành công nghiệp truyền thống theo hướng tăng tỷ trọng giá trị gia tăng, đồng thời tập trung hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp sang các sản phẩm và ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, bao gồm: (i) cơ khí chế tạo; (ii) điện tử, viễn thông tin học; (iii) công nghiệp hóa chất và dược phẩm; (iv) chế biến lương thực, thực phẩm với giá trị gia tăng cao, cụ thể:
Thứ nhất; công nghiệp cơ khí chế tạo: Ưu tiên các ngành sản xuất và nội địa hóa lắp ráp ô tô. Sản xuất các phương tiện vận tải như ô tô từ 4 đến 60 chỗ, ô tô tải nhẹ, ô tô chuyên dụng, tàu thủy; các sản phẩm máy công cụ như máy cắt gọt kim loại, máy rèn dập, máy gia công các loại, máy công cụ chuyên dùng để tái trang bị cho ngành cơ khí, theo hướng điện tử hóa, tự động hóa; các sản phẩm cơ khí chính xác như đồng hồ đo các loại, thiết bị dụng cụ y tế, kính mắt, cân bàn; dụng cụ, thiết bị gia dụng như quạt điện, xe đạp, xe máy, bếp gas, tủ lạnh, điều hòa không khí, máy giặt, bếp điện, máy nước nóng, dụng cụ trong hệ thống cấp nước gia đình, đồ dùng nhà bếp. Sản xuất các loại kết cấu kim loại và thiết bị phi tiêu chuẩn như cấu kiện thép cho xây dựng; các loại máy móc phục vụ công nghiệp chế biến, máy móc phục vụ nông nghiệp.
Thứ hai; điện tử - công nghệ thông tin, viễn thông: Ưu tiên sản xuất linh kiện, phụ
tùng, các sản phẩm điện tử gia dụng và công nghiệp, điện tử viễn thông, máy tính, các phần mềm xuất khẩu, các dịch vụ điện tử - tin học, dịch vụ trực tuyến và đa truyền thông, nghiên cứu phát triển (R&D) và đào tạo nguồn nhân lực cao.
Thứ ba; công nghiệp hóa chất: Ưu tiên sản xuất sản phẩm phục vụ tiêu dùng (hóa dược, thảo dược và thuốc y tế, các sản phẩm hóa chất kỹ thuật cao); các sản phẩm nhựa, cao su (săm, lốp ô tô, xe máy, xe đạp và các sản phẩm cao su kỹ thuật cao, bao bì các loại, vật liệu xây dựng, sản phẩm gia dụng và nhựa kỹ thuật); sản phẩm phục vụ công nghiệp (pin, ắc quy như chì hoàn nguyên, bột kẽm, dioxit mangan điện giải sản xuất các loại pin và ác quy cao cấp); sản phẩm trung gian từ hóa dầu; sản phẩm phục vụ nông nghiệp (phân bón vi sinh và thuốc trừ sâu vi sinh chất lượng cao).
Thứ tư; ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống: Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp rượu bia nước giải khát, các ngành công nghiệp chế biến sữa, công nghiệp chế biến thịt, chế biến thực vật, chế biến bánh kẹo, công nghiệp chế biến thủy – hải sản, chế biến thức ăn nhanh, xay xát.
- Ngoài 4 ngành công nghiệp ưu tiên trên, chú trọng hỗ trợ một số ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn như:
- Ngành công nghiệp dệt may – da dày: Tập trung vào khâu thiết kế - tạo mẫu, xây dựng thương hiệu. Giảm tỉ lệ sản xuất gia công, tăng cường đầu tư chiều sâu để sản xuất các sản phẩm có hàm lượng sáng tạo và giá trị gia tăng cao.
- Ngành sản xuất đồ gỗ, thủ công – mỹ nghệ: Tập trung phát triển các sản phẩm gỗ xuất khẩu chế biến từ gỗ nhân tạo và rừng trồng, chế biến các sản phẩm gỗ tinh chế có giá trị cao và đồ thủ công mỹ nghệ.
- Phát triển ngành nông nghiệp: Trong lĩnh vực nông nghiệp, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân 5%/năm trở lên. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, hình thành trung tâm cây giống, con giống cho cả khu vực. Bảo tồn rừng sinh thái, tăng tỷ lệ che phủ cây xanh. Phát triển nông nghiệp sinh thái theo quy hoạch gắn với dịch vụ du lịch. Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng hình thành nền nông nghiệp đô thị năng suất cao, sản xuất tập trung, phát triển bền vững. Duy trì ở mức độ cần thiết các sản phẩm nông nghiệp với quy mô hợp lý để vừa giải quyết việc làm, vừa giữ
quỹ đất nông nghiệp dự trữ cho việc phát triển đô thị trong tương lai; đồng thời bám sát thực tiễn để phát hiện và hỗ trợ việc nuôi trồng các sản phẩm khác có hiệu quả kinh tế cao, xuất khẩu được lâu dài như rau sạch, cây kiểng, hoa, cá kiểng,…với các nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất; CD CCKT nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất tập trung, xây dựng các vùng sản xuất giống cây, xây dựng các vùng sản xuất giống con, thủy sản có năng suất, chất lượng cao.
Thứ hai; chuyển dịch cơ cấu các sản phẩm nông nghiệp cần tập trung theo hướng chuyển từ sản xuất ra sản phẩm sang sản xuất ra giống cây, giống con để hình thành trung tâm tạo giống; khuyến khích trồng rau an toàn, phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước; phát triển mạnh sản xuất cây cảnh – cá kiểng, cá sấu, ba ba và các loại khác phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
Thứ ba; gắn chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới; phát triển các mô hình tổ chức sản xuất có hiệu quả (kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp tác); tăng năng suất lao động và thu nhập lao động nông nghiệp và nông thôn ngoại thành; nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên mỗi đơn vị diện tích theo hướng chuyển dịch cơ cấu đất lúa sang các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất cao hơn.
4.3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
4.3.1. Mở rộng và hoàn thiện các hình thức huy động vốn
Nhu cầu vốn cho chuyển dịch CCKT TP. Hồ Chí Minh là rất lớn, vượt xa khả năng tự có. Như đã phân tích, trong hoàn cảnh đó, rõ ràng NHTM có một vai trò hết sức to lớn, không chỉ góp phần kích cầu đầu tư và tiêu dùng mà sẽ đóng vai trò cầu nối trung gian quan trọng giữa tiết kiệm với đầu tư, giữa tiết kiệm với tiêu dùng. NHTM góp phần đắc lực tập trung và khai thác có hiệu quả nhất nguồn lực về vốn ở trong dân.
Muốn vậy, các NHTM cần tiếp tục mở rộng hoàn thiện các hình thức huy động tiết kiệm, vừa nghiên cứu hoàn thiện hơn nữa các hình thức huy động tiết kiệm hữu hiệu, đồng thời khẩn trương mở rộng và phát huy các hình thức tiết kiệm mới, nhằm đáp ứng yêu cầu rộng rãi của các tầng lớp dân cư trong cộng động xã hội. Nguồn gốc của tiền gửi
tiết kiệm chủ yếu là các khoản tiền tích lũy hoặc thu nhập chưa cần sử dụng đến của nhân dân. Số tiền đó sẽ ký thác vào các Ngân hàng để lấy lãi. Vì vậy,lãi suất huy động có ảnh hưởng lớn đến khối lượng tiền gửi tiết kiệm. Bên cạnh đó, người gửi tiết kiệm ngày càng quan tâm nhiều hơn đến yếu tố giá trị đồng tiền được bảo toàn trong tương lai, buộc các NHTM muốn tăng số dư tiền gửi tiết kiệm trước hết phải xác định một mức lãi suất tiết kiệm hợp lý, trong đó có tính đến ảnh hưởng của lạm phát và bảo toàn giá trị đồng tiền.
- Quảng bá và áp dụng rộng rãi hình thức tiết kiệm gửi một nơi lĩnh ở nhiều nơi:
Đây là hình thức tạo khả năng thanh khoản nhanh của tiền gửi tiết kiệm, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ nhu cầu của người gửi tiền. Người gửi tiền vừa được hưởng lãi suất, vừa được thuận lợi trong sử dụng cho các nhu cầu chi tiêu, đảm bảo an toàn cho người gửi, nhất là đối với những người đi công tác cũng như làm ăn ở nhiều địa bàn khác nhau.
- Tăng cường hình thức tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi trước: Đây là hình thức tiết kiệm truyền thống của NHTM, lãi tiền gửi tiết kiệm được các Ngân hàng tính trả vào thời điểm khi khách hàng gửi tiền. Hình thức này tạo thuận lợi, giúp cho người gửi tiền yên tâm tránh trượt giá, tạo sự hấp dẫn vì có một khoản lãi được nhận trước để sử dụng cho nhu cầu mua sắm, tiêu dùng sinh hoạt.
- Tăng cường hình thức tiết kiệm dự thưởng: Hình thức này được áp dụng dưới dạng người gửi tiền được tặng thưởng bằng hiện vật có giá trị tùy theo từng mức tiền gửi nhất định. Hoặc được áp dụng dưới dạng có quay xổ số theo từng thời kỳ trong năm. Người gửi tiền ngoài lãi suất được hưởng còn có dịp để thử vận may hoặc được tặng quà lưu niệm.
- Cần mở rộng áp dụng thêm nhiều hình thức tiết kiệm linh hoạt như: Tiết kiệm tuổi già, tiết kiệm tích lũy là những hình thức tương tự như bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm nhân thọ của công ty bảo hiểm. Hình thức này cùng với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ sẽ đảm bảo cho người già có cuộc sống ổn định, an toàn hơn khi hết tuổi lao động.
Áp dụng hình thức gửi nhiều lần lấy gọn một lần, tiết liệm gửi góp lãi suất tính theo từng lần gửi. Thực hiện cách này các NHTM vừa giúp khách hàng tích lũy tiền vừa tạo sự linh hoạt khi khách hàng có thể gửi tiền một lần dài hạn song được rút ra nhiều kỳ.