huy những thế mạnh của vườn trong phát triển DLST;
- Chính sách định hướng giải quyết những mâu thuẫn giữa các bên tham gia hoạt động du lịch nhằm đẩm bảo sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế du lịch với bảo tồn và hỗ trợ cộng đồng; …
- Chỉ đạo cho các sở, ban ngành liên quan ở Kiên Giang thực hiện chính sách lồng ghép phát triển DLST trong các chương trình phát triển cộng đồng như: Chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình định canh định cư, chương trình phát triển nông – lâm nghiệp, kế hoạch hóa gia đình, phát triển y tế, giáo dục…Vì, tất cả các chương trình này đều có mục tiêu là mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng địa phương và đảm bảo sự phát triển bền vững. Như vậy, sự tham gia của cộng đồng là không thể thiếu đối với mọi chương trình phát triển, trong đó không loại trừ du lịch.
Trên cơ sở chính sách cho phép của Chính quyền tỉnh Kiên Giang, Ban quản lý VQG U Minh Thượng cần chủ động thực thi các chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển DLST theo đúng bản chất của nó. Như, thực hiện chính sách thưởng phạt đối với các tổ chức, đơn vị quản lý, điều hành du lịch như việc:
- Khuyến khích các nhà đầu tư tuân thủ các nguyên tắc và yêu cầu của DLST. Giảm thuế cho các nhà đầu tư có quy hoạch thận trọng, tổ chức hoạt động du lịch có trách nhiệm cao với môi trường, có kế hoạch phát triển cộng đồng. Hoặc nên miễn giảm thuế đối với các thành phần tham gia cung ứng các dịch vụ du lịch trong 1 số năm đầu tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước được trực tiếp hoặc cùng hợp tác khai thác đầu tư, kinh doanh du lịch, cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư, khuyến khích các thành phần tham gia kinh doanh du lịch trên địa bàn hỗ trợ nguồn tài chính phục vu cho công tác bảo tồn.
- Cảnh báo và có các biện pháp hành chính đối với các tổ chức, các nhân quản lý, vận hành du lịch chạy theo lợi nhuận, không tuân thủ các nguyên tắc, yêu cầu của DLST và những nội quy của VQG, gây ảnh hưởng đến môi trường và cộng đồng địa phương.
3.2.6. Giải pháp về đào tạo
Hiện nay đội ngũ cán bộ nhân viên của VQG còn thiếu và năng lực chuyên môn du lịch vẫn còn hạn chế so với nhiệm vụ yêu cầu, nhất là bộ phận kĩ thuật và hướng dẫn viên. Điều đó gây khó khăn không nhỏ trong việc hthu hút khách du lịch và thu hút người dân làm du lịch. Vì vậy, bổ sung, điiều chỉnh và chủ động đào tạo nhân lực có trình độ, kĩ năng về du lịch là một việc làm cấp thiết. Các giải pháp về nhân sự và phát huy nguồn nhân lực địa phương cụ thể như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Hiện Trạng Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Phục Vụ Du Lịch
- Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Dlst Vqg U Minh Thượng
- Định Hướng Sản Phẩm Du Lịch Và Thị Trường Khách Định Hướng Sản Phẩm Du Lịch
- Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia U Minh Thượng - tỉnh Kiên Giang - 15
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
- Cơ cấu, tổ chức bộ máy hành chính sao cho hợp lí, linh hoạt vừa đáp ứng được yêu cầu chính trị, vừa đảm bảo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cán bộ nhân viên và đời sống nhân dân địa phương.
- Cần mở các lớp tập huấn ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ và nhân viên trong ban du lịch của VQG. Các vấn đề về du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng; tổ chức nhiều chuyến đi thực tế cho cán bộ và nhân viên trong ban du lịch của VQG đến các điểm du lịch sinh thái điển hình trong nước để có cơ hội tiếp xúc, trao đổi và có thể học hỏi kinh nghiệm làm du lịch, cử mộ số cán bộ và nhân viên có đủ năng lực đi, học tập nâng cao trình độ về du lịch ở trong và ngoài nước, đặc biệt ở các nước có kinh nghiệm về du lịch sinh thái như: Mỹ, Australia, Newzealand…
- Ngoài ngoại ngữ được xem như là phương tiện giao tiếp, hướng dẫn viên DLST phải có nhiều kĩ năng và phẩm chất như sức khoẻ, yêu thiên nhiên, am hiểu thiên nhiên và cộng đồng,có sự hiểu biết về sơ cứu – cấp cứu…Lực lượng hướng dẫn viên hiện nay tại VQG còn thiếu. Vì vậy cần phải tuyển bổ sung mới.
- Người dân địa phương còn quá thiếu kiến thức, thông tin nên không thể đứng ra tự tổ chức và điều hành các hoạt động du lịch. Vì vậy để nâng cao hiệu quả khai thác và thu hút người dân làm du lịch tất yếu phải đầu tư để đào tạo, huấn luyện người dân các kĩ năng nghiệp vụ về du lịch ( đón tiếp, phục vụ lưu trú, ăn uống, hướng dẫn, bán hàng…)
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi và động viên các gia đình người dân địa phương cho con em đến trường nhằm từng bước xoá nạn mù chữ cho đồng bào dân tộc. Đồng thời ưu tiên đào tạo và tuyển dụng con em địa phương vào làm việc tại
VQG sau khi được đào tạo…
3.2.7. Giải pháp tiếp thị
Công tác tuyên truyền và quảng bá là biện pháp quan trọng hàng đầu hiện nay để cho du khách trong nước và quốc tế hiểu rõ hơn về VQG U Minh Thượng .
- Tăng cường phát hành các ấn phẩm, sách hướng dẫn du lịch, tờ rơi giới thiệu về Vườn quốc gia nhằm phổ biến rộng rãi đến nhiều đối tượng khác nhau trong và ngoài nước, sử dụng nhiều phương tiện thông tin và truyền thông như mạng intermet, truyền hình… để giới thiệu về hình ảnh VQG đến công chúng một cách rộng rãi; kết hợp với nhiều điểm du lịch khác trong tỉnh Kiên Giang trong việc quảng bá du lịch UMT.
- Xây dựng tập gấp, sách, áp phích, đĩa CD -VCD - DVD…giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, sản phẩm đặc thù của VQG, tour và điểm DLST.
- Tăng cường tham gia hội thảo trong nước và quốc tế, đặc biệt là hội thảo khoa học và du lịch để tăng cường tiếp thị và tuyên truyền quảng bá một cách rộng rãi khắp các thị trường.
- Quảng bá website hiện có của VQG
- Tổ chức mời các công ti, hãng lữ hành quốc tế, trong nước mở các tour du lịch trong VQG.
- Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, hãng hàng không Việt Nam để tuyên truyền bằng phim ảnh, tạp chí…
- Tổ chức các tour du lịch đặc thù với nhiều hình thức giảm giá, miễn phí một số dịch vụ ban đầu để phục vụ tuyên truyền quảng bá.
- Cần phát phiếu thăm dò để lấy ý kiến du khách trong một số chuyến tham quan tại VQG nhằm đánh giá những mặt mạnh, yếu, được và chưa được để có những hướng tiếp thị cũng như điều chỉnh kịp thời trong quá trình vận hành du lịch.
3.2.8. Giải pháp về hợp tác đầu tư
Vốn đầu tư là nhân tố cực kì quan trọng cho các dự án phát triển du lịch nói chung và cho phát triển DLST trong VQG U Minh Thượng nói riêng. Lượng vốn đầu tư sẽ quyết định được quy mô và chất lượng của dự án. Đặc biệt là lĩnh vực đầu
tư cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật du lịch và nguồn nhân lực. Để tăng cường nguồn vốn đầu tư cho phát triển DLST trong VQG U Minh Thượng, chính quyền địa phương cần phối hợp.
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế về nghiên cứu, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm trong quy hoạch quản lý và vận hành du lịch sinh thái; tiếp tục hợp tác với các tổ chức quốc tế: tổ chức bảo tồn thiên nhiên, quỹ quốc tế bảo vệ TNTN, hội sếu quốc tế…; hợp tác và kêu gọi sự hỗ trợ của các ngành , các chuyên gia trong việc lập dự án nghiên cứu, quy hoạch phát triển du lịch sinh thái.
- Kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ chính phủ, các doanh nghiệp, cá nhân, để xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch vào cơ sở hạ tầng như: giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước là rất cần thiết vì nó không chỉ phục vụ mục đích phát triển du lịch, mà còn cải thiện điều kiện sống của dân cư. Qua đó, người dân nhận thức được sự thay đổi điều kiện sống, tiện nghi hơn là nhờ có sự đầu tư phát triển du lịch, và từ đó mà họ sẵn sàng ủng hộ các dự án du lịch.
- Tăng cường vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Trong phát triển DLST thì vấn đề nguồn nhân lực là nhân tố rất quan trọng, nó chỉ đứng sau yếu tố hấp dẫn du lịch. Trình độ của nguồn nhân lực có thể quyết định sự thành công hay thất bại của dự án DLST trong các VQG. Như vậy, lao động cho ngành DLST là lao động kỹ thuật cao, nó đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực Du lịch, môi trường, văn hóa - giáo dục… Muốn vậy, phải có sự đầu tư lớn cho nguồn nhân lực. Mà trách nhiệm hơn ai hết là ở chính quyền địa phương các xã trong VQG và huyện UMT, tỉnh Kiên Giang.
- Tăng cường đầu tư hỗ trợ kinh tế địa phương. Bản chất của DLST là hỗ trợ cộng đồng địa phương. Do vậy, để phát triển DLST ở VQG U Minh Thượng , thì vấn đề đầu tư hỗ trợ kinh tế địa phương là rất cần thiết. Cụ thể việc đầu tư này cần chú ý vào sự hỗ trợ các ngành kinh tế phục vụ du lịch, như các ngành nghề thủ công truyền thống, nông nghiệp…
- Tăng cường đầu tư cho việc tu bổ, tôn tạo các nguồn tài nguyên, như các giá trị văn hóa bản địa, các giá trị cảnh quan…
- Hợp tác với các trường đại học trên thế giới, trường đại học Việt Nam trong việc nghiên cứu; kết hợp với các nhà khoa học, các chuyên gia về bảo vệ hệ sinh
thái rừng ngập mặn để nghiên cứu tìm biện pháp điều tiết lượng nước theo mùa cho phù hợp, đồng thời có được giải pháp hiệu quả trong việc phòng chống “ giặc lửa” mùa khô.
KẾT LUẬN
Phát triển bền vững là mục tiêu không chỉ của riêng ngành du lịch mà là mục tiêu chung của tất cả các ngành kinh tế cần hướng tới. Trong khoá luận này, tác giả đã nghiên cứu sự phát triển du lịch bền vững theo hướng phát triển du lịch gắn liền với bảo tồn tự nhiên và phát triển cộng đồng trong một VQG cụ thể của Việt Nam. Đó là định hướng phát triển DLST trong VQG U Minh Thượng , tỉnh Kiên Giang.
Những kết quả đạt được trong giới hạn nội dung nghiên cứu của luận văn, cho phép rút ra một số kết luận sau đây:
1. Trong phạm vi toàn thế giới đang hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững, DLST đang được quan tâm nghiên cứu và mở rộng phát triển. Nó được coi là loại hình du lịch có định hướng giáo dục cao và được phát triển dựa trên cơ sở bảo tồn gắn với những nguyên tắc và yêu cầu phát triển bền vững. Các VQG là những địa bàn phù hợp nên được khuyến khích phát triển loại hình du lịch này.
2. Việt Nam có hệ thống các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên đặc trưng cho sự đa dạng về hệ sinh thái là tiềm năng to lớn cho sự phát triển DLST. Trong đó, VQG UMT, tỉnh Kiên Giang có tính đa dạng sinh học cao, còn giữ được tính nguyên sinh của rừng ngập nước đặc trưng kết hợp với hệ sinh cảnh phong phú
…Nếu được quy hoạch phát triển thận trọng, chắc chắn VQG U Minh Thượng sẽ là một địa danh DLST hấp dẫn và có sức cạnh tranh cao.
3. Trong những năm gần đây, lượng du khách đến tham quan VQG U Minh Thượng ngày một gia tăng. Tuy nhiên, những hoạt động kinh tế du lịch ở đây còn chưa thể hiện rõ nét, hoạt động tham quan chỉ mang tính chất tự phát. Bản thân VQG U Minh Thượng còn chưa chủ động tổ chức dịch vụ đón khách du lịch. Vận dụng những cơ sở lý luận về DLST cho thấy, nếu để tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ là một tổn thất lớn đối với tài nguyên và môi trường của VQG. Do đó, việc định hướng phát triển DLST là phù hợp và cần thiết cho VQG U Minh Thượng .
4. Việc định hướng phát triển DLST trong VQG U Minh Thượng được đưa ra trên các cơ sở: nguyên tắc, yêu cầu của DLST; điều kiện thực tế của tài nguyên,
môi trường, nhu cầu du lịch ở VQG; các chức năng, kế hoạch quản lý và phát triển của VQG U Minh Thượng .… và phù hợp với chiến lược quốc gia về phát triển DLST của Việt Nam.
5. Để góp phần định hướng cho quy hoạch phát triển DLST của VQG U Minh Thượng. Luận văn tập trung vào nghiên cứu các định hướng và các giải pháp nhằm đảm bảo:
- Khai thác lãnh thổ và tài nguyên du lịch hợp lý, hiệu quả và bền vững.
- Lồng ghép các hoạt động diễn giải và giáo dục môi trường sinh thái hiệu quả trong việc quy hoạch và tổ chức các hoạt động du lịch.
- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương và hỗ trợ phát triển cộng đồng một cách tích cực và hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Annalisa Koeman (1998), Du lịch sinh thái trên cơ sở phát triển du lịch bền vững, Tuyển tập báo cáo hội thảo về du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội, tr 39-70.
2. Nguyễn Ngọc Anh, Quản lý nước trong bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng tràm, Vườn Quốc Gia U Minh Thượng, luận văn thạc sĩ, ĐHHN
3. Lê Huy Bá ( chủ biên), Thái Lê Nguyên (2006), Du lịch sinh thái. NXB Khoa hoc và Kỹ thuật.
4. Buckley. R (2003), Case studies in Ecotourism, CABI Publishing.
5. Chu Văn Cường, GIZ, TS peter, đại học queensland, Dự trữ bảo tồn và phát triển khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang 6/2008-6/2011.
6. Nguyễn Sao Dần (2008), Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hoà Bình, luận văn kỹ sư kinh tế, ĐHNN-Hà Nội.
7. Phạm Doãn Dang (2007), Đánh giá khả năng phục hồi khu hệ động vật nổi của vườn quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang sau trận cháy rừng tháng 3/2002. Hội nghị khoa học và công nghệ.
8. PGS.TS. Nguyễn Xuân Đặng (2009), Dự án kết hợp bảo tồn và phát triển trong khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang.
9. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch,
Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
10. Lê Văn Lanh (1998), Du lịch sinh thái và quản lí môi trường ở các vườn quốc gia Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội thảo về Du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội, tr. 96 -106.
11. Phạm Trung Lương ( chủ biên), Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Văn Lanh, Đỗ Quốc Thông (2002), Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. Nxb giáo dục.