Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững - 7


hình DLST. Tuy nhiên, chế độ mưa theo mùa lại là hạn chế đối với hoạt động kinh doanh của DL.

Về chất lượng không khí nói chung: kết quả đo đạc và phân tích các thông số đánh giá chất lượng không khí của cơ quan khí tượng Đắk Lắk cho thấy, ở Đắk Lắk nói chung chưa có biểu hiện ô nhiễm ở mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, ô nhiễm bụi ở các khu vực đô thị do ảnh hưởng của quá trình làm mới, nâng cấp, sửa chữa các công trình giao thông và việc xây dựng các khu công nghiệp cũng đang là điều đáng quan tâm ở địa phương hiện nay.

Tài nguyên nước:

Đắk Lắk có mạng lưới sông suối dày đặc với một số sông chính như sông Sêrêpôk, sông Krông H’Năng, sông Ea H’Leo.

Với hệ thống sông suối phong phú, mà tiêu biểu là sông Sêrêpôk với hai nhánh chính Krông Ana và Krông Nô chảy ngược theo hướng Đông - Tây qua địa phận Đắk Lắk hàng trăm km trên địa hình chia cắt mạnh, chênh lệch độ cao lớn, qua nhiều bậc đã hình thành hàng chục thác ghềnh ngoạn mục, tiêu biểu như: thác Dray Sáp thượng, thác Dray Knao, Dray Nur, thác Ba tầng, thác Thủy Tiên, thác 7 tầng, thác Thuỷ tiên, thác Bảy Nhánh,.... Tất cả các thác nước này đều ẩn mình trong những cánh rừng nguyên sinh tạo nên khung cảnh vừa dữ dội mạnh mẽ lại vừa kỳ bí thơ mộng, mà đến nay vẫn còn nguyên tính hoang sơ chưa khám phá hết.

Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có nhiều hồ nước tự nhiên và hồ nước nhân tạo. Các hồ này có mặt thoáng rộng hàng trăm héc ta, được bao bọc bởi những rừng cây tự nhiên hoặc những đồn điền cà phê trĩu quả, những lô cao su thẳng tắp hoặc những buôn làng dân tộc thiểu số đã tạo nên một không gian thoáng đãng, một vùng tiểu khí hậu trong lành. Hệ thống hồ chứa nước lớn đạt tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho sinh hoạt, tắm mát và thể thao nước, có cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành như Hồ Ea Rbin - Nam Ka, Hồ Lắk, Hồ Buôn Triết, Hồ Buôn Tría, Hồ Ea Kao, Hồ Ea Súp thượng,... là những khu vực có


điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình DLST nghỉ dưỡng, thể thao cao cấp. Một số hồ lớn có các tiểu đảo như hồ Buôn Jông, hồ Ea Súp Thượng,... có thể là nơi khai thác SPDL hồ - đảo rất hấp dẫn và sinh động. Hồ Lắk là một biểu hiện của sự đa dạng về tài nguyên tự nhiên của DL Đắk Lắk với HST đất ngập nước nằm trên cao nguyên, tuy thủy vực không lớn như các vùng ngập nước khác ở đồng bằng nhưng nơi đây là vùng dân cư lâu đời với dân tộc bản địa và có những đặc điểm riêng về sinh cảnh tạo nên một sắc thái riêng biệt trong khu vực Tây Nguyên tạo ra tiềm năng về DLST.

Tài nguyên sinh vật:

- HST rừng:

Rừng Đắk Lắk phân bố khá đều ở phần lớn các huyện trong tỉnh. Trong rừng có nhiều loại đặc hữu vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học; phân bố ở các vùng có điều kiện thuận lợi, rừng tái sinh có mật độ khá lớn. Do đó rừng ngoài vai trò quan trọng trong phòng chống xói mòn đất, điều tiết nguồn nước và hạn chế thiên tai..., còn là nơi mang nhiều bí ẩn để khám phá, nghiên cứu khoa học và DLST.

HST rừng nhiệt đới tại Đắk Lắk hình thành khá lý thú và đặc sắc, là nơi có sự chuyển tiếp giữa các HST điển hình của rừng nhiệt đới: rừng thường xanh chuyển tiếp với rừng khô hạn, và rừng bán thường xanh chuyển tiếp với rừng khô hạn. Đắk Lắk có 2 VQG và 4 KBTTN.

Diện tích còn rừng tự nhiên ở Đắk Lắk phân bổ ở phía Nam thuộc vùng núi cao Chư Yang Sin (rừng thường xanh), phía Tây thuộc huyện Ea Súp và Buôn Đôn bao gồm VQG Yok Đôn và phía Tây Ea Súp giáp với Campuchia (rừng khộp) và còn lại ở vùng núi thuộc huyện M'Đrắk, Ea Kar, Ea H’leo.

HST rừng thường xanh ở KBTTN Ea Sô (huyện Ea Kar). được đánh giá là môi trường sống lí tưởng nhất hiện tại ở Việt Nam của nhiều loài động vật rừng thuộc bộ thú móng guốc ăn cỏ. Ở đây có 714 loài thực vật, trong đó loài cây gỗ 235 loài; nhóm cây làm thuốc 222 loài, nhóm cây ăn được 49 loài, nhóm cây có


công dụng khác 60 loài; 278 loài động vật với 63 loài thú và có tới 31 loài quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam, 173 loài chim có 9 loài có tên trong sách đỏ Việt nam, 42 loài lưỡng cư và bò sát.

HST rừng thường xanh Ea Sô với hàng ngàn hécta rừng trạng thái nguyên sinh, có kết cấu nhiều tầng, trong đó 3 tầng cây gỗ, có nhiều cây gỗ quý thân cao, to, rễ bạnh vè, lá xanh quanh năm với phiến rộng, có nhiều loài có hoa rực rỡ cùng các loại phụ sinh, dây leo,… nhiều dược liệu quý cùng với hệ động vật hết sức đa dạng: khỉ voọc, sóc, mèo rừng, cầy hương…cùng các loài chim: công, gà rừng, trĩ…bò sát: trăn rắn, kỳ đà,…

HST núi cao ở VQG Chư Yang Sin nằm ở độ cao từ 500 đến 2.400 m. Ở đây có các kiểu thảm thực vật rất đa dạng từ kiểu rừng bán thường xanh và thường xanh đất thấp ở các đai dưới 800 m đến các kiểu rừng trên núi, rừng lá kim và rừng thưa ở các đai trên 800 m. Rừng thường xanh ở các khu vực này đặc trưng bởi sự hiện diện của các loài thuộc các họ Dẻ, Long não, Xoan và Hồi. Theo kết quả điều tra năm 2006, ở VQG này có đến 876 loài thực vật (143 loài đặc hữu Việt Nam, 54 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam); 220 loài chim trong đó có 9 loài nằm trong mức bị đe doạ tuyệt chủng; 248 loài bướm trong đó có nhiều loài đặc hữu; 34 loài thú lớn và vừa, 33 loài dơi và thú nhỏ; 81 loài cá thuộc 10 họ, 15 giống, trong đó có 74 loài nội địa còn lại 7 loài di nhập.

VQG Yok Đôn có HST rừng khô hạn điển hình của Tây Nguyên và cũng là HST điển hình độc đáo của ba nước Đông Dương là rừng khộp. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam còn bảo tồn kiểu rừng khô cây họ dầu với nhiều loài thú quý hiếm có số quần thể lớn và tập trung. Ngoài ra ở đây còn có những cánh rừng thường xanh trên núi Yok Đôn, rừng bằng lăng ven suối, rừng tre nứa, rừng le, các hồ nước tự nhiên, dòng sông, thác nước,… VQG Yok Đôn có ĐDSH cao với hệ động thực vật rất phong phú. Về thực vật có 464 loài, trong đó có nhiều loài gỗ quý: Cà te, Giáng hương, Cẩm lai, Cẩm xe, Dầu rái, Xoan đào, Sao đen,… có đến 23 loài phong lan, và nơi đây đã phát hiện hai loài thực vật mới là


Quao xể tua và Gạo lông len. Về động vật có 62 loài thú, 196 loài chim, 40 loài bò sát, 13 loài lưỡng cư và trên 100 loài côn trùng, trong đó có đến 22 loài thú, 7 loài chim, 1 loài bò sát quý hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và Thế giới, điển hình như nai Cà tong, Bò rừng, Bò Xám, Bò tót, Voọc ngũ sắc, Gấu chó, Gà lôi hông tía, Công, cá sấu nước ngọt,… và đặc biệt Voi được xem là một trong những loài động vật đặc trưng của HST rừng khô hạn ở Tây Nguyên. Đặc biệt ở huyện Buôn Đôn voi nhà được thuần dưỡng từ voi rừng, nay không những là phương tiện vận chuyển phục vụ sản xuất sinh hoạt mà còn là phương tiện vận chuyển khách DL, tham quan cảnh núi rừng, sông hồ Tây Nguyên. Sự năng động trong khai thác DL hiện nay đã biến Bản Đôn trở thành thương hiệu nổi tiếng nhất của DL Đắk Lắk, một nơi không thể không đến khi du khách đến với mảnh đất Đắk Lắk.

KBTTN Nam Kar nằm trên địa bàn 2 huyện là: huyện Lắk và huyện Krông Ana. Ở đây có các kiểu rừng chủ yếu là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới, rừng thứ sinh tre, nứa, gỗ- lồ ô tre nứa, rừng trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rải rác,... Tổng diện tích có rừng là 20932.3 ha có độ che phủ là 95.5%. Có 586 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 149 họ của 67 bộ trong 5 ngành thực vật.

Động vật rừng: Lớp chim có 140 loài thuộc 43 họ của 17 bộ; Lớp Thú: Có 56 loài thuộc 24 họ của 9 bộ; Lớp Lưỡng cư - bò sát: Có 50 loài thuộc 16 họ của 4 bộ. Có một số loài thú quý hiếm nằm trong sách đỏ thế giới là: bò tót, hổ, beo, voọc vá, cầy giông, gà lôi, gà tiền, cu li nhỏ,...

Có hệ thống nước mặt rất phong phú với hệ thống sông, suối dày đặc có sông lớn là Krông Nô bao bọc ở phía Tây và Nam khu bảo tồn. Có một số hồ tự nhiên lớn là Hồ Ea Boune rộng 79.1 ha, Hồ Ea Tyr rộng 131.6 ha, Hồ Ea R'Bin rộng 235.1 ha.


Khu bảo vệ cảnh quan Hồ Lắk là Khu rừng lịch sử, văn hóa, môi trường. Có diện tích 10694 ha. Tại đây đã phát hiện ra có 548 loài thực vật thuộc 118 họ, 132 loài chim, 61 loài thú, 43 loài lưỡng cư - bò sát, 43 loài cá, tôm, cua, ốc.

Khu bảo tồn sinh vật cảnh Ea Ral và Trap K’sơr là 2 khu vực bảo tồn cây Thuỷ Tùng còn lại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Là nơi bảo tồn nguồn gen thực vật cho các công trình nghiên cứu khoa học, tuy nhiên mức độ nghiên cứu còn nhiều hạn chế.

Tính đến 4/6/2013, toàn tỉnh Đắk Lắk có 7 thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia là: Hồ Lắk, Thác Dray Sáp Thượng, thác Drai Kpơr, Thác Drai Dlông, Thác Thuỷ Tiên, Thác Drai Nur, Thác Dray Knoa và 5 thắng cảnh được xếp hạng cấp tỉnh [18].

Tóm lại, trong các TNDLST trên thì loại tài nguyên đang được chú trọng khai thác ở Đắk Lắk nhất vẫn là tài nguyên sinh vật. Điển hình nhất là 2 HST đặc trưng, là điểm nhấn của ngành DL tỉnh là HST rừng khộp Yok Đôn và HST đất ngập nước tại Hồ Lắk. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn TNDLST này vẫn còn ở mức thấp. Nạn phá rừng và xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi,… đang đe dọa đến đến sự ĐDSH của các khu rừng tự nhiên ở Đắk Lắk, gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển DL nói chung và DLST nói riêng của tỉnh. Hơn thế nữa, nằm ở khu vực trung Tây Nguyên, Đắk Lắk giống như chiếc cầu nối giữa Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên và vùng Hạ Lào cũng như với Đông Bắc Campuchia, nên Đắk Lắk có vị trí chiến lược về cả KT-XH và an ninh quốc phòng. Vị trí chiến lược về quốc phòng cũng là một trong những nguyên làm hạn chế sự phát triển DL của tỉnh.

2.2.1.2. Các giá trị văn hóa bản địa

Là nơi cư trú của 47 dân tộc anh em, Đắk Lắk là nơi hội tụ nhiều giá trị văn hoá (lễ hội, phong tục tập quán, nghề truyền thống, di tích lịch sử văn hoá,…). Đây là nguồn TNDLST quý giá cần được khai thác để góp phần đa dạng hóa và tạo ra các sản phẩm DLST đặc thù của tỉnh.


Di tích lịch sử văn hóa:

- Hệ thống di tích lịch sử văn hóa:

Di tích lịch sử văn hóa của Tỉnh Đắk Lắk khá phong phú. Tính đến 4/6/2013, toàn tỉnh có 30 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 6 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia (Bảng 2.1) và 24 di tích đang ở dạng tiềm năng [18].

Nhà đày Buôn Ma Thuột là chứng tích về tội ác tày trời của bọn đế quốc - thực dân. Nơi đây cũng được coi là “trường học cách mạng” - là nơi đào tạo và rèn luyện nên những chiến sĩ cách mạng kiên cường bất khuất của cách mạng Việt Nam như: Hồ Tùng Mậu, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Hồng Chương, Bùi San, Trần Văn Quang, Ngô Đức Đệ và biết bao nhiêu người con ưu tú của đất nước. Trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà đày Buôn Ma Thuột có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc vận động cách mạng, những chiến sĩ cộng sản bị địch bắt giam cầm ở đây đã trở thành những người gieo mầm hạt giống cách mạng cho Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên.

Bảng 2.1. Di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Đắk Lắk đã được xếp hạng cấp Quốc gia, tính đến 4/6/2013

STT

Tên

Địa điểm

Loại di tích

Ngày tháng

xếp hạng

1

Nhà đày Buôn Ma

Thuột

17 Tán Thuật, P. Tự An , TP.

Buôn Ma Thuột

Lịch sử

10/7/1980

2

Đình Lạc Giao

67 Phan Bội Châu, P. Thống

Nhất, TP. Buôn Ma Thuột

Lịch sử

02/3/1990

3

Tháp Yang Prông

x. Ea Rôk, h. Ea Súp

Kiến trúc

03/8/1991

4

Hang đá Đắk Tuôr

Buôn Đăk, x. Cư Pui, h.

Kưrông Bông

Lịch sử

03/8/1991

5

Đồn điền CADA

X. Ea Yông, P. Tân Tiến

Lịch sử

26/1/1999

6

Nhà số 4, Nguyễn Du

(Biệt điện Bảo Đại)

2 Y Ngông, P. Tân Tiến, TP.

Buôn Ma Thuột

Lịch sử

26/1/1999

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững - 7

Nguồn: “Quy hoạch tổng thể ngành văn hóa tỉnh Đắk Lắk”, SVH-TT&DL


Đình Lạc Giao là nơi khẳng định mốc lịch sử quan trọng về cuộc di cư của người Việt từ đồng bằng lên Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk để lập làng, tạo mối giao lưu, đoàn kết lâu dài và mối tình đoàn kết Kinh - Thượng dưới sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc đồng thời khẳng định Đình Lạc Giao là một địa chỉ đỏ xuyên suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, mà điểm nổi bật là: Cưu mang các chiến sỹ cộng sản bị tù đày tại Nhà đày Buôn Ma Thuột; lo phần mộ chu đáo, thờ tự trên 100 chiến sỹ Nam tiến hy sinh tại Buôn Ma Thuột (27/10/1945 - Ất Dậu); là địa điểm liên lạc của các chiến sỹ cách mạng; nơi ra mắt Uỷ ban quân quản Đắk Lắk (18/3/1975);

Tháp Yang Prông cao khoảng 9 mét, được xây dựng bằng gạch nung đỏ; Mang đậm nét văn hóa của người Champa cổ xưa.

Hang đá Đắk Tuôr là di tích lịch sử cách mạng, là nơi đóng quân, căn cứ kháng chiến của Tỉnh ủy Đắk Lắk và các đơn vị bộ đội chủ lực của tỉnh trong những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nơi đây đã trở thành chứng tích lịch sử mang ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Đồn điền CADA là căn cứ cách nạng của tỉnh ủy Đắk Lắk trong suốt thời kì chiến tranh ác liệt chống lại Đế quốc Mĩ . Đồng thời là nơi trung chuyển mọi chủ trương chính sách của Đảng chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ từ Trung ương vào Miền Nam.

Biệt điện Bảo Đại trước đây là nhà ở của công sứ Pháp đến năm 1940, ngôi nhà được xây dựng lại và có lối kiến trúc Tây Nguyên kết hợp với dáng kiến trúc hiện đại. Mái nhà, sàn nhà được làm bằng gỗ, tầng hầm phía dưới được xây bằng bê tông cốt thép. Nhà có dáng dấp như ngôi nhà sàn của đồng bào bản địa nơi đây. Đây cũng là nơi được Vua Bảo Đại dùng làm nơi ở và tiếp khách.

Các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cũng đồng thời là những di tích lịch sử văn hóa đang được khai thác DL với các mức độ khác nhau. Ngoài


ra còn 24 di tích lịch sử văn hóa đang ở dạng tiềm năng như: Nhà 57 Lý Thường Kiệt, Mộ thầy giáo Y Jut, Căn cứ kháng chiến Cư - Jut - Dliê Ya, Căn cứ kháng chiến H4, Nhà Bảo Đại, Cây đa T-50, Hang đá - trạm xá B2, hang đá Khuê Ngọc Điền (Hang đá Đen), Hang đá Ba tầng, Đồi Cư Cúc, Đèo Phượng Hoàng, Đồi 519, Chùa Sắc Tứ Khải Đoan,...

- Các lễ hội truyền thống:

Đắk Lắk có khá nhiều lễ hội truyền thống của các dân tộc đã định cư lâu đời. Cho đến nay, đã điều tra và thống kê được trên toàn tỉnh có 70 lễ hội truyền thống của các dân tộc thuộc hệ thống nghi lễ - lễ hội vòng đời người và hệ thống nghi lễ - lễ hội nông nghiệp, chủ yếu là các nghi lễ thờ cúng như: lễ cúng bến nước, lễ mừng lúa mới, lễ đâm trâu, lễ hội đua voi, lễ hội cồng chiêng,, lễ bỏ mả,… Ngoài ra còn một số lễ hội truyền thống của người Kinh và của đồng bào các dân tộc ít người ở phía Bắc di cư đến, các lễ hội Thiên chúa giáo và Phật giáo. Tổng số nghi lễ, lễ hội của 3 dân tộc bản địa tiêu biểu của Tây Nguyên - Ê đê, Giarai, Mnông - lần lượt là 68, 21 và 66 [18].

Một số lễ hội đang được chú trọng trong khai thác DLST như sau:

Lễ hội( đua) voi được tổ chức vào tháng 3 hàng năm tại khu vực Bản Đôn, huyện Buôn Đôn. Trong lễ hội, các chú voi nhà sẽ được tham gia nhiều môn thi như chạy đua, bơi vượt sông, đá bóng,... dưới sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo du khách và người dân trong khu vực.

Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hóa cồng chiêng. Trong đó, Đắk Lắk là một tỉnh quan trọng và hay được chọn nhất do Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm văn hóa, chính trị xã hội của vùng.

Lễ hội cà phê đã được tổ chức hàng năm ở Đắk Lắk (kể từ năm 2005) để

tôn vinh cây cà phê, loại cây chiếm vị trí độc tôn trong cây trồng ở đây.

Lễ hội cúng bến nước là nét dẹp văn hóa truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc Ê Đê vùng Tây Nguyên. Lễ cúng có mục đích cúng tạ Thần nước đã

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 21/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí