Định Nghĩa Và Tính Chất Của Hợp Đồng Bảo Hiểm

Hậu quả

Tổn thất quyền lợi

của ai, người đó chịu

Có sự đóng góp vào tổn thất của

tất cả các bên

Trách nhiệm bồi thường của bảo

hiểm

Tuỳ từng điều kiện mà được bảo hiểm

Với mọi điều kiện bảo hiểm đều được bảo hiểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Bàn về công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty bảo hiểm PJICO - 3


Luật giải quyết tổn thất chung.

Khi có tổn thất chung, các quyền lợi trong hành trình có trách nhiệm đóng góp vào tổn thất chung. Nhưng phân bổ, đóng góp như thế nào, theo tiêu chuẩn, quy tắc nào thì các bên phải thoả thuận trong hợp đồng vận tải. Cho đến nay hầu hết các vận đơn đường biển và hợp đồng thuê tàu đều quy định ( trong điều khoản tổn thất chung ) là khi có tổn thất chung xảy ra sẽ giải quyết theo quy tắc York- Antwerp 1974 sau đó được sửa đổi vào các năm 1990 và 1994.

Việc phân bổ tổn thất chung được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định giá trị tổn thất chung (Gt)

Giá trị tổn thất chung bao gồm giá trị tài sản hy sinh tổn thất chung và chi phí tổn thất chung.

Bước 2: Xác định tỷ lệ phân bổ tổn thất chung (t)

Tỷ lệ phân bổ tổn thất chung là tỷ lệ (%) giữa giá trị tổn thất chung và giá trị chịu phân bổ tổn thất chung(Gb).

Ta có: t = Gt *100 / Gb

Trong đó giá trị chịu phân bổ tổn thất chung (Gb) là giá trị của tất cả các

quyền lợi có mặt trên tàu ngay trước khi xảy ra hành động tổn thất chung.

Công thức xác định Gb:



Gb =

Giá trị của tàu,hàng

-

Giá trị tổn thất riêng xảy

khi chưa có tt ra trước tổn thất chung

Hoặc:

Gb = Giá trị của tàu, hàng - Giá trị tổn - Giá trị tổn thất riêng

Khi về đến

bến

Thất chung

xảy ra sau tổn thất

chung

Bước 3: Xác định số tiền đóng góp tổn thất chung của mỗi bên.

Công thức:

Số tiền đóng góp tổn

Giá trị chịu phân bổ

=

Tỷ lệ phân bổ tổn

*

Thất chung mỗi bên Tổn thất chung mỗi bên Thất chung


Trong đó giá trị chịu phân bổ tổn thất chung của mỗi bên được xác định tương tự như công thức ở bước 2, nhưng chỉ các định các giá trị này riêng biệt cho từng quyền lợi của chủ tàu hoặc chủ hàng.

Vì giá trị tổn thất chung được phân bổ theo tỷ lệ quyền lợi của mỗi bên, nên sau khi phân bổ tổn thất chung, tổng số tiền đóng góp tổn thất chung của chủ tàu và chủ hàng bằng đúng bằng giá trị tổn thất chung.

3. Hợp đồng bảo hiểm

3.1 Định nghĩa và tính chất của hợp đồng bảo hiểm

* Định nghĩa: Hợp đồng bảo hiểm là một văn bản trong đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những mất mát, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do rủi ro được bảo hiểm gây nên, còn người được bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm.

Tính chất: Hợp đồng bảo hiểm mang tính chất là một hợp đồng bồi thường và là một hợp đồng tín nhiệm.

Tính bồi thường thể hiện ở sự cam kết trong hợp đồng.

Tính tín nhiệm thể hiện ở:

+ Phải có lợi ích bảo hiểm mới được ký kết hợp đồng bảo hiểm. Lơi ích

không nhất thiết phải có khi ký kết hợp đồng nhưng phải có khi xảy ra tổn thất.

+ Người được bảo hiểm phải thông báo mọi chi tiết về hàng hoá, mọi thay đổi rủi ro mà mình biết cho người bảo hiểm.

+ Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, nếu hàng hoá đã bị tổn thất mà người được bảo hiểm đã biết thì hợp đồng bảo hiểm sẽ vô hiệu. Ngược lại nếu người

được bảo hiểm chưa biết thì hợp đồng bảo hiểm vẫn có hiệu lực và vẫn được bồi thường.

