đến 72,81%. Năm 2013, nợ xấu của thành phần này là 1,894 triệu đồng, giảm 401 triệu đồng, tương ứng giảm 17,47%, chiếm 86,72% trong cơ cấu nợ xấu của chi nhánh.
Xét theo các nhóm nợ:
- Nợ nhóm 3 tại chi nhánh năm 2011 là 688 triệu đồng, chiếm 18,51%, sang năm 2012 là 748 triệu đồng, tăng 60 triệu đồng với tỷ lệ tăng 8,72%. Năm 2013, nợ xấu nhóm này là 519 triệu đồng, tỷ lệ giảm 30,61% so với năm 2012, chiếm 23,76% trong tổng dư nợ xấu.
- Nợ nhóm 4 năm 2012 là 993 triệu đồng, tăng 63 triệu đồng so với năm 2011 với tỷ lệ tăng là 6,77%. Năm 2013, nợ xấu thuộc nhóm này là 405 triệu đồng, giảm đến 588 triệu đồng, với tỷ lệ giảm là 59,21% - một tỷ lệ giảm đáng kể.
- Nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu. Năm 2011, dư nợ thuộc nhóm 5 là 2.099 triệu đồng, giảm còn 1.411 triệu đồng năm 2012, giảm 688 triệu đồng, tương ứng giảm 32,78% so với năm 2011. Sang năm 2013, nợ nhóm 5 tiếp tục giảm còn 1.260 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 57,69% trong tổng nợ xấu.
Biểu đồ 2.8: Nợ xấu phân theo nhóm nợ tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện
Diên Khánh Khánh Hòa (2011-2013)
triệu đồng
2.500
2.000
1.500
1.000
500
0
2011
2012
2013
NHÓM 3 NHÓM 4 NHÓM 5
Nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh,
dịch bệnh, mất mùa nên dẫn tới không trả nợ ngân hàng kịp thời hạn đã cam kết.
Bên cạnh đó, còn có một số trường hợp do công tác thẩm định chưa chặt chẽ, công
tác kiểm tra giám sát vốn vay chưa kịp thời nên dẫn tới phát sinh nợ xấu.
Tuy nhiên, nợ xấu tại chi nhánh giảm qua các năm cho thấy sự cẩn trọng hơn trong việc thẩm định hồ cho vay tại chi nhánh trong tình hình kinh tế khó khăn, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu trong nhưng năm qua cũng mang đến nhiều rủi ro mất vốn kinh doanh, tăng khoản chi phí dự phòng rủi ro cho chi nhánh.
2.2.3 Các hoạt động dịch vụ khác:
- Bảo lãnh: doanh số bảo lãnh trong kỳ năm 2013 là 122 món với số tiền là
17.177 triệu đồng tăng so với năm 2012 là 10.369 triệu đồng. Phí thu được từ hoạt động bảo lãnh là 158 triệu đồng.
- Dịch vụ chuyển tiền trong nước: doanh số thực hiện năm 2013 là 176.840 món, số tiền 2.666.769 triệu đồng, phí thu được trong năm là 1.289 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 115 triệu đồng.
- Chuyển tiền Western Union: năm 2013 chi nhánh đạt doanh số chi trả bằng USD là 232.497 USD, chi trả bằng VND là 1.982 triệu đồng, hoa hồng thu được là 64 triệu đồng.
- Hoạt động mua bán ngoại tệ với doanh số mua năm 2013 là 239.261 USD, doanh số bán ra là 239.635 USD.
- Phát hành thẻ ATM: trong năm 2013 chi nhánh đã phát hành thêm 2.557 thẻ ghi nợ nội địa mới, 51 thẻ ghi nợ quốc tế mới và 10 thẻ tín dụng quốc tế mới.
- Dịch vụ thu hộ tiền điện: doanh số năm 2013 đạt được 2.638 triệu đồng.
- Bảo an tín dụng: năm 2013 số khách hàng được bảo hiểm là 1.337 với doanh số cho vay được bảo hiểm lên đến 34.918 triệu đồng, tăng 28.269 triệu đồng so với năm 2012.
Việc phát triển thẻ ATM qua mỗi năm đã thực hiện khá tốt, tuy nhiên số lượng thẻ phát hành vẫn chưa đạt kế hoạch được giao. Khách hàng mở thẻ chủ yếu là công nhân viên tại cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện có mở tài khoản tại chi nhánh. Người dân địa phương chưa có thói quen sử dụng thẻ
trong các hoạt động thanh toán, nhu cầu mở thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng còn thấp. Các hoạt động dịch vụ khác có mức phát triển còn chậm, doanh thu không cao.
2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh:
Bảng 2.8: Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHNo&PTNT
huyện Diên Khánh Khánh Hòa (2011-2013)
ĐVT: triệu đồng
2011 | 2012 | 2013 | 2012/2011 | 2013/2012 | ||||
+/- | % | +/- | % | |||||
Tổng thu nhập | 89.723 | 88.596 | 74.483 | -1.127 | -1,26 | -14.113 | -15,93 | |
Trong đó | + Thu lãi cho vay | 45.513 | 38.673 | 20.788 | -6.840 | -15,03 | -17.885 | -46,25 |
+ Thu phí điều vốn | 41.043 | 46.144 | 39.421 | 5.101 | 12,43 | -6.723 | -14,57 | |
+ Thu dịch vụ | 1.720 | 1.993 | 2.297 | 273 | 15,87 | 304 | 15,25 | |
Tổng chi phí (không tính lương) | 63.746 | 65.755 | 52.331 | 2.009 | 3,15 | -13.424 | -20,42 | |
Trong đó | + Chi trả lãi tiền gửi | 53.561 | 56.416 | 43.946 | 2.855 | 5,33 | -12.470 | -22,10 |
+ Chi trả lãi tiền vay | 3.905 | 2.458 | 1.318 | -1.447 | -37,06 | -1.140 | -46,38 | |
+ Chi dự phòng rủi ro tín dụng | 869 | 1.001 | 317 | 132 | 15,19 | -684 | -68,33 | |
Chênh lệch thu - chi (không tính lương) | 25.977 | 22.841 | 22.152 | -3.136 | -12,07 | -689 | -3,02 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Nhtm:
- Cơ Cấu Tổ Chức Của Chi Nhánh Nhno&ptnt Huyện Diên Khánh Khánh Hòa:
- Tình Hình Huy Động Vốn Nội Tệ Phân Theo Khách Hàng Tại Chi
- Kết Quả Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Chi Nhánh Nhno&ptnt Huyện Diên Khánh Khánh Hòa Qua 3 Năm (2011 – 2013):
- Tình Hình Dư Nợ Cvtd Phân Theo Thời Hạn Tại Chi Nhánh
- Tìm hiểu hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Diên Khánh Khánh Hòa - 11
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh
NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa )
Tổng thu và tổng chi phí không tính lương qua các năm đều giảm do lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn giảm theo lộ trình của NHNN.
Tổng thu năm 2012 là 88.596 triệu đồng, giảm 1.127 triệu đồng với tỷ lệ
giảm 1,26% so với năm 2011, năm 2013 giảm mạnh còn 74.483 triệu đồng, giảm
14.113 triệu đồng, tương ứng giảm 15,93% so với năm 2012.
Tổng chi phí không tính lương có biến động qua các năm. Năm 2012 tổng chi là 65.755 triệu đồng. Tuy chi nhánh đã cố gắng cắt giảm chi tiêu cho các hoạt động không cần thiết nhưng chi phí vẫn tăng lên, cụ thể tăng 2.009 triệu đồng so với năm 2011, chủ yếu do chi trả lãi tiền gửi tăng 2.855 triệu đồng do nguồn vốn huy động tăng. Năm 2013, chi giảm còn 52.331 triệu đồng, một phần do lãi suất huy
động giảm nên chi phí trả lãi tiền gửi đồng thời chi dự phòng rủi ro tín dụng cũng
giảm đáng kể.
Thu nhập giảm đi kết hợp với chi phí biến động qua 3 năm làm cho lợi nhuận của chi nhánh giảm. Lãi suất đầu ra vẫn còn cao trong khi nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn làm cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh thu hẹp sản xuất, không mạnh dạn vay vốn ngân hàng. Trong khi đó, chi nhánh chưa tận dụng hết nguồn vốn huy động được trong khi phải chi trả lãi cho nguồn vốn huy động làm cho chênh lệch thu – chi năm 2012 giảm mạnh đến 3.136 triệu đồng, tương ứng giảm 12,07% , nhưng sang năm 2013 giá trị giảm ít hơn, giảm 689 triệu đồng, tương ứng giảm 3,02%.
Mặc dù tình hình kinh tế - tài chính những năm qua không thuận lợi, gặp rất nhiều khó khăn, nhưng chi nhánh đã rất nỗ lực, cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ của ngân hàng cấp trên.
Biểu đồ 2.9: Tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh
triệu đồng
NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa (2011-2013)
90.000 | ||
80.000 | ||
70.000 | ||
60.000 | ||
50.000 | ||
40.000 | ||
30.000 | ||
20.000 | ||
10.000 | ||
0 | ||
2011 2012 | 2013 | |
Tổng thu nhập | Tổng chi phí (không tính lương) | Chênh lệch thu - chi (không tính lương) |
2.3 Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa:
2.3.1 Cơ sơ pháp lý về cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa:
Căn cứ quyết định số 1627/2001 QĐ – NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc NHNN V/v ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; quyết định số 28/2002/ QĐ – NHNN ngày 11/1/2002; quyết định số 127/2005/ QĐ – NHNN ngày 3 tháng 2 năm 2005 và quyết định số 783/2005/ QĐ – NHNN ngày 31 tháng 5 năm 2005 của Thống đốc NHNN V/v bổ sung một số điều của quyết định số 1627/2001 QĐ – NHNN.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 01/2009/TT-NHNN hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống.
Căn cứ điều lệ tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 117/QĐ – HĐQT – NHNo ngày 3 tháng 6 năm 2002 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam đã được Thống đốc NHNN chuẩn y tại Quyết định số 571/QĐ – NHNN ngày 5 tháng 6 năm 2002.
NHNo&PTNT Việt Nam ban hành quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15 tháng 06 năm 2010, kèm theo quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
Và các văn bản khác của NHNo&PTNT Việt Nam (Agribank) về việc cho
vay tiêu dùng.
Theo văn bản số 1090/NHNo-TD của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Khánh Hòa V/v: Hướng dẫn thực hiện cho vay phục vụ nhu cầu cá nhân không có TSBĐ, nguồn trả nợ từ tiền lương, phụ cấp và thu nhập khác do đơn vị công tác chi trả.
Do NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa là chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Khánh Hòa nên mọi hoạt động cho vay đều thực hiện theo văn bản chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, tức là NHNo&PTNT tỉnh Khánh Hòa.
2.3.2 Các quy định về hoạt động cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa:
2.3.2.1 Quy trình cho vay tiêu dùng thực hiện tại chi nhánh NHNo&PTNT
huyện Diên Khánh Khánh Hòa:
Kiểm soát
khoản vay
Người kiểm soát khoản vay
Quyết định biện pháp xử lý qua kiểm tra, giám sát
Người phê duyệt khoản vay
Phê duyệt khoản vay
Sơ đồ 2.3: Quy trình CVTD thực hiện tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa:
Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn
Thẩm định các điều kiện vay vốn
Lập tờ trình thẩm định cho vay
Người thẩm định khoản vay
Nhập kho TSBĐ
Xuất kho TSBĐ
Giao dịch viên
- Hạch toán nhập TSBĐ
- Giải ngân vốn vay.
- Quản lý hồ sơ.
