Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt - 15

Bảng V.4: Chấm điểm các chỉ tiêu thông tin phi tài chính của Công ty CP A bằng mô hình sửa đổi theo đề xuất của đề tài
Chỉ tiêuĐánh giáĐiểm
ban đầu
Trọng sốĐiểm
trọng số
1Trình độ quản lý và môi trường nội bộ  20% 
1.1Lịch sử tư pháp của người đứng đầu DN/Chủ DNLý lịch tư pháp tốt, chưa từng có tiền án, tiền sự1002%2
1.2Trình độ học vấn của người đứng đầu DN/Chủ DNĐại học802%1,6
1.3Kinh nghiệm, năng lực điều hành và chất lượng quản lý
của Chủ DN/Ban lãnh đạo
Kinh nghiệm và chất lượng quản lý ở mức khá, bộ máy lãnh đạo ổn định805%4
1.4Uy tín, quan hệ của Chủ DN
trên thị trường, với các cơ quan liên quan
Quan hệ bình thường604%2,4
1.5Môi trường kiểm soát nội bộ, cơ cấu tổ chức của DNCác quy trình kiểm soát nội bộ được thiết lập nhưng không được cập nhật và kiểm tra thường xuyên. Cơ cấu tổ
chức tốt
802%1,6
1.6Môi trường nhân sự nội bộ
của doanh nghiệp
Khá603%1,8
1.7Tầm nhìn chiến lược kinh doanh của doanh nghiệpCó tầm nhìn và chiến lược kinh doanh, tuy nhiên tính khả thi trong 1
số trường hợp còn hạn chế
602%1,2
2Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp  10% 
2.1Triển vọng phát triển ngànhỔn định602%1,2
2.2Ảnh hưởng từ chính sách của Nhà nước, Chính phủ, Chính
quyền địa phương
Không có chính sách riêng hoặc không chịu ảnh hưởng nhiều từ chính
sách (nếu có)
403%1,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt - 15

Bảng V.4: Chấm điểm các chỉ tiêu thông tin phi tài chính của Công ty CP A bằng mô hình sửa đổi theo đề xuất của đề tài
Chỉ tiêuĐánh giáĐiểm
ban đầu
Trọng sốĐiểm
trọng số
2.3Tính ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vàoTương đối ổn định hoặc có biến động nhưng ít ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của doanh
nghiệp
602%1,2
2.4Khả năng sản phẩm của doanh nghiệp bị thay thế bởi các "sản phẩm thay thế" theo đánh
giá của CBĐG
Tương đối khó801%0,8
2.5Khả năng gia nhập thị trường (cùng ngành/ lĩnh vực kinh doanh)của các doanh nghiệp
mới theo đánh giá của CBĐG
Khó, đòi hỏi đầu tư vốn và lao động lớn, trình độ cao801%0,8
2.6Mức độ phụ thuộc của hoạt
động kinh doanh của DN vào các điều kiện tự nhiên
Rất ít phụ thuộc1001%1
3Quan hệ với TCTD  24% 
3.1Tình hình nợ quá hạn/ tổng dư nợ tại hiện tại của DN tại các
TCTD
0%1004%4
3.2Số lần Cơ cấu lại nợ, Chậm trả lãi, Số lần các cam kết mất khả năng/chậm thanh toán trong 12 tháng qua tại các
TCTD
0 lần1004%4
3.3Lịch sử trả nợ của DN với
Ngân hàng Liên Việt
Luôn trả nợ đúng hạn1004%4
3.4Sử dụng vốn vay sai mục đích
khi vay vốn tại Ngân hàng Liên Việt
Chưa từng sử dụng vốn sai mục đích1003%3
3.5Tỷ trọng số dư tiền gửi bình quân (trong 12 tháng qua)/ Dư nợ bình quân của doanh nghiệp tại Ngân hàng Liên
Việt (trong 12 tháng qua)
<2%204%0,8
3.6Số lượng trung bình các giao
dịch với Ngân hàng Liên Việt
3 - 4605%3
4Các đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp  46% 
4.1Vị thế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trườngĐang tạo dựng hình ảnh. Sản phẩm/dịch vụ chiếm thị phần nhỏ. Sức ép cạnh tranh lớn, khả năng cạnh
tranh ở mức trung bình.
405%2
Bảng V.4: Chấm điểm các chỉ tiêu thông tin phi tài chính của Công ty CP A bằng mô hình sửa đổi theo đề xuất của đề tài
Chỉ tiêuĐánh giáĐiểm
ban đầu
Trọng sốĐiểm
trọng số
4.2Phạm vi hoạt động của doanh
nghiệp (phạm vi tiêu thụ sản phẩm)
Chỉ trong phạm vi Việt nam hoặc cả phạm vi biên giới lân cận804%3,2
4.3Mối quan hệ với nhà cung cấpCó lệ thuộc, tuy nhiên vẫn có khả năng thu xếp nếu có biến động từ nhà cung cấp603%1,8
4.4Mối quan hệ với đối tác đầu raMối quan hệ bình thường, hai bên đều
cần dựa vào nhau để cùng phát triển
605%3
4.5Chất lượng báo cáo tài chínhBáo cáo trung thực, đầy đủ, gửi đúng hạn nhưng không được kiểm toán độc
lập
605%3
4.6Áp dụng mô hình quản lý hiện đại (ISO) và quy trình công nghệ tiên tiếnKhông áp dụng202%0,4
4.7Thành tích được công nhận
rộng rãi
Chưa từng nhận được các giải thưởng
của các tổ chức
202%0,4
4.8Xu hướng lưu chuyển tiền
thuần
Có xu hướng giảm (lưu chuyển tiền
thuần trong kỳ dương)
603%1,8
4.9Tốc độ tăng trưởng doanh thu quý đánh giá so với cùng kỳ năm
trước
Không tăng trưởng602%1,2
4.10Mức độ bảo hiểm của tài sản
có thể tổn thất
<50%603%1,8
4.11Sự phân tách nhiệm vụ,
quyền lực trong ban lãnh đạo doanh nghiệp
Có phân tách nhưng chưa đầy đủ và hợp lý603%1,8
4.12Khả năng trả nợ gốc trung và dài hạn≥ 1 lần602%1,2
4.13Đa dạng hóa ngành nghề, lĩnh
vực kinh doanh
Đa dạng hóa quanh lĩnh vực cốt lõi1002%2
4.14Nguồn trả nợ của DN theo đánh giá của CBĐGNguồn trả nợ đáng tin cậy, doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả nợ
đúng hạn
1005%5
Tổng điểm trọng số68,2
(Nguồn: Chấm điểm theo mô hình đề xuất của đề tài)
Bảng V.5: Điểm tổng hợp XHTD doanh nghiệp của Công ty CP A bằng mô hình sửa đổi theo đề xuất của đề tài
STTChỉ tiêuĐiểm chưa nhân tỷ trọngTỷ trọngĐiểm đã nhân tỷ trọng
1Chỉ tiêu tài chính59,230%17,8
2Chỉ tiêu dự báo1230%3,6
3Chỉ tiêu phi tài chính68,255%37,5
 Tổng điểm 100%58,9
(Nguồn: Chấm điểm theo mô hình đề xuất của đề tài)

THUYẾT THIÊN NGA ĐEN

Trước kia, người ta đã tin rằng tất cả các thiên nga đều trắng. Nhưng cho đến khi khám phá ra thiên nga đen tồn tại trên đời (ở Úc), người ta mới bỏ đi suy nghĩ như màu trắng của thiên nga.

Thuyết Thiên nga đen của Nassim Taleb, một giáo sư toán tài chính tại trường đại học New York, đã chỉ ra rằng, “thiên nga đen” nằm bên dưới gần như mọi thứ về thế giới của chúng ta, “Tất cả chúng ta đều nhắm mắt làm ngơ trước các biến cố hiếm hoi và cứ ảo tưởng mình có thể tiên đoán mọi rủi ro, mọi cơ hội”. Một khi sự bất định tồn tại trong mọi hiện tượng xung quanh chúng ta, đặc biệt là trên thị trường tài chính, khi các sự kiện có sắc xuất xảy ra thấp nhưng có khả năng gây ra tổn thất lớn lại có thể tồn tại ở mọi nơi mọi chỗ, các nhà đầu tư liệu có nên tin vào các dự báo của các nhà phân tích khi các bản dự báo này thường không thể chỉ ra các nguy cơ bất định và như đã được chứng minh là đôi khi có những sai sót cố tình.

Taleb cho rằng con người có xu hướng bỏ qua các biến cố lớn với xác suất thấp bởi các chuyên gia thường đưa ra dự báo dựa vào các mối liên hệ đã được quan sát trong quá khứ. Dự báo kinh tế bấy lâu nay còn tương đối chính xác là do người ta cùng chia sẻ một niềm tin rằng nếu làm như thế này sẽ có kết quả như thế kia.

Chẳng hạn, nếu hạ lãi suất, người dân sẽ vay tiền làm ăn nhiều hơn. Taleb tin rằng bộ não con người phù hợp với một thế giới đơn giản hơn là thế giới phức tạp như ngày nay. Con người vẫn có xu hướng thấy, tin và nhớ lâu những dữ kiện củng cố suy nghĩ của chúng ta, những sự kiện phù hợp với dự đoán của con người về tương lai. Thế nhưng khi bỗng khủng hoảng kinh tế tài chính nổ ra, mọi giá trị bị đảo lộn, niềm tin biến mất, và mọi dự báo hóa ra đều sai lầm.

Taleb cũng cho rằng các biến cố lớn thường xảy ra trong tài chính hơn ở ngoài đời và đưa ra ví dụ: “Nếu ta lấy ngẫu nhiên từ dân số toàn cầu hai người có chiều cao tổng cộng là 3,4 m. Xác suất mỗi người cao bao nhiêu? Câu trả lời “3 m và 0,4 m” là không tưởng và xác suất cao nhất là 1,7 m và 1,7 m. Nhưng trong tài chính, sự việc lại ngược lại. Nếu cũng lấy ngẫu nhiên từ dân số toàn cầu hai người có tổng tài sản là 14 triệu bảng Anh. Xác suất dễ xảy ra nhất không phải là mỗi người có 7 triệu bảng mà thông thường là 5.000 bảng một bên và bên kia là 13.5 triệu bảng”. Con người có thể tính toán chính xác đến từng giây lúc nào có nhật thực nhưng cũng chịu, không thể dự báo chính xác ngày mai giá chứng khoán sẽ như thế nào.

Đó là do mọi quy luật kinh tế đều phải chiếu qua lăng kính tâm lý con người để rồi biến đổi khôn lường như chiếc kính vạn hoa.

Trong tài chính, con người chúng ta vẫn tin vào các dự đoán của các chuyên gia, và đó là một vấn đề gọi là “khẳng định mệnh đề” (confirmation bias). Khi mà các dự đoán của chuyên gia được đưa ra thường xuyên và có hệ thống, và giả sử khi thị trường ổn định, các dự đoán chuyên gia đó đúng, con người sẽ tin vào mệnh đề dự đoán của các chuyên gia là đúng.

Và khi đó, con người sẽ luôn tìm các bằng chứng khẳng định mệnh đề đó là đúng, và rồi tất nhiên nó sẽ đúng. Lúc giá dầu thô vọt lên đỉnh 147USD/thùng, có ai dám nói nó sẽ rớt xuống dưới mức 50 đôla chỉ trong vòng bốn tháng? Hay như ở Việt nam, lúc VnIndex lên tới 1200 điểm, có ai dám nghĩ rằng nó sẽ hạ đến mức dưới 300 điểm chỉ hơn 1 năm sau đó? Nhưng khi những biến cố không dự báo xảy ra, khủng hoảng tài chính chẳng hạn, các dự đoán sai liên tục, con người bắt đầu nghi ngờ và xây dựng lại các mệnh đề của mình.

Nhiều người trong giới tài chính cho rằng tính toán dự báo tài chính luôn liên tục cập nhật thông số mới để đưa ra dự báo mới chứ không làm lơ như cáo buộc của Taleb. Nhưng Taleb cũng cho rằng những cập nhật đó vẫn là dựa vào quá khứ, nên không dự báo được những cái “không bình thường” hay “cực độ” mà ông nói tới.

Sự ra đời của “Thuyết thiên nga đen”, cũng như sự cảnh tỉnh của các nhà chính sách đối với chất lượng của các bản xếp hạng tín nhiệm cho thấy một kết luận chung rằng, thị trường tài chính (hay cuộc sống của chúng ta cũng vậy) luôn phức tạp hơn những gì mà chúng ta đã nghĩ về nó. Sự tỉnh táo của các nhà đầu tư mới là cơ sở quan trọng nhất để quyết định hiệu quả hoạt động của họ (chứ không phải tin tưởng một cách mù quáng vào các bản xếp hạng).

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 17/11/2021
Trang chủ Tài liệu miễn phí