Kết Quả Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Chi Nhánh Nhno&ptnt Huyện Diên Khánh Khánh Hòa Qua 3 Năm (2011 – 2013):



- Chi nhánh phải thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân (bao gồm các khoản vay trong quyền quyết định cho vay và các khoản vay vượt thẩm quyền) lần đầu chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày giải ngân lần đầu đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại thị trấn Diên Khánh và chậm nhất trong vòng 60 ngày đối với cá nhân, hộ gia đình ở địa bàn các xã nông thôn.

- Kiểm tra, giám sát hiện trạng, tình hình biến động, thay đổi tài sản bảo đảm tiền vay (số lượng, giá trị…), tiến độ hoàn thành của tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay.

- Kiểm tra nguồn thu nhập của khách hàng vay; đánh giá tiến độ và khả năng

trả nợ.

- Thu thập thông tin, thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định

của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Xác định mức độ thiệt hại của khách hàng khi xảy ra rủi ro bất khả kháng.

Xử lý qua kiểm tra, giám sát: Tùy theo mức độ vi phạm của khách hàng qua kết quả kiểm tra, giám sát, chi nhánh được quyền xem xét quyết định xử lý tạm ngừng giải ngân, chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, hay khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm trước pháp luật theo từng trường hợp vi phạm của khách hàng.

Quản lý hồ sơ tín dụng, hạch toán cho vay, thu nợ: Theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, cán bộ thuộc phòng kế toán là giao dịch viên thực hiện hạch toán cho vay, thu nợ và quản lý các hồ sơ tín dụng theo văn bản quy định hiện hành của NHNo&PTNT Việt Nam. Cán bộ kho quỹ quản lý giấy tờ về tài sản. Cán bộ quản lý khoản vay quản lý các tài liệu còn lại của bộ hồ sơ cho vay.

Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay:

Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí… đề tất toán khoản vay. Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay có yêu cầu, CBTD soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình Trưởng phòng tín dụng kiểm soát và Trưởng phòng tín dụng trình lãnh đạo ký biên bản thanh lý.


Giải chấp tài sản bảo đảm:

- Trường hợp khách hàng hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ được bảo đảm bởi TSBĐ: giao dịch viên thực hiện thủ tục giải chấp tài sản và lập Phiếu xuất kho chuyển bộ phận kho quỹ làm thủ tục xuất kho và bàn giao hồ sơ tài sản theo quy định.

- Trường hợp khách hàng hoàn thành một phần nghĩa vụ trả nợ: giao dịch viên tiếp nhận đề nghị giải chấp từ bộ phận xử lý nghiệp vụ và thực hiện giải chấp như trường hợp trên.

2.3.2.2 Nguyên tắc vay vốn:

Khách hàng vay vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng.

- Hoàn trả nợ gốc, lãi vốn vay đầy đủ, đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

2.3.2.3 Mục đích vay vốn:

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa cho vay nhằm đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu hợp pháp của khách hàng. Theo thống kê tại chi nhánh, khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng cho những mục đích chính sau:

- Cho vay phục vụ nhu cầu mua sắm phương tiện phục vụ công tác, học tập, đi

lại.


- Cho vay phục vụ nhu cầu mua nhà ở, quyền sử dụng đất ở, nhu cầu xây

dựng, sửa chữa và nâng cấp nhà ở.

- Cho vay phục vụ nhu cầu mua sắm vật dụng sinh hoạt gia đình.

- Các nhu cầu tiêu dùng khác: du học, khám chữa bệnh, du lịch…

2.3.2.4 Điều kiện vay vốn:

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa xem xét và quyết định cho vay tiêu dùng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm

dân sự theo quy định của pháp luật.


+ Hộ gia đình, cá nhân cư trú (thường trú, tạm trú) tại địa bàn huyện Diên Khánh. Trường hợp người vay ngoài địa bàn huyện do Giám đốc chi nhánh Tỉnh xem xét, quyết định.

+ Cá nhân vay vốn phải có năng lực pháp luật dân sự và có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự

+ Đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với ngân hàng là chủ hộ hoặc người đại diện theo ủy quyền của chủ hộ. Người đại diện cho hộ gia đình phải có năng lực pháp luật dân sự và có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

Mức vốn tự có tham gia vào phương án vay vốn nhu cầu đời sống tối thiểu bằng 30% tổng nhu cầu vốn và phải là vốn tự có thực sự của khách hàng, không tính vốn coi như tự có.

Có nguồn thu nhập ổn định để trả nợ.

Không có nợ nhóm 4, nhóm 5 tại NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức

tín dụng khác.

- Có phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với qui định pháp luật

- Thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật và cùa NHNo&PTNT Việt Nam.

Riêng đối với khách hàng là cá nhân vay vốn không có TSĐB, nguồn trả nợ từ tiền lương, phụ cấp và thu nhập khác do đơn vị công tác chi trả và vay qua phương thức hạn mức thấu chi cần có thêm các điều kiện sau:

- Có tài khoản thanh toán và sử dụng thẻ ghi nợ của NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa, được trả lương qua tài khoản thanh toán NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa .

- Có thời hạn hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên và thời gian đã đóng BHXH tối thiểu 12 tháng (đối với người lao động của NHNo&PTNT Việt Nam thời gian đã đóng BHXH tối thiểu 6 tháng), và còn hiệu lực dài hơn thời gian vay vốn.



- Có thu nhập ổn định đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng; cam kết đồng ý để Cơ quan, đơn vị nơi người cho vay công tác trích thu nhâp/ NHNo&PTNT Việt Nam trích tài khoản tiền gửi của người vay mở tại NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa trả nợ theo định kỳ đã thỏa thuận hoặc khi người vay vi phạm quy định cho vay; được cơ quan, đơn vị nơi người cho vay công tác xác nhận trên hợp đồng vay vốn, đồng thời ký kết Hợp đồng trách nhiệm/Cam kết với NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa thực hiện chi trả tiền lương, thu nhập qua tài khoản mở tại NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa hoặc cam kết trích tiền lương trả nợ cho ngân hàng trước khi chi trả lương cho người lao động.

- Khách hàng có cơ quan, đơn vị thực hiện chi trả lương không thực hiện chi trả qua tài khoản tại NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa thì không có dư nợ cho vay sinh hoạt tiêu dùng, phục vụ đời sống với nguồn trả nợ từ tiền lương, phụ cấp ở các tổ chức tín dụng, NHTM khác tại thời điểm đặt quan hệ vay vốn.

- Người vay và đơn vị chi trả lương không có nợ quá hạn/ nợ xấu tại bất kỳ tổ

chức tín dụng nào tại thời điểm người vay đặt quan hệ vay vốn.

2.3.2.5 Bộ hồ sơ vay vốn:

Đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng phục vụ đời sống, bộ hồ sơ cho vay do ngân hàng và khách hàng lập như sau:

Hồ sơ pháp lý:

- Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu để đối chiếu với giấy đề nghị vay vốn và lưu bản photo;

- Giấy ủy quyền (nếu có) cho người đại diện (thành viên khác trong gia đình) giao dịch với ngân hàng.

Hồ sơ vay vốn:

- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án vay vốn nhu cầu đời sống.

- Đối với khách hàng là người hưởng lương, khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống phải có giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập ổn định (xác nhận của cơ quan quản lý lao động hoặc cơ quan quản lý chi trả thu nhập…). Ngân hàng có thể


thỏa thuận (bằng văn bản) với người vay vốn và các cơ quan trên về việc người vay ủy quyền cho cơ quan, đơn vị trích thu nhập của mình trả nợ cho ngân hàng;

- Báo cáo thẩm định (theo mẫu quy định cho từng loại);

- Tờ trình gửi ngân hàng cấp trên (nếu có).

- Các loại thông báo: Thông báo phê duyệt khoản vay, thông báo từ chối cho

vay, thông báo nợ đến hạn, quá hạn…;

- Hợp đồng tín dụng;

- Biên bản kiểm tra sau khi cho vay;

- Biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng (trường hợp nợ bị rủi ro);

- Các giấy tờ khác.

Hồ sơ TSBĐ:

- Các giấy tờ liên quan để chứng minh tính hợp pháp và giá trị tài sản bảo đảm theo quy định (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, Hợp đồng bảo hiểm tài sản, Đơn xác nhận tài sản là nhà ở gắn liền với Quyền sử dụng đất, báo cáo tiến độ hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai…).

- Hợp đồng bảo đảm tiền vay và các giấy tờ có liên quan đến hợp đồng;

2.3.2.6 Mức cho vay:

Khách hàng vay vốn cho nhu cầu tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống được

vay tối đa 70% trong tổng nhu cầu vốn.

- Đối với cho vay có đảm bảo bằng tài sản thì mức cho vay của ngân hàng tối đa là 75% giá trị tài sản bảo đảm đối với tài sản là bất động sản và 50% đối với tài sản là động sản. Nếu đảm bảo tài sản bằng cầm cố chứng từ có giá thì số tiền cho vay phụ thuộc vào giá trị của chứng từ cầm cố trên nguyên tắc: giá trị tài sản cầm cố vào thời điểm nợ vay đến hạn (kể cả trường hợp rút trước hạn) đủ để thanh toán toàn bộ số tiền vay, tiền lãi và các khoản phí khác (nếu có).

- Đối với cho vay không có TSĐB, nguồn tiền trả nợ từ tiền lương, thu nhập thi hạn mức cho vay tối đa không quá 15 tháng thu nhập từ tiền lương, phụ cấp và thu nhập khác của người vay.


2.3.2.7 Lãi suất cho vay:

Lãi suất CVTD được thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng và được ghi vào Hợp đồng tín dụng, bao gồm lãi suất trong hạn và lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn.

Căn cứ vào khung lãi suất cho vay được ngân hàng cấp tỉnh tính toán và ban hành xuống, chi nhánh qui định mức lãi suất cho vay phù hợp với điều kiện thực tế tại địa bàn đối với khách hàng theo loại thời hạn cho vay khác nhau

Hiện nay lãi suất CVTD mà ngân hàng đang áp dụng đối với cho vay ngắn

hạn là 12%/năm, đối với cho vay trung và dài hạn là 13%/năm.

Mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn do giám đốc chi nhánh quyết định theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn nhưng không vượt quá 150% lãi suất trong hạn đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong Hợp đồng tín dụng.

Để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng vì thời hạn cho vay kéo dài nên chi nhánh áp dụng lãi suất cho vay thả nổi, thời hạn điều chỉnh tối thiểu 3 tháng một lần để phù hợp với sự biến động lãi suất của thị trường từng thời kỳ và quy định của NHNN.

2.3.3 Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa qua 3 năm (2011 – 2013):

Hoạt động CVTD tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa bắt đầu thực hiện từ năm 2000 với việc cho vay đối với cán bộ công nhân viên, không có TSBĐ, thu nợ từ tiền lương hàng tháng nhằm thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ, nâng cao đời sống cán bộ nhân viên, và thúc đẩy sản xuất phát triển.

Việc cho vay không có TSBĐ chỉ áp dụng với đối tượng là CBCNV làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang… đảm bảo trả nợ từ tiền lương và thu nhập theo quy định tại văn bản số 1090/NHNo – TD của NHNo&PTNT tỉnh Khánh Hòa, còn đối với những hộ gia đình, cá nhân khác thì phải có TSĐB.


Tình hình hoạt động CVTD được phân tích cụ thể qua số liệu trên bảng 2.9 như sau:

Bảng 2.9: Tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh

NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa (2011 – 2013)

ĐVT: triệu đồng



CHỈ TIÊU

Năm

So sánh

2011

2012

2013

2012/2011

2013/2012

GT

%

GT

%

GT

%

(+/-)

%

(+/-)

%

DOANH SỐ

CHO VAY

337.457

100

343.611

100

333.586

100

6.154

1,82

-10.025

-2,92

Trong đó: CVTD

42.878

12,71

45.179

13,54

57.186

17,14

2.301

5,37

12.007

26,58

DOANH SỐ

THU NỢ

344.598

100

341.233

100

321.941

100

-3.365

-0,98

-19.292

-5,65

Trong đó: CVTD

49.510

14,37

40.955

12,72

47.952

14,89

-8.555

-17,28

6.997

17,08

DƯ NỢ

241.566

100

243.944

100

255.589

100

2.378

0,98

11.645

4,77

Trong đó: CVTD

22.688

9,39

26.912

10,53

36.146

14,14

4.224

18,62

9.234

34,31

NỢ XẤU

3.717

100

3.152

100

2.184

100

-565

-15,20

-968

-30,71

Trong đó: CVTD

299

8,04

150

6,87

103

4,72

-149

-49,83

-47

-31,33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Tìm hiểu hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Diên Khánh Khánh Hòa - 9

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh

NHNo&PTNT huyện Diên Khánh )

Biểu đồ 2.10: Tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Nợ xấu

60.000


50.000


40.000


30.000


20.000


10.000


0

2011

2012

2013

triệu đồng

NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa (2011-2013)


2.3.3.1 Xét về doanh số cho vay:

Doanh số cho vay tiêu dùng không ngừng tăng qua các năm, cao nhất là năm

2013, cụ thể như sau:

- Doanh số cho vay tiêu dùng năm 2011 là 42.878 triệu đồng, chiếm 12,71% trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh.

- Doanh số cho vay tiêu dùng năm 2012 là 45.179 triệu đồng, tăng 2.301 triệu đồng, tương ứng tăng 5,37% so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 13,54% trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh.

- Sang năm 2013, doanh số cho vay tiêu dùng đạt 57.186 triệu đồng, tăng

12.007 triệu đồng với tỷ lệ tăng 26,58% - tỷ lệ tăng cao nhất trong 3 năm, chiếm tỷ

trọng 17,14% trong tổng doanh số cho vay tại chi nhánh.

Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng bất ổn với đợt tăng trưởng nóng kéo dài từ tháng 11/2010 đến tháng 2/2011, kéo theo đó lạm phát gia tăng và luôn ở mức cao (đạt đến mức đỉnh 23% vào tháng 8/2011), giá cả các mặt hàng thiết yếu liên tục tăng đã tác động không ít đến tâm lý người dân trong việc chi tiêu, mua sắm.

Trước tình hình đó tháng 2/2011, Chính phủ công bố một loạt biện pháp bình ổn nền kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội – thể hiện một phần thông qua Nghị quyết

11. Điều này phần nào giúp người dân an tâm và tiếp cận với các gói cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

Cho nên từ số liệu của chi nhánh, ta có thể thấy được mặc dù doanh số cho vay của toàn chi nhánh có sự tăng giảm không ổn định nhưng doanh số cho vay tiêu dùng tăng qua các năm. Đó là một tín hiệu đáng mừng thể hiện chính sách bình ổn của Chính phủ đã chứng minh được tính hiệu quả đồng thời cho thấy tín dụng tiêu dùng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế của huyện Diên Khánh hiện nay, cùng với sự hình thành Khu đô thị Nam Sông Cái trong tương lai thi khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng trên địa bàn là rất lớn.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 18/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí