Những Kinh Nghiệm Quản Lý Có Thể Áp Dụng Cho Tỉnh Nam Định


lượng rác thải. Như vậy, mỗi ngày vẫn còn hàng trăm tấn rác thải sinh hoạt bị xả trực tiếp ra môi trường [ Vi Ngoan, 2009].

1.2.3. Những kinh nghiệm quản lý có thể áp dụng cho tỉnh Nam Định

Qua các kinh nghiệm trong công tác quản lý chất thải rắn trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam, phương pháp tiếp cận chung của quy hoạch quản lý CTR áp dụng cho Nam Định cũng cần tuân theo hệ thống quản lý CTR tổng hợp, tích hợp dựa trên nguyên tắc giảm thiểu tại nguồn, tái sử dụng, tái chế trước khi đến bước loại bỏ chất thải cuối cùng là chôn lấp.

Tại Việt Nam nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng công tác thu gom và phân loại chất thải tại nguồn chưa được thực hiện sâu rộng. Rất nhiều địa phương đang thực hiện thử nghiệm phân loại CTR tại nguồn (một số đô thị lớn) nhằm giảm áp lực cho việc xử lý rác thải và nâng cao hiệu quả công tác tái chế. Vì vậy đây cũng là một cơ hội đối với Nam Định trong việc thực hiện công tác này.

Hơn nữa, để nâng cao năng lực thu gom xử lý chất thải thì mô hình quản lý chất thải rắn dựa trên công cộng đồng và xã hội hóa quản lý chất thải rắn cũng nên được khuyến khích áp dụng và nhân rộng trên địa bàn. Điều này vừa tạo ra nguồn lực cho xã hội vừa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trong bối cảnh ý thức bảo vệ môi trường của người dân Việt Nam chưa cao.

* Công nghệ xử lý chất thải trong nước

Hiện nay công nghệ Serafin và công nghệ An Sinh – ASC hiện đã được áp dụng tại Sơn Tây và TP Huế và bước đầu đã đạt được những hiệu quả nhất định trong công tác tái chế.

- Đối với công nghệ Serafin hiện đang trong giai đoạn bắt đầu thử nghiệm tại khu xử lý rác thải Xuân Sơn. Công nghệ này có thể tái chế CTR thành phân vi sinh, hạt nhựa mà có khả năng tái chế các phế thải xây dựng…thành gạch block sử dụng trong dải phân cách giao thông giảm lượng chất thải phải chôn lấp.

- Đối với công nghệ An Sinh – ASC đã được sử dụng tại Nhà máy xử lý rác thải Thủy Phương – Thừa Thiên Huế. Công nghệ này có thể tái chế chất thải thành phân vi sinh, hạt nhựa còn lại các chất trơ và phế thải xây dựng vẫn phải chôn lấp.


Comment [T13]: Ngoặc vuông


- Chôn lấp chất thải rắn: Chôn lấp là biện pháp xử lý cuối cùng trong quy trình xử lý CTR nói chung. Các bãi chôn lấp là nơi tiếp nhận tro xỉ của quá trình đốt rác và các loại rác chưa đủ điều kiện và khả năng tái chế và đốt. Đây là phương pháp không thể thiếu dù áp dụng bất kỳ phương pháp xử lý chất thải rắn nào.Ưu điểm của phương pháp này là xử lý được tất cả các loại chất thải rắn kế cả các CTR khác mà những phương pháp khác không xử lý được, linh hoạt trong quá trình sử dụng và chi phí đầu tư ban đầu thấp.

Việc lựa chọn công nghệ tái chế chất thải còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và khả năng ứng dụng chất thải của từng địa phương. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ Serafin sẽ giúp cho tỉnh Nam Định giảm diện tích, áp lực cho các khu xử lý CTR cho tỉnh đặc biệt là trong việc tìm vị trí và quỹ đất dành cho các bãi chôn lấp.

*Công nghệ xử lý chất thải rắn nước ngoài:

- Công nghệ khí hóa Plasma biến rác thải thành điện năng đây là công nghệ xử lý rác thải hiện đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới. Công nghệ xử lý Plasma an toàn cao cho môi trường, không khói độc hại và các chất lắng cặn độc hại như các lò đốt rác thông thường. Tuy nhiên công nghệ này cũng thải ra các khí như NOx, SOx tuy có thấp hơn các lò đốt khác nhưng cũng cần phải quan tâm xử lý. Vì là công nghệ sạch nên việc đầu tư cho việc xử lý một tấn rác tương đối cao, chi phĩ vận hành cao.

- Công nghệ đốt chất thải thu năng lượng của Singapore cũng là một công nghệ cần được quan tâm áp dụng tại tỉnh Nam Định. Ưu điểm của công nghệ này là có thể xử lý được nhiều loại chất thải như chất thải rắn sinh hoạt, CTR công nghiệp không nguy hại, bùn cặn đặc quánh.Sản phẩm của quá trình xử lý này là khôi phục, tái tạo năng lượng thông qua quá trình chuyển đổi năng lượng đốt thành điện năng. Mặt khác, tro của quá trình xử lý cũng được tận dụng để làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên chi phí vận hành cao vì đây là công nghệ sạch.

Vì vậy để lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện và nguồn lực của tỉnh Nam Định nói chung và huyện Trực Ninh nói riêng thì những công nghệ trong nước sẽ phù hợp hơn vì chi phí lắp đặt và vận hành thấp so với những công nghệ nhập


khẩu sẽ mang tính khả thi cao hơn. Tuy nhiên nếu huy động được sự hỗ trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước thì việc áp dụng công nghệ hiện đại hoàn toàn có thể áp dụng tại tỉnh Nam Định.

1.2.4. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại tỉnh Nam Định

Tỉnh Nam Định có 10 huyện, thành phố với 229 xã, phường và thị trấn (trong đó thành phố Nam Định gồm 25 xã, phường):

Đối với khu vực thành phố, rác thải sinh hoạt được Công ty TNHH Một thành viên môi trường Nam Định chịu trách nhiệm thu gom vận chuyển về xử lý tại Khu liên hợp xử lý rác thải thành phố Nam Định (Làng Man, xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định).

Đối với 204 xã, thị trấn còn lại của 09 huyện thì việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu UBND các xã, thị trấn chỉ đạo các Hợp tác xã thành lập các đội thu gom, vận chuyển rác thải đến các bãi rác tập trung và tự thu phí để hoạt động. Theo kết quả điều tra năm 2010 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định thì có 168/204 xã, thị trấn có hoạt động thu gom rác thải, lượng rác thải phát sinh 365,9 tấn/ngày, ước tính tỷ lệ thu gom rác thải đạt khoảng 60%.

Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nam Định năm 2010, tổng khối lượng CTR phát sinh trên địa bàn tỉnh Nam Định là 1.816.683 tấn/năm (4.977 tấn/ngày). Trong đó:

- CTR sinh hoạt là 1.020,99 tấn/ngày chiếm 20,51%

- CTR công nghiệp là 136,10 tấn/ngày, chiếm 2,73%

- CTR làng nghề là 62 tấn/ngày, chiếm 1,25%

- CTR y tế là 3,47 tấn/ngày, chiếm 0,07%

- Phụ phẩm nông nghiệp là 843,66 tấn/ngày, chiếm 16,95%

- CTR chăn nuôi là 2.911 tấn/ngày, chiếm 58,49%.

Tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh toàn tỉnh Nam Định năm 2010 ước tính khoảng 372.660 tấn/năm, trong đó:

- CTR sinh hoạt khu dân cư là 283.023 tấn/năm, chiếm 75,95%. Trong đó khu vực nông thôn 194.687 tấn/năm, khu vực đô thị 88.337 tấn/năm.


- CTR sinh hoạt khu vực dịch vụ thương mại: 56.605 tấn/năm, chiếm 15,19%.

- CTR sinh hoạt khu vực cơ quan trường học: 33.032 tấn/năm, chiếm 8,86%.

Theo số liệu báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp năm 2010: Từ năm 2007 đến năm 2010, UBND tỉnh Nam Định đã hỗ trợ 115 xã, thị trấn xây dựng 120 bãi chôn lấp xử lý rác thải hợp vệ sinh (trong đó có 04 xã vùng đệm huyện Giao Thủy được hỗ trợ xây dựng bãi rác tập trung từ nguồn vốn của dự án bảo vệ môi trường vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thủy ) trong đó có 116 bãi chôn lấp tại 111 xã, thị trấn được tỉnh hỗ trợ kinh phí sự nghiệp môi trường xây dựng công trình bãi chôn lấp xử lý rác thải hợp vệ sinh (không tính 04 bãi rác thuộc 04 xã vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thủy). Trong đó:

- Có 50 công trình bãi chôn lấp xử lý rác thải hợp vệ sinh (chiếm khoảng 44%) đã xây dựng xong và đưa vào vận hành. Trong đó 21 công trình chủ đầu tư đã thực hiện thủ tục thanh quyết toán.

- 45 công trình (chiếm khoảng 39%) đang trong giai đoạn xây dựng, hoàn thiện các hạng mục công trình.

- 20 công trình chủ đầu tư đang hoàn thiện thủ tục dự án, chưa tiến hành xây dựng, đang tìm vị trí phù hợp để xây dựng hoặc đang thống nhất với nhân dân địa phương về trí xây dựng bãi chôn lấp rác.

- Tổng quy mô các bãi chôn lấp xử lý rác thải nông thôn theo quy hoạch là 973.766 m2, quy mô bãi chôn lấp xử lý rác thải theo xây dựng là 759.179 m2.

- Tổng mức đầu tư là 193.969.394.700 đồng.

Nhìn chung, các công trình bãi chôn lấp rác thải quy mô cấp xã được tỉnh hỗ trợ đầu tư kinh phí xây dựng đã giúp thu gom phần lớn lượng rác thải phát sinh tại khu vực nông thôn. Tuy nhiên việc phân loại rác tại bãi chôn lấp hầu như chưa được thực hiện; việc đầm nén rác, hay phủ đất trên rác, phun chế phẩm EM để tăng cường khả năng phân hủy rác thải, giảm mùi hôi thối, hạn chế động vật sống ký sinh tại bãi rác chưa được thực hiện thường xuyên nên việc xử lý rác thải tại các bãi chôn lấp này còn chưa đạt được hiệu quả.

Huyện Trực Ninh được UBND tỉnh Nam Định hỗ trợ đầu tư và xây dựng 13 bãi chôn lấp rác thải tập trung ở 21 xã, thị trấn; trong đó xã Trung Đông có 03 bãi chôn lấp rác thải và được coi là mô hình điểm về thu gom rác thải trên địa bàn toàn huyện tuy nhiên tình trạng rác thải đổ bừa bãi ra khu vực công cộng đang diễn ra phổ


biến, vấn đề rác thải đang trở thành vấn đề nhức nhối, bức xúc của huyện Trực Ninh

hiện nay [Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, 2013]. Comment [T14]: Nguồn của các thông tin này?


CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu được chọn thực hiện đề tài nghiên cứu là huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định (xem tại hình 2).

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định

Huyện Trực Ninh là một huyện nằm phía Đông Nam của tỉnh Nam Định với ện tích tự nhiên là 14.318,96 ha, dân số 176.173 người gồm 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 19 xã và 02 thị trấn: Trực Thắng, Trực Đại, Trực Thái, Trực Cường, Trực Phú, Trực Hùng, Trực Nội, Trực Hưng, Trực Khang, Trực Mỹ, Trực Thuận, Trực Thanh, Trực Đạo, Trực Tuấn, Phương Định, Trung Đông, Trực Chính, Liêm Hải, Việt Hùng và thị trấn Cát Thành, thị trấn Cổ Lễ.

Vị trí địa lý của huyện Trực Ninh: Phía Bắc giáp tỉnh Thái Bình,

Phía Nam giáp huyện Hải Hậu,

Phía Đông giáp huyện Xuân Trường với sông Ninh Cơ, Phía Tây giáp huyện Nam Trực, Nghĩa Hưng.

Trực Ninh có 09 làng nghề với nhiều ngành nghề truyền thống như làng nghề ươm tơ Cổ Chất, làng nghề dệt tẩy nhuộm Cự Trữ (xã Phương Định); làng nghề đan cót (xã Trực Thanh); làng nghề thêu ren xuất khẩu, làng nghề mây tre đan (xã Trung Đông); làng nghề gai, lưới, vó (xã Trực Đạo) và làng nghề dệt khăn (xã Trực Chính) [UBND huyện Trực Ninh, 2013].

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định

+ Tăng trưởng kinh tế:

- Nông nghiệp: Trong năm 2013, hoạt động sản xuất của huyện Trực Ninh đạt sản lượng lúa 99.809 tấn/năm, sản lượng lúa bình quân đầu người đạt 574 kg/người. Đời sống nhân dân từng bước cải thiện và ngày càng nâng cao. Năm 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện Trực Ninh là 1.057 ha. Ngành chăn nuôi giữ vai trò


Comment [T15]: Bạn nên có bản đồ thể hiện vị trí địa điềm nghiên cứu trong khu vực Bắc Bộ (và Nam Định)


chủ đạo trong nông nghiệp trong đó huyện đẩy mạnh phát triển các mô hình trang trại, gia trại quy mô lớn.

- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng bao gồm: dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí sửa chữa, công nghiệp chế biến lượng thực, nông, lâm, hải sản,...đang góp phần tạo bước phát triển vững chắc cho ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Toàn huyện có 03 Cụm công nghiệp (CCN) là CCN thị trấn Cổ Lễ, CCN thị trấn Cát Thành và CCN xã Trực Hùng đồng thời hình thành vùng kinh tế ven sông Hồng, sông Ninh Cơ. Huyện Trực Ninh có khoảng 246 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân [UBND huyện Trực Ninh, 2013].

+ Hệ thống giao thông:

- Đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ của huyện Trực Ninh tương đối phát triển có tỉnh lộ 490C, tỉnh lộ 486B, quốc lộ 21 và các tuyến đường nhựa liên xã. Hệ thống đường bê tông, đường xá liên xóm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đi lại của nhân dân trong huyện và giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa với bên ngoài.

- Đường thủy: Sông Hồng và sông Ninh Cơ là 2 tuyến giao thông đường thủy quan trọng có thể thông thương ra biển, đi các tỉnh thành trong cả nước.

Những nền tảng cơ bản nêu trên tạo điều kiện thuận lợi để Trực Ninh phát triển ngành vận tải đường bộ và đường thủy, mở rộng giao lưu kinh tế, phát triển thương mại, dịch vụ.

+ Điều kiện văn hóa – xã hội.

Lĩnh vực văn hóa xã hội của huyện có nhiều khởi sắc. Hệ thống giáo dục đào tạo phát triển mạnh, có thể đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có trình độ học vấn, kỹ thuật và tay nghề đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được xây dựng và củng cố vững chắc, quốc phòng, an ninh được đảm bảo là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

* Về dân số.

Dân số của huyện năm 2013 là 177.105 người, trong đó 88.395 nam, 88.710 nữ. Mật độ dân số là 1.234 người/km2.


* Về giáo dục.

Diễn giải

Trường mẫu giáo

Trường tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Tổng cộng

Số trường học

28

28

26

5

87

Số lớp học

308

431

303

123

1.165

Số giáo viên

685

658

743

279

2.365

Số học sinh

11.952

13.261

10.527

5.525

41.265

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định - 5

Về nền giáo dục của huyện Trực Ninh được thể hiện cụ thể theo bảng sau: Bảng 2. Số lượng trường học, giáo viên, học sinh của huyện Trực Ninh.


[Cục thống kê tỉnh Nam Định, 2013] Ngành giáo dục luôn bám sát nội dung chương trình của năm học. Giáo viên, học sinh các trường tiểu học, trung học và mầm non phân đấu nỗ lực phong trào thi đua hai tốt, nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh. Nhà trường phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, phụ huynh học sinh làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục tham gia tu sửa cơ sở vật chất, làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài. Nhà trường thường gắn nội dung bảo vệ môi trườn vào chương trình giáo dục bằng hình thức tổ chức các hoạt động phong trào giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp,...

* Về y tế.

Năm 2013 trên địa bàn huyện Trực Ninh có 01 bệnh viện đa khoa (bệnh viện đa khoa huyện Trực Ninh) và 21 trạm y tế xã với 233 giường bệnh (trong đó 140 giường bệnh của bệnh viện đa khoa huyện; 93 giường bệnh của trạm y tế tuyễn xã). Đội ngũ bác sỹ, y tá tổng số là 278 người ( trong đó có 42 bác sỹ; 91 y sỹ, kỹ thuật viên; 94 y tá; 51 trình độ khác).

* Về văn hóa lễ hội.

Trực Ninh có nhiều đình chùa mang lối kiến trúc dân gian cổ, như chùa Thần Quang tức Thần Quang Tự ở Cổ Lễ thờ Phật và đại Thiện sư Nguyễn Minh Không. Ngoài ra còn có Tháp chùa Cổ Lễ, đây là công trình kiến trúc hết sức độc đáo thể hiện nét văn hóa truyền thống của người dân đồng bằng sông Hồng nói chung và


Comment [T16]: Nguồn? Niên giám thống kê hay từ báo cáo nào?

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022