Chính vì khoản thu từ khách lưu trú không có, hay không đáng kể chính vì vậy mà doanh thu du lịch UMT chủ yếu từ vé tham quan. Tuy nhiên những năm gần đây du khách đến đông nên doanh thu cũng tăng lên đáng kể và chiếm 1 phần quan trọng trong tổng doanh thu du lịch của tỉnh Kiên Giang.
2.3.3. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
- Cơ sở lưu trú:
VQG U Minh Thượng tính đến thời điểm hiện nay chưa có cơ sở lưu trú khách du lịch. Do điều kiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch của VQG còn rất khiêm tốn, chưa được đầu tư. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến doanh thu du lịch VQG chưa cao.
Ngoài ra thì ở xã An Minh Bắc cũng có hệ thống nhà ở của dân được sử dụng để phục vụ nhu cầu của du khách nhưng số lượng chưa nhiều và điều kiện chưa tốt. Nên sau khi tham quan khách lại về các khách sạn ở Rạch Giá để nghỉ ngơi vì có điều kiện tốt hơn.
- Cơ sở ăn uống:
Hiện nay, để phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách, Vườn quốc gia U Minh Thượng đã cho xây dựng hệ thống căng tin chuyên phục vụ các món ăn đồng quê. Căng tin có sức chứa khoảng 150 người, tại đây du khách có thể thưởng thức các món ngon của vùng U Minh như: Cá rô mề kho chấm đọt choại, cá lóc hấp bồn bồn tươi… Căng tin U Minh Thượng phục vụ cho mọi đoàn khách đến đây, từ số lượng tương đối lớn đến đoàn từ 4- 10 người, phục vụ ăn uống cho các buổi hội nghị, hội họp…
Tuy nhiên dịch vụ ăn sáng cho du khách chưa được chú trọng và giá cả còn tương đối đắt đỏ. Vì vậy các đối tượng khách lẻ thường mang theo thức ăn, café, thuốc lá..vào câu cá và ăn luôn trong rừng làm mất đi một khoản doanh thu lớn cho vườn.
- Dịch vụ bán hàng:
Các điểm bán hàng còn ít và nghèo nàn về chủng loại.Các điểm bán nằm rải rác từ cổng VQG vào với các sản phẩm chủ yếu là ẩm thực nơi đây như: cá, bông
điên điển, mắm cá linh… tuy nhiên các mặt hang mang đi lại khó khăn do đa phần là các sản phẩm thực phẩm đặc sản vùng sông nước, chưa thực sự thu hút sự chú ý của du khách, kích thích sự chi tiêu của họ để tăng nguồn thu từ du lịch.
- Dịch vụ thuê thuyền, cần câu:
Khác với các vườn quốc gia khác, khách du lịch tới đây chủ yếu đi lại bằng thuyền, nét đặc trưng của miền sông nước. Chính vì vậy mà dịch vụ thuê thuyền đi câu cá, tham quan cảnh vật thiên nhiên rất phát triển. Giá thuê xuồng lá là 30.000 đồng, nếu cần người bơi xuồng thì thêm 20.000 đồng nữa. Đây chính là một trong những nguồn thu chính của vườn.
2.3.4. Đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Ban du lịch
Số lượng và chất lượng cán bộ, nhân viên trong ban du lịch là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dịch vụ du lịch. Trước đây lực lượng cán bộ đặc biệt là nhân viên làm công tác du lịch tại huyện U Minh Thượng nói chung và tại Vườn quốc gia U Minh Thượng nói riêng có trình độ chuyên môn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo ngành nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch. Hiện nay số lượng và chất lượng của cán bộ cũng như nhân viên trong ban quản lý du lịch đã tăng lên đáng kể.
Ban du lịch của VQG hiện nay có 58 cán bộ nhân viên,trong đó có 02 người có trình độ thạc sĩ, 15 người có trình độ đại học, còn lại là trình độ trung cấp trở lên. Trình độ ngoại ngữ của các nhân viên phục vụ du lịch hiện đang được quan tâm bồi dưỡng, một số nhân viên hướng dẫn có khả năng đảm bảo được yêu cầu hướng dẫn khách nước ngoài.
2.3.5. Hiện trạng các tuyến du lịch đã được khai thác
Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch của VQG còn rất khiêm tốn, chưa được đầu tư nhưng bước đầu VQG U Minh Thượng và các cơ quan chức năng đã phối hợp xây dựng các điểm, tuyến và các loại hình du lịch nhằm phát huy tốt nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng và đặc sắc của vùng.
- Các điểm du lịch
Đến VQG U Minh Thượng khách du lịch có nhiều địa chỉ để tham quan như mảng chim, mảng dơi quạ, tràm nguyên sinh, quần thể heo rừng, rái cá, kỳ đà, và đặc biệt là khu giải trí câu cá Hồ Hoa Mai...
- Các tuyến du lịch
Hiện Vườn quốc gia U Minh Thượng đang có 2 tuyến du lịch phục vụ du khách: tuyến thăm sân chim và tuyến thăm mảng dơi. Phương tiện đi lại để đi hai tuyến này là thuyền máy (giá vé: 20.000đ/người/tuyến, đủ 4 người mới đi). Bên cạnh đó du khách cũng có thể thăm quan Hồ Hoa Mai, ngắm Vườn quốc gia U Minh Thượng từ chòi canh, thưởng thức các món ăn đồng quê tại căng tin của Vườn quốc gia U Minh Thượng.
Hai tuyến du lịch đến sân chim và thăm mảng dơi thu hút lượng lớn khách đến với VQG U Minh Thượng. Trung bình mỗi tháng trên 2000 lượt khách đến tham quan Vườn quốc gia và con số này đang tăng dần lên.
2.3.6. Hiện trạng các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
VQG U Minh Thượng là một trong ba vùng lõi thuộc Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang, là Khu dự trữ sinh quyển lớn thứ 2 trong 8 Khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam đã được UNESCO công nhận. Để bảo vệ, Ban Quản lý Vườn đã áp dụng nhiều biện pháp phòng, chống cháy rừng, đồng thời, tăng cường bảo tồn các quần xã thực vật, noi cư trú của các loài chim để chúng tiếp tục phát triển. Thực tế cho thấy, nhiều loài chim quý hiếm ở đây đang phát triển nhanh, số lượng cá thể tăng lên nhiều so với trước đây như cò bộ Java, cò trắng, vạc, cò lửa, cò lửa lùn, cuốc ngựa trắng...
Bên cạnh các hoạt động bảo vệ rừng, nhằm thực hiện một trong chín chương trình hoạt động chính phủ giao, thời gian qua công tác giáo dục môi trường đã và đang từng bước đi vào hoạt động, với mục tiêu lớn: nâng cao nhận thức cho cộng đồng từ đó hình thành thái độ hành vi đúng đắn hơn với môi trường thiên nhiên, khuyến khích cộng đồng tham gia tích cực vào công tác bảo tồn vườn.
Từ đó, ban quản lý rừng đã tổ chức nhiều khóa học tập, tuyên truyền bảo vệ môi trường rừng đến người dân vùng đệm và thu được kết quả đáng kể thể hiện là người dân không còn đánh bắt, khai thác ở khu vực lõi của Vườn.
Phát biểu sau chuyến thăm thực địa VQG U Minh Thượng, TS. Raman Letchumanan, Trưởng phòng Môi trường và nguồn lực, Ban Thư ký ASEAN đã xúc động bày tỏ: "Có một điều mà tôi nhận thấy ở đây rất khác biệt so với những nơi tôi đã từng đi thăm, đó là không hề nhìn thấy có người dân sinh sống hay khai thác sản phẩm gì trong khu vực vùng lõi của Vườn mà chỉ có dân sống trong khu vực vùng đệm. Điều này cho thấy, Việt Nam đã rất nỗ lực trong vấn đề gìn giữ và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Tôi cho rằng để làm được điều này là rất khó."
Năm 2008, Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Kết hợp bảo tồn và phát triển tại các trọng điểm Khu Dự trữ Sinh quyển tỉnh Kiên Giang” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc (AusAID) thông qua Tổ chức Hỗ trợ Kỹ thuật Đức (GTZ) tài trợ cho tỉnh Kiên Giang. Dự án nhằm mục tiêu nâng cao năng lực và đào tạo, quản lý nước và phòng chống cháy rừng nhằm cải thiện năng suất và duy trì hệ sinh thái. Xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy và các giải pháp thay thế việc quản lý nước bằng các trang thiết bị phù hợp cho hoạt động phòng chống cháy rừng. Xây dựng chương trình và tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và đất ngập nước cho các cư dân sống trong những vùng trọng điểm của Khu Dự trữ Sinh quyển. Nâng cao năng lực thực hiện và quản lý dự án cho cán bộ trong tỉnh. Nhằm đạt được mục tiêu tổng thể của dự án “Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Kiên Giang, nâng cao hiệu quả quản lý các khu vực bảo vệ”.
Năm 2009 với sự hỗ trợ của dự án VCF vườn đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục môi trường cho cộng đồng và học sinh, gồm: tổ chức các tuyên truyền về môi trường đến cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh vùng đệm vườn quốc gia với số lượng người tham gia tương đối lớn. Tổ chức giảng dạy ngoại khóa, thi tìm hiểu và tham quan VQG cho các em học sinh tại các trường học, bước đầu tạo cho các em mối quan tâm đến môi trường, tạo cơ hội khám phá thiên nhiên.
Năm 2010, công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) và Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã phối hợp tổ chức khoá tập huấn kéo dài 10 ngày về giáo dục truyền thông nâng cao nhận thức về việc bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia U Minh Thượng, Ấp Công Sự, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
Khóa tập huấn năm nay có 10 học viên đến từ 5 vườn quốc gia / khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm: Tràm Chim, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Mũi Cà Mau và Côn Đảo. Ngay trong khóa tập huấn, các học viên đã được các cán bộ của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên hướng dẫn về phương pháp truyền thông môi trường, các giải pháp môi trường và xây dựng các chiến lược bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình địa phương ở các vườn quốc gia/khu bảo tồn thiên nhiên, đồng thời cùng thực hành truyền thông nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư của rừng U Minh Thượng.
Như vậy trong thời gian qua Ban quản lý rừng cũng như các chương trình dự án của nước ngoài đã tích cực tham gia giáo dục bảo vệ môi trường rừng dưới nhiều hình thức: tuyên truyền, đài báo, học tập… đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên hoạt động giáo dục môi trường vẫn còn nhiều khiếm khuyết do cán bộ còn trẻ và thiếu kinh nghiệm. Công tác giáo dục môi trường nhiều lúc còn chưa được ở nhiều vùng sâu nên cũng gặp nhiều khó khăn trong khâu vận động, tuyên truyền, nội dung truyền tải hơi cao so với sự tiếp nhận cuả cộng đồng vì thế VQG luôn tìm các phương pháp sao cho hiệu quả nhất. Hiện nay vườn vẫn tiếp tục các hoạt động giáo dục môi trường vùng đệm, xin các dự án đầu tư trong và ngoài nước nhằm mục đích cấp kinh phí cũng như kinh nghiệm trong hoạt động giáo dục môi trường.
2.3.7. Hiện trạng hoạt động du lịch với công tác bảo tồn
Với chức năng là khu bảo tồn thiên nhiên đã giúp cho U Minh Thượng hạn chế được nhiều người lui tới, kể cả dân cư sống xung quanh vùng lõi (vùng bảo vệ nghiêm ngặt). Tuy nhiên khi trở thành vườn quốc gia, UMT chắc chắn phải đối mặt với áp lực phát triển du lịch. Với tính chất độc nhất vô nhị về mặt thiên nhiên của U
Minh Thượng sẽ là cơ hội lớn cũng như thách thức không nhỏ đối với Vườn quốc gia U Minh Thượng, đặc biệt là trong phát triển và quản lý du lịch sinh thái. Tuy nhiên, bất cứ một hoạt động phát triển nào diễn ra trong vườn quốc gia cũng phải được đánh giá tác động môi trường để nhằm làm giảm bớt những ảnh hưởng bất lợi.
Cùng với số lượng khách đến với VQG UMT càng nhiều thì số lượng rác thải ra làm ảnh hưởng đến môi trường rừng cũng như sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật nơi đây cũng tăng lên đáng kể.
Ở rất nhiều nơi trong rừng, quanh các gốc tràm, bờ sậy, dưới các con kênh bao nilong, bao xốp và chai nhựa đựng nước uống là hai loại rác phổ biến nhất mà chúng tôi bắt gặp. Anh Nguyễn Văn Nhiên một cán bộ rừng thừa nhận: ''Chúng tôi không thể đặt thùng rác trong rừng để phục vụ khách du lịch vì vườn quốc gia có rất nhiều khỉ, đặt thùng rác là chúng phá ngay”.
Giải pháp xử lý rác tối ưu mà những người làm du lịch ở vườn quốc gia U Minh Thượng chon lựa là mỗi tuần vào ngày thứ năm tất cả cán bộ, công nhân viên đều phải tham gia lao động tập thể, trong đó hai công việc quan trọng nhất là dọn cỏ và rác thải nhưng ”rác thì không thể dọn sạch 100% bởi khi đưa khách vô rừng để họ cả ngày trong đó chúng tôi đâu biết họ đi đâu để mình theo dọn rác”
Ngoài mối lo rừng bị ô nhiễm rác, những bậc cao niêm ở UMT còn lo với tốc độ săn bắt ồ ạt như hiện nay, trong tương lai cá trong vườn quốc gia UMT sẽ lần hồi cạn kiệt. Ông Bành Văn Đởm, nguyên giám đốc Vườn quốc gia, tác giả của khu du lịch hồ Hoa Mai, bức xúc: '' Vườn quốc gia mở cửa cho khách du lịch tràn vào bắt cá ồ ạt kiểu này liệu cá có kịp sinh sản để phục vụ nhu cầu săn cá của khách? Tôi nhớ mấy năm trước cá lóc 4-5kg/con ở UMT không thiếu nhưng nay cá lớn hầu như vắng bóng. Theo tôi, tận dụng thiên nhiên đêt làm du lịch cũng tốt, nhưng vườn quốc gia cũng phải dành riêng một khu vực cấm săn bắt để đàn cá có điều kiện sinh sản, phục hồi”.
Chưa kể đến khi đến tham quan ở các tuyến du lịch ở đây, phương tiện được lựa chọn là xuồng máy, thuyền... đều để lại tiếng động và chất thải trên các kênh rạch như xăng, dầu... tất cả đều ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh vật VQG.
Chính vì vậy, để phát triển du lịch và bảo tồn thiên nhiên song hành cùng nhau là một vấn đề tương đối phức tạp. Hiện giờ số lượng du khách đến VQG chưa nhiều, nhưng đây hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong tương lai. Ban quản lý VQG cần có những giải pháp hiệu quả để vừa phát triển du lịch vừa đảm bảo bảo tồn động thực vật nơi đây.
2.3.8. Hiện trạng những lợi ích du lịch mang lại cho cộng đồng
Hiện nay, cộng đồng dân cư ở vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên U Minh Thượng ngoài việc nhận được lợi ích từ việc bảo tồn ở vùng lõi còn nhận được những lợi ích mà du lịch mang lại bằng nhiều cách:
Thu nhập những năm gần đây của người dân địa phương tăng lên đáng kể, do xuất hiện những nguồn thu nhập mới như cung cấp cho du khách những sản phẩm địa phương (thức ăn, những đặc sản địa phương). Ngoài ra do VQG chưa có dịch vụ lưu trú du khách, cũng tạo điều kiện thu nhập của người dân tăng lên do kinh doanh nhà nghỉ, nhà trọ cho du khách.
Bên cạnh đó các dịch vụ như các trang trại nông –lâm – ngư kết hợp cho tham quan, giải trí...cũng thu hút số lượng lớn du khách và tạo ra thu nhập đáng kể cho người dân vùng đệm của VQG UMT.
Việc tạo điều kiện cho người dân vùng đệm tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch đã mang lại được lợi ích cho họ. Theo kết quả điều tra người dân địa phương VQG U Minh Thượng có nhu cầu rất lớn trong việc tham gia hoạt động du lịch:
Bảng 2.13: Những hoạt động du lịch mà người dân địa phương muốn tham gia ở VQG UMT
Hoạt động du lịch mà người dân muốn tham gia | Tỷ lệ (%) | |
1 | Cung cấp thức ăn đồ uống cho khách | 29,2 |
2 | Sản xuất và bán hang lưu niệm cho khách | 10,8 |
3 | Hướng dẫn khách tham quan | 26,7 |
4 | Cung cấp chỗ ở cho du khách | 13,3 |
5 | Chèo xuồng đưa khách đi tham quan trong VQG | 29,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Danh Sách Các Loài Thú Ăn Thịt Ở Vqg U Minh Thượng
- Dân Số Các Xã Vùng Đệm Và Vùng Lõi Vqg U Minh Thượng
- Lượng Khách Đến Tham Quan Vqg U Minh Thượng Giai Đoạn 2008-2011
- Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Dlst Vqg U Minh Thượng
- Định Hướng Sản Phẩm Du Lịch Và Thị Trường Khách Định Hướng Sản Phẩm Du Lịch
- Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia U Minh Thượng - tỉnh Kiên Giang - 14
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
(Theo Báo cáo điều tra kinh tế xã hội có sự tham gia của người dân, GTz thực hiện)
Bảng 2.14: Nguyện vọng của người dân địa phương khi được tham gia vào hoạt động du lịch
Nguyện vọng của người dân địa phương | Tỷ lệ (%) | |
1 | Được vay vốn | 40,8 |
2 | Được đào tạo bồi dưỡng những kỹ năng về du lịch | 35,0 |
3 | Biết được lợi ích và trách nhiệm đối với du lịch | 12,5 |
4 | Không có yêu cầu gì | 6,7 |
(Theo Báo cáo điều tra kinh tế xã hội có sự tham gia của người dân,GTz thực hiện)
Không thể phủ nhận sự ưu ái đặc biệt của Đảng và Nhà nước đến cộng đồng người dân vùng đệm VQG. Hiện tại, cộng đồng dân cư ở vùng đệm được hưởng sự đầu tư của nhà nước trong việc làm đường nhựa trên con đê bao, cơ sở vật chất cũng được đầu tư, xây dựng nhiều. Các dự án phát triển bền vững VQG đều có sự đầu tư vốn, huấn luyện kỹ thuật nuôi trồng, đào tạo kỹ thuật viên nông nghiệp cho người dân vùng đệm. Nhiều mô hình sản xuất hình thành và có hiệu quả, người dân có thu nhập cao hơn, ý thức được vấn đề bảo vệ môi trường rừng. Du lịch không chỉ tạo ra thu nhập cho người dân mà còn khuyến khích người dân tham gia vào quá trình quyết định những vấn đề có thể ảnh hưởng tới cơ hội mưu sinh của họ.
2.4. Những điểm mạnh - yếu - cơ hội và thách thức đối với phát triển DLST ở VQG U Minh Thượng
2.4.1. Những điểm mạnh và yếu
2.4.1.1. Những điểm mạnh
Thứ nhất, Vườn Quốc gia U Minh Thượng có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, thuộc địa phận huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá khoảng 50km về phía nam. Giao thông vận tải đến VQG U Minh Thượng khá thuận lợi bao gồm cả giao thông đường bộ và giao thông đường thuỷ.
Thứ hai, VQG U Minh Thượng là kiểu rừng úng phèn, kiểu rừng nguyên sinh đặc thù được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới. VQG U Minh Thượng là nơi sinh sống của với hơn 387 loài thực vật, 172 loại côn trùng, 66 loại cá, 7 loại ếch nhái, 31 loại bò sát và 172 loài chim, 32 loài thú... VQG U Minh Thượng còn là một