Những Vấn Đề Cơ Bản Về Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa 51733


Câu 40: Theo Doanh nghiệp anh/chị thì bảo hiểm tín dụng có cần thiết cho doanh nghiệp không?

Chỉ tiêu

Kết quả

Số lượng (doanh nghiệp)

Tỷ lệ (%)

Không cần thiết

221

92.86

Ít Cần thiết

17

7.14

Rất cần thiết

0

0

Tổng cộng

238

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 29


Câu 41: Doanh nghiệp anh/chị có muốn mua bảo hiểm tín dụng cho khoản vay của mình không?

Chỉ tiêu

Kết quả

Số lượng (doanh nghiệp)

Tỷ lệ (%)

6

2.52

Không

232

97.48

Tổng cộng

238

100


Câu 42: Trường hợp trả lời không xin cho biết lý do vì sao không mua bảo hiểm tín dụng cho khoản vay của mình?

Chỉ tiêu

Kết quả

Số lượng (doanh nghiệp)

Tỷ lệ (%)

Phát sinh thêm chi phí

205

88.36

Không cần thiết

221

95.26

Ý kiến khác

0

0

Tổng cộng

232



Câu 43: Doanh nghiệp anh/chị có đề xuất gì với các tổ chức tín dụng, với cơ quan nhà nước và với các tổ chức khác để có thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng được dễ dàng hơn:

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRẦN TRỌNG HUY


TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ


CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 62.34.02.01


Người hướng dẫn khoa học: PGS.; TS. ĐỖ LINH HIỆP


TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013


MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, tạo thành hệ thống xương sống đối với hệ thống kinh tế xã hội của đất nước. Trong những năm vừa qua, mặc dù có nhiều cố gắng t iếp cận nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại (NHTM) song doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam vẫn gặp phải những rào cản: đó là môi trường vĩ mô không ổn định, khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, công chúng và NHTM chưa đánh giá đúng mức vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế xã hội… Trong khi đó, nguồn vốn tín dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam vẫn rất dồi dào mà ngân hàng thương mại không dám cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay với khối lượng lớn do sợ sức nặng rủi ro.

Nhu cầu vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cũng như việc tìm lối ra cho nguồn vốn tín dụng của NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) nói riêng đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả trước đây. Tuy n hiên, làm thế nào để vừa giải quyết được nhu cầu vốn vay cho doanh nghiệp trong nền kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vừa mang lại hiệu quả và an toàn vốn vay cho ngân hàng vẫn là vấn đề thời sự đang được bàn luận.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra giải pháp về mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM là một trong những vấn đề cần thiết để phát triển kinh tế, giúp DNNVV và hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới.

2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến tín dụng DNNVV, nhưng luận án của tác giả có hướng nghiên cứu và tiếp cận vấn đề riêng, có những điểm khác biệt so với những nghiên cứu trước đây về cách thức đánh giá g ắn liền với địa điểm nghiên cứu. Luận án không trùng lắp với những công trình nghiên cứu trước đây.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, quá trình hoạt động, các doanh nghiệp này lại gặp không ít khó khăn, trong đó một khó khăn nổi cộm là nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh. Đáp


ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh tạm thời thiếu cho DNNVV bằng nguồn vốn tín dụng ngân hàng là nhu cầu bức xúc hiện nay.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, DNNVV thường gặp không ít khó khăn, trong đó một khó khăn nổi cộm là thiếu vốn. Để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh tạm thời thiếu, NHTM trong đó có các chi nhánh NHNo &PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM, cần thấy được những hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế, trong việc đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho DNNVV. Trên cơ sở đó có thể tìm kiếm được những giải pháp thích hợp, có căn cứ khoa học và thực tiễn, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng của các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM đối với DNNVV trong thời gian tới. Đây cũng chính là mục đích nghiên cứu của đề tài luận án này.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài định hướng tập trung vào việc phân tích, đánh giá quy mô và chất lượng tín dụng đối với DNNVV, để từ đó thấy được những thành tựu và hạn chế trong lĩnh vực này. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV trong thời gian tới.

Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng được lựa chọn để phục vụ nghiên cứu là các chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM. Số liệu dựa trên báo cáo thường niên của các ngân hàng từ năm 2008 - 2012.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận án tập trung giải quyết nội dung nghiên cứu một vấn đề về lĩnh vực kinh tế - tài chính, xuất phát từ một nhu cầu thực tế khách quan, đó là gia tăng việc hỗ trợ vốn tín dụng cho DNNVV trên địa bàn TP.HCM; thông qua việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng của các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam tại TP.HCM.

Vì vậy, để tiến hành thực hiện đề tài, sau khi hệ thống hóa một cách chọn lọc những nội dung kiến thức lý luận cơ bản, cần thiết làm nền tảng xuyên suốt quá trình nghiên cứu; tác giả lựa chọn và vận dụng các phương pháp truyền thống thích hợp, như thống kê tập hợp các nguồn dữ liệu thứ cấp có liên quan, trong một khoảng thời gian cần thiết; từ đó phân tích, đánh giá thực trạng, kết hợp đối chiếu so sánh các hiện tượng có liên quan. Trên cơ sở kết quả phân tích, tiến hành tổng hợp nhận định để rút ra các vấn đề tồn tại, cùng với những nguyên nhân của chúng; bao gồm cả nguyên nhân từ phía chủ quan cũng như khách quan. Đây cũng chính là căn cứ xuất phát, để tìm giải pháp khắc phục những vấn đề tồn tại, được phát hiện từ quá trình phân tích.


Để có thêm cơ sở dữ liệu cần thiết góp phần tăng thêm tính khoa học, độ tin cậy và khách quan của các kết luận phân tích, cũng như các giải pháp được đề xuất, luận án cũng kết hợp sử dụng phương pháp khảo sát, thăm dò ý kiến của các đối tượng có liên quan.

6. NGUỒN SỐ LIỆU SỬ DỤNG

- Nguồn số liệu thứ cấp được lấy từ báo cáo của Ngân hàng Nhà nước TP.HCM, NHNo&PTNT Việt Nam, VPĐD KVMN NHNo&PTNT Việt Nam, và các báo thường niên của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn từ 2008 - 2012; Niên giám thống kê; Các luận án, tạp chí, sách báo, tư liệu liên quan đến mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động ngân hàng .

- Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập t hông qua việc phát phiếu điều tra trực tiếp đối với doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM.

7. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU

Trước yêu cầu mới, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã nảy sinh những vấn đề mới: Thị phần sụt giảm, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng, xuất hiện trên nhiều lĩnh vực và nhiều thành phần kinh tế; dư nợ rủi ro tiềm ẩn quá cao. Số vốn bị thất thoát tuy có giảm về số vụ nhưng lại tăng về quy mô và mức độ; mô h ình quản lý tín dụng “tập trung” tạo kẽ hở trong quản lý... Trong khi phần lớn các doanh nghiệp trong nước – khách hàng của ngân hàng phần nhiều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có tiềm lực tài chính yếu, công nghệ lạc hậu và thiếu trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao…Vậy phải làm gì để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng?

Với sự nghiên cứu khá toàn diện về DNNVV, luận án không chỉ dừng lại ở việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM, mà còn hướng đến sự thống n hất và xây dựng một hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam vững mạnh, hiện đại hoạt động theo thông lệ quốc tế.

8. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA LUẬN ÁN

Thứ nhất, Luận án đã khái quát và hệ thống hóa một cách có chọn lọc những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng, và DNNVV.

Thứ hai, Luận án đã đi sâu phân tích một cách logic và chặt chẽ về thực trạng quy mô và chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánh NHNo&PTNT Việt


Nam trên địa bàn TP.HCM, từ đó xác định được những tồn tại và nguyên nhân để có giải pháp thiết thực.

Thứ ba, Đưa ra các giải pháp và khuyến nghị khá toàn diện nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM .

9. KẾT CẤU LUẬN VĂN

Kết cấu của luận án gồm phần mở đầu, 3 c hương, kết luận, cụ thể như sau:

- Chương 1: Tổng quan về tín dụng của NHTM đối với DNNVV

- Chương 2: Thực trạng quy mô và chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM

- Chương 3: Giải pháp mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp

1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nh ằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh. Tùy theo đặc thù về lĩnh vực hoạt động, hình thức tổ chức trong các lĩnh vực khác nhau, doanh nghiệp có thể hiểu dưới các thuật ngữ khác nhau: nhà máy, xí nghiệp, công ty, cửa hàng,...

1.1.1.2. Các loại hình doanh nghiệp

Căn cứ vào những tiêu chí khác nhau, doanh nghiệp có thể được phân loại theo hình thức pháp lý, theo chế độ trách nhiệm, theo quy mô doanh nghiệp.

1.1.2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.2.1. Tiêu chí xác định DNNVV của một số quốc gia trên thế giới

Thông thường, khi phân biệt DNNVV với doanh nghiệp lớn, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tâm tới các yếu tố quy mô về vốn (hoặc tài sản), doanh thu và lao


động. Tuy nhiên, tùy theo trình độ phát triển, tập quán ở m ỗi quốc gia, mức độ của từng tiêu chí cũng như số tiêu chí được sử dụng đối với từng lĩnh vực cũng có thể khác nhau. Có thể thấy rõ điều này qua bảng khảo sát dưới đây:

Bảng 1.1: Tiêu chí xác định DNNVV ở một số quốc gia trên thế giới


Quốc gia


Ngành kinh tế

Lao động

(người)

Vốn hoặc tài sản

Doanh Thu

Nguyên bản tệ

Quy đổi VND

Nguyên bản tệ

Quy đổi VND


Nhật Bản

Công nghiệp,

sản xuất

< 300

< 100 triệu

< 21,4 tỷ



(Yên)

- Bán buôn

< 100

< 30 triệu

< 6,42 tỷ




Bán lẻ & Dvụ

< 50

< 10 triệu

< 2,14 tỷ



Thái Lan

(Bath)

Sản xuất, dvụ Bán buôn

Bán lẻ

< 200

< 50

< 30

< 200 triệu

< 100 triệu

< 60 triệu

< 134,8 tỷ

< 67,4 tỷ

< 40,44 tỷ



Indonexia

(Rubi)


< 100

< 0,6 t

< 1,23 t

< 2 t

< 4,1 t

Nguồn : Tài liệu hội nghị thường niên các tổ c hức tài chính khối APEC

1.1.2.2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam

Ở Việt Nam, quan niệm chính thức về doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định cụ thể trong Nghị định 56/2009/NĐ -CP ngày 30/06/2009 Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bảng 1.2: Tiêu chí xác định DNNVV ở Việt Nam


Quy mô


Khu vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ


Doanh nghiệp nhỏ


Doanh nghiệp vừa

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người

II. Công nghiệp và xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người

III. Thương mại và dịch vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 50 người

từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng

từ trên 50 người đến 100 người

Nguồn : Nghị định 56/2009/NĐ -CP ngày 30/06/2009 Về trợ giúp phát triển DNNVV

1.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Có tính năng động, nhạy bén và dễ thích nghi với sự thay đổi của thị trường

- Được tạo lập dễ dàng, hoạt động có hiệu quả với chi phí cố định thấp


- Tạo điều kiện duy trì tự do cạnh tranh

- Có thể phát huy được tiềm lực trong nước

- Góp phần tạo lập sự phát triển cân bằng giữa các vùng, miền

- Khả năng tài chính của DNNVV hạn chế

- Ít có khả năng thu hút được các nhà quản lý và lao động giỏi

- Hoạt động của DNNVV thiếu vững chắc

- Năng lực quản trị điề u hành, quản trị tài chính còn nhiều hạn chế

- Năng lực cạnh tranh của DNNVV còn yếu kém

1.1.4. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nếu xét riêng từng doanh nghiệp, DNNVV không có được lợi thế về mặt kinh tế so với các doanh nghiệp lớn. Song về tổng thể, DNNVV đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, và có ý nghĩa then chốt trong quá trình giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển đồng đều giữa các khu vực trong một quốc gia.

1.1.5. Vốn và nhu cầu vốn tín dụng của DNNVV

Nghiên cứu quá trình tuần hoàn vốn, gắn với quá trình sản xuất kinh doanh của các DNNVV ta nhận thấy rằng, ngoài phần vốn chủ sở hữu hết sức quan trọng, các doanh nghiệp này thường xuyên có nhu cầu được bổ sung v ốn tạm thời thiếu, để đảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh không bị gián đoạn. Khả năng đáp ứng một cách kịp thời, linh hoạt và hiệu quả cho nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt này, chính là thông qua kênh tín dụng ngân hàng.

1.2. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

1.2.1. Khái niệm và bản chất của tín dụng

1.2.1.1. Khái niệm tín dụng

Tín dụng là một phạm trù kinh tế và cũng là một phạm trù lịch sử. Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của nó gắn với nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ.

Tín dụng phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa 2 loại chủ thể: người có vốn dư thừa và người cần được bù đắp nhu cầu vốn tạm thời thiếu, trên cơ sở sự tin tưởng lẫn nhau và trên nguyên tắc có hoàn trả lại cả vốn và lãi .

1.2.1.2. Bản chất của tín dụng

Một là: trong quan hệ tín dụng chỉ có sự chuyển giao quyền sử dụng đối với vốn tiền tệ / và hiện vật, chứ không có sự chuyển giao quyền sở hữu chúng;

Hai là: chỉ chuyển giao tạm thời, có nghĩa là chỉ có thời hạn nhất định;

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022