Kiểm tra, giám sát khoản vay
Thu nợ lãi và gốc
Giải chấp tài sản đảm bảo
Người quản lý
khoản vay
Thủ kho
Đề nghị biện pháp xử lý qua kiểm tra, giám sát
Quy trình xét duyệt cho vay phải thực hiện qua 3 khâu độc lập:
- Người thẩm định khoản vay (người trình)
- Người kiểm soát khoản vay
- Người phê duyệt khoản vay
Quy trình xét duyệt cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa như sau:
Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn: Cán bộ thẩm định
có trách nhiệm
- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ
- Đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ
Thẩm định các điều kiện vay vốn: Cán bộ thẩm định có trách nhiệm:
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn
- Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn
- Tìm hiểu thông tin thông qua Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia - CIC, kiểm tra lịch sử giao dịch và đánh giá quan hệ tín dụng của khách hàng với chi nhánh cũng như với các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác.
- Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn về năng lực pháp luật, năng lực
hành vi dân sự và năng lực tài chính
- Thẩm định phương án phục vụ nhu cầu đời sống và khả năng trả nợ
- Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay
Lập báo cáo thẩm định cho vay: Cán bộ thẩm định khoản vay phải lập báo cáo thẩm định khoản vay, trong đó nêu cụ thể kết quả của quá trình thẩm định, đưa ra đề xuất cho vay hoặc không cho vay. Đề nghị mức cho vay, lãi suất, thời hạn cho vay và các nội dung khác về khoản vay hoặc lý do từ chối không cho vay.
Kiểm soát khoản vay: Người kiểm soát khoản vay là Trưởng phòng (Phó phòng) Phòng Kế hoạch kinh doanh tại trung tâm, hoặc Tổ trưởng tổ tín dụng tại các phòng giao dịch. Người kiểm soát khoản vay kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của bộ hồ sơ vay vốn, kiểm soát nội dung báo cáo thẩm định của cán bộ
thẩm định và đề xuất cho vay hoặc không cho vay hoặc yêu cầu báo cáo rõ thêm về khoản vay.
Phê duyệt khoản vay: Người phê duyệt khoản vay là Giám đốc (Phó giám đốc) chi nhánh, Giám đốc (Phó giám đốc) phòng giao dịch. Người phê duyệt khoản vay căn cứ vào hồ sơ khoản vay, báo cáo thẩm định, biên bản họp hội đồng tín dụng (nếu có) quyết định cho vay hay không cho vay hoặc yêu cầu báo cáo rõ thêm về khoản vay.
Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền, người phê duyệt khoản vay chấp
thuận cho vay và trình ngân hàng cấp trên.
Thời hạn thẩm định và phê duyệt cho vay các khoản vay tiêu dùng tối đa kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ, thông tin cần thiết như sau:
- Cho vay ngắn hạn và trung han: tối đa 3 ngày làm việc.
- Cho vay dài hạn: tối đa 7 ngày làm việc
Sau khi khoản vay được phê duyệt, người quản lý có trách nhiệm thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay từ chối cho vay của cấp có thẩm quyền.
Đối với khoản vay được phê duyệt đồng ý cho vay, người quản lý khoản vay tiến hành việc soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay; đề xuất giải ngân khoản vay; nhập, cập nhật số liệu trong bộ hồ sơ cho vay vào hệ thống, đảm bảo khớp đúng giữa hồ sơ giấy và hồ sơ trên IPCAS.
Giải ngân: Sau khi hồ sơ đã hoàn thành đủ điều kiện giải ngân được chuyển đến giao dịch viên làm thủ tục giải ngân tiền vay theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Giao dịch viên có trách nhiệm nhận và quản lý hồ sơ do bộ phận tín dụng bàn giao đồng thời hạch toán các nghiệp vụ: thế chấp tài sản, cho vay, thu nợ, thu lãi, phí, và giải chấp tài sản.
Kiểm tra, giám sát khoản vay: Ngân hàng có trách nhiệm và quyền kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dung, hợp đồng đảm bảo tiền vay. Cụ thể: