Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk - 2


MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Danh mục các chữ viết tắt iii

Danh mục các bảng iv

Danh mục sơ đồ, hình, biểu đồ vi

Mục lục vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

2. Mục tiêu nghiên cứu 3

3.Các câu hỏi nghiên cứu 3

Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk - 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5. Những đóng góp mới của luận án 5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ 7

1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê 7

1.1.1. Khái niệm tín dụng, tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê 7

1.1.2. Đặc điểm của ngành cà phê ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê 23

1.1.3. Nội dung tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê 26

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê ..35

1.2. Cơ sở thực tiễn hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê 38

1.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê ở một số nước trên thế giới 38

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam và tỉnh Đắk Lắk 46

Kết luận chương 1 47

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 50

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk 50

2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sông ngòi 50

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội 51

2.2. Tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê 54

2.2.1.Tiếp cận nghiên cứu 54

2.2.2.Khung phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê 55

2.3. Phương pháp nghiên cứu 56

2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu 56

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu 60

2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 61

2.3.4. Phương pháp phân tích 61

Kết luận chương 2 68

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK 70

3.1. Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk 70

3.1.1. Tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng 70

3.1.1.1. Cung ứng vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk 70

3.1.1.2. Tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê 88

3.1.2. Sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 99

3.1.2.1. Về mặt kinh tế 99

3.1.2.2. Về mặt xã hội 105

3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê 109

3.2.1. Nhóm nhân tố về đặc điểm của hộ sản xuất cà phê 110

3.2.2. Nhóm nhân tố về đặc điểm của NHTM 114

3.2.3. Nhóm nhân tố về chính sách của Chính phủ 116

3.2.4. Các nhân tố khác 120

3.3. Đánh giá chung thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk 122

3.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk 122

3.3.2. Những mặt tồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk 126

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk 128

Kết luận chương 3 129

CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK 131

4.1. Những căn cứ của định hướng và đề xuất giải pháp 131

4.2. Định hướng nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk 132

4.3. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng cho hộ sản xuất cà phê Đắk Lắk 133

4.3.1. Từ phía các hộ sản xuất cà phê 133

4.3.2.Từ phía các NHTM 138

4.3.3.Từ phía Chính phủ, Nhà nước 139

Kết luận chương 4 140

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 142

KẾT LUẬN 142

KIẾN NGHỊ 145

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN

ĐÃ CÔNG BỐ 148

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149

PHỤ LỤC


1. Tính cấp thiết của đề tài‌


PHẦN MỞ ĐẦU

Đắk Lắk là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng của khu vực Tây Nguyên [43], với diện tích tự nhiên 1.312.537 ha, tổng số dân năm 2014 hơn 1,8 triệu người, trong đó tỷ lệ dân số và lao động trong khu vực nông nghiệp - nông thôn chiếm trên 75% [3], có thể thấy Đắk Lắk có lợi thế so sánh vượt trội trong sản xuất các sản phẩm nông sản nói chung và sản xuất cà phê nói riêng.

Chỉ riêng đối với cây cà phê, Đắk Lắk chiếm 40% diện tích cà phê của cả vùng Tây Nguyên và 30% diện tích cà phê của cả nước, với sản lượng trên 450.000 tấn cà phê nhân/năm [43]. Cây cà phê không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế – xã hội mà còn có ý nghĩa to lớn về văn hóa du lịch. Quá trình phát triển ngành cà phê kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, văn hóa bản địa, đã thu hút ngày càng tăng lượng du khách đến thăm quan du lịch tại Đắk Lắk. Cây cà phê đã thực sự tạo ra hiệu quả kinh tế, xã hội quan trọng và to lớn cho người dân Đắk Lắk. Hàng năm, cà phê đóng góp trên 60% tổng thu ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm cho khoảng 600.000 lao động trực tiếp và khoảng 200.000 lao động gián tiếp [43]. Trên địa bàn tỉnh, tổ chức sản xuất cà phê chủ yếu là doanh nghiệp và các hộ, trong đó chỉ có khoảng 15% diện tích cà phê do 18 Công ty thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam quản lý và 08 Công ty thuộc tỉnh và doanh nghiệp khác quản lý là tương đối tập trung thành vùng chuyên canh. Còn lại hơn 85% diện tích cà phê là của người dân tự trồng và quản lý [40],[41] với tổng số hộ sản xuất cà phê là 227.490 hộ sản xuất cà phê. Mặc dù có 26 công ty tham gia vào sản xuất cà phê, nhưng các công ty không trực tiếp sản xuất cà phê mà giao khoán cho các hộ sản xuất là cán bộ công nhân của công ty đang làm việc và đã về hưu, là các hộ sản xuất đang cư trú hợp pháp trên địa bàn công ty quản lý. Do đó trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, hoạt động trực tiếp sản xuất cà phê liên quan tới các hộ sản xuất là chủ yếu. Còn doanh nghiệp cà phê tham gia với tư cách là kinh doanh kỹ thuật đầu vào, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nhận khoán và các hộ nông dân trong vùng.


Gắn bó với cây cà phê, đời sống của các hộ được nâng lên đáng kể, song Đắk Lắk vẫn là tỉnh nghèo, gồm nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao, cùng với cơ sở hạ tầng và trình độ phát triển kinh tế yếu kém đã làm cho hộ sản xuất đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, đặc biệt là các yếu tố nguồn lực, trong đó vốn tín dụng để phát triển cà phê quy mô hộ. Vốn tín dụng ngân hàng được xem như là một công cụ mạnh để giúp các hộ sản xuất thoát khỏi nghèo đói. Theo Boucher và CS, (2007) vốn tín dụng ngân hàng do các NHTM cung ứng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc đầu tư vào tư liệu sản xuất

[53] trong khi đó theo Diagne,A., Zeller, M., & Sharma M (2000) cho rằng vốn tín dụng cũng cho phép các hộ nông dân đầu tư vào cải tiến kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới trong nông nghiệp như hạt giống cho năng suất cao, phân bón làm tăng hiệu quả và thu nhập của họ [64]. Vì vậy, vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển sản xuất cà phê. Năm 2014, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã huy động được 20.360 tỷ đồng vốn từ chính sách tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước, tăng 6,5% so với đầu năm; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 36.751 tỷ đồng, tăng 5,9% so với đầu năm. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã đẩy mạnh cho vay đối với 05 lĩnh vực ưu tiên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là cho vay lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn. Đến cuối năm 2014, dư nợ cho vay nông nghiệp - nông thôn theo Nghị định 41 của Chính phủ đạt 17.451 tỷ đồng (chiếm 47,5% tổng dư nợ tín dụng), tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước, tăng 8,9% so với đầu năm 2013 [22]. Tuy nhiên, việc triển khai và thực hiện các chính sách tín dụng tới các hộ vẫn chưa đồng bộ, việc cung ứng vốn tín dụng ngân hàng chưa kịp thời và đặc biệt là chưa sát với tình hình thực tế của địa phương, đối tượng được hưởng lợi vẫn chưa công bằng, hiệu quả đem lại chưa cao, việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn.

Chủ đề về tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng luôn được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và quản lý trong nước và quốc tế. Aliou Diagne Manfred Zeller (1999) cho rằng tín dụng có những lợi ích thiết thực đối với người nông dân sản xuất nhỏ, có tác động đến phúc lợi và xoá đói giảm nghèo cho người dân nhưng tiếp cận tín dụng không phải là thuốc chữa bách bệnh


mà phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố [63]. Hoff & Stiglitz (1993) đã nêu lên được quy trình đánh giá mức độ tín nhiệm của người đi vay [69]. Tuy nhiên các nghiên cứu mới dừng lại ở phân tích thống kê mô tả để đưa ra kết luận, đồng thời, các nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tuấn (2012), Bùi Thị Hiền (2012) mới chỉ đứng ở một phía, hoặc người cho vay là các NHTM [13], [35] hoặc nghiên cứu của Phạm Ngọc Dưỡng (2011), Nguyễn Thị Phương Thảo (2014) tập trung nghiên cứu từ phía các hộ sản xuất cà phê [6], [32]. Do đó việc đưa ra các khuyến nghị vẫn chưa xuất phát từ phía cung và cầu. Đây là những lý do chính đáng để thực hiện nghiên cứu luận án này. Xuất phát từ yêu cầu đó, việc nghiên cứu luận án “Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk” là cần thiết.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê.

- Đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê trên các góc độ tiếp cận vốn và sử dụng vốn của hộ sản xuất cà phê.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

3.Các câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:

1. Cơ sở khoa học về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê?

2. Thực trạng về tiếp cận vốn và sử dụng vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với hộ sản xuất cà phê đang diễn ra như thế nào?

3. Những nhân tố nào tác động đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk?


4. Giải pháp nào để nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng cho các hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk. Đối tượng khảo sát về phía người cho vay là các ngân hàng thương mại, về phía người đi vay là các hộ sản xuất cà phê.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

4.2.1. Nội dung nghiên cứu

Luận án tập trung đánh giá thực trạng tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Các nội dung phân tích và đánh giá tập trung vào các ngân hàng thương mại và chủ thể sử dụng vốn là các hộ sản xuất cà phê. Luận án tập trung nghiên cứu các hộ sản xuất vì trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có tới hơn 85% diện tích cà phê do người dân trồng và quản lý, 15% diện tích còn lại do các doanh nghiệp sản xuất cà phê khai thác, tuy nhiên hiện nay 26 doanh nghiệp cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đều áp dụng hình thức khoán gọn cho các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn, các doanh nghiệp tham gia với tư cách là người hỗ trợ về công nghệ, vật tư, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ sản xuất, do đó luận án tập trung nghiên cứu về hộ sản xuất cà phê.

4.2.2. Thời gian nghiên cứu

Các số liệu thứ cấp từ năm 2000 đến năm 2014; Số liệu khảo sát tập trung vào năm 2014; Định hướng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.


5. Những đóng góp mới của luận án

Luận án đã góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê thông qua hai khía cạnh là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê. Về khía cạnh tiếp cận vốn tín dụng được xem xét trong việc cung ứng vốn tín dụng và tiếp cận vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê. Về khía cạnh sử dụng vốn tín dụng được đề cập ở khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội.

Trên cơ sở tiếp cận và hệ thống hoá lý thuyết về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, luận án đã xây dựng khung phân tích về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk. Khung phân tích được thiết kế theo hai nội dung nghiên cứu là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, đồng thời chỉ rõ bốn nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê bao gồm nhân tố thuộc về đặc điểm của hộ sản xuất, nhân tố thuộc về đặc điểm của các NHTM, nhân tố thuộc chính sách của Chính phủ và các nhân tố khác.Từ đó luận án xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phương pháp phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk, ngoài các phương pháp nghiên cứu như thống kê kinh tế, chuyên gia, cho điểm, luận án còn sử dụng mô hình hồi quy tương quan như Heckman để đánh giá việc tiếp cận vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê và mô hình Cobb-Douglas để đánh giá việc sử dụng vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê.

Luận án đã phân tích những thực trạng, chỉ rõ những mặt được và tồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, trong đó nêu rõ việc tiếp cận vốn tín dụng là thật sự cần thiết cho các hộ sản xuất cà phê, việc tiếp cận vốn tín dụng còn nhiều bất cập và việc sử dụng vốn tín dụng thật sự chưa hiệu quả. Giữa tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu tiếp cận vốn thuận lợi và hợp lý thì việc sử dụng vốn sẽ hiệu quả và ngược lại nếu sử dụng vốn tín dụng ngân hàng tốt thì việc trả nợ và vay lại vốn tín dụng sẽ dễ dàng hơn cho các hộ sản xuất cà phê. Luận án đi sâu vào phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn và sử dụng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022