Hợp đồng bảo hiểm coi như được ký kết khi người bảo hiểm chấp nhận băng văn bản. Văn bản đó là đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.

3.2 Các loại hợp đồng bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm có 2 loại: hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng

bảo hiểm bao.

Hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage policy): Hợp đồng bảo hiểm chuyến là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng từ một nơi này đến một nơi khác ghi trên hợp đồng bảo hiểm. Trách nhiệm của người bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm chuyến bắt đầu và kết thúc theo điều khoản "từ kho đến kho".

Hợp đồng bảo hiểm chuyến được trình bày dưới hình thức đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm do người bảo hiểm cấp. Đơn bảo hiểm chính là một Hợp đồng bảo hiểm chuyến đầy đủ. Nội dung gồm hai phần: mặt trước và mặt sau của đơn bảo hiểm. Mặt trước thường ghi các chi tiết về hàng, tàu, hành trình. Mặt sau thường ghi các điều lệ hay qui tắc bảo hiểm của Công ty bảo hiểm.

Nội dung chủ yếu của Hợp đồng bảo hiểm gồm:

- Tên, địa chỉ của người bảo hiểm và người được bảo hiểm.

- Tên hàng, số lượng, trọng lượng, số vận đơn, số hợp đồng.

- Tên tàu, ngày khởi hàng.

- Cảng đi, cảng đến, cảng chuyển tải.

- Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm.

- Điều kiện bảo hiểm (ghi rõ Quy tắc nào, của nước nào).

- Tỷ lệ phí bảo hiểm, phí bảo hiểm.

- Nơi và cách thức bồi thường.

- Ngày tháng, chữ ký của Công ty bảo hiểm.

Mặt hai in sẵn Quy tắc, thể lệ bảo hiểm của Công ty bảo hiểm có liên quan. Giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ có nội dung như mặt một của đơn bảo hiểm.

 Hợp đồng bảo hiểm bao Hợp đồng bảo hiểm bao là hợp đồng bảo hiểm 1

Hợp đồng bảo hiểm bao.

Hợp đồng bảo hiểm bao là hợp đồng bảo hiểm trong đó người bảo hiểm nhận bảo hiểm một khối lượng hàng vận chuyển trong nhiều chuyến kế tiếp nhau trong một thời gian nhất định (thường là một năm) hoặc nhận bảo hiểm cho một lượng hàng vận chuyển nhất định (không kể thời gian).

Nội dung Hợp đồng bảo hiểm bao gồm các vấn đề chung nhất, có tính nguyên tắc như: nguyên tắc chung, phạm vi trách nhiệm, việc đóng gói hàng, loại phương tiện vận chuyển, giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm và thánh toán phí bảo hiểm, giám định, khiếu nại đòi bồi thường, hiệu lực hợp đồng, xử lý tranh chấp...

Trong Hợp đồng bảo hiểm phải có ba điều kiện cơ bản sau:

- Điều kiện xếp hạng tàu được thuê chuyên chở hàng hoá được bảo hiểm.

Tàu phải có khả năng đi biển bình thường và tuổi tàu thấp (dưới 15 tuổi).

- Điều kiện về giá trị bảo hiểm: Người được bảo hiểm phải kê khai giá trị hàng theo từng chuyến về số kiện, giá CIF hoặc FOB, số hợp đồng mua bán, số thư tín dụng, số vận đơn...

- Điều kiện về quan hệ trên tinh thần thiện chí: Nghĩa là đã mua bảo hiểm bao của người bảo hiểm nào thì trong thời gian đó người bảo hiểm không được mua bảo hiểm cho hàng hoá ở Công ty bảo hiểm khác.

Sau khi cấp đơn bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm, nếu người được bảo hiểm thấy cần bổ sung, sửa đổi một số điều và người bảo hiểm đồng ý thì người bảo hiểm sẽ cấp giấy bảo hiểm bổ sung. Giấy này cũng có giá trị như một đơn bảo hiểm và nó là một bộ phận kèm theo và không thể tách rời của đơn bảo hiểm (hoặc Hợp đồng bảo hiểm) ban đầu.

Ngoài ra đơn bảo hiểm có thể chuyển nhượng từ người đứng tên trong Đơn cho một người khác được hưởng quyền lơị của đơn bảo hiểm. Người được bảo hiểm chỉ cần ký hậu vào đơn rồi trao lại đơn và các giấy tờ khác liên quan cho người được nhượng.

4. Điều kiện bảo hiểm

Điều kiện bảo hiểm là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với tổn thất của hàng hoá. Hàng được bảo hiểm theo điều kiện nào, chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bảo hiểm bồi thường.

Hiện nay, điều kiện bảo hiểm áp dụng trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển được sử dụng rộng rãi nhất trong hoạt động thương mại quốc tế là các điều kiện bảo hiểm của viện những người bảo hiểm London (InStitute of London Underwriter - ILU) soạn thảo.

Ngày 1/1/1963 ILU soạn thảo và xuất bản 4 điều kiện bảo hiểm hàng hoá (ICC-1963) là: điều kiện bảo hiểm hàng hoá Mọi rủi ro (AR); điều kiện bảo hiểm hàng hoá Tổn thất riêng (WA); điều kiện bảo hiểm hàng hoá miễn tổn thất riêng (FPA); và một điều khoản bảo hiểm hàng hoá đi kèm là điều khoản bảo hiểm đình công, náo loạn và bạo động dân sự.

Sau một thời gian áp dụng ICC -1963 nổi nên một số nhược điểm đòi hỏi phải có sự đổi mới. Ngày 1/1/1982, ILU xuất bản một số điều kiện bảo hiểm mới (ICC-1982) thay thế các điều kiện bảo hiểm cũ (ICC -1963). ICC -1982 gồm 3 điều kiện bảo hiểm chính là điều kiện bảo hiểm A (ICC-A); điều kiện bảo hiểm B (ICC - B); điều kiện bảo hiểm C(ICC - C) và hai điều kiện bảo hiểm đi kèm là điều kiện bảo hiểm chiến tranh IWC và điều kiện bảo hiểm đình công ISC. So với ICC -1963, ICC -1982 trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu hơn và khắc phục được sự mập mờ trong ngôn từ.

ở nước ta hiện nay, hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ sử dụng ICC -1982 để xây dựng quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển cho mình. Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) ban hành " Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển" - (QTCB - 1998) thay thế cho QTC 1995

* Điều kiện bảo hiểm C (ICC C)

Các rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện nay bao gồm:

- Tổn thất hay tổn hại của hàng hoá đựơc bảo hiểm có nguyên nhân hợp lý do cháy nổ, tàu bị mắc cạn, chìm đắm, bị lật, đâm va, dỡ hàng tại cảng lánh nạn.

- Tổn thất chung.

- Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản hai tàu đâm va nhau đều có lỗi.

Các rủi ro loại trừ bao gồm:

- Tổn thất hay tổn hại do hành vi xấu, cố ý của người được bảo hiểm

- Rò rỉ, hao hụt thông thường về trọng lượng, khối lượng hoặc hao mòn tự nhiên của đối tượng được bảo hiểm,

- Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá.

- Tổn thất hoặc tổn hại do đóng gói bao bì không đủ điều kiện, không

thích hợp.

- Tổn thất hoặc tổn hại mà nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ.

- Tổn thất hoặc tổn hại do không trả được nợ hoặc thiểu thốn về tài chính của chủ tàu, người quản lý, người thuê tàu hoặc người khai thác bảo hiểm.

- Tổn thất hoặc tổn hại do việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến

tranh nào có dùng phản ứng hạt nhân, phản ứng hoá học, chất phóng xạ….

- Thiệt hại cố ý hoặc sự phá hoại cố ý đối tượng được bảo hiểm do hành động phạm pháp của bất kỳ đối tượng nào.

- Tổn thất xẩy ra do chiến tranh, nội chiến, bạo loạn, hành động thù địch

tịch thu, bắt giữ…

- Tổn thất do mìn, thuỷ lôi, bom và các loại vũ khí chiến tranh.

- Tổn thất được gây ra bởi đình công, nổi loạn…

- Tổn thất xẩy ra do bạo động chính trị, động cơ chính trị

* Điều kiện bảo hiểm B (ICC B)

Theo điều kiện này, ngoài các rủi ro được bảo hiểm và rủi ro loại trừ ở trên, người bảo hiểm còn bồi thường tổn thất hay tổn hại đối với hàng hoá được bảo hiểm do động đất, núi lửa, sét đánh, bị nước cuốn khỏi tàu, nước biển, nước

sông xâm nhập vào hầm tàu hoặc nơi đề hàng, tổn thất nguyên kiện hàng do rơi

khỏi tàu hoặc trong quá trình xếp dỡ.

* Điều kiện bảo hiểm A (ICC A)

- Đây là điều kiện bảo hiểm có phạm vi rộng nhất, bảo hiểm tất cả những hư hỏng, mất mát của hàng hoá, chỉ trừ những rủi ro loại trự theo quy định.

* Điều kiện bảo hiểm chiến tranh.

Theo điều kiện bảo hiểm này, người bảo hiểm phải bồi thường những

mất mát, hư hỏng của hàng hoá do:

- Chiến tranh nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột

chính trị xẩy ra từ những biến cố hoặc bất kỳ hành động thù địch nào.

- Chiếm đoạt, bắt giữ, kiềm chế hoặc cầm giữ.

- Mìn, thuỷ lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh khác.

- Tổn thất chung và chi phí cứu nạn.

* Điều kiện bảo hiểm đình công

Theo điều kiện bảo hiểm này, chỉ bảo hiểm cho những mất mát, hư hỏng

của hàng hoá được bảo hiểm do:

- Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia

gây rối loạn lao động, bạo động hoặc nổi loạn.

- Hành động khủng bố hoặc vì mục đích chính trị.

- Tổn thất chung và chi phí cứu nạn

Người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do hành động trực tiếp của người đình công mà không chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hậu quả của đình công.

5. Giám định tổn thất và giải quyết bồi thường

5.1. Giám định tổn thất

Giám định tổn thất là việc làm của các chuyên viên giám định của người bảo hiểm hoặc Công ty giám định được người bảo hiểm uỷ quyền, nhằm xác định mức độ và nguyên nhân của tổn thất làm cơ sở cho việc bồi thường.

Giám định tổn thất được tiến hành khi hàng hoá bị hư hỏng đổ vỡ, thiếu hụt, giám phẩm chất, thối... ở cảng đến hoặc dọc đường do người được bảo hiểm yêu cầu.

Sau khi giám định, người giám định sẽ cấp chứng thư giám định, chứng thư gồm hai loại: Biên bản giám định và giấy chứng nhận giám định.

So với giấy chứng nhận giám định, biên bản giám định là một văn bản đầy đủ hơn, gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh.

Biên bản giám định là chứng từ quan trọng trong việc đòi bồi thường, vì vậy khi hàng đến cảng đến, phải yêu cầu giám định ngay ( không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày hàng dỡ khỏi tàu). Cơ quan giám định phải là cơ quan được quy định trong hợp đồng bảo hiểm hoặc cơ quan được người bảo hiểm uỷ quyền.

5.2. Giải quyết bồi thường:

+ Việc bồi thường tổn thất phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc thứ nhất: Số tiền bảo hiểm là giới hạn tối đa của số tiền bồi thường của người bảo hiểm. Tuy nhiên các khoản tiền sau ( ngoài số tiện tổn thất ) cũng được bồi thường: các chi phí đã chi ra để cứu vớt hàng, chi phí cứu nạn, chi phí giám định, chi phí bán đấu giá hàng bị hư, tiền đóng góp tổn thất chung dù tổng số tiền bồi thường vượt quá số tiền bảo hiểm.

- Nguyên tắc thứ hai: Bồi thường bằng tiền không bồi thường bằng hiện vật. Thông thường nộp phí bảo hiểm bằng loại tiền tệ nào sẽ được bồi thường bằng loại tiền tệ đó.

- Nguyên tắc thứ ba: Khi trả tiền bồi thường, người bảo hiểm sẽ khấu trừ

các khoản tiền mà người được bảo hiểm đã đòi được ở người thứ ba.

+ Cách tính toán bồi thường tổn thất.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/03/2024