Ba là: người được sử dụng vốn phải trả một khoản lãi. Đó cũng chính là cái giá phải trả cho quyền được sử dụng vốn vay .
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng ngân hàng
1.2.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ giao dịch về tài sản (tiền / và hiện vật) giữa một bên là ngân hàng (hay các định chế tài chính trung gian) đóng vai trò người cho vay và một bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế - xã hội, đóng vai trò người đi vay.
NHTM là một định chế tài chính trung gian, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Vì thế, để có thể đóng vai trò người cho vay , trước hết ngân hàng đã là người đi vay.
1.2.2.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
Thứ nhất, chủ thể tham gia gồm một bên là ngân hàng và bên còn lại là các chủ thể khác trong nền kinh tế như các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân,…
Thứ hai, vốn tín dụng cấp chủ yếu là tiền tệ, cũng có thể là tài sản.
Thứ ba, thời hạn của tín dụng ngân hàng cũng rất linh hoạt, có thể là ngắn hạn, trung hoặc dài hạn.
Thứ tư, công cụ của tín dụng ngân hàng cũng rất linh hoạt, có thể là kỳ phiếu trái phiếu ngân hàng, các hợp đồng tín dụng…
Cuối cùng, tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng mang tính chất gián tiếp.
1.2.3. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.3.1. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại
Mở tài khoản và nhận tiền gửi; Phát hành chứng chỉ tiền gửi; Vay từ các tổ chức tài chính tín dụng khác
1.2.3.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Mục tiêu của việc tạo nguồn vốn trong kinh doanh tiền tệ của NHTM là sử dụng nguồn vốn này để tạo lợi nhuận. Muốn vậy các NHTM phải thực hiện việc cấp tín dụng (cho vay) một cách hiệu quả nhất, trong đó việc đa dạng hóa các loại cho vay là một trong những biện pháp quan trọng nhằm mở rộng quy mô tín dụng, phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của NHTM.
1.3. VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DNNVV
1.3.1. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế
- Góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển
- Góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả
- Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định trật tự xã hội
- Góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của nhà nước
1.3.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của DNNVV
- Là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ sự tồn tại và phát triển của DNNVV;
- Góp phần tăng tiềm lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh của DNNVV ;
- Tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận vốn nước ngoài ;
- Góp phần tích cực cho hoạt động sản xuất, tiêu thụ hàng hóa được liên tục ;
- Góp phần nâng cao hiệu quả SXKD của DNNVV.
1.4. KHÁI QUÁT VỀ MỞ RỘNG QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI DNNVV
1.4.1. Khái quát về mở rộng quy mô tín dụng ngân hàng đối với DNNVV
1.4.1.1. Khái niệm về mở rộng quy mô tín dụng
Khi nói tới mở rộng quy mô (hay tăng quy mô) tín dụng là nói tới sự gia tăng về khối lượng tín dụng. Việc mở rộng quy mô TDNH đối với DNNVV thể hiện ở một số khía cạnh sau:
- Mở rộng quy mô tín dụng là thỏa mãn tối đa nhu cầu hợp lý của khách hàng.
- Mở rộng quy mô tín dụng là sự đa dạng hóa các đối tượng khách hàng.
- Mở rộng quy mô tín dụng đồng nghĩa với việc đa dạng sả n phẩm tín dụng.
1.4.1.2. Sự cần thiết mở rộng quy mô tín dụng ngân hàng đối với DNNVV
Việc mở rộng quy mô tín dụng với DNNVV sẽ giúp ngân hàng phân tán rủi ro, sử dụng hiệu quả hơn đối với những đồng vốn kinh doanh của mình.
Việc mở rộng quy mô tín dụng ngân hàng đối với DNNVV giúp cho doanh nghiệp này có cơ hội tiếp cận với vốn ngân hàng.
Việc mở rộng quy mô tín dụng ngân hàng cho DNNVV không chỉ có lợi cho bản thân doanh nghiệp mà còn có lợi cho cả ngân hàng và cho toàn nền kinh tế.
Khi nhu cầu về vốn đã được đáp ứng thì DNNVV sẽ phát huy mọi thế mạnh của mình để đóng góp vào sự phát triển đất nước. Như vậy, mở rộng tín dụng ngân hàng gián tiếp góp phần vào việc giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội hiện nay.
1.4.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng qu y mô tín dụng đối với DNNVV
- Mở rộng số lượng khách hàng là DNNVV
- Mở rộng doanh số cho vay đối với DNNVV
- Mở rộng dư nợ tín dụng đối với DNNVV
- Tăng trưởng dư nợ bình quân trên một khách hàng DNNVV
1.4.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tín dụn g ngân hàng đối với DNNVV
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng ta có thể gộp chung thành hai nhóm là nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan, như sau:
- Nhân tố chủ quan
+ Các nhân tố thuộc về ngân hàng, như : Quy mô vốn của ngân hàng, chính sách tín dụng, hoạt động marketing, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, lãi suất…
+ Các nhân tố thuộc về DNNVV, như : Nhu cầu vốn vay của DNNVV, Uy tín, thương hiệu của DNNVV, tài sản đảm bảo, kế hoạch kinh doanh, thực hiện các chế độ kế toán,…
- Nhân tố khách quan, như : Môi trường kinh tế, Môi trường chính trị xã hội, Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.4.2. Khái quát về chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV
1.4.2.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng của NHTM là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh và đánh giá một cách trung thực, khách quan toàn bộ hoạt động tín dụng của NHTM, qua đó thể hiện khả năng và mức độ nợ vay và lãi đúng hạn cũng như khả năng tạo ra lợi nhuận do hoạt động tín dụng mang lại.
1.4.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng tín dụng ngân hàng
Một trong những rủi ro đáng sợ đối với ngân hàng là rủi ro tín dụng và nó cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ đối là cần thiết đối với ngân hàng, với khách hàng mà còn đối với toàn xã hội.
1.4.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNNVV
- Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động
- Tỷ lệ nợ quá hạn
- Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
- Tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động của từng nghiệp vụ so với tổng thu nhập
1.4.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV
- Nhân tố chủ quan
+ Các nhân tố thuộc về ngân hàng, như: Quy trình tín dụng, chính sách tín dụng, trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng, cơ chế bảo đảm tiền vay…
+ Các nhân tố thuộc về DNNVV, như: Năng lực kinh doanh của DNNVV, năng lực quản trị tài chính của DNNVV
- Nhân tố khách quan, như: Môi trường pháp lý, điều kiện tự nhiên, môi trường kinh tế
1.4.3. Mối quan hệ giữa mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV
Trên phương diện lý luận, cũng như thực tiễn đều cho thấy, giữa hai yếu tố này không hoàn toàn có mối quan hệ nhân quả và theo chiều đồng biến hay nghịch biế n.
Trong mối quan hệ tín dụng với DNNVV, các NHTM cần nhận thức rõ, khi muốn mở rộng quy mô tín dụng hay khi muốn nâng cao chất lượng tín dụng, cần vận dụng những giải pháp thích hợp đối với từng tình huống. Chỉ có như vậy mới có thể tác động đúng hướng, nhằm đạt tới mục tiêu kỳ vọng của NHTM.
1.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ MỞ RỘNG QUY MÔ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNNVV
Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm về mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV của một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, NHật Bản, Thái Lan và Malaysia, luận án đã rút ra học 8 bài học kinh nghiệm để nghiên cứu vận dụng trong hoạt động tín dụng của các NHTMVN với DNNVV.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2
QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
2.1. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TP.HCM là địa phương trọng yếu t rong nền KTXH của Việt Nam, kinh tế TP.HCM liên tục tăng trưởng cao qua các năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch ổn định, đúng hướng và cũng là thành phố đi đầu trong công cuộc CNH, HĐH đất nước. Đặc biệt là các nguồn lực xã hội được huy động và phát huy rất tố t, quy mô kinh tế được mở rộng, những sáng tạo, những mô hình mới rất thuyết phục và trở thành mô hình phổ biến chung cho cả nước.
2.2. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
2.2.1. Số lượng và cơ cấu ngành nghề của DNNVV
Nằm trên địa bàn KT XH năng động và trọng yếu của đất nước. Trong vòng 5 năm qua, số lượng DNNVV đã tăng gần gấp đôi số lượng DNNVV năm 2008 (từ 56,390 doanh nghiệp năm 2008 lên 102,136 doanh nghiệp năm 2012). Tuy gặp nhiều khó khăn trong hoạt động SXKD, như ng DNNVV không ngừng phát triển.
Về cơ cấu ngành nghề: Chiếm tỷ lệ lớn trong ngành nghề sản xuất kinh doanh của DNNVV là thương mại dịch vụ.
2.2.2. Vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Nguồn vốn | Kết quả tổng hợp của NHNN TP.HCM | Kết quả khảo sát của tác giả |
- Vốn tự có (%) | 36.25 | 38.35 |
- Vốn vay ngân hàng (%) | 45.31 | 46.24 |
- Vốn khác (%) | 18.44 | 15.41 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Khảo Sát Thông Tin Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
- Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 28
- Những Vấn Đề Cơ Bản Về Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
- Đánh Giá Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Q Uy Mô Tín Dụng Đối Với Dnnvv Tại Các Chi Nhánh Nhno&ptnt Việt Nam Trên Địa Bàn Tp.hcm
- Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 32
- Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 33
Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.
Bảng 2.1 : Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 – 2012 của NHNN TP.HCM, và khảo sát của tác giả
Trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thì vốn vay chiếm gần 50%, trong khi nguồn vốn tự có chỉ chiếm khoản 1/3, điều này cho thấy vốn vay là rất cần thiết và gần như quyết định đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
2.2.3. Công nghệ và thiết bị
Công nghệ lạc hậu chiếm tỷ trọng rất lớn là đặc điểm khác biệt của DNNVV ở Việt Nam so với DNNVV ở các nước công nghiệp phát triển.
2.2.4. Thị trường và sản phẩm
Sản phẩm của DNNVV tuy đa dạng nhưng chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp, hàng tiêu dùng và gia công lắp ráp, chủ yếu là sản phẩm tiêu dùng trong nước, chỉ xuất khẩu trực tiếp sang một vài nước lân cận với số lượng và chủng loại sản phẩm ít.
2.2.5. Nguồn nhân lực
Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của DNNVV còn thấp hơn so với các nước trong khu vực.
2.2.6. Khả năng DNNVV tiếp cận vốn tín dụng và mức độ đáp ứng của ngân hàng
2.2.6.1. Nhu cầu vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhu cầu vốn tín dụng cho DNNVV luôn là vấn đề bức xúc cho DNNVV khi các NHTM chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu vốn tín dụng cho DNNVV.
2.2.6.2. Những khó khăn khi tiếp cận nguồ n vốn vay ngân hàng
Bảng 2.2: Những khó khăn khi DNNVV tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng
Kết quả tổng hợp của NHNN TP.HCM | Kết quả khảo sát của tác giả | |
- Lãi suất vay cao (%) | 73.8 | 17.99 |
- Thiếu tài sản thế chấp (%) | 29.6 | 35.15 |
- Vướng mắc về thủ tục hành chính (%) | 23.7 | 23.43 |
- Khó khăn về lập phương án kinh doanh (%) | 19.1 | 25.94 |
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 – 2012 của NHNN TP.HCM, và khảo sát của tác giả
Trong những khó khăn mà DNNVV gặp phải khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng thì khó khăn do lãi suất cao và thiếu tài sản thế chấp là 2 khó khăn lớn nhất.
2.3. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM VÀ CÁC CHI NHÁNH TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH
2.3.1. Hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam .
2.3.2. Hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM
Hiện trên địa bàn TP.HCM có 40 chi nhánh cấp 1 đang hoạt động . Là NHTM dẫn đầu trên địa bàn TP.HCM về mạng lưới hoạt động, nhân sự, và thị phần.
2.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM.
Chỉ tiêu | Năm | ||||
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
1. Tổng nguồn vốn huy động | 82,603 | 98,983 | 102,392 | 79,160 | 84,617 |
2. Tổng dư nợ | 61,342 | 76,018 | 78,629 | 71,432 | 70,750 |
3. Tổng nợ xấu | 1,352 | 2,168 | 4,432 | 10,432 | 9,586 |
4. Tỷ lệ nợ xấu (%) | 2.20 | 2.85 | 5.64 | 14.60 | 13.55 |
5. Lợi nhuận kinh doanh | -843 | +1,497 | -518 | -2,873 | -4,675 |
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn: VPĐD KVMN NHNo&PTNT Việt Nam và tính toán của tác giả
Biểu đồ 2.2 : So sánh thị phần giữa Agribank, và NHTM trên địa bàn TP.HCM.
Thị phần huy động vốn Thị phần cho vay
Trong 05 năm qua (2008 – 2012) tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank đang đi xuống, với thị phần ngày cảng giảm sút, tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng, lợi nhuận kinh doanh ngày càng kém hiệu quả.
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRÊN ĐIẠ BÀN TP. HCM
2.3.1. Hoạt động huy động vốn
Nhìn chung tổng nguồn vốn huy động của Agribank trên địa bàn TP.HCM tăng trưởng không ổn định qua các năm, thể hiện qua biểu đồ sau :
Biểu đồ 2. 4: Tăng trưởng huy động vốn của các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP.HCM
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 – 2012 của VPĐD KVMN NHNo&PTNT Việt Nam
2.3.2. Kết quả hoạt động tín dụng
Biểu đồ 2. 5: Tình hình dư nợ tín dụng qua các năm của hệ thống Agribank trên địa bàn TP.HCM
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 – 2012 của VPĐD KVMN NHNo&PTNT Việt Nam
Từ năm 2008 Agribank bắt đầu quan tâm đến đầu tư tín dụng cho DNNVV, thể hiện qua số dư và tỷ trọng cho vay DNNVV ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng hơn 75% so với tổng dư nợ.
Vốn lưu động ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thời hạn vay của doanh nghiệp.
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng dư nợ theo nhóm nợ giữa DNNVV và các TPKT khác của Agribank trên địa bàn TP.HCM
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 –2012 của VPĐD KVMN NHNo&PTNT VN và tính toán của tác giả
Nợ có rủi ro, và đặc biệt là nợ xấu của DNNVV ngày càng có xu hướng tăng cao so với các đối tượng khách hàng khác, thể hiện chất lượng tín dụng đối với DNNVV đang ngày càng kém đi do nhiều nguyên nhân khác nhau.
2.6. THỰC TRẠNG QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DNNVV TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH
2.6.1. Quy mô tín dụng đối với DNNVV
Biểu đồ 2. 7: Tăng trưởng quy mô và tỷ trọng quy mô tín dụng DNNVV của Agribank trên địa bàn TP.HCM
* Tăng trưởng quy mô * Tỷ trọng quy mô
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 –2012 của VPĐD KVMN NHNo&PTNT VN và tính toán của tác giả [42]
Nhìn chung quy mô tín dụng DNNVV của Agribank trên địa bàn TP.HCM đang thu hẹp dần qua các năm .