2.4.1.2 Vòng quay vốn tín dụng:
Bảng 2.14: Vòng quay vốn tín dụng CVTD tại chi nhánh NHNo&PTNT
huyện Diên Khánh Khánh Hòa (2011 – 2013)
ĐVT | 2011 | 2012 | 2013 | |
Doanh số thu nợ CVTD | triệu đồng | 42.878 | 45.179 | 57.186 |
Dư nợ CVTD bình quân | triệu đồng | 26.303 | 24.800 | 31.529 |
Vòng quay vốn tín dụng | vòng | 1,63 | 1,82 | 1,81 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nợ Xấu Phân Theo Nhóm Nợ Tại Chi Nhánh Nhno&ptnt Huyện
- Kết Quả Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Chi Nhánh Nhno&ptnt Huyện Diên Khánh Khánh Hòa Qua 3 Năm (2011 – 2013):
- Tình Hình Dư Nợ Cvtd Phân Theo Thời Hạn Tại Chi Nhánh
- Tìm hiểu hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Diên Khánh Khánh Hòa - 12
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa)
Năm 2011, vòng quay vốn tín dụng CVTD là 1,63 vòng, năm 2012 là 1,82 vòng, tăng 0,19 vòng và năm 2013 là 1,81 vòng. Vòng quay vốn tín dụng CVTD tại chi nhánh trong 3 năm đều lớn hợn 1, cho thấy tình hình đưa vốn vào cho vay tiêu dùng có hiệu quả.
2.4.1.3 Tỷ lệ nợ xấu:
Bảng 2.15: Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ CVTD tại chi nhánh NHNo&PTNT
huyện Diên Khánh Khánh Hòa (2011 – 2013)
ĐVT: triệu đồng
2011 | 2012 | 2013 | |
Nợ xấu CVTD | 299 | 150 | 103 |
Dư nợ CVTD | 22.688 | 26.912 | 36.146 |
Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ CVTD | 1,32% | 0,56% | 0,28% |
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh
NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa)
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ CVTD năm 2012 là 0,56%, giảm 0,76% so với năm 2011, đến năm 2012 tỷ lệ còn 0,28%. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ CVTD tại chi nhánh là rất nhỏ, cho thấy cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ít rủi ro, chất lượng khoản vay cao, thể hiện ngân hàng đã thực hiện tốt nghiệp vụ cho vay cũng như công tác thu nợ có hiệu quả.
Biểu đồ 2.15: Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ CVTD tại chi nhánh NHNo&PTNT
huyện Diên Khánh Khánh Hòa (2011 – 2013)
Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ CVTD
1.40%
1.20%
1.00%
0.80%
0.60%
0.40%
0.20%
0.00%
1.32%
0.56%
0.28%
2011 2012 2013
2.4.2 Nhận xét hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa:
2.4.2.1 Về chất lượng khoản vay:
Nợ xấu đối với cho vay tiêu dùng tại chi nhánh chiếm tỷ trọng nhỏ. Hoạt động này được đánh giá là có mức độ an toàn trong các đối tượng cho vay do món vay nhỏ lẻ, chủ yếu trả nợ từ tiền lương, đối với hộ gia đình vay tiêu dùng có tài sản thế chấp và đảm bảo khả năng trả nợ. TSBĐ chủ yếu là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất hoặc là quyền sử dụng đất có khả năng chuyển nhượng và dễ xử lý. Các khoản nợ xấu đều có khả năng thu hồi.
2.4.2.2 Về khả năng quản lý và giám sát rủi ro:
Rủi ro tín dụng:
Rủi ro lớn nhất trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng hiện nay là thiếu thông tin về thị trường bất động sản đối với các khoản cho vay cá nhân sửa chữa, mua sắm nhà cửa, do đó rất khó đánh giá chính xác khả năng trả nợ của các khách hàng khi không còn khả năng trả nợ, phải xử lý tài sản để thu hồi nợ. Vì vậy, các khoản vay này thường có rủi ro cao về việc khách hàng kéo dài thời hạn trả nợ. Tuy nhiên, hầu hết các khoản cho vay tiêu dùng, chi nhánh đều thẩm dịnh chặt chẽ, đảm bảo có nguồn trả nợ, chủ yếu là cam kết bảo đảm trả nợ bằng thu nhập ổn định hàng tháng của người vay và việc phải xử lý TSBĐ để thu hồi nợ rất ít xảy ra. Do đó, khả năng
quản lý và giám sát rủi ro của chi nhánh đối với các khoản cho vay này là khá chặt chẽ và hiệu quả.
CBCNV trong các cơ quan Nhà nước hoặc các doanh nghiệp là một nhóm đối tượng chủ yếu vay vốn tiêu dùng của chi nhánh. Đây là đối tượng có thu nhập ổn định, khi vay vốn có sự bảo lãnh của thủ trưởng cơ quan, đại diện công đoàn và nguồn trả nợ là tiền lương hàng tháng được trích một phần. Vì vậy, rủi ro tín dụng của nhóm khách hàng này được hạn chế.
Đối tượng hộ gia đình vay vốn tiêu dùng cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ, nhu cầu vay vốn chủ yếu là xây dựng, sửa chữa nhà ở, vay vốn có thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Đa số những hộ vay này có thu nhập từ sản xuất – kinh doanh ổn định và có khả năng trả nợ cho chi nhánh đúng hạn, do đó các món vay đều có rủi ro thấp, phản ánh thực tế là nợ quá hạn hầu như bằng không, phần lớn vốn vay được thu hồi đầy đủ.
Rủi ro lãi suất: do chi nhánh cho vay theo lãi suất thả nổi nên rủi ro lãi suất rất hạn chế.
Rủi ro tỷ giá: không có rủi ro vì chi nhánh chỉ thực hiện cho vay bằng VND
2.4.2.3 Về khả năng thu hồi vốn:
Do quá trình thẩm định chặt chẽ, giá trị tài sản bảo đảm nợ vay rất cao so với dư nợ cho vay, nên hầu hết các khoản cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh đều có khả năng thu hồi được nợ. Tất cả các khoản vay tiêu dùng chi nhánh đều định kỳ hạn trả nợ theo hàng tháng hoặc hàng quý nên chi nhánh có thể kiểm tra, giám sát được nguồn thu nhập của khách hàng và xử lý kịp thời, hạn chế rủi ro.
2.4.2.4 Về cơ cấu cho vay:
Cơ cấu cho vay theo mục đích sử dụng vốn vay chưa đồng đều nhưng chi nhánh cũng đã chú trọng tới việc mở rộng danh mục cho vay. Chủ yếu tập trung vào cho vay mua phương tiện đi lại, kế đến là cho vay mua sắm vật dụng sinh hoạt gia đình và sửa chữa nhà ở. Việc cho vay tiêu dùng làm phong phú thêm loại hình cho vay, đối tượng cho vay của chi nhánh, tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng tín dụng, tăng vòng quay vốn tín dụng, phân tán và giảm thiểu rủi ro tín dụng chung.
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO
VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN DIÊN KHÁNH KHÁNH HÒA
3.1 Các mục tiêu kinh doanh cụ thể của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa:
Mục tiêu mà chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa đề ra đến cuối năm 2014 là:
- Vốn huy động đến cuối năm 2014:
Nội tệ: 793.000 triệu đồng.
Ngoại tệ: 275.000 USD.
- Tổng dư nợ đến cuối năm 2014: 292.000 triệu đồng
- Dư nợ vốn thông thường: 280.000 triệu đồng, dư nợ vốn ủy thác: 12.000
triệu đồng.
- Tỷ lệ nợ xấu: 0.70%.
Riêng đối với lĩnh vực hoạt động cho vay tiêu dùng, ngân hàng định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ này sẽ mở rộng trong tương lai, phát triển CVTD nhằm nâng cao hiệu quả, tạo nguồn thu lớn hơn cho ngân hàng, đặt mục tiêu trở thành ngân hàng hàng đầu về cung ứng sản phẩm dịch vụ cá nhân. Vì vậy, NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa trong thời gian tới sẽ chú trọng phát triển, mở rộng đối tượng khách hàng cho vay tiêu dùng, đồng thời khai thác các thị trường khách hàng tiềm năng trên địa bàn huyện, mở rộng quy mô hoạt động ngân hàng và tạo nguồn thu cho ngân hàng. Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của các nhóm khách hàng này, ngân hàng cũng sẽ quan tâm tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng, đồng thời phát triển và hoàn thiện các loại hình sản phẩm cho vay tiêu dùng, tạo nên hệ thống sản phẩm dịch vụ cung ứng liên kết cho các khách hàng cá nhân, giúp cho khách hàng có thể hưởng những lợi ích đầy đủ từ các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa:
Kiến nghị 1: Mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng
Những khách hàng thường xuyên hiện nay mà chi nhánh đang thực hiện cho vay tiêu dùng (như đội ngũ giáo viên, y tế, lực lượng CBCNV hành chính sự nghiệp có thu nhập ổn định) lại chỉ chiếm một phần nhỏ trong dân cư. Trong khi đó trên địa bàn huyện Diên Khánh, những người cũng có nhu cầu vay tiêu dùng như buôn bán nhỏ, các hộ gia đình ở nông thôn, người làm việc tại các công ty tư nhân, công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài lại ít được ngân hàng quan tâm vì các đối tượng này khó thu thập được thông tin chính xác, thu nhập không ổn định. Tuy nhiên, nếu so sánh về mặt số lượng cán bộ công nhân viên của cơ quan Nhà nước với các công ty này thì chênh lệch nhau khá nhiều, các doanh nghiệp tư nhân, liên doanh có nhiều người có thu nhập khá cao và ổn định.
Vì vậy, đây chính là nguồn khách hàng có tiềm năng rất lớn mà chi nhánh cần có chính sách để khai thác nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của mình.
Kiến nghị 2: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay Trong quá trình thẩm định:
Chi nhánh nên chú trọng hơn trong thực hiện kiểm tra hồ sơ vay vốn, xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của phương án, khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng và các điều kiện cho vay tiêu dùng của khách hàng.
Thực tế tại chi nhánh, vẫn còn tồn tại một số sai sót trong việc kiểm tra hồ sơ vay vốn như thiếu giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn, giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập của khách hàng, thẩm định tài sản bảo đảm chưa chặt chẽ. Có trường hợp TSBĐ là nhà ở gắn liền với đất thuộc sở hữu của khách hàng mới chỉ có xác nhận của UBND xã mà chưa được ghi nhận sở hữu tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất. Điều này dễ xảy ra tranh chấp khi xử lý TSBĐ để thu nợ trong trường hợp
khách hàng không trả được nợ.
Trong quá trình phát tiền vay:
Thực tế ở chi nhánh, trong quá trình hậu kiểm, mặc dù không nhiều nhưng vẫn còn sai sót trên những hồ sơ chứng từ giải ngân. Ví dụ như thiếu chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn hoặc chứng từ giải ngân còn tính toán sai về mặt số học, thiếu chữ ký của các bộ phận liên quan hoặc của người có thẩm quyền...
Vì vậy cán bộ quản lý khoản vay trước khi giải ngân nên kiểm tra lại mục đích, đối tượng vay vốn xem có phù hợp với mục đích đối tượng vay vốn trong hợp đồng tín dụng hay không, kiểm tra mức cho vay, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ vay vốn, hồ sơ đảm bảo nợ vay. Mục đích khi thực hiện công tác kiểm tra này là một lần nữa phát hiện ra những sơ hở, sai sót của những khâu trước để có những biện pháp khắc phục, chỉnh sửa kịp thời.
Sau khi giải ngân:
Kiểm tra sau là một khâu của qui trình tín dụng, thực hiện điều này là công việc rất quan trọng đối với CVTD. Do đặc điểm của các món vay tiêu dùng thường phát sinh không thường xuyên, các món vay xảy ra một lần và kéo dài tới vài ba năm, vì vậy công tác kiểm tra và thăm hỏi khách hàng phải được thực hiện thường xuyên. Việc kiểm tra sau khi giải ngân không chỉ nhằm mục đích truyền thống là kiểm tra tính trung thực trong việc sử dụng vốn vay theo đề xuất khi vay mà còn nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cũng như phát hiện nhu cầu mới của khách hàng. Mở rộng khách hàng mới bằng việc khai thác khách hàng cũ là một việc nên làm. Đồng thời việc thường xuyên thăm hỏi khách hàng sẽ là một kênh thông tin phản hồi rất chính xác về chất lượng và vị thế của sản phẩm. Các thông tin này sẽ giúp cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ và làm cơ sở để mở rộng CVTD.
Thực tế tại chi nhánh, việc kiểm tra sau giải ngân chưa được chú trọng, thường chỉ kiểm tra qua loa, đại khái nhất là đối với khách hàng vay trả nợ từ tiền lương, thu nợ qua tài khoản tại chi nhánh. Một phần do tính chủ quan của CBTD tin tưởng vào khả năng trả nợ của khách hàng nên không chú trọng việc kiểm tra sử
dụng vốn vay, việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng không kịp thời. Vì vậy, CBTD nên tăng cường công tác kiểm tra sau, để trong quá trình giám sát phát hiện nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, khả năng trả nợ suy giảm hoặc tài sản không đủ để đảm bảo khoản vay thì có hướng xử lý, hoặc tạm dừng cho vay hoặc tiếp tục bổ sung tài sản đảm bảo vốn vay, hoặc thu hồi nợ trước hạn... Có như vậy mới nâng cao được năng lực thẩm định, kiểm tra, giám sát tín dụng và quản lí rủi ro để đảm bảo an toàn và hiệu quả tiền vay, ngăn ngừa, hạn chế phát sinh nợ xấu.
Kiến nghị 3: Tăng cường đầu tư cơ sơ vật chất, hiện đại hóa công nghệ ngân
hàng
Đổi mới hiện đại hoá công nghệ ngân hàng là yêu cầu cấp thiết của hầu hết các ngân hàng hiện nay nếu như họ muốn tồn tại và phát triển. Đổi mới công nghệ ngân hàng không chỉ đơn thuần là trang thiết bị kỹ thuật hiện đại mà nó phải gắn với việc đổi mới qui trình dịch vụ của ngân hàng. Thời gian trước đây khách hàng phải tìm đến ngân hàng nhưng hiện nay có rất nhiều ngân hàng để khách hàng lựa chọn nên ngân hàng cần chủ động tìm đến khách hàng. Về tâm lý, khách hàng mong muốn tiến hành giao dịch với những ngân hàng có trụ sở kiên cố, bề thế, các trang thiết bị hiện đại. Những hình ảnh trên sẽ tạo cho khách hàng tin tưởng vào sự an toàn, thoải mái, thuận tiện khi giao dịch. Thủ tục thanh toán nhanh chóng, chất lượng sẽ thu hút thêm được nhiều thành phần kinh tế mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng. Từ đó sẽ làm cho số dư tiền gửi tăng thêm và chi phí của ngân hàng cho loại tiền gửi này cũng giảm xuống tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng tín dụng. Chính vì vậy, chi nhánh cần nâng cao cơ sở vật chất và các trang thiết bị cũng như cải tiến phương thức dịch vụ, thanh toán nhằm thu hút khách hàng.
Hiện nay tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa có 3 trụ sở giao dịch, tuy nhiên PGD thị trấn Diên Khánh nằm ở khu dân cư đông đúc, có nhiều cơ sở kinh doanh đang hoạt động… nhưng mặt bằng giao dịch còn chật hẹp, không gian làm việc chưa thoáng mát, việc sắp xếp quầy giao dịch chưa thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch nên đã hạn chế số lượng khách hàng đến giao dịch.
Vì vậy nếu có điều kiện, chi nhánh nên kiến nghị để sửa chữa hoặc xây dựng mới
trụ sở PGD thị trấn Diên Khánh cho khang trang, đàng hoàng hơn.
Bên cạnh đó, tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa chưa sắp xếp được bộ phận lễ tân để tiếp đón và hướng dẫn khách hàng đến giao dịch, chủ yếu khách hàng tự tìm đến giao dịch viên để thực hiện giao dịch. Đối với bộ phận khách hàng mới, lần đầu đến giao dịch, họ rất ngỡ ngàng và cảm thấy chưa được hài lòng vì không được quan tâm. Vì vậy, chi nhánh nên bố trí một quầy lễ tân để chào đón khách hàng và trang bị máy bấm số tự động để việc giao dịch thể hiện tính văn minh, khoa học cũng như phát triển thêm các dịch vụ tiên tiến cung ứng cho khách hàng, như giao dịch qua điện thoại, qua mạng máy tính cá nhân hoặc mở dịch vụ thông tin cho khách hàng đóng vai trò như một nhà tư vấn tài chính.
Kiến nghị 4: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng, yếu tố con người vẫn là yếu tố quyết định đến hiệu quả công việc, tất cả các mục tiêu của ngân hàng sẽ không thể đạt được nếu bản thân mỗi cán bộ không có lòng yêu nghề, tính trung thực trong công việc. Chi nhánh nên thường xuyên hỗ trợ, tổ chức đào tạo và tập huấn đội ngũ cán bộ để giúp họ nâng cao trình độ và ứng dụng tốt các quy định mới của Nhà nước và của ngân hàng về công tác tín dụng.
Trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, tại chi nhánh một số CBTD trẻ chưa có kinh nghiệm, chưa nắm vững các văn bản nghiệp vụ nên việc thẩm định chưa chặt chẽ, chưa chú trọng công tác kiểm tra sau, một số CBTD lớn tuổi chưa chuyên sâu trong kỹ năng về tin học nên hồ sơ còn chậm chạp, sai sót. Vì vậy, công tác tổ chức học tập nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm cũng như kỹ năng tác nghiệp là việc chi nhánh phải thường xuyên quan tâm để nâng cao trình độ cho cán bộ.
Bên cạnh đó đội ngũ nhân viên giao dịch ở các phòng ban như phòng kế toán, phòng ngân quỹ cũng cần được tiếp tục bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ, đặc biệt kỹ năng giao tiếp văn minh lịch sự, có sức thu hút, hoà nhã và tôn trọng