Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Dlst Vqg U Minh Thượng


trong ba vùng lõi thuộc Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang, là khu dự trữ sinh quyển lớn thứ 2 trong 8 khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam đã được UNESCO công nhận. Đây là một trong những thế mạnh phát triển du lịch sinh thái của vườn thể hiện rõ sự đa dạng sinh học khá cao, cũng như các hệ sinh thái đặc trưng của VQG UMT.

Thứ ba, Vườn có nhiều địa chỉ cho Du lịch sinh thái như: mảng chim, mảng dơi quạ, tràm nguyên sinh, quần thể heo rừng, rái cá, kỳ đà, và đặc biệt là khu giải trí câu cá Hồ Hoa Mai... ngoài ra căn cứ địa cách mạng U Minh Thượng lưu giữ truyền thống đấu tranh giữ nước có nét đặc trưng là điều kiện phát triển du lịch sinh thái.

Thứ tư, ẩm thực U Minh Thượng mùa nước nổi, cũng là một trong những điểm đặc trưng sông nước miền Tây. Tại đây, du khách được thưởng thức các món ẩm thực chỉ có ở U Minh như: cá lóc nướng trui cuốn rau sống, bánh tráng chấm nước mắm me; cá rô rừng nướng lụi, cá thác lác chế biến thành 5 món, bông điên điển, cá linh, ba khía… cùng rượu đế miền Tây Nam bộ, thể hiện bản sắc riêng cần được lưu giữ.

Thứ năm, tuy du lịch sinh thái UMT mới được thực hiện từ năm 2004 tuy nhiên phong cách phục vụ của Ban quản lý và cán bộ nhân viên khá tốt, tạo thiện cảm cho du khách, giáo dục môi trường cũng được quan tâm đúng mực. Đây cũng chính là một trong những thế mạnh giúp cho VQG U Minh Thượng phát triển tốt DLST.

2.4.1.2. Những điểm yếu

Thứ nhất, về quản lý khai thác tài nguyên du lịch

- Mặc dù VQG U Minh Thượng sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và đa dạng nhưng cho tới nay chưa khai thác tương xứng với tiềm năng đó, thể hiện đó là hệ thống sản phẩm du lịch của UMT còn nghèo nàn, đơn điệu.

- Cho đến nay tài nguyên du lịch tự nhiên chưa được thống kê, đánh giá, phân loại và xếp hạng để quản lý khai thác một cách bền vững, hiệu quả. Dẫn đến


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

tài nguyên du lịch sinh thái thì nhiều nhưng khai thác bừa bãi, mới dừng ở bề nổi, khai thác cái sẵn có chưa phát huy giá trị của tài nguyên.

- Sự khai thác bừa bãi, cạn kiệt tài nguyên du lịch gắn với quá trình cạnh tranh và trách nhiệm của các bên không rõ ràng dẫn tới nguy cơ suy thoái nhanh giá trị của tài nguyên. Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các ngành, tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích… tác động tiêu cực tới phát triển du lịch bền vững.

Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia U Minh Thượng - tỉnh Kiên Giang - 12

Thứ hai, về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

- Hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp cận điểm đến còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ. Hiện nay để đến được VQG U Minh Thượng. Khách du lịch quốc tế hầu như không thể đến bằng đường hàng không và chỉ có 2 sân bay quốc tế là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông đưa khách du lịch đến được UMT chưa đồng bộ và nhìn chung chất lượng còn thấp, chưa có sự kết nối thành mạng lưới. Vì vậy những trở ngại về cơ sở hạ tầng tiếp tục là điểm yếu cần sự đầu tư dài hơi cho điểm du lịch UMT nói riêng và Việt Nam nói chung.

- Đặc biệt là VQG U Minh Thượng chưa có dịch vụ lưu trú du khách, sản phẩm du lịch còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, vận hành chưa chuyên nghiệp do vậy chưa hình thành được hệ thống khu du lịch tỉnh Kiên Giang với thương hiệu nổi bật mặc dù đang là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

Thứ ba, về nguồn nhân lực du lịch

- Đây thật sự là một điểm yếu trường kỳ không chỉ riêng VQG U Minh Thượng mà cho ngành du lịch Việt Nam. Mặc dù UMT đã có nhiều cố gắng trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch trong thời gian qua đặc biệt là giai đoạn từ năm 2004 đến nay. Tuy nhiên so với yêu cầu về tính chuyên nghiệp của ngành du lịch hiện đại và hội nhập hiện nay, thì nguồn nhân lực du lịch VQG U Minh Thượng chưa đáp ứng kịp về kỹ năng chuyên nghiệp và liên kết các điểm du lịch trong vùng.


- Lực lượng lao động du lịch tuy đông đảo nhưng tỷ lệ được đào tạo bài bản chuyên nghiệp du lịch thấp đa số từ trung cấp, cao đẳng, chỉ có 15 người là trình độ đại học.

Như vậy, mặt bằng chung chất lượng nhân lực du lịch sinh thái VQG U Minh Thượng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ. Trình độ ngoại ngữ của nhân viên du lịch nhìn chung còn thấp. Đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp dành riêng cho loại hình du lịch sinh thái của VQG và ứng với các ngôn ngữ thuộc thị trường mục tiêu vẫn chưa sẵn sàng đầy đủ.

Thứ tư, về phát triển sản phẩm và thị trường

- Sản phẩm du lịch sinh thái VQG U Minh Thượng nhìn chung có những nét đặc trưng riêng tuy nhiên sản phẩm du lịch chậm đổi mới để phù hợp với nhu cầu của khách du lịch. Hầu hết các sản phẩm du lịch sinh thái đều khai thác tài nguyên có sẵn hoặc sao chép để hình thành sản phẩm du lịch nên trùng lặp với một số điểm du lịch khác trong vùng như: câu cá, bơi thuyền ngắm cảnh…tương đối giống nhau. Vì vậy tính chất độc đáo, giá trị nguyên bản và ý tưởng của sản phẩm du lịch của VQG UMT rất nghèo nàn và trùng lặp với khá nhiều Vườn quốc gia khác trong tỉnh Kiên Giang nói riêng và cả nước nói chung.

- Việc nghiên cứu phân đoạn thị trường để xác định thị trường mục tiêu phát triển du lịch sinh thái VQG U Minh Thượng chưa thực sự được quan tâm. Hầu như chỉ phục vụ chung chung, chưa thu được lợi nhuận lớn ở giai đoạn thị trường mục tiêu.

- Ngoài ra, việc xúc tiến quảng bá du lịch sinh thái VQG U Minh Thượng chưa chuyên nghiệp, chưa bài bản, chưa hiệu quả; mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương hiệu du lịch. Chính vì vậy mà chưa thu hút được thị trường khách nước ngoài.

Thứ năm, về vốn và công nghệ

- Nhu cầu đầu tư vào du lịch sinh thái VQG U Minh Thượng là rất lớn trong khi đó nguồn lực về vốn và công nghệ còn tương đối hạn chế.


- Sự tự lực cánh sinh về công nghệ, kỹ thuật và nguồn nhân lực bậc cao của VQG U Minh Thượng còn rất hạn chế và phụ thuộc vào phía đối tác liên doanh liên kết bên ngoài.

2.4.2. Những cơ hội và thách thức‌

2.4.2.1. Những cơ hội

-Thứ nhất, Diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Các mối quan hệ Á-Âu, Mỹ-Châu Á, Nhật Bản-ASEAN và các nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực.

- Thứ hai, Quan hệ ngoại giao tích cực của Việt Nam với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút đầu tư vốn và cộng nghệ vào Việt Nam nói chung và đầu tư du lịch nói riêng. Các nền kinh tế lớn, các tổ chức quốc tế đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, trong đó dòng đầu tư FDI và ODA cho phát triển du lịch trong đó đặc biệt là du lịch sinh thái ngày một tăng.

- Thứ ba, VQG U Minh Thượng đang là điểm đến hấp dẫn của du khách trong tương lai, xu hướng tăng lên của dòng khách du lịch quốc tế cũng như nội địa. Du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển, khách du lịch đang lựa chọn loại hình du lịch này nhiều hơn.

-Thứ tư, Hội nhập kinh tế thế giới, VQG U Minh Thượng đang nhận được nhiều dự án đầu tư phát triển từ trong và ngoài nước. VGQ U Minh Thượng đang được đầu tư, phục vụ cho việc nghiên cứu, bảo tồn các nguồn giống, gen sinh học quý hiếm.


- Thứ năm, du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng đã là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng; du lịch nội khối chiếm tỷ trọng lớn; du lịch khoảng cách xa có xu hướng tăng nhanh. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia. Đặc biệt các nước đang phát triển, vùng sâu, vùng xa coi phát triển du lịch là công cụ xoá đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Đây là cơ hội to lớn về xu thế thời đại mà Việt Nam có thể tận dụng để phát triển mọi loại hình du lịch đa dạng, tận dụng lợi thế về tài nguyên du lịch để nhanh chóng đạt mục tiêu phát triển. Đặc biệt xu hướng du lịch sinh thái đang nổi lên là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế cho các vùng nghèo và đời sống người dân vùng đệm còn khó khăn như VQG U Minh Thượng

2.4.2.2. Những thách thức

- Thứ nhất, Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch sinh thái UMT nói riêng sẽ chịu tác động mạnh mẽ của những bất ổn chính trị, xung đột, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, khủng khoảng kinh tế, tài chính tại ở các nước đối tác, các thị trường truyền thống. Khi là thành viên của WTO những tác động tiêu cực này sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, khó lường hơn trong khi năng lực thích ứng và ứng phó với những biến động trên thị trường của Việt Nam còn hạn chế. Tranh chấp, bất đồng khu vực, đặc biệt vấn đề gắn với biển đông có tác động mạnh, trực tiếp và đột ngột đến hoạt động du lịch của Việt Nam. Đây là thách thức bao trùm trong quá trình hội nhập du lịch toàn cầu, ứng phó với khủng khoảng kinh tế, bất ổn an ninh, chính trị trên bình diện quốc tế.

- Thứ hai, Sức ép cạnh tranh quốc tế cũng như trong nước ngày càng gay gắt. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch còn non trẻ và còn nhiều điểm yếu. Đặc biệt du lịch sinh thái VQG U Minh Thượng vừa bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2004, kinh nghiệm trong quản lý cũng như phục vụ còn khá yếu kém. Cạnh tranh giữa các VQG, KBTTN trong vùng ĐBSCL như : VQG Tràm Chim, U Minh Hạ… đang trở nên quyết liệt hơn với quy mô. Sự cạnh tranh này cả về dòng vốn đầu tư và thu hút


khách, cả về chất lượng và hiệu quả kinh doanh và xây dựng hình ảnh, thương hiệu riêng.

- Biến đổi khí hậu đang có tác động mạnh mẽ hơn so với dự báo. VQG U Minh Thượng đang đứng trước nạn cháy rừng đe dọa, mặc dù việc phòng chống cháy rừng luôn được đặt lên đầu tiên, tuy nhiên việc hạn hán kéo dài, thiếu nước tưới vào mùa khô luôn là nỗi lo lắng của Ban quản lý rừng U Minh.

- Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xoá đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch.

Đây là thách thức vô cùng lớn về quan điểm, nhận thức và chuyên môn kỹ thuật. Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch sinh thái UMT nói riêng nếu không nắm bắt kịp xu hướng này sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, mất thị phần và hiệu quả thấp. Sự quay lưng của du khách với điểm đến sẽ là thảm họa.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


VQG U Minh Thượng là một trong ba vùng lõi thuộc Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang, và là Khu dự trữ sinh quyển lớn thứ 2 trong 8 Khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam đã được UNESCO công nhận. Với tính đa dạng sinh học cao bậc nhất Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều loài động thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ.

Ngoài tính đa dạng sinh học rất cao,VQG U Minh Thượng còn mang vẻ đẹp hoang sơ, đặc trưng của vùng sông nước miền Tây. Đến với UMT du khách được đắm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên hiếm có, thả hồn vào thiên nhiên và thưởng thức những ẩm thực đặc trưng của vùng. Nơi đây còn là quê hương của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. UMT đang và sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

Bên cạnh những giá trị tài nguyên du lịch hấp dẫn, VQG U Minh Thượng có hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, dịch vụ ngày càng được chú trọng hoàn thiện.

Tuy nhiên VQG U Minh Thượng còn có một số khó khăn hạn chế cần được chú ý khắc phục để nâng cao chất lượng phục vụ và tăng tính hấp dẫn đối với du khách. Đó là dịch vụ lưu trú khách du lịch, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, vị trí tiếp cận khó khăn, sự hạn chế và đơn điệu của các dịch vụ du lịch…

Số lượng khách đến ngày một tăng nhưng doanh thu từ hoạt động du lịch còn thấp, sự yếu kém về cơ sở hạ tầng du lịch là thực trạng đáng quan tâm đối với vấn đề phát triển DLST ở VQG U Minh Thượng.

DLST với bản chất là du lịch có giáo dục môi trường, bảo tồn và góp phần phát triển cộng đồng địa phương sẽ là phù hợp và cần được khuyến khích phát triển ở VQG U Minh Thượng. Bởi vậy, những định hướng và các giải pháp cho DLST ở VQG này trong những năm tới là vô cùng cần thiết.


Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST VQG U MINH THƯỢNG‌‌

3.1. Định hướng phát triển DLST

VQG U Minh Thượng có tiềm năng lớn cho phát triển DLST, song hoạt động du lịch còn rất hạn chế và chưa có quy hoạch cho phát triển du lịch. Các nghiên cứu và định hướng phát triển DLST hiện nay, sẽ là tiền đề quan trọng cho việc quy hoạch và tổ chức quản lý du lịch của VQG U Minh Thượng sau này. Các định hướng chủ yếu để phát triển du lịch sinh thái VQG U Minh Thượng được xác định trên cở sở lý luận về DLST, kinh nghiệm phát triển DLST trong các VQG trên thế giới và Việt Nam và phân tích tiềm năng, hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức trong phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia, trên cơ sở định hướng phát triển tổng thể du lịch tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010-2020 được ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Các định hướng phát triển DLST của VQG U Minh Thượng dựa trên cơ sở về điều kiện thực tế tài nguyên du lịch, mục tiêu phát triển của VQG U Minh Thượng .

3.1.1. Mục tiêu chung‌

Việc phát triển DLST ở VQG U Minh Thượng cần chú ý đến sự cân bằng giữa ba mục tiêu là: Đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế du lịch, mục tiêu bảo tồn tự nhiên và mục tiêu phát triển cộng đồng.

- Hiệu quả kinh tế du lịch thể hiện ở: Sức hấp dẫn và chất lượng các sản phẩm dịch vụ du lịch; lợi ích kinh tế mà hoạt động du lịch có thể mang lại.

- Mục tiêu bảo tồn tự nhiên được thể hiện ở: Sự hỗ trợ công tác bảo tồn và nâng cao nhận thức bảo tồn đối với cộng đồng và du khách; mang lại hiệu quả môi trường (bảo vệ môi trường thiên nhiên và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên).

- Mục tiêu hỗ trợ phát triển cộng đồng là việc đảm bảo hiệu quả xã hội của DLST. Điều này thể hiện ở: Khả năng hỗ trợ bảo tồn các giá trị văn hoá nhân văn và hỗ trợ phát triển cộng đồng địa phương.

Trong quy hoạch du lịch và tổ chức các hoạt động du lịch cần đảm bảo cân bằng cả ba mục tiêu trên. Vì giữa chúng có mối quan hệ mật thiết.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 21/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí