Sơ Đồ Vị Trí Khu Vực Nghiên Cứu 20321


Trực Ninh nói riêng. Trong đó có chùa Thần Quang được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Cùng với tín ngưỡng tôn giáo đạo phật, đạo thiên chúa cũng phát triển khá mạnh ở huyện Trực Ninh (nhà thờ giáo xứ Trung Lao, nhà thờ họ Vinh Sơn, Nhà thờ họ Đức Bà,...). Các chính sách nhất quán trên đã thể hiện đường lối lãnh đạo đúng đắn của chính quyền, Đảng và Nhà nước về tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong nhân dân.

* Về tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Trực Ninh được quan tâm và đa dạng hóa bằng nhiều hình thức. UBND huyện đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của nhân dân, cụ thể như sau:

- Trong năm 2012, năm 2013 phối hợp với Liên đoàn lao động huyện và Đoàn thanh niên huyện tổ chức 06 hội nghị tuyên truyền về bảo vệ môi trường, ra quân làm vệ sinh môi trường tại 05 xã, thị trấn trên địa bàn huyện với sự tham gia của 600 đại biểu là công nhân làm việc tại các Cụm công nghiệp trên địa bàn huyện và các Đoàn viên học sinh Trường THCS Đào Sư Tích.

- Năm 2012 phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ huyện tổ chức mít tinh hưởng ứng ngày môi trường thế giới; phối hợp với Hội nông dân tỉnh tổ chức cuộc thi hội viên nông dân tìm hiểu về pháp luật bảo vệ môi trường.

- Từ năm 2009 đến nay phối hợp với Đài phát thanh huyện mở chuyên mục môi trường phát sóng thường xuyên tần suất 2 buổi/tuần.

Ngoài ra Phòng Tài nguyên và Môi trường còn lắp đặt các pa nô treo hàng cây và pa nô cỡ lớn trên các trục đường lớn nơi nhiều người đi lại để tuyên truyền về bảo vệ

môi trường [UBND huyện Trực Ninh, 2013]. Comment [T17]: Bạn phải đưa nguồn tìa liệu tham khảo vào những chỗ trích dẫn một cách hợp lý,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

không để một cục thế này được.


Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định - 6

Hình 2. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu

Vị trí huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định


2.2. Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2014 đến tháng 11/2014.

2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp luận

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là nhóm phương pháp thu thập thông tin trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy logic để rút ra các tài liệu khoa học cần thiết.

* Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết

Phân loại là phương pháp sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống logic chặt chẽ (từ chỗ có kết cấu phức tạp trong nội dung thành cái dễ nhận thấy, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu của đề tài). Hệ thống hóa là phương pháp sắp xếp tri thức theo hệ thống, giúp cho việc xem xét đối tượng nghiên cứu đầy đủ và chi tiết, rò ràng hơn.

Phân loại và hệ thống hóa đi liền với nhau, trong phân loại có yếu tố hệ thống hóa, hệ thống hóa phải dựa trên cơ sở phân loại [Phạm Viết Vượng, 2004].

* Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Phương pháp phân tích lý thuyếtlà phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý thuyết khác nhau về một chủ đề, nhằm phát hiện ra những xu hướng, những trường phải nghiên cứu của từng tác giả và từ đó chọn lọc những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Phương pháp tổng hợp lý thuyết là những phương pháp từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được, để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. [Phạm Viết Vượng, 2004].

* Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin (Tiếp cận hệ thống):

Hệ thống là một thể thống nhất biện chứng bao gồm những bộ phận khác nhau kết hợp lại và tương tác với nhau để tạo nên những thuộc tính mới của hệ thống mà các bộ phận không có được là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống cũng như từng bộ phận của nó [ violet.com.vn;2010].

Hay hệ thống có thể được hiểu là một tập hợp các phần tử có quan hệ tương tác để thực hiện một mục tiêu xác định [Vũ Cao Đàm, 2007].

*Phương pháp dự báo: Dự báo tổng khối lượng rác thải phát sinh trong tương lai của huyện Trực Ninh là việc làm cần thiết và quan trọng để định hướng cho việc đầu tư xử lý rác thải một cách hiệu quả.


Comment [T18]: Ngoặc vuông


Công thức dự báo dựa vào dân số và tỷ lệ tăng dân số để dự báo khối lượng rác thải phát sinh cho huyện Trực Ninh.

* Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu: Sử dụng phần mềm excel để phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn đó là nhóm các phương pháp trực tiếp tác động vào đối tượng có trong thực tiến để làm bộc lộ bản chất và các quy luật vận động của các đối tượng ấy.

* Phương pháp quan sát khoa học

Quan sát khoa học là một hoạt động tổ chức đặc biệt, có mục đích, có kế hoạch, có phương tiện để tri giác các đối tượng được lựa chọn điển hình. Mục đích quan sát là tìm các dấu hiệu đặc trưng hay những quy luật vận động và phát triển của đối tượng. Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu của đề tài mà quan sát khoa học được tiến hành trong thời gian ngắn hay dài, không gian rộng hay hẹp, đối tượng nhiều hay ít. Những gì quan sát được qua xử lý đặc biệt cho ta những kết luận đầy đủ, chính xác về đối tượng [Phạm Viết Vượng, 2004].

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Trực Ninh tổ chức nghiên cứu, khảo sát thực tế tình hình phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện để có cách nhìn tổng quát về thực trạng của huyện trong vấn đề xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

* Phương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu là cuộc trao đổi theo một chủ đề nhất định nhằm tìm hiểu các diễn biến xã hội theo một trình tự thời gian nhất định và với những mối quan hệ nhất định. Trước khi thực hiện phỏng vấn sâu, tác giả tìm hiểu trước thông tin từ tư liệu thành văn nhằm nằm được những dữ kiện ban đầu và hướng buổi phỏng vấn theo mục đích tìm hiểu mình mong muốn. Sau đó, phụ thuộc tình hình cụ thể và tính đa dạng của vấn đề mà bổ sung thêm thông tin mới để bổ sung cho khung nền kiến thức ban đầu. Đây là hình thức đối thoại trực tiếp giữa nhà nghiên cứu với các thành viên tại địa bàn nghiên cứu [Vũ Cao Đàm, 2007].

Để thực hiện phương pháp phỏng vấn sau, tôi đã thực hiện những công việc như sau:

- Đối tượng phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ am hiểu về lĩnh vực môi trường của 21 xã, thị trấn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trực Ninh; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định.


- Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp.

- Nội dung phỏng vấn: Tìm hiểu sâu hơn về tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực (thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt).

* Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA – Participatory Rural Appraisal). PRA là quá trình cùng chia sẻ, phân tích thông tin và hành động giữa các bên tham gia. Trong đó người dân đóng vai trò chủ đạo để xác định những khó khăn của cộng đồng, thảo luận các giải pháp và lập các kế hoạch hành động để giải quyết các khó khăn đó.

- Nguồn gốc của phương pháp:

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng ở nông thôn là mục tiêu đầu tiên của các chương trình phát triển. Trong khi có nhiều sự nỗ lực như phổ biến cho nông dân các giống ưu thế lai, kỹ thuật sử dụng phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh

..hoặc xây dựng các hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu.. nhưng không phải những kỹ thuật tiến bộ đến được với hầu hết với người nông dân nghèo. Ở những vùng nông thôn vùng sâu vùng xa, áp lực về đất đai canh tác, thay đổi trong sử dụng đất ngay trở ngại cho đời sống và sản xuất ngày càng gia tăng. Để giải quyết những khó khăn này và những lợi thế dựa trên lợi thế nguồn tài nguyên của từng vùng, những cố gắng phát triển bền vững cho các hệ thống đang hỗ trợ là mục tiêu trước mắt của các nước đang phát triển.

Trước thập niên 1970, các chương trình phát triển nông thôn ở các nước đang phát triển có tỷ lệ thất bại cao do:

• Chi phí khá cao, tốn nhiều thời gian và nhân lực.

• Các tổ chức thuộc chính phủ, phi chính phủ và các cơ quan quốc tế thường sử dụng phương thức áp đặt chủ yếu từ trên xuống (top-down) mà không tham khảo lấy ý kiến của nông dân là những người hưởng lợi trực tiếp.

• Mức độ tham gia của nông dân trong khu vực dự án thường ít thậm chí trong vài trường hợp không có.

• Các kỹ thuật thiếu thống nhất, được sử dụng không linh hoạt nên không nhạy cảm với các điều kiện địa phương.

Vào cuối những năm 60 đến đầu những năm 70, kỹ thuật đánh giá nông thôn (RRA) – được phát triển và đáp ứng nhu cầu cho các phương pháp thu thập và phân tích thông tin. RRA có thể định nghĩa tóm tắt là: “Một phương pháp tìm hiểu về địa phương được thực hiện bởi một nhóm liên ngành trong một thời gian ngắn (ít nhất 4 ngày, nhưng không quá 3 tuần) và dựa trên các thông tin thu thập từ trước, quan sát


trực tiếp và phỏng vấn khi cần thiết trong trường hợp có những câu hỏi không thể xác định được trước đó”.

PRA là một công cụ bổ sung cho các phương pháp nghiên cứu truyền thống trong các nghiên cứu thăm dò, lập kế hoạch và đánh giá các dự án cho hàng loạt các lãnh vực khác nhau như nông nghiệp, phát triển nông thôn, quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển xí nghiệp và chăm sóc y tế, các chương trình phát triển chung .v.v. Ngoài ra, PRA có thể áp dụng cho tất cả các lãnh vực liên quan đến phát triển cộng đồng như trồng trọt, chăn nuôi, tín dụng, giáo dục, phát triển giới, kế hoạch hóa gia đình…

Ở Việt Nam từ cuối những năm 80, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, UNDP, FAO ..., các cơ quan nghiên cứu phát triển trong nước đã sử dụng PRA để xây dựng thực hiện các chương trình, đề án ở nhiều quy mô khác nhau về quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển nông nghiệp và nông thôn.

- Mục đích của phương pháp: PRA không chỉ là việc chúng ta học công cụ gì để đánh giá nông thôn mà là quá trình nhìn nhận bản thân để thay đổi hành vi và thái độ.

Mục đích của phương pháp: Tìm ra phương án, kế hoạch, cách quản lý nguồn tài nguyên có hiệu quả kinh tế và bền vững trong các chương trình/đề án phát triển nông thôn và được vùng đó chấp nhận với điều kiện giả định là sự tham gia tích cực của cộng đồng trong suốt tiến trình thực hiện của các chương trình/đề án phát triển nông thôn là yếu tố quyết định thành công.

- Đặc điểm của phương pháp: Phạm vi PRA: PRA có thể áp dụng cho tất cả các lĩnh vực đến phát triển nông thôn như nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, y tế giáo dục...đặc biệt trong các hoạt động mang tính xã hội hóa.

Ngoài ra phương pháp PRA còn có đặc điểm khác như: nhóm liên ngành, tính phối hợp các kỹ thuật (công cụ thu thập thông tin), tính linh hoạt và không bắt buộc, sự tham gia của cộng đồng và cân bằng định kiến.

- Quy trình thực hiện PRA:

Bước 1: Tạo mối quan hệ với cộng đồng, tìm hiểu bức tranh chung về điều kiện tự nhiên, địa hình và lịch sử hình thành cộng đồng.

Bước 2: Tìm hiểu điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng. Đi sâu tìm hiểu cuộc sống và các hoạt động hàng ngày của cộng đồng.

Bước 3: Xác định các vấn đề, nguyên nhân, giải pháp tháo gỡ và thứ tự ưu tiên trong giải quyết các vấn đề của cộng đồng.


Bước 4: Xác định các nguồn nhân lực và lập kế hoạch hành động.

- Một số công cụ hỗ trợ trong PRA: Công cụ hỗ trợ PRA là cách làm hay kỹ năng sử dụng các phương pháp khác nhau nhằm tạo sự tham gia tối đa của người dân và các cán bộ phát triển trong quá trình đánh giá, phân tích và lập kế hoạch phát triển cộng đồng.Hiện nay có khoảng hơn 20 công cụ hỗ trợ khác nhau:

Các công cụ hỗ trợ PRA: Thăm làng bản, họp dân, sa bàn thôn bản, sơ đồ tự nhiên – xã hội, lát cắt sinh thái làng bản, biểu đồ biến đổi tự nhiên – xã hội làng bản, lịch thời vụ, sơ đồ các dòng tài nguyên, biểu đồ Venn, phỏng vấn hộ gia đình, họp nhóm; công cụ SWOT, thứ tự ưu tiên các vấn đề và giải pháp, ma trận kế hoạch hành động...

Dựa trên phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia: Đối với đề tài của tôi, tôi tiến hành lập phiếu điều tra phỏng vấn và sử dụng công cụ SWOT để phân tích đánh giá:

+ Lập phiếu điều tra phỏng vấn bao gồm các nội dung như loại rác thải chủ yếu của hộ gia đình; tình hình phát sinh và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu...

+ Tiến hành phỏng vấn:

- Phạm vi phỏng vấn: Phỏng vấn một số hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trực Ninh và cán bộ của 21 xã, thị trấn.

- Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra. Tiến hành phát phiếu điều tra cho 100 hộ gia đình, cá nhân theo tiêu chí ngẫu nhiên đồng thời có sự cân đối về thu nhập, lứa tuổi, đa dạng về nghề nghiệp trong đó ưu tiên chọn đối tượng phỏng vấn là nữ giới.

- Đối tượng được phỏng vấn: Các hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trực Ninh, những cán bộ chuyên môn am hiểu về lĩnh vực môi trường.

+ Công cụ SWOT: Dựa trên công cụ phân tích SWOT để tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Trực Ninh đề đề xuất giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu và tận dụng những cơ hội, thách thức để công tác quản lý chất thải sinh hoạt đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao.

Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận


và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng.

Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats.

Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một công ty, người ta thường tự đặt các câu hỏi sau:

- Strengths: Lợi thế của địa phương là gì? Lĩnh vực nào địa phương làm tốt nhất? Nguồn lực nào địa phương cần, có thể sử dụng?

- Weaknesses: Địa phương có thể cải thiện điều gì? Hiện tại địa phương đang làm tốt được việc gì? có những khó khăn gì cần phải khắc phục?

- Opportunities: Cơ hội dành cho địa phương như thế nào? Cơ hội có thể xuất phát từ sự hỗ trợ của các dự án từ trung ương hay từ địa phương hay từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vực môi trường

- Threats: Những khó khăn trở ngại mà địa phương đang gặp phải? Về cách quản lý hay từ việc thực thi chính sách, quá trình giám sát thực hiện.

[www.123.doc.vn,2010]

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí