Tác Động Của Dlst Đến Kinh Tế - Xã Hội Và Môi Trường


+ DL nghỉ dưỡng: tập trung phát triển ở các VQG, KBTTN, hồ Lắk.

- DL kết hợp giải trí với giáo dục môi trường

- DL kết hợp hội nghị, hội thảo (MICE): từng bước khai thác và phát huy vị thế là trung tâm động lực vùng Tây Nguyên của TP. Buôn Ma Thuột.

- DL cuối tuần: chủ yếu phục vụ khách DL là cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên có thời gian nghỉ cuối tuần. Loại hình này được phát triển với hình thức vui chơi giải trí tổng hợp và tham gia các hoạt động ngoài trời như ngắm cảnh, xem chim, câu cá,...

Nhìn chung, ở Đắk Lắk đã phát triển tương đối nhiều loại hình DLST. Nhưng trên thực tế, các loại hình DLST này chỉ mới đang được từng bước định hình, quá trình khai thác TNDLST vẫn còn mang nặng tính “tự phát”, chưa thực sự tuân thủ theo quy hoạch. Thậm chí cho đến nay, nhiều khu DL ở Đắk Lắk cũng chỉ mới đang được tiến hành quy hoạch như VQG Yok Đôn, VQG Chư Yang Sin,... Các dịch vụ đi kèm của LHDL này còn nghèo nàn. Mặt khác, lại có sự trùng lắp của các loại hình này ở các khu DLST khác nhau trên địa bàn tỉnh gây nên sự nhàm chán cho du khách.

Các sản phẩm DLST chủ yếu đang được khai thác:

Trên cơ sở các LHDL chính nêu trên, các sản phẩm DL đặc thù của tỉnh Đắk Lắk tập trung phát triển tạo thành thế mạnh cạnh tranh trên thị trường bao gồm 3 đối tượng chính: Di sản thế giới, Cà phê, Voi.

- DLgắn với di sản thế giới:

Đắk Lắk, nơi có “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Để khai thác giá trị văn hóa độc đáo này, cần xây dựng hệ thống các SPDL mang tính đặc thù, bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

+ Các chương trình DL văn hóa theo con đường di sản (kết nối với con

đường di sản miền Trung);

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững - 11

+ Các tour Du khảo văn hóa cồng chiêng;


+ DL Lễ hội cồng chiêng;

+ DL nghiên cứu Sử thi Tây Nguyên;

- DL gắn với cà phê:

Cà phê được coi là một trong những biểu tượng của Đắk Lắk. Từ lâu cây cà phê không chỉ đơn thuần là một loại cây công nghiệp, thế mạnh kinh tế của tỉnh mà cà phê đã trở thành một trong những nét đặc trưng văn hóa có thể tạo nên sự khác biệt của Đắk Lắk đối với các địa phương khác trong khu vực. Khai thác thế mạnh về thương hiệu của sản vật này để xây dựng và phát triển mạnh hơn nữa các SPDL gắn với cà phê.

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột (tổ chức 2 năm 1 lần): cho đến năm 2013 địa phương đã tổ chức thành công 4 kỳ lễ hội này. Đây là một trong những SPDL đặc trưng cho Buôn Ma Thuột. Lễ hội cà phê được tổ chức theo hướng chuyên nghiệp với sự tham gia tư vấn, đạo diễn của những đơn vị tư vấn chuyên nghiệp. Để nâng cao chất lượng tổ chức lễ hội này trong giai đoạn tới, các nội dung của lễ hội cà phê cần tập trung vào:

+ Văn hóa cà phê và cuộc sống của những người trồng cà phê.

+ Nghệ thuật từ cà phê: tranh ghép từ hạt cà phê, trang phục cà phê, các sản phẩm tận dụng nguyên vật liệu từ quá trình sản xuất cà phê như chế tác thành hàng đồ gỗ cà phê lưu niệm như: cây móc mũ nón, áo khoác, gạt tàn thuốc lá, ghế ngồi, đôn đặt bình hoa,…

+ Các hoạt động đường phố trong lễ hội (Các hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên; các hoạt động văn hóa nghệ thuật đương đại).

+ Các tour DL chuyên đề về cà phê như tour DL tham quan đồn điền, trang trại cà phê; tour DL tham gia sản xuất cà phê, tour nghỉ dưỡng cà phê,…

- DL gắn với Voi:

Voi đối với Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung không chỉ là một con vật bình thường mà đã trở thành một phần của tinh thần Tây Nguyên. Khai


thác Voi vào DL là một hướng đi đúng đắn để tạo nên những nét khác biệt của DL Đắk Lắk so với các địa phương khác trong khu vực. Các SPDL gắn với voi như:

+ Lễ hội Voi: với các hoạt động đường phố, các cuộc biểu diễn nghệ thuật liên quan đến voi.

+ Các tour DL trên lưng Voi.

- Ngoài ra, ở Đắk Lắk tiếp tục phát triển hơn nữa một số SPDL khác cũng rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước như:

+ DL tham quan làng văn hoá, sinh thái quanh các hồ bằng thuyền độc mộc hoặc các phương tiện khác;

+ DL vượt sông Sêrêpốk bằng hệ thống cầu treo bắc qua rặng si, tham quan thắng cảnh, các thác nước đẹp nhất Tây Nguyên.

+ DL nghiên cứu, tìm hiểu văn hoá dân tộc; DLST cho người nghiên cứu và yêu thích sự mạo hiểm, yêu thích tìm hiểu về thiên nhiên và động thực vật trong các VQG và KBTTN, các thác nước; DL mạo hiểm trên hồ, DL leo núi.

Nhìn chung SPDLST ở Đắk Lắk hiện nay vẫn còn khá nghèo nàn và chưa thực sự hấp dẫn du khách. Nguyên nhân của thực trạng này là do đầu tư cho DL chưa được quan tâm đúng mức, thiếu sự phối hợp đồng bộ và tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành và CĐĐP. Đặc biệt, các nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc đang ngày càng mai một, số lượng các nghệ nhân làm các nghề thủ công hoặc tham gia vào các hoạt động văn hóa còn lại rất ít. TP. Buôn Ma Thuột là khu vực đầu mối giao thông, tập trung khá dày đặc các điểm DL cùng hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở dịch vụ DL khá nhất,… đang đóng vai trò là trung tâm DL quan trọng, như là cửa ngõ về giao tiếp DL giữa tỉnh Đắk Lắk với bên ngoài. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh DL, lữ hành của thành phố chưa có sự đầu tư theo chiều sâu mà chủ yếu tận dụng tài nguyên để khai thác trước mắt nên sức thu hút và thoả mãn nhu cầu của du khách còn hạn


chế, tạo sự thiếu ổn định và bền vững trong kinh doanh DL nói chung và DLST nói riêng.

2.3.3.4. Các tuyến, khu, điểm DLST chủ yếu

Các khu/điểm DLST:

Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số khu, điểm DLST quan trọng, đang thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước như: khu DL thác Dray Sáp Thượng; khu DL Văn hóa sinh thái Buôn Đôn; khu DL cầu treo buôn Trí - Buôn Đôn; DL hồ Lắk, hồ Đăk Mil; làng DL văn hoá Buôn Jun - huyện Lắk; điểm DL thác Bảy Nhánh - Buôn Đôn; DL VQG Yok Đôn; Công viên nước Đắk Lắk;...... (Phụ lục 3). Trên cơ sở đó bước đầu đã thu hút được nhiều doanh nghiệp lữ hành trên cả nước kết nối tour đưa khách DL đến Đắk Lắk.

Hoạt động DL tham quan, nghiên cứu rừng và động vật rừng phục vụ bảo tồn tại các VQG, KBTTN, DL săn bắn ở các khu vực có động vật bán hoang dã,... cũng đã được tổ chức ở một số nơi như: VQG Yok Đôn, các KBTTN (Ea Sô, Nam Kar,…), các thác nước nổi tiếng (thác Dray Sáp thượng, thác Thuỷ Tiên, thác Dray Nu, thác Ba Tầng,…),...

DL cà phê với các hoạt động tham quan vườn cà phê, tìm hiểu quá trình chăm sóc, thu hoạch, chế biến,… và uống cà phê Buôn Ma Thuột ngay tại vườn cà phê, bên những gốc cà phê trĩu quả. Một số tour DL nổi tiếng đã được tổ chức như “tour học hỏi, khám phá và trải nghiệm về cà phê”, “tour kết nối đam mê”,…

DLST cuối tuần được tổ chức tại các khu DL như: cụm DL Bản Đôn (Buôn Đôn), khu DL hồ Ea Kao, khu DL hồ Ea Nhái - Thắng Lợi, khu DLST Ban Mê,…

Các khu tổ hợp vui chơi, giải trí tại khu DL Buôn Đôn, Lắk, Ea Kao, Công viên nước Đắk Lắk, Hoa viên Buôn Ma Thuột, Đồi thông Buôn Ma Thuột, Khu DL Buôn Đôn, Khu DL Hồ Lắk,... cũng tạo thêm sức hút cho du khách.


Tuy nhiên, các hoạt động DLST ở Đắk Lắk hiện nay mới tập trung phát triển ở một số khu vực chính có tiềm năng hoặc vị trí thuận lợi, đặc biệt ở Buôn Ma Thuột và Buôn Đôn.

Các khu vực khác trong tỉnh mặc dù có TNDL giá trị như khu vực phía Đông (cao nguyên M'Đrắk, KBTTN Ea Sô), khu vực phía Nam, khu vực phía Bắc tỉnh hầu như chưa được khai thác, hoặc chỉ có ý nghĩa phục vụ người dân địa phương, chưa mang lại giá trị doanh thu DL cho từng địa phương. Nguyên nhân do các khu vực này còn thiếu những nỗ lực quảng bá tuyên truyền, hệ thống giao thông và CSHT chưa phát triển, chưa thực sự thuận lợi cho nhà đầu tư.

Các địa bàn DLST mang ý nghĩa cấp tỉnh:

- TP. Buôn Ma Thuột là đô thị trung tâm của Tây Nguyên trong tương lai, với sân bay Buôn Ma Thuột có khả năng kết nối trực tiếp bằng đường hàng không với TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Vinh, Côn Đảo, Phú Quốc. TP. Buôn Ma Thuột vừa là điểm đến quan trọng của vùng, vừa là trung tâm DL dịch vụ chính của tỉnh.

- Thị trấn Krông Kmar là đô thị chính của khu vực phía Nam tỉnh, đồng thời là trung tâm DL dịch vụ chính của không gian phía Nam.

- Thị trấn Ea Súp là đô thị chính của khu vực phía Bắc tỉnh, đồng thời là trung tâm DL dịch vụ chính của không gian phía Bắc.

- Thị xã Buôn Hồ là trung tâm DL dịch vụ chính của không gian phía

Đông.


Các điểm DL quan trọng mang ý nghĩa khu vực:

- Buôn Đôn – DL Voi; Hồ Lắk - DLnghỉ dưỡng; VQG Yok Đôn, VQG

Chư Yang Sin, KBTTN Nam Ka, KBTTN Ea Sô – DL dã ngoại, nghiên cứu khoa học.

- Các điểm tham quan, tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc gắn với núi rừng Tây Nguyên: Akô Dhông; Buôn Jun; Buôn M’Liêng; Buôn Triết; Bảo tàng


Văn hóa các dân tộc Đắk Lắk (Bảo tàng Đắk Lắk); tháp Chăm Yang Prong;…

- Các điểm di tích lịch sử cách mạng gắn với cuộc đấu tranh cách mạng của cộng đồng các dân tộc Đắk Lắk: Nhà đày Buôn Ma Thuột; Hang đá Đắk Tuôr; Đồn điền CADA; Nhà số 4 Nguyễn Du (nay là số 02 Y Ngông); Khu căn cứ kháng chiến Chư Djú - Đliê Ya;...

- Các điểm DLST: Thác Dray Nur; Thác Dray Sáp thượng; Thác Krông Kmar; Thác Thủy Tiên; Thác Bảy Nhánh,…

Các tuyến DLST quan trọng:

- Tuyến DL theo trục dọc của tỉnh, phát triển dựa trên cơ sở tuyến giao thông quan trọng và mang tính huyết mạch của tỉnh và khu vực Tây Nguyên - Quốc lộ 14, kết nối Đắk Lắk với các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Đắk Nông, với TP. Hồ Chí Minh,...

78


Hình 2.4. Bản đồ các tuyến – điểm DL của tỉnh Đắk Lắk (Nguồn: Internet)


- Tuyến DL theo trục ngang, phát triển trên cơ sở Quốc lộ 26 kết nối Đắk Lắk với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ như Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận.

- Tuyến DL theo quốc lộ 27, kết nối Đắk Lắk với Lâm Đồng, đi qua Trung tâm DL TP. Buôn Ma Thuột và điểm DL nghỉ dưỡng Hồ Lắk.

- Tuyến DL theo quốc lộ 29 mới, kết nối Đắk Lắk với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ như Phú Yên, Bình Định và kết nối với Vương quốc Campuchia.

- Tuyến DL theo đường Đông Trường Sơn được phát triển trên cơ sở tuyến giao thông kết nối Đắk Lắk với TP. Đà Lạt và Phú Yên. Tuyến DL theo đường Đông Trường Sơn đi qua khu vực M’Đrắk và Khu vực Krông Bông.

- Tuyến DL đường không kết nối Buôn Ma Thuột với các cửa khẩu hàng không quốc tế tại Việt Nam như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội,… và xa hơn là một số cảng hàng không quốc tế trong khu vực, nhất là trong tam giác phát triển kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia.

Có thể nói rằng, hiện nay ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng và ở nhiều tỉnh khác giàu tiềm năng về DLST nói chung, trong các tour DL thường có sự lồng ghép giữa các điểm/khu DLST với DL văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu DL đa dạng của du khách.

2.3.3.5. Tác động của DLST đến kinh tế - xã hội và môi trường

- Tác động tích cực:

Hoạt động DLST ở Đắk Lắk phát triển giúp thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí của du khách. Đồng thời tạo nhiều việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống của người dân địa phương, mang lại nguồn thu đáng kể cho GDP của tỉnh.

Hoạt động DLST phát triển không chỉ đem lại cho du khách những hiểu biết mới về môi trường tự nhiên mà còn góp phần vào công tác giáo dục nhận thức, nâng cao ý thức của người dân trong việc tham gia khai thác hợp lí, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn; Tạo mối liên hệ

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 21/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí