Dự Toán Kinh Phí Hoạt Động Hàng Năm Của Mô Hình


Hình 3.11. Sơ đồ Quy trình phân loại rác thải tại nguồn

* Lựa chọn công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt

Như đã phân tích ở trên việc xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp không đảm bảo vệ sinh môi trường trong khi đó cần một diện tích đất khá lớn để kéo dài tuổi thọ của bãi chôn lấp. Chính vì vậy mô hình chôn lấp rác hiện không còn phù hợp nữa mà trên địa bàn tỉnh biện pháp xử lý rác đang chuyển dần sang mô hình lò đốt. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 10 xã, thị trấn đã đầu tư xây dựng lò đốt rác thải sinh hoạt và đi vào hoạt động .Tại huyện Hải Hậu, mô hình lò đốt rác thải sinh hoạt được áp dụng tại một số xã và trước mắt đem lại hiệu quả trong công tác xử lý rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn.

Tại tỉnh Nam Định hiện nay có 04 mô hình lò đốt rác thải đang được áp dụng trên địa bàn tỉnh là lò đốt rác LOSIHO, lò đốt rác SANKYO, lò đốt rác LODORA và lò đốt rác CC-TCCH (Thông số kỹ thuật và mô tả 4 lò đôt rác này sẽ thể hiện chi tiết ở phần phụ lục), Cụ thể như sau:

a. Lò đốt rác LOSIHO:

Lò đốt rác LOSIHO đã được lắp đặt tại xã Xuân Tiến, Xuân Trung - huyện Xuân Trường và xã Hải Xuân, Hải Sơn, Hải Thanh, Hải Tây, Hải An - huyện Hải Hậu do Công ty TNHH Tân Thiên Phú (xã Xuân Tiến – huyện Xuân Trường – tỉnh Nam Định) sản xuất có công suất thiết kế 300 kg/h. Kinh phí đầu tư lò đốt là 650 triệu đồng. Lò không sử dụng nhiên liệu và có thể đốt các loại rác thải sinh hoạt, phế phẩm nông nghiệp và xác động vật.

Đánh giá về môi trường: Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định đo nhiệt độ của lò đốt và lấy mẫu phân tích các thông số về môi trường không khí xung quanh. Kết quả phân tích ngày 12/3/2014 môi trường khí thải ống khói và không khí xung quanh tại các vị trí của lò đốt rác thải LOSIHO xã Hải Xuân chi tiết theo bảng 3.5 sau:

Bảng 3.5. Kết quả phân tích không khí tại xã Hải Xuân


TT

Thông số

ĐVT

Khí ống

Nhiệt độ

Kết quả không khí xung quanh

QCVN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định - 11





khói


Khu vực 1

Khu vực 2

Khu vực 3

05:2013

30:2012

1

SO2

µg/m3



33

27

23

350


2

NOx

µg/m3



120

88

78

200


3

CO

µg /m3



15.000

9.800

9.500

30.000


4

HCl

µg /m3



KPHT

KPHT

KPHT

-


5

Hg

µg /m3



KPHT

KPHT

KPHT

-


6

Cd

µg /m3



KPHT

KPHT

KPHT

0,4


7

Bụi tổng

µg /m3



130

100

91

300


8

Nhiệt độ sơ

cấp

0C


450oc






9

Nhiệt độ thứ

cấp

0C


800oc







10

Nhiệt độ khí thải khi thải ra môi trường

(ống khói)


0C



250oc






11

Dioxin/Furan

ngTEQ

/Nm3

1,53






2,3


[Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định, 2014]

Ghi chú: (Khu vực 1: vị trí cuối hướng gió so với ống khói lò đốt, cách chân ống khói 150m; Khu vực 2: vị trí cuối hướng gió so với ống khói lò đốt, điểm lấy mẫu cách chân ống khói 200m; Khu vực 3: Mẫu khí xung quanh ở vị trí cuối hướng gió so với ống khói lò đốt, cách chân ống khói 300m.

* Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy các thông số đạt quy chuẩn cho phép

b. Lò đốt rác SANKYO:

Lò đốt rác lắp đặt tại thị trấn Thịnh Long huyện Hải Hậu, công suất thiết kế 450 kg/h. Giá thành lắp đặt lò đốt là 2,3 tỷ đồng. Lò có thể di chuyển lắp đặt dễ dàng, không sử dụng nhiên liệu và có thể đốt tất cả các loại rác thải sinh hoạt, phế phẩm nông nghiệp và có thể đốt xác động vật. Lò đốt SANKYO có xuất xứ Nhật Bản đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, Maylaysia, Indonesia, Singapore, Phillippin,... Tại Việt Nam cũng đã được sử dụng ở khu vực nông thôn của một số tỉnh như Thanh Hóa, Bắc Giang,...


Lò đốt rác SANKYO có công nghệ vận hành gần giống với công nghệ lò đốt rác LOSIHO. Nhiệt độ tối đa trong lò là 1000 0C; ống khói cao 7m; thời gian lưu khói trong lò > 3 giây; độ ẩm rác phù hợp với công suất tính toán: < 50%, nhưng trên thực tế có thể đốt rác có độ ẩm 64%.

c. Lò đốt rác LODORA:

Lò đốt rác lắp đặt tại thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy do Công ty TNHH MTV Xây dựng và Môi trường Thảo Nguyên cung cấp, công suất thiết kế 10 tấn/ngày. Giá thành lắp đặt khoảng 700 triệu đồng – 1 tỷ đồng. Lò đốt rác LODORA có công nghệ vận hành gần giống với công nghệ lò đốt rác LOSIHO và

lò đốt rác SANKYO. Nhiệt độ tối đa của lò theo thiết kế là 1000 0C. Rác thải được

đưa vào máng sấy để sấy trước khi đưa vào buồng đốt. Khói bụi được xử lý qua hệ thống lọc bụi và thiết bị xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường.

d. Lò đốt rác CC-TCCH:

Lò đốt rác lắp đặt tại xã Hải Minh huyện Hải Hậu do Trường đại học Bách Khoa Hà Nội nghiên cứu và sản xuất, công suất thiết kế là 500 kg/h. Giá thành lắp đặt khoảng 1,7 tỷ đồng. Lò đốt rác CC-TCCH có công nghệ vận hành gần giống với công nghệ lò đốt rác LOSIHO và lò đốt rác SANKYO. Nhiệt độ tối đa trong lò theo thiết

kế là 1.050 0C; ống khói cao 15m. Thời gian lưu khói trong lò là 3 giây. Rác phải sấy

trước khi đưa vào lò đốt rác. Hiện nay, chưa có kết quả quan trắc thực tế về môi trường không khí ống khói và xung quanh của lò đốt rác.

Như vậy, so sánh về chi phí đầu tư và thực tế vận hành của 4 lò đốt rác trên thì lò đốt rác LOSIHO do Công ty TNHH Tân Thiên Phú nghiên cứu sản xuất có giá thành thấp hơn nhiều so với 3 lò đốt rác trên (lò có giá thành khoảng 650 - 850 triệu đồng), cửa lò nạp rác thấp hơn nên dễ dàng vận hành hơn. Như vậy về công nghệ xử lý rác thải mô hình sẽ lựa chọn sử dụng lò đốt rác của Công ty TNHH Tân Thiên Phú kết hợp chôn lấp sẽ giảm được quỹ đất dành cho xử lý.

Lò đốt rác LOSIHO do Công ty TNHH Tân Thiên Phú (xã Xuân Tiến – huyện Xuân Trường – tỉnh Nam Định) sản xuất có công suất thiết kế 300 kg/h. Kinh phí đầu tư lò đốt khoảng 650 - 850 triệu đồng. Lò không sử dụng nhiên liệu và có


thể đốt các loại rác thải sinh hoạt, phế phẩm nông nghiệp và xác động vật (xem Hình 3.12).

Rác thải được thu gom, phân loại



Buồng đốt sơ cấp


Khí thải, hơi ẩm, nhiệt thải


Buồng đốt thứ cấp


Thiết bị xử lý khí thải


Tro xỉ được đưa đi chôn lấp


Hình 3.12. Sơ đồ Quy trình hoạt động của lò đốt LOSIHO

Lò đốt rác LOSIHO có công nghệ vận hành dựa hoàn toàn trên cơ sở đối lưu tự nhiên của dòng khí, tự nhiệt phân và tự đốt sinh năng lượng không cần sử dụng các loại nhiên liệu như: xăng, dầu, điện, than... Ôxy trong quá trình cháy được kiểm soát và cung cấp bằng cách đóng mở cửa cấp gió trên thân lò. Lượng nhiệt duy trì quá trình cháy trong lò do bản thân rác thải cháy tạo ra trên cơ sở tận dụng tối đa lượng nhiệt bức xạ. Thời gian vận hành lò đốt rác là 24/24h (Đây là công nghệ không nằm trong danh mục công nghệ cấm, ban hành kèm theo Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ).

Rác được nạp vào lò bằng phương pháp thủ công và xả xỉ thải bằng phương pháp thủ công tại khoang thải xỉ. Rác khi đưa vào được đốt cháy tại buồng sơ cấp, sau đó tro, bụi và khí sẽ được đưa sang buồng đốt thứ cấp; Tại đây với nguồn nhiệt


bức xạ chúng được đốt lại lần nữa và triệt tiêu các khí độc hại. Trước khi thải ra môi trường, hỗn hợp này được dẫn qua bộ phận tách bụi, xử lý khí, thiết bị trao đổi nhiệt nhằm làm giảm nhiệt độ của khói thải đảm bảo khí sạch và có nhiệt độ dưới 2500C.

Với việc duy trì nhiệt độ cao, ổn định tại buồng sơ cấp và buồng thứ cấp, thời gian lưu khói phù hợp nên phần lớn các chất hữu cơ và hydrocacbon được phân hủy triệt để, giảm đáng kể các khí độc phát sinh ra môi trường. Để nhiệt độ duy trì ở nhiệt độ cao thì rác đưa vào đốt nên có độ ẩm nhỏ hơn 30% (Qua thực tế, khi độ ẩm của rác lên đến trên 60% vẫn đốt rác được trong lò).

- Đối với rác vô cơ không thể tái chế: như sành sứ, chai lọ thủy tinh, gạch ngói vỡ,… được phân loại và đưa vào máy nghiền thành nhiên liệu để đóng gạch bi; quy trình nghiền rác được thể hiện tại hình 3.13 sau.

Bụi, tiếng ồn

Sản phẩm sau khi nghiền được đóng thành gạch bi

Rác vô cơ không thể tái chế

Mâm nghiền

Dao cắt có móc

Hình 3.13. Sơ đồ Quy trình hoạt động của máy nghiền rác

Cấu tạo chính của máy nghiền rác là hệ thống hai trục có lắp các dao cắt có móc chế tạo bằng thép hợp kim chịu mài mòn và va đập cao. Hai trục máy nghiền rác quay đồng bộ theo hai chiều ngược nhau làm cho các dao cắt trên các trục móc, kéo, xé và lôi rác vào cắt nghiền nhỏ rác ra rồi đẩy ra ngoài.

- Đối với rác vô cơ tái chế: như bìa cacton, giấy vụn, chai lọ nhựa, vỏ bao bì nilon,… được tận dụng để bán cho các cơ sở kinh doanh phế liệu.

- Đốt với chất thải nguy hại: như bóng đèn huỳnh quang thải, giẻ lau găng tay dính dầu mỡ, các chất thải nguy hại khác... sẽ được tiến hành thu gom vào kho lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại và khi đủ số lượng sẽ hợp đồng với cơ sở có chức năng để xử lý.

* Dự toán kinh phí hoạt động của mô hình: Căn cứ Quyết định số 10/2011/QĐ- UBND ngày 07/6/2011 của UBND tỉnh Nam Định về việc ban hành bộ đơn giá hoạt


động quan trắc môi trường dự toán kinh phí hoạt động của mô hình được thể hiện tại bảng 3.6 sau:

Bảng 3.6. Dự toán kinh phí hoạt động hàng năm của mô hình


TT

Tên hạng mục

Giá thành

(1.000 đồng)

Nguồn kinh phí

1

Giám sát môi trường định kỳ

15.000/năm

- Từ nguồn ngân sách địa




phương:15.000.000

2

Thuê xử lý CTNH

5.000/năm

đồng/năm hỗ trợ cho đơn

3

Trả lương công nhân

240.000/năm

vị thu gom.

4

Mua thuốc diệt côn trùng, chế phẩm

EM khử mùi, rỉ đường

2.000/năm


- Kinh phí còn lại được


5


Bảo hộ lao động


3.000/năm

thu từ các hộ dân, mức

thu phí được áp dụng

theo quy chế dân chủ

6

Mua mới, sửa chữa dụng cụ, thiết bị

10.000/năm

Tổng cộng

275.000/năm


[Tác giả tự tổng hợp, 2014]

Có thể nói mô hình xử lý rác thải bằng lò đốt kết hợp với máy nghiền rác sẽ xử lý được toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tuy nhiên để mô hình thu gom, xử lý CTR sinh hoạt xã Trực Thái hoạt động có hiệu quả thì cần có biện pháp quản lý mang tính đồng bộ như đã nêu ở trên.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình điều tra khảo sát thực tế để tiến hành nghiên cứu đề tài ở 21 xã, thị trấn của huyện Trực Ninh, học viên nghiên cứu và thu được những kết quả sau:

1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau từ các hộ gia đình, trường học, chợ, nhà hàng, siêu thị mini.... với khối lượng phát sinh 73,8 tấn/ngày.

2. Thành phần CTRSH rác thải hữu cơ chiếm 55% gồm thức ăn thừa, hoa, quả, củ, cây cỏ… chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng sau đó là chất thải rắn xây dựng chiếm khoảng 7%, ngoài ra còn một số thành phần như giấy các loại, thủy tinh, kim loại...

3. Hiện trạng công tác quản lý CTRSH: Hiện tại nhân lực làm công tác quản lý CTR sinh hoạt là một nội dung trong quản lý môi trường của huyện, nhân lực quản lý môi trường cũng là nhân lực làm công tác quản lý CTR sinh hoạt; toàn huyện có 22 cán bộ trong đó Phòng TN&MT có cán bộ phụ trách môi trường còn lại 21 cán bộ địa chính kiêm nhiệm quản lý cả đất đai và môi trường của 21 xã, thị trấn. Có thể nói nhân lực quản lý môi trường của huyện Trực Ninh còn thiếu về số lượng và còn chưa đúng chuyên môn nghiệp vụ.

4. Thu gom và xử lý CTRSH: Công tác tổ chức thu gom rác thải trên địa bàn huyện do Hợp tác xã hoặc UBND xã, thị trấn là người quản lý đội thu gom, phương tiện thu gom thô sơ, lạc hậu chủ yếu là xe kéo tay, công nông... phần lớn không đảm bảo để phục vụ cho công tác thu gom. .Phương pháp xử lý CTRSH chủ yếu là chôn lấp hoặc đốt, đổ rác ra ven đường, sông, đê...không đảm bảo về môi trường; đối với những bãi chôn lấp thì vận hành không đúng theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và môi trường, nước rỉ rác từ bãi chôn lấp chưa được thu gom và xử lý triệt để. Bên cạnh đó, CTR chưa được thu gom và phân loại triệt để trong đó chôn lấp cả chất thải nguy hại. Những vấn đề trên đang làm ô nhiễm môi trường và đe dọa sức khỏe không chỉ của người dân mà của chính người tham gia thu gom.


5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH tại huyện Trực Ninh bao gồm:

- Giải pháp chung như về cơ cấu tổ chức, chính sách hỗ trợ, tuyên truyền...

- Đề xuất mô hình thí điểm về thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

2. Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu thấy rằng trên địa bàn huyện ngoài rác thải sinh hoạt còn phát sinh một lượng không nhỏ chất thải y tế nguy hại, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại. Vì vậy cần có những công trình nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí