Các Hình Thức Trích Dẫn Tiêu Biểu

bản quyền nhằm giải thích, thể hiện quan điểm riêng của người viết. Trích dẫn nhại được hiểu là “việc lặp lại nguyên xi lời người khác, phần VB của tác giả khác nhưng trong một ngữ cảnh không tương thích, gắn với cách dùng máy móc hóa, “vẹt hóa” hoặc với sắc thái tu từ mới (qua âm sắc, tone giọng, điệu bộ) nhằm mỉa mai, cười cợt, châm biếm, chế giễu cái được trích dẫn.” [125, tr.32]. Chỉ những trích dẫn “nhại” mới thuộc phạm vi của giễu nhại, tức những trích dẫn được đặt vào trong ngữ cảnh mà nghĩa mới phát sinh trên cơ sở của nghĩa cũ, thậm chí là đả kích lại những suy nghĩ, những quan điểm đã lỗi thời, lạc hậu, có khi là sự giải thiêng tính chất đã từng được xem kiên cố của những quan điểm, suy nghĩ, thói quen mà người ta đã từng tin tưởng, tôn sùng. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chú ý đến những trích dẫn mang hàm ý giễu nhại và khảo sát thông qua những tác phẩm tiêu biểu của Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Thuận. Sự cải biến hạ VB thông qua hình thức trích dẫn nhại đã thành thao tác nổi bật và tỏ ra có giá trị nhất định trong việc tạo ra tính đa bội của VB. Tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Thuận có một khối lượng trích dẫn nhại vô cùng đồ sộ, tuy mỗi nhà văn bên cạnh những quy tắc riêng, đặc sắc riêng những cũng có lúc gặp nhau ở những thủ pháp quen thuộc. Sự gặp nhau này càng chứng tỏ tính LVB trong sáng tác văn chương.

Khi khảo sát hiện tượng trích dẫn trong sáng tác của Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Thuận, chúng tôi nhận thấy các đối tượng VB chủ yếu để nhà văn tiến hành trích dẫn LVB chính là: văn chương, âm nhạc, quan điểm tôn giáo, triết học, đạo đức,... Ở mỗi đối tượng khác nhau, mỗi nhà văn có nghệ thuật xử lí và mục đích riêng từ các vật liệu này. Cái mà chúng tôi gọi là đối tượng ở đây là kiểu VB – một thực thể quan niệm ngôn ngữ thuộc một lĩnh vực nào đó trong hệ tri thức.

3.2.1.2. Các hình thức trích dẫn tiêu biểu

- Trích dẫn nhại văn bản văn chương

Riffaterre xem LVB là sự nhận thức của người đọc về những mối tương quan giữa một tác phẩm và những tác phẩm khác xuất hiện trước hay sau nó.

Mối tương quan tạo ra tính LVB trong thao tác trích dẫn văn chương trước hết chính là việc sử dụng lại nguồn nguyên liệu sẵn có trong kho tàng văn học dân gian và nguồn văn học viết. Đây là cơ sở dữ liệu đồ sộ để mỗi nhà văn bằng khả năng của mình sử dụng vào ngữ cảnh mới. Còn ngữ cảnh tương thích hay không tương thích, đối tượng của sự giễu nhại là gì còn tùy thuộc vào bối cảnh, thời gian, không gian. Dù sự kết nối là có chủ ý hay không có chủ ý của người sáng tác, thì người đọc vẫn là đối tượng quan trọng trong việc tiếp nhận và tìm ra sự kết nối LVB.

Kho ngữ liệu văn học dân gian mà tiêu biểu là ca dao, thành ngữ, tục ngữ, truyện ngụ ngôn,... là đối tượng đầu tiên cần được chú ý trong thao tác trích dẫn nhại của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Bởi lẽ đây là phần VB gần gũi, thân thuộc, thậm chí gắn liền với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ý nghĩa của những ngữ liệu văn học dân gian đã được định hình và dường như cố định do quá quen thuộc với số đông. Điều đặc biệt là tuy gần gũi, thân thuộc nhưng nhiều nhà văn đương đại biết cách chế biến nguồn nguyên liệu này thành những ý nghĩa mới, bằng cách đặt vào một hoàn cảnh mới. Tuy nhiên với đa số nhà văn, hoàn cảnh mới là chưa đủ, ngữ liệu được trích dẫn không thể tồn tại một cách độc lập, nó chỉ phát huy được tính chất giễu nhại khi nó được đặt trong vô vàn mối quan hệ ngữ nghĩa với những từ ngữ xung quanh nó. Điều này thì cả ba tác giả Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Thuận đều có cách xử lí của riêng mình.

Hồ Anh Thái trích dẫn ca dao kèm với sự mô tả xuyên tạc thông qua phép chiết tự từ, phân tích đánh giá: “Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương. Canh gà Thọ Xương là cái quỷ gì. Chắc cái làng Thọ Xương ngày xưa lừng lẫy với đặc sản của mình là món súp gà: Chicken soup in Tho Xuong village.” [119, tr.77]. Ca dao xuất hiện trực tiếp và song song cùng với những chi tiết của hiện thực cuộc sống: “Hàm răng xỉn kẽ răng vẫn đen trông như răng cải mả. Như răng bọn nghiện. Thôi. Răng đen thì mặc răng đen. Một ngày hai bữa cơm đèn lấy gì má phấn răng đen hỡi chàng?”

[116, tr.191]. Hay ngôn từ mang đậm diễn ngôn tính dục: “Ông ta suốt ngày đọc trinh thám tiếng Pháp rồi làm thơ tục kiểu như “Kim đâm vào thịt thì đau. Thịt đâm vào thịt nhớ nhau suốt đời.”, nên giáo dân lắm người ghét.” [52, tr.265],… Trích dẫn ca dao tự trào về thói hư tật xấu của người Việt: “Ăn nhanh, đi chậm, hay cười/ Hay mua đồ cổ là người Việt Nam” [119, tr.384], “Hôi mồm, ngồi xổm, hôi chân/ Rung đùi động đất xa gần đều kinh.” [119, tr.384],… Thành ngữ, tục ngữ gần gũi trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây trở thành công cụ để nhà văn thực hiện chức năng của ngôn ngữ trong việc phản ánh hiện thực và mở rộng khả năng liên tưởng trong những cách nói hàm súc và giàu hình ảnh “Nếu được chúa thương, thằng bạn tôi sẽ hoành tráng hạnh phúc ở cảnh gián ngã vại dưa hơn đứt bọn chuột sa chĩnh gạo.” [52, tr.205], “Nhưng rồi vải thưa không che được mắt thánh, vải mỏng không che mắt được nhân dân.” [119, tr.324],… Hàng loạt các liệt kê giễu nhại từ chất liệu văn học dân gian quen thuộc trên cho thấy bút lực dồi dào của Hồ Anh Thái trong việc soi chiếu các biểu hiện khác nhau trong văn hóa, lối sống của người Việt đương đại.

Nguyễn Việt Hà chú ý đến việc sử dụng thành ngữ Hán Việt và trích dẫn nguyên văn thành ngữ Hán và đồng thời có sự lí giải. Trong Thị dân tiểu thuyết, Nguyễn Việt Hà viết “Khai môn kiến sơn.... Mở cửa mà theo thói quen thì chẳng nhìn thấy cái gì, dù đấy có là núi.” [53, tr.16], “Khô mộc ỷ hàn nham, tam đông vô noãn khí. Cây khô tựa núi lạnh, ba đông không hồi âm.” [53, tr.56]. Bên cạnh khai thác tính bác học của thành ngữ Hán Việt, Nguyễn Việt Hà còn xen kẽ ngôn ngữ hết sức thuần việt: “Quân tử khi “cùng” thì vẫn giấy rách giữ lề, còn tiểu nhân đương nhiên cầm cả quyển đi chùi đít.” [53, tr.196]. Sự kết hợp ngôn ngữ văn học dân gian và ngôn ngữ Hán Việt đã làm cho văn chương của Nguyễn Việt Hà vừa mang yêu cầu cao về nhận thức, vừa dân dã, bình dị dễ hiểu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Đối với nhà văn Thuận, việc trích dẫn tư liệu của văn học dân gian Việt Nam không phải là đặc điểm nổi bật. Thuận trong một số tác phẩm thường

trích dẫn thành ngữ nước ngoài. Thông thường, các thành ngữ này xuất hiện trực tiếp trong câu kể, có hoặc không kèm theo tường minh nghĩa “L’avernir appartient à ceux qui se lèvent tôt nếu tra từ điển rồi dịch từng từ một thì thật thà là “tương lai thuộc về những người dậy sớm”, còn nôm na có thể tương đương “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. Tục ngữ Pháp kém gì thì kém chứ đâu kém đạo đức hơn tục ngữ Việt.” [129, tr.65], “Vous avez une très jolie fille” [129, tr.163], “Trop beau pour être réel! Bác chắc lẩm nhẩm câu tục ngữ Pháp” [129, tr.258],...

Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản - 12

Khi dùng văn học dân gian để làm chất liệu để giễu nhại, cả Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Thuận có những cách thức tái tạo khác nhau: Hồ Anh Thái sử dụng ngồn ngộn lời ăn tiếng nói của dân gian và lồng ghép một cách tự nhiên vào trong câu kể. Nguyễn Việt Hà rất chú ý đến thành ngữ Hán Việt, khi trích dẫn thường thực hiện luôn thao tác tường minh nghĩa hoặc bàn luận về vấn đề liên quan đến cuộc sống. Thuận đa số trích dẫn thành ngữ, ngạn ngữ của Pháp, chủ yếu là trích dẫn nguyên văn. Tuy có những cách thức khác nhau, nhưng các nhà văn đều đã làm cho văn học dân gian có sức sống mãnh liệt, các nhà văn đều cố gắng khai thác sức mạnh của nguồn ngôn ngữ dân gian và rộng hơn là ngôn ngữ đời sống, chính là tiếng cười trào tếu dân gian, ngôn ngữ tiểu thuyết trở nên rất gần gũi, mang tính đời thường, tác phẩm tạo nên tiếng cười sâu sắc nhưng vô cùng tự nhiên, giản dị.

Văn học viết là đối tượng quan trọng của thao tác trích dẫn. Khi trích dẫn, có những nhà văn nói rõ nguồn gốc của VB, có những nhà văn không đề cập đến nguồn gốc và cũng không đặt nó trong dấu ngoặc kép nhằm xóa nhòa danh giới của LVB. Phần trích dẫn được lồng ghép vào trong các câu kể, và người đọc, bằng sự hiểu biết của mình, sẽ nhận ra kết nối đó hướng về tác phẩm nào. Đa số các trường hợp trích dẫn này xuất hiện khi có sự tương quan nào đó về hình ảnh, về nội dung nhằm mục đích mỉa mai, châm biếm vào nhiều vấn đề khác nhau trong xã hội đương đại.

Hồ Anh Thái không ít lần trích dẫn nguyên văn những câu thơ (không đặt chúng trong dấu ngoặc kép). Truyện Kiều là một đối tượng trích dẫn quan trọng trong nhiều sáng tác của tác giả. “Trò đánh bùn sang ao lập tức được phát giác. Nhốn nháo quầy nhập cảnh mất một vài chục phút. Mua vui cũng được một vài trống canh.” [118, tr.29], “Phái yếu khi ngửa mình trên giường thì hai cái nhũ hoa ấy đúng ra phải tràn sang hai bên chỉ còn là sè sè nấm đất bên đường. Đằng này hai cái bầu silicon ấy nó vẫn cứng đanh silicon nhọn hoắt như hai chữ V chổng ngược.” [118, tr.35],... Hồ Anh Thái đã tạo ra những phép so sánh ngầm với hình ảnh hay vấn đề được nói đến trong các ý thơ được trích dẫn: Biến hành động ăn cắp tranh thành hành động “mua vui cũng được một vài trống canh”; đối sánh cặp nhũ hoa của phụ nữ khi nằm ngửa là “sè sè nắm đất bên đường” với hai cái bầu silicon cứng đanh – nhại vào hiện tượng phẩu thuật thẩm mỹ hiện nay; gọi những “cán bộ” mùa luân chuyển cán bộ là “tài tử giai nhân” đang “dập dìu”,… chính sự tương đồng theo lối ẩn dụ này là nghệ thuật để Hồ Anh Thái xử lí chất liệu đã cũ và cấp phát cho nó những ý nghĩa mới trong một văn cảnh rất đương đại.

Thao tác trích dẫn của nhà văn Thuận thông thường không được đặt trong dấu ngoặc kép. Trích dẫn được thực hiện lồng ghép rất tự nhiên vào trong câu kể, trong sự tương thích với ngữ cảnh mà nó được đặt vào, yếu tố giễu nhại đi kèm theo phía sau sự trích dẫn: “Tao gật đầu, tao bảo mụ, bảy năm về trước em mười bảy, anh mới đôi mươi trẻ nhất làng. Nhưng mụ Julietta đâu biết Vũ Cao là ai nên mụ thản nhiên nói tiếp: - Mười bảy năm trước tôi còn ở Porto, mà má tôi đã gác cổng ở đây rồi, má tôi nói tầng bảy lúc đó làm gì có người ở vì chưa lắp được nước lên.” [129, tr.178],… Ở trang khác, Thuận trích dẫn không phải một câu thơ mà là cả bài thơ Học đi em của Tố Hữu để nhại những người đồng hương“hành nghề thịt sống…như vừa cầm tay nhau bước ra từ một bài thơ trong sách giáo khoa” [129, tr.68-69]. Nếu như bài thơ Học đi em là lời ngợi ca và tự hào về truyền thống quê hương thì nó lại được đặt trong một ngữ

cảnh tương phản, đối lập nhằm cho thấy sự tha hóa trong lối sống của giới trẻ hiện nay.

Nguyễn Việt Hà trích dẫn thơ xen lẽ với lời kể chuyện “Nhân gian nhược chích như sơ kiến, giá mà cõi đời này giống như lần gặp đầu” [53, tr.66]. Thực ra câu thơ trên được trích dẫn từ 2 câu thơ nổi tiếng “Nhân sinh nhược chích như sơ kiến, Hà sự thu phong bi họa phiến” trong bài Mộc Lan Hoa Lệnh (Mùa hoa Mộc Lan nở) - trích trong Nạp Lan Tính Đức từ toàn tập. Nguyễn Việt Hà không cấp phát nguồn gốc cho câu thơ, nhưng trong diễn đạt nhà văn tường minh luôn ý nghĩa. Sự trích dẫn trên đã mang VB đi ra phạm vi VB và kết nối với các VB khác. Chỗ khác, Nguyễn Việt Hà trích dẫn nguyên văn “trạch đắc long xà địa khả cư” và nói rõ nguồn trích dẫn “câu kệ của Thiền sư Không lộ” [53, tr.71],... Nguyễn Việt Hà quan tâm nhiều đến văn học cổ, đa số sự trích dẫn thơ của Nguyễn Việt Hà là những câu thơ Hán Việt.

Như vậy, nhà văn khi trích dẫn vẫn giữ nguyên nét nghĩa ban đầu của phần trích, giễu nhại được dựa trên cơ sở sự tương đồng (hoặc không tương đồng) mà nhà văn đặt vào ngữ cảnh mới, và quan trọng nhất là những từ ngữ xung quanh phần trích dẫn. Hồ Anh Thái và Thuận khai thác thế mạnh của ngôn ngữ thơ dễ hiểu, có ý nghĩa trực tiếp. Nguyễn Việt Hà thiên về xu hướng trung đại hóa khi trích dẫn. Sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố trên đây tạo nên những phong cách sáng tác rất riêng của nhiều lối viết hiện nay.

- Trích dẫn nhại văn bản âm nhạc

VB âm nhạc gồm giai điệu và lời bài hát, gọi là ngữ âm nhạc. Ngôn ngữ âm nhạc luôn chứa đựng trong đó những thông điệp. Nhất là ca từ của những bài hát kinh điển và bất hủ. Đối với việc trích dẫn ca từ của bài hát thì tiêu chí quan trọng nhất vẫn là sự phù hợp của nó trong bối cảnh kể chuyện của nhà văn mà cụ thể là phù hợp với hành vi giễu nhại.

Lối trích dẫn đi kèm bình luận thậm chí là chế lại lời của bài hát: “làn da em, làn da nâu, như da con trâu.” [118, tr.15], “em có một ước ao, em có một lo âu, làn da nâu” [118, tr.201]. Trích dẫn bài hát này, Hồ Anh Thái mở rộng

chiều kích của tác phẩm nhằm tấn công vào hiện tượng âm nhạc theo xu hướng “ăn xổi” hiện nay. Có khi nhiều lời bài hát sôi động xuất hiện liên tiếp, trong hoàn cảnh đối lập nhằm chỉ ra sự mâu thuẫn trong lối sống hình thức của người Việt hiện nay: “Trái tim ngục tù trái tim ngục tù anh yêu em yêu đến ngàn thu... Đừng nghe những gì con gái nói đừng nghe những gì con gái nói đừng nghe những gì con gái nói... Đám ma ngoài bắc thì tấu lên toàn những bản nhạc não lòng. Nhạc ấy là dành cho những người sống đi đưa đám. Đám ma trong này rặt những khúc nhạc vui. Để mua vui cho người chết thanh thản mà ra đi? Hay là ngược lại, nhạc buồn cho người chết, nhạc vui cho người sống?” [117, tr.61]. Lời bài hát được lồng trong câu văn mang chức năng của một câu kể, trong một câu nói rất đời thường: “Nồng nàn tình ái rồi thì báibai hani đường em em đi đường anh anh đi” [116, tr.34]. Cũng có lúc là trích dẫn nguyên văn khi có sự tương đồng hình ảnh: “Lâm chủ động xin lỗi Tôi, giấu giếm đền cho cô bé một cái “xu chiêng” khác màu tím xẫm, phải là dân sành điệu mới kiếm nổi. Kể từ đấy, mấy thằng già đạo diễn ở bàn bên cạnh, mỗi khi cô bé cúi xuống rót thêm rượu thì lại trắng trợn nhìn ừng ực nuốt khan nước bọt, ư ử hát. “Tím cả chiều hoang nay tím cả chiều hoang ... biền biệt” [52, tr.197]. Dùng âm nhạc để giễu nhại, chủ yếu Hồ Anh Thái nhại trong sự biến đổi lời văn, tiết tấu, nhại giai điệu các ca khúc trữ tình, tiền chiến, nhạc đỏ, các bài hát cổ (SBC là săn bắt chuột; Đức Phật, nàng Savitri và tôi).

Thuận trích dẫn âm nhạc thường đặt trong dấu ngoặc kép, có thể hiện sự chủ ý của người viết về nguồn gốc trích dẫn bằng cách in nghiêng. Thuận trích dẫn có in nghiêng bài hát Riêng một góc trời (Ngô Thụy Miên) [129, tr125], trích dẫn bài hát Nhìn những mùa thu đi (Trịnh Công Sơn) [129, 204], trích dẫn bài hát Tình bơ vơ (Lam Phương) [129, 206]. Không giống như Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, nhà văn Thuận không thực hiện thao tác xóa nhòa nguồn gốc và trực tiếp đưa vào trong câu kể. Thuận khi trích dẫn thường in nghiêng và trích dẫn đoạn dài ít có sự biến đổi. Thuận thường trích dẫn những bài hát có

giai điệu sâu lắng, nhiều triết lí và chiêm nghiệm sống của Trịnh Công Sơn, Lam Phương, Ngô Thụy Miên,...

Việc trích dẫn trực tiếp hay gián tiếp cũng không nằm ngoài vào mục đích giễu nhại. Đối tượng giễu nhại có thể là chính bài hát, nhưng cũng có thể là những mặt trái của cuộc sống hiện đại. Khi lồng ngôn ngữ âm nhạc, ngoài việc giễu nhại như phân tích ở trên, thì thủ pháp này mặc khác làm cho lời kể thêm sinh động, mang âm hưởng du dương, gây ấn tượng về dấu ấn phong cách riêng của nhà văn và tác động đến cảm xúc của người đọc.

- Trích dẫn nhại VB chính trị, đạo đức, tôn giáo, triết học

Chính trị, đạo đức, tôn giáo, triết học,... là những lĩnh vực vốn dĩ không dễ viết. Tuy nhiên, cả Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà và Thuận đều tỏ ra sắc sảo, tinh tế khi đề cập đến những vấn đề trên. Việc trích dẫn hỗ trợ cho nhà văn thực hiện thao tác phản ánh hiện thực ở nhiều góc độ thuộc các lĩnh vực khác nhau trong cái nhìn đa chiều kích. Quan điểm chính trị, đạo đức, tôn giáo, triết học,... có khi là luận điểm chính làm cơ sở để nhà văn lập luận và trở thành điểm mấu chốt cho hành vi giễu nhại.

Trong tiểu thuyết Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư, Thuận thực hiện nhiều trích dẫn được lặp lại theo cấu trúc câu hỏi gắn liền câu trả lời: “Đoàn là gì? Đoàn là cánh tay đắc lực của Đảng. Đảng là gì? Đảng là đầy tớ của nhân dân.” [128, tr.17], “Cải tạo công thương nghiệp là gì? – Là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, là công hữu hóa tư liệu sản xuất, đưa công nhân lao động lên làm chủ nhà máy xí nghiệp.” [128, tr.27], “Xã hội chủ nghĩa là gì? – Là độc lập tự do hạnh phúc.” [128, tr.59],... Khi trích dẫn những nội dung, những câu khẩu hiệu mang tính chính trị của một thời, đặt chúng vào trong một ngữ cảnh không tương thích mục đích nhằm phê phán những câu tuyên truyền mang tính khẩu hiệu, rập khuôn máy móc. Họ nói về chính trị như một con vẹt nói, họ thuộc làu làu các câu khẩu hiệu, nhưng thực chất thì chính sự máy móc đó, đã dẫn đến những sai lầm của chúng ta trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau 1975. Trích dẫn câu nói bất hủ của một nhân vật lịch sử (Trần Bình Trọng)

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022