Tỷ Lệ Phân Loại Rác Thải Tại Hộ Gia Đình Và Bãi Chôn Lấp


tái chế. Ngoài rác thải có khả năng tái chế thì tất cả các thành phần rác thải sinh hoạt khác thường được các hộ gia đình bỏ chung vào túi nilon rồi thải ra môi trường dẫn đến khối lượng rác phải thu gom, xử lý lớn; đòi hỏi chi phí chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt tăng. CTR sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn do nguyên nhân sau:

+ Người dân chưa được hướng dẫn kỹ thuật phân loại rác tại nguồn. UBND xã, thị trấn trong huyện mới chỉ tuyên truyền khuyến khích nhân dân tự phân loại rác tại nguồn mà chưa đưa ra lộ trình cụ thể để thực hiện công việc này.

+ Người dân chưa được hướng dẫn phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt sau phân loại, chưa được hỗ trợ để áp dụng phương pháp xử lý rác thải hữu cơ như ủ phân compost, làm hầm biogas nên tất cả CTR sinh hoạt đều mang đi chôn lấp.

+ Ở các xã, thị trấn trong huyện chưa có phương tiện, nhân lực thu gom, xử lý riêng từng loại CTR sinh hoạt; cho nên nhân dân có phân loại được rác thì cơ sở hạ tầng cũng chưa đáp ứng yêu cầu để thu gom, xử lý riêng rác hữu cơ và rác vô cơ. Vì vậy, phân loại rác mới dừng lại ở biện pháp tuyên truyền khuyến khích người dân tự thực hiện.

b, Phân loại rác tại bãi chôn lấp

- Phân loại rác tại bãi chôn lấp: Theo Hướng dẫn của Sở TNMT, tại các xã đã được phân bổ kinh phí xây dựng bãi chôn lấp rác thải tập trung cho cả xã, nguyên tắc thiết kế chung cho các bãi chôn lấp này có hạng mục công trình phụ trợ như sân phơi rác, nhà phân loại rác nằm ngay trong khuôn viên của bãi chôn lấp. Theo quy định, rác được công nhân thu gom vận chuyển đến bãi chôn lấp, đổ ra sân phơi sau đó sẽ tiến hành phân loại rác, rác thải hữu cơ được chôn lấp tại ô chôn lấp hữu cơ, rác thải vô cơ sẽ được chôn lấp tại ô chôn lấp vô cơ. Tuy nhiên đến nay chưa có xã nào làm được công việc đó, rác thải vận chuyển về bãi được đổ thẳng xuống hố chôn lấp dẫn đến hố chôn lấp nhanh đầy, tuổi thọ BCL giảm, chi phí cho xử lý rác thải tăng. Nguyên nhân của việc chưa phân loại rác tại bãi chôn lấp:

- Rác thải không được phân loại tại nguồn, rác thải từ các hộ gia đình, cơ quan trường học ... với đủ loại các thành phần rác thải được để chung trong cùng


một túi nilon nên rất khó khăn cho người phân loại.


- Tần suất thu gom rác thải của các xã trung bình 2 lần/tuần nên khi rác được thu gom, vận chuyển đến bãi rác, rác thải hữu cơ đã bị phân hủy một phần tạo mùi hôi thối, vì vậy không thể tiến hành phân loại rác được.

- Tiền lương trả cho người thu gom hiện nay trung bình từ 600.000 đồng –

1.000.000 đồng/tháng chỉ đủ để trả công thu gom, vận chuyển rác. Phân loại rác là công việc độc hại, với tiền lương thấp như vậy sẽ không đáp ứng được nhu cầu.

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt huyện Trực Ninh không phân loại sẽ làm gia tăng khối lượng rác cần thu gom, sẽ tạo sức ép lên môi trường và sức ép cho bãi chôn lấp.

Để đánh giá công tác phân loại rác thải tại nguồn của huyện Trực Ninh, tác giả tổng hợp số liệu tại hình 3.3 sau:




50%



5%


10%


40%



Hộ gia

Chợ

đình

Tại

quan hành chính

bãi chôn lấp


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.


[Tác giả tổng hợp,2014] Hình 3.3. Tỷ lệ phân loại rác thải tại hộ gia đình và bãi chôn lấp

Qua hình 3.3 tỷ lệ rác thải được phân loại tại hộ gia đình chỉ có khoảng 5%; tại bãi chôn lấp chiếm tỷ lệ cao nhất 50%, sau đó tới cơ quan hành chính khoảng 40%. Đối với các hộ gia đình: đối với những rác thải hữu cơ họ có thể tận dụng cho chăn nuôi tuy nhiên rác thải vô cơ chưa được phân loại; Đối với rác thải ở chợ thì việc phân loại rác chưa có ai chịu trách nhiệm thực hiện.




35%


10%



12%


10%


33%



Rất quan trọng

Không quan trọng

Ít quan trọng

Bình thường


Quan trọng



[Tác giả tổng hợp,2014]

Hình 3.4. Đánh giá tầm quan trọng của người dân trong việc đổ rác đúng nơi quy định

Đánh giá tầm quan trọng ảnh hưởng của người dân trong việc đổ rác đúng nơi quy định được trình bày ở hình 3.4: Qua hình 3.4: 10% người được hỏi cho rằng vai trò của họ là không quan trọng, 35% cho rằng vai trò của họ là bình thường; 33 % cho rằng vai trò của họ là quan trọng; 10 % cho rằng vai trò của họ là ít quan trọng và chỉ có 12% cho rằng vai trò của họ là rất quan trọng.

c. Phương tiện thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt

Phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn ở các xã, thị trấn huyện Trực Ninh chủ yếu là các loại xe như sau: Xe đẩy tay, Xe tự chế (xe cải tiến, xe thồ, …), xe công nông. Đây là các phương tiện thô sơ, lạc hậu. Hình ảnh của phương tiện thu gom được cụ thể qua hình 3.5


Xe kéo tay thu gom rác Xe công nông Hình 3 5 Một số hình ảnh về xe chở rác 1


Xe kéo tay thu gom rác Xe công nông Hình 3 5 Một số hình ảnh về xe chở rác 2

Xe kéo tay thu gom rác

Xe công nông

Hình 3.5 : Một số hình ảnh về xe chở rác

Huyện Trực Ninh có 21 xã thị trấn trong đó có 228/385 xóm đã hình thành tổ thu gom tuy nhiên phương tiện thu gom ước tính trung bình mỗi xóm cần 1 xe đẩy tay để thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt cho 1 xóm, mà tổng số xóm của huyện Trực Ninh là 385 xóm trong khi mới có 228 xe chở rác, như vậy phương tiện thu gom rác của toàn huyện còn thiếu ít nhất 169 xe chở rác bên cạnh đó một số phương tiện thu gom đã bị hỏng không sử dụng được hoặc sử dụng sẽ không đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường khi thu gom,vận chuyển. Do đó, thiếu phương tiện thu gom, vận chuyển rác đang là thực trạng diễn ra hiện nay ở huyện Trực Ninh.

Thêm vào đó phương tiện thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt ở các xã, thị trấn còn chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh, đặc biệt xe chở rác cũ, xe bị hỏng nhưng vẫn được nhân dân tận dụng để vận chuyển rác, xe cải tiến chưa đúng quy cách cũng được đưa vào sử dụng. Xe cũ nát, thùng xe thủng, nước rỉ rác rò rỉ ra ngoài trong quá trình vận chuyển; thành xe thấp, không có bạt che, rác thải đầy dẫn đến tình trạng rơi vãi rác ra ngoài gây ô nhiễm môi trường. Đây cũng là vấn đề môi trường cần quan tâm, khắc phục trong thời gian tới.

Ở một số nơi đường vào bãi rác lầy lội trong ngày mưa nên xe đẩy tay không vào được, nhân dân phải dùng xe cải tiến để vận chuyển rác. Do vậy một số xã đã không sử dụng xe đẩy tay chở rác do UBND huyện cấp hỗ trợ cho các xóm trong thu gom, vận chuyển rác, gây ra lãng phí nguồn phương tiện mà không đem lại hiệu quả


đầu tư. Vì vậy, cần phải có sự khảo sát về địa hình, cơ sở hạ tầng giao thông, quãng đường vận chuyển để lựa chọn xe chở rác cho phù hợp .

3.1.4.2. Tình hình xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Trực Ninh

Qua điều tra đánh giá về phương thức xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Trực Ninh; được trình bày tại hình 3.6 sau:


0%10%


10%

Đổ rác tự phát




Bãi chôn lấp




Lò đốt rác


80%


Phương pháp khác


[Tác giả tổng hợp,2014] Hình 3.6. Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Trực Ninh

Qua hình 3.6 Chất thải rắn sinh hoạt ở các xã, thị trấn của huyện Trực Ninh được xử lý bằng phương pháp chủ yếu là phương pháp chôn lấp chiếm 80%, trong đó có những bãi rác tập trung và điểm đổ rác tự phát,ngoài ra rác thải sinh hoạt còn xử lý bằng các phương pháp khác như tự chôn lấp tại các hộ gia đình hoặc đốt rác thải ven sông, kênh, mương tuy nhiên việc sử dụng lò đốt rác thải sinh hoạt để xử lý rác thải sinh hoạt chưa được áp dụng trên địa bàn huyện.

Toàn huyện có 14/21 xã, thị trấn được đầu tư xây dựng bãi chôn lấp còn lại 6 xã chưa được đầu tư xây dựng nhưng cũng đã thành lập tổ thu gom rác thải và đưa ra bãi rác của các xóm nằm trong quy hoạch sử dụng đất hoặc được xóm tự quy định hoặc điểm đổ rác tự phát do nhân dân tự đổ ra, còn lại có 01 xã chưa thực hiện thu gom và cũng chưa có bãi chôn lấp.

Quy trình thu gom

Theo lịch thu gom rác đã được quy định, khi xe chở rác được công nhân thu gom đẩy qua các dong xóm, nghe thấy tiếng gò kẻng, nhân dân mang rác ra đổ. Sau


khi thu gom xong rác thải ở các khu vực được phân công, công nhân vệ sinh sẽ vận chuyển rác đến bãi chôn lấp rác để xử lý.

Thực trạng bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt của huyện

Huyện Trực Ninh được UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí sự nghiệp môi trường để xây dựng 17 bãi chôn lấp, xử lý rác thải cho 14 xã, thị trấn. Trong đó có 15 Bãi chôn lấp (BCL) của 13 xã, thị trấn xây dựng xong và đi vào hoạt động (TT Cổ Lễ, TT Cát Thành, xã Trực Mỹ, xã Trực Khang, xã Trực Thanh, xã Việt Hùng, xã Trực Hùng, xã Trực Hưng, xã Trung Đông (có 3 BCL), xã Trực Nội, xã Phương Định, xã Trực Cường, xã Trực Phú (BCL số 1)); 01 BCL xã Trực Đạo đang xây dựng ; 01 bãi của xã Trực Phú (bãi số 2) mới được đầu tư năm 2014 đang lập hồ sơ có liên quan để chuẩn bị thi công. Cụ thể được thống kê tại Bảng 3.4 như sau:

Bảng 3.4. Thống kê tình hình thu gom rác thải tại các xã, thị trấn.


Comment [T21]: Đường dẫn



TT


Tên xã/thị trấn XD Bãi chôn lấp, xử lý rác thải


Quyết định ĐTM

Tổng diện tích đất

(m2)

Thời gian triển khai


Tiến độ xây dựng, kết quả


1


Trung Đông

Trung Lao


x

5.000

2008

Đưa vào sử dụng năm 2008, tỷ lệ

rác trong hố chôn lấp là 90%.

Đông

Thượng

5.000

2008

Đưa vào sử dụng năm 2008, tỷ lệ

rác trong hố chôn lấp là 90%.

Trực Đông

5.000

2009

Đưa vào sử dụng năm 2009, tỷ lệ

rác trong hố chôn lấp là 90%.

2

TT Cổ Lễ

x

5.000

2009

Đưa vào sử dụng năm 2009, tỷ lệ

rác trong hố chôn lấp là 99%.

3

TT Cát Thành

x

5.000

2010

Đưa vào sử dụng năm 2009, tỷ lệ

rác trong hố chôn lấp là 80%.

4

Phương Định

x

3.000

2008

Đưa vào sử dụng năm 2009, tỷ lệ

rác trong hố chôn lấp là 70%.

5

Trực Nội

x

8.712

2010

Đưa vào sử dụng năm 2011, tỷ lệ

rác trong hố chôn lấp là 60%.


6


Trực Mỹ


x


12.645


2011

Đưa vào sử dụng năm 2012, tuy nhiên rác hầu như không đổ vào hố chôn lấp mà đổ ra ven đê khu

vực gần bãi chôn lấp.

7

Trực Khang

x

10.000

2011

Đưa vào sử dụng năm 2011, tỷ lệ

rác trong hố chôn lấp là 20%.


8

Trực Thanh

x

6.000

2011

Đưa vào sử dụng năm 2013, tỷ lệ

rác trong hố chôn lấp là 20%.

9

Việt Hùng

x

10.000

2012

Đưa vào sử dụng năm 2013, tỷ lệ

rác trong hố chôn lấp là 30%.

10

Trực Cường

x

10.000

2012

Xây dựng xong. Đưa vào sử

dụng tháng 6/2014.

11

Trực Hùng

x

10.000

2012

Xây dựng xong chưa nghiệm thu

12

Trực Hưng

x

10.000

2012

Đưa vào sử dụng năm 2013, rác

trong hố chôn lấp không đáng kể

13

Trực Đạo

x

10.000

2013

Đang xây dựng


14


Trực Phú

Bãi 1

0

5.000

2011

Đưa vào sử dụng năm 2012, tỷ lệ

rác trong hố chôn lấp là 70%.

Bãi 2

x

10.000

2014

Chưa xây dựng

[Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định, 2014] Các bãi chôn lấp của huyện được đầu tư xây dựng từ kinh phí sự nghiệp môi trường của tỉnh và một phần kinh phí đối ứng của địa phương. Các bãi chôn lấp có

đặc điểm chung như sau:

* Thiết kế, xây dựng BCL tập trung


- Xây dựng BCL tập trung do UBND xã là chủ đầu tư, UBND xã thuê đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thi công công trình. Bản vẽ thiết kế được Sở Xây dựng thẩm định và phê duyệt. Dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp này đều được đánh giá tác động môi trường và thẩm định theo trình tự quy định của pháp luật.

- Các bãi chôn lấp được thiết kế theo tiêu chuẩn TCXD 261:2001 tuy nhiên có bãi chôn lấp khoảng cách chưa đảm bảo ảnh hưởng tới khu dân cư như Trực Đạo.

- Cấu tạo của các bãi chôn lấp bao gồm: 2 ô chôn lấp trong đó có 1 ô chôn lấp rác thải vô cơ, 1 ô chôn lấp rác thải hữu cơ. Có hệ thống thu gom và xử lý nước rác bằng phương pháp sinh học là qua bể lọc ngầm và hồ sinh học. Ngoài ra còn có sân phơi rác, nhà phân loại rác, kho chứa chất thải nguy hại và các công trình bảo vệ khác như nhà bảo vệ, hệ thống giao thông nội bộ, tường bao quanh, hệ thống cây xanh...

- Diện tích các bãi chôn lấp khoảng từ 0,5 ha đến 1 ha; Vị trí và diện tích bãi chôn lấp phụ thuộc lớn vào tiềm năng đất đai và khả năng thu hồi đất đai của các xã.


* Thực trạng môi trường tại các bãi chôn lấp rác thải tập trung


- Các BCL được xây dựng với đầy đủ các hạng mục công trình nhưng khâu giám sát thi công chưa sâu sát dẫn đến hệ thống xử lý nước rác chưa đạt hiệu quả. Hệ thống thu gom nước rác kém, nước rác không chảy về các công trình xử lý nước rác như bể lọc ngầm được, nên nước rác tại các ô chôn lấp nhiều làm cho rác thải nổi lềnh bềnh trong ô chôn lấp.

- Thiết kế, xây dựng bãi chôn lấp có hai ô chôn lấp rác hữu cơ và vô cơ riêng biệt nhưng chưa có bãi rác nào chôn lấp được riêng biệt hai thành phần rác thải này, nguyên nhân do không phân loại được rác (như đã phân tích ở trên). Vì vậy, hiện nay rác thải đổ tập trung vào 1 ô chôn lấp, ô chôn lấp còn lại được người trông coi bãi rác tận dụng trồng cây.

Đối với các bãi chôn lấp được cấp kinh phí sự nghiệp môi trường, thì phần lớn đã xây dựng xong và đi vào hoạt động, tuy nhiên nhiều công trình xây dựng chưa đúng theo thiết kế, việc vận hành bãi chôn lấp hầu hết chưa đúng theo quy trình hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường. Qua kiểm tra tại 04 bãi chôn lấp tại các xã, thị trấn (TT Cổ Lễ, TT Cát Thành, xã Phương Định, xã Trực Mỹ) thì:

- 03/4 bãi chôn lấp của các xã, thị trấn xây dựng chưa đúng theo thiết kế: không xây dựng đủ các hố chôn lấp theo thiết kế (TT Cát Thành, xã Phương Định), đường nội tuyến của bãi chôn lấp xây dựng không đúng thiết kế (xã Phương Định), các hố chôn lấp không lót vải địa kỹ thuật (xã Trực Mỹ);

- 04/4 bãi chôn lấp vận hành không đúng theo quy trình hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường: rác thải thu gom không thực hiện phân loại, lu lèn, không đổ theo hình thức cuốn chiếu, không phun chế phẩm EM; rác thải thu gom đổ tràn lan cả lên đường nội bộ trong bãi rác (TT Cát Thành, TT Cổ Lễ) hoặc không đổ vào các hố chôn lấp mà đổ ra ven đê gần khu vực bãi chôn lấp (xã Trực Mỹ). Biểu thị tại hình 3.7 và 3.8 sau:

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí