Định Hướng Sản Phẩm Du Lịch Và Thị Trường Khách Định Hướng Sản Phẩm Du Lịch


3.1.2. Các định hướng cụ thể‌

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn không đủ điều kiện để nghiên cứu toàn diện các vấn đề có tính chất chuyên sâu như một dự án quy hoạch DLST, mà chỉ là đưa ra các định hướng để đảm bảo cho sự phát triển DLST ở VQG U Minh Thượng đúng với bản chất của nó, phù hợp với những nguyên tắc và yêu cầu của DLST.

3.1.2.1. Định hướng sản phẩm du lịch và thị trường khách Định hướng sản phẩm du lịch

Hoạt động du lịch ở VQG U Minh Thượng còn đang ở giai đoạn khởi đầu, nên việc xây dựng các sản phẩm và dịch vụ du lịch là hết sức quan trọng. Điều này có thể quyết định đến sự thành công hay thất bại của dự án phát triển du lịch ở đây. Do vậy, để phát triển DLST ở VQG U Minh Thượng, trước hết cần khai thác các sản phẩm du lịch đặc trưng có sức hấp dẫn cao, đồng thời cần phải bảo tồn, tôn tạo, củng cố và nâng cấp các sản phẩm du lịch tiềm năng, sau đó từng bước đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ. Điều này cần có kế hoạch và chiến lược cụ thể.

Trên cơ sở phân tích đặc điểm nguồn tài nguyên du lịch, điều kiện phục vụ du lịch của VQG U Minh Thượng và thực tiễn DLST Việt Nam; các đặc điểm, sở thích của thị trường khách du lịch và khả năng phát triển sản phẩm du lịch VQG UMT, đưa ra một số sản phẩm du lịch đặc trưng và sản phẩm du lịch phổ biến:

- Giai đoạn trước mắt:

+ DLST, tham quan thắng cảnh và nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn.

+ Du lịch tham quan, thám hiểm, giải trí và câu cá.

+ Thưởng thức ẩm thực mùa nước nổi của vùng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

- Giai đoạn tiếp theo (khi các điều kiện phục vụ du lịch được đảm bảo tốt hơn), mở rộng các loại hình du lịch:

+ Du lịch văn hoá, nghiên cứu truyền thống văn hóa, tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia U Minh Thượng - tỉnh Kiên Giang - 13

+ Du lịch kết hợp giải trí, nghỉ dưỡng – chữa bệnh.

+ Du lịch các di tích lịch sử.


+ Du lịch sinh thái vườn

+ Du lịch làng nghề.

Định hướng thị trường khách du lịch

DLST là một loại hình còn tương đối mới mẻ và đang phát triển. Qua các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch tại VQG U Minh Thượng cho thấy:

- Đa số khách DLST đến VQG U Minh Thượng là những khách du lịch đi các tour có liên quan đến thiên nhiên dã ngoại, nghiên cứu hoặc thưởng thức một nền văn hoá khác ở một số vùng thiên nhiên hoang dã.

- Thời gian chuyến đi của hầu hết khách DLST tại một vùng như UMT thường là khoảng 3-5 tuần

- Các hoạt động DLST tại VQG có thể diễn ra trong rừng, trên kênh rạch, trảm cỏ. Trong VQG U Minh Thượng các hoạt động sẽ diễn ra là đi thuyền trong rừng ngắm các động thực vật quý hiếm, vào các vào các điểm hấp dẫn trong rừng nguyên sinh; Chèo thuyền du ngoạn và câu cá trên hồ Hoa Mai...

- Khách DLST không đòi hỏi các cơ sơ lưu trú tiện nghi. Trái lại họ lựa chọn các cơ sơ lưu trú có tính dân dã như các nhà trọ, quán trọ ở tại các nhà dân vùng đệm.

Theo đánh giá thì thị trường khách du lịch chính của VQG U Minh Thượng như sau:

+ Thị trường khách quốc tế là các khách du lịch với những đặc điểm nêu trên đến từ các nước: phương Tây, Đông Âu, Thái Lan, Philippine, Indonesia, Singapore và các nhà khoa học, nghiên cứu.

+ Thị trường khách trong nước chủ yếu là du khách đến từ TP Hồ Chí Minh và các vùng lân cận như Rạch Giá, Bình Dương, Vũng Tàu, Đồng Nai, Cần Thơ…

3.1.2.2. Định hướng phát triển các tuyến tham quan

Đây chính là động cơ để thu hút khách du lịch và giữ chân du khách ở lại vườn. Một số loại hình du lịch có thể phát triển ở đây như:


- Phát triển các tour tham quan các địa điểm trong vườn như : mảng chim, mảng dơi quạ, tràm nguyên sinh, quần thể heo rừng, rái cá, kỳ đà,... Các tour du lịch này là yếu tố chính để thu hút khách trong nước và khách quốc tế.

- Mở hệ thống đường mòn sinh thái để phát triển loại hình đi bộ thư giãn trong vườn, câu cá, ngắm vườn quốc gia U Minh Thượng từ chòi canh.

- Xây dựng khu cứu hộ động vật quý hiếm và công viên cảnh quan để vừa bảo tồn, tạo cảnh quan, vừa đóng vai trò thu hút khách du lịch

-Phát triển khu giải trí câu cá Hồ Hoa Mai, thưởng thức hương vị đặc trưng rừng u minh.

- Xây dựng tour du lịch chuyên đề nghiên cứu khoa học ngắm các loài động vật quý hiếm như: Mèo cá, Rái cá lông mũi, rái cá vuốt bé, cầy giông đốm lớn… quan sát loài thực vật được ghi trong SĐVN, 2007, bậc VU sẽ nguy cấp như: Côm Cánh Ướt.

- Phát triển một số hoạt động giao lưu văn hoá giữa người dân địa phương và khách du lịch thông qua các món ẩm thực đặc trưng vùng miền.

Từ định hướng phát triển DLST VQG U Minh Thượng trên đây việc tổ chức khai thác hoạt động du lịch tiến hành theo các tuyến như sau:

Thứ nhất, tuyến hồ Hoa Mai

Con kênh lớn đưa du khách đến với khu du lịch hồ Hoa Mai. Tại đây, du khách có thể vừa thư giãn, nghỉ ngơi trên những chiếc võng vừa ngắm nhìn cảnh đẹp với hoa lá, chim muông hoặc du khách có thể tham gia dịch vụ câu cá giải trí của khu du lịch. Trong không gian mát mẻ, thoáng đãng, trong âm thanh líu lo của bầy chim, du khách sẽ tự tặng cho mình một bữa ăn ngon miệng với đĩa cá đồng nướng thơm lừng ăn kèm với một số loại rau đặc sản như: đọt rau choại, nụ áo, rau diệu đỏ và nước mắm me cay,…

Hồ Hoa Mai, một mặt đầm ngập nước được con người cắt xén cỏ tạo nên. Nhìn từ trên cao có thể thấy hình hoa 5 cánh. Hồ Hoa Mai gần với căng tin và các khu dịch vụ.


Từ hồ Hoa Mai, du khách cũng có thể tham quan một số điểm khác của Vườn Quốc gia như: trảng dơi, trảng chim…

Thứ hai, tuyến trảng dơi

Đi thuyền khoảng 30 phút, du khách được dừng lại ở một bãi gò xanh rì để chụp ảnh lưu niệm với bầy dơi quạ treo lủng lẳng trên cành.

Sân dơi rộng khoảng 15ha. Nơi đây là điểm tụ tập của hàng nghìn con dơi, quạ. Một khảo sát gần đây cho thấy, bầy dơi này thường đi ăn ở Cần Thơ và về trú ngụ tại đây. Trên cây, dơi bám từng chùm như những chùm quả trĩu cây, du khách chỉ được đứng cách xa 3-4 mét chụp hình. Dơi sống ở đây có nhiều loại, trong đó loại quý nhất là dơi ngựa Thái Lan.

Thứ ba, tuyến thăm sân chim

Dân rành thổ địa miền Tây đánh giá: "Đến Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang mà không vào Vườn Quốc gia U Minh Thượng, vào sân chim kể như chưa đi". Đây là một trong ba tuyến thu hút khách du lịch lớn nhất hiện nay của vườn.

Muốn đi sâu vào trung tâm rừng U Minh Thượng có thể đi bằng xuồng hoặc đi trên con đường trải nhựa cũng là đê bao xuyên rừng để tham quan những cánh rừng tràm nguyên sinh trên lớp than bùn...

Nếu đi bằng xuồng máy thì khoảng sau 1h, xuồng tách khỏi con rạch lớn, chui vào đám lau sậy um tùm. Đây là đoạn đầu tiên của sân chim, những bầy cò diệc vỗ cánh bay phành phạch trên nước. Du khách có thể dừng vỏ lái để bắt đầu ngắm và chụp cận cảnh dễ dàng, những loài chim nơi đây khá thân thiện với con người. Đi thêm một đoạn nữa sân chim UMT.

Sân chim UMT là một vùng đầm rộng mênh mông giữa rừng quốc gia U Minh Thượng. Cảnh vật đẹp như tranh, dòng nước trong vắt nhìn thấy đáy. Những chú chim khá dạn dĩ đang kiếm ăn trước mũi tắc ráng và đậu trên những khóm tràm hai bên mặc cho các ống kính máy ảnh đều được dương lên bấm liên tục.

Sân chim U Minh Thượng là sân chim lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 44 ha. Nhiều loài đang trong mùa sinh sản như loài Điêng điểng (Cổ rắn), Cò nhạn, Cò ốc, Quắm đầu đen., v.v.


Ngoài ra đây cũng là ngôi nhà cư trú cho nhiều loài chim khác như Bồ nông chân xám, Cò lạo ấn độ, Già đãy Java, Cò quắm cánh xanh, Đại bàng đen, Rồng rộc vàng, Diều cá đầu xám, Hạc cổ trắng….

Băng qua hết những đám lau sậy, một đám nước rộng mênh mông phủ màu xanh của bèo, người ta gọi đây là trảng nước rộng khoảng 5ha, và là nơi tắm mát của nhiều loại chim. Nước cạn thấy đáy nên nếu muốn bạn có thể lội nước và nhổ cây bồn bồn thưởng thức hương vị U Minh.

Thứ tư, thăm khu lịch sử

Rừng U Minh Thượng không chỉ là một khu rừng nguyên sinh ngập nước quý hiếm của thế giới mà đối với người miền Tây Nam Bộ đó còn là rừng lịch sử. Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, U Minh Thượng là khu căn cứ Trung ương cục miền Nam. Đây từng là nơi hoạt động và chiến đấu của nhiều đồng chí như: Lê Duẩn, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Tấn Dũng… và đây cũng là nơi có di tích thuộc nền văn hóa Óc Eo như: Cạnh Đền, Đền Vua, Kèo Một, Nền Vua…

Tỉnh Kiên Giang đã triển khai thực hiện dự án xây dựng bảo tồn Khu di tích lịch sử văn hóa này từ năm 2001, gồm các hạng mục di tích ngoại vi như: Di tích rừng tràm Ban Biện Phú, di tích chiến thắng ngã ba Cây Bàng, di tích chiến thắng Thứ 11; khu vực trung tâm di tích gồm: khu vực đón tiếp nghi lễ trung tâm, khu vực bảo tàng thiên nhiên, khu vực trung tâm bảo tồn, các công trình di tích căn cứ cách mạng cần tu bổ, tôn tạo, bảo tồn…

Thứ năm, tuyến du lịch ngắm các loài động thực vât

Đêm đến du khách có thể theo dõi những chú heo rừng và cầy sáo sục sạo kiếm ăn trên những lối mòn và những bãi lau sậy bên bờ kênh… đặc biệt là khỉ ở đây rất dạn dĩ, chúng tò mò rón rén quan sát mọi người làm gì.

3.1.2.3. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch

Để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở VQG UMT trong thời gian tới một số định hướng phát triển hạ tầng bao gồm: hoàn thiện bãi đỗ xe ở gần vườn trên phần đất dành riêng cho phần đất dành riêng cho phân khu hành chính và


dịch vụ; tiếp tục xây dựng thêm 2 bến thuyền phục vụ tham quan du lịch; xây dựng khu dịch vụ lưu trú khách du lịch; hoàn thiện và mở rộng căng tin vườn với sức chứa lớn hơn.

Hệ thống cung cấp điện nước riêng cho VQG, hệ thống thu gom và xử lý rác thải dự kiến xây dựng trong thời gian tới.

3.1.2.4. Định hướng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Trang bị thêm phương tiện phục vụ tham quan du lịch như: xuồng ba lá, máy móc, xe đạp, các thiết bị ngắm nhìn; sử dụng một phần mặt bằng hiện có tại bãi đỗ xe của vườn quốc gia để xây dựng một số công trình dịch vụ phục vụ nhu cầu khách du lịch như: ăn uống, mua sắm lưu niệm.

3.1.2.5. Định hướng giáo dục, diễn giải về môi trường

Phát triển trung tâm du khách thành một trung tâm giáo dục môi trường cung cấp thông tin một cách đầy đủ về vườn quốc gia và có lồng ghép những nội dung có trách nhiệm hơn đối với vấn đề môi trường; nâng cao hiểu biết về đa dạng sinh học và kiến thức về môi trường cho đội ngũ hướng dẫn viên; xây dựng thêm các tài liệu giới thiệu về đa dạng sinh học và các quy định về bảo vệ môi trường ở Vườn quốc gia; tiếp tục mở các lớp tuyên truyền về việc cần phải bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia và công tác phòng chống cháy rừng cho người dân địa phương các xã vùng đệm.

3.1.2.6. Định hướng khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch

Theo số liệu cung cấp của ủy ban nhân dân 2 xã An Minh Bắc và xã Minh Thuận thuộc vùng đệm của Vườn Quốc Gia số hộ nghèo và cận nghèo còn khá lớn. Do đời sống khó khăn nên người dân dịa phương thường thâm nhập vào rừng để bắt cá, bắt ong. Những việc này làm ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn Quốc Gia nói chung và tài nguyên du lịch sinh thái du lịch nói riêng. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội và mức độ phát triển của cộng đồng ở các xã vùng đệm, căn cứ vào nhu cầu tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch ở bảng, các hình thức mà cộng đồng có thể tham gia trong việc phát triển du lịch sinh thái ở VQG U Minh Thượng bao gồm: bơi xuồng chở khách tham quan, lái tắc ráng đưa khách tham quan, cung cấp dịch vụ ăn uống cho du khách với các món ăn


đặc sản của địa phương, sản xuất và bán hàng lưu niệm với các món hàng truyền thống (giỏ sách, thảm bằng bèo tây), làm hướng dẫn viên hướng dẫn khách tham quan, cung cấp dịch vụ lưu trú và vui chơi giải trí cho khách, sản xuất và cung cấp thực phẩm cho du khách.

3.2. Kiến nghị và giải pháp phát triển DLST‌

Những định hướng trên đây nhằm đảm bảo duy trì sự cân bằng giữa ba mục tiêu: du lịch, bảo tồn và hỗ trợ phát triển cộng đồng địa phương cho phát triển DLST ở VQG U Minh Thượng. Tuy nhiên, để những định hướng đó trở thành hiện thực thì cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ.

Trên cơ sở đặc điểm sinh thái, tài nguyên du lịch và các điều kiện phát triển du lịch ở VQG U Minh Thượng, tác giả đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm thực hiện tốt những định hướng đã đề ra.

3.2.1. Cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với du lịch sinh thái‌

Cần nâng cấp hoàn thiện tuyến đường đê bao để tiện cho việc đi lại của du khách cả mùa khô lẫn mùa mưa, xây dựng và hoàn thiện hơn các nơi ăn uống, mua sắm, lưu trú, giải trí của vườn. Bến thuyền ở khu trung tâm du lịch cần xây dựng lại để tiện cho du khách xuống thuyền đi tham quan, nhà nghỉ chân giữa rừng cần xây dựng kiên cố, cần lợp bằng các vật liệu mát mẻ hơn phù hợp cảnh quan sinh thái. Xây dựng khu vực lưu trú cho du khách ở lại lâu ngày.

3.2.2. Tăng cường giáo dục môi trường trong du lịch sinh thái‌

Thiết kế và phổ biến các tờ gấp, tờ rơi phù hợp; tăng cường các phương tiện truyền tin; giáo dục môi trường trên tuyến tham quan; giáo dục môi trường trên tuyến tham quan; tăng cường hoạt động của trung tâm đón khách; các hoạt động giáo dục môi trường cho người dân địa phương cần tiếp tục thực hiện ở các năm tiếp theo.

3.2.3. Giải pháp về quản lý‌

Cần quản lý hoạt động du lịch của vườn quốc gia theo đúng quy hoạch. Bên cạnh đó cần ban hành các thủ tục hành chính, các nôi quy hướng dẫn cũng như quy định về hoạt động du lịch. Có thể quản lý hoạt động du lịch bằng cách ưu tiên cho


những đoàn khách có số lượng vừa phải và có đăng ký trước (nhằm điều tiết lượng khách); liên kết các điểm du lịch khác trong tỉnh hình thành tour trọn gói (khắc phục tính mùa vụ du lịch)

3.2.4. Giải pháp về khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch‌

Nhìn chung, phần lớn người dân ở vùng đệm vườn quốc gia còn nghèo, trình độ dân trí chưa cao. Vì vậy họ rất cần sự giúp đỡ về nhiều mặt khi được tham gia vào hoạt động du lịch.

Theo bảng 2.14, để người dân có thể tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái một cách có hiệu quả nhất thiết phải hỗ trợ vốn ban đầu để cộng đồng có thể tạo ra được sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho khách du lịch nếu họ có nhu cầu, đào tạo bồi dưỡng nhằm góp phần nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về lợi ích và trách nhiệm từ phía cộng đồng đối với hoạt động du lịch, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cộng đồng về hướng dẫn, giao tiếp, phục vụ…

3.2.5. Giải pháp về cơ chế chính sách‌

DLST chỉ có thể phát triển tốt ở các VQG, nếu cơ chế chính sách cho phép. Trên cơ sở hành lang pháp lý của nhà nước cho phát triển DLST trong các VQG Đảng ủy, Ủy Ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang cần có cơ chế chính sách chỉ đạo đồng bộ để khuyến khích khai thác tiềm năng DLST của VQG U Minh Thượng hợp lý, bền vững. Các cấp chính quyền địa phương, các sở ban ngành liên quan ở Kiên Giang cần thực hiện cơ chế, chính sách một cách có trách nhiệm để thúc đẩy phát triển DLST hợp lý. Cụ thể, Chính quyền tỉnh Kiên Giang cần có chính sách:

- Chỉ đạo cho các sở tài chính, văn hóa - du lịch, nông nghiệp – phát triển nông thôn…phối hợp để hỗ trợ ban đầu cho phát triển DLST ở VQG U Minh Thượng trong việc nghiên cứu, quy hoạch, đầu tư...

- Chính sách định hướng cho phép VQG U Minh Thượng mở rộng liên kết, hợp tác với các tổ chức cá nhân trong các lĩnh vực nghiên cứu, quy hoạch, tổ chức quản lý, đầu tư, khai thác DLST nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế, phát

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 21/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí