Đánh Giá Chung Về Tndlst Của Tỉnh Đắk Lắk


đem lại những may mắn trong sản xuất của năm cũ và cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi cho năm sau.

Lễ bỏ mả là sinh hoạt văn hóa cổ truyền tổng hợp đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên, bao gồm nhiều hoạt động như: Hiến tế bằng xúc vật, Lễ cúng và chia của cải cho người đã khuất, trình diễn âm nhạc, múa, trò rối và mặt nạ, ẩm thực cộng đồng,...

Có một điểm độc đáo trong hầu hết các lễ hội ở Tây Nguyên là không thể thiếu vắng âm thanh của Cồng chiêng. Cồng chiêng thực sự là nhạc cụ mang đến không gian sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, mang nét đặc trưng không thể có được ở các vùng KT-XH khác trong cả nước ta.

49


Hình 2.2.Bản đồ hiện trạng TNDLST tỉnh Đắk Lắk

(Nguồn: SVH-TT&DL tỉnh Đắk Lắk)


- Nghề thủ công truyền thống:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Các nghề thủ công truyền thống tiêu biểu ở Đắk Lắk là: đan lát, làm gốm, dệt thổ cẩm,... với 3975 người biết các nghề truyền thống [18]. Trong nội dung văn bản Quy hoạch tổng thể ngành văn hoá tỉnh Đắk Lắk, không có phần thống kê các làng nghề truyền thống tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Nhưng có thể nói rằng, trong mỗi buôn làng, của các dân tộc ít người ở Đắk Lắk đều có một số nghệ nhân làm nghề thủ công như dệt thổ cẩm, đan lát, điêu khắc gỗ, làm gốm, chế tác nhạc cụ, .. góp phần phục vụ DL. Ví dụ: Buôn văn hóa - DL Đắk Lắk (phường Tân An, TP.Buôn Ma Thuột) là nơi trưng bày giới thiệu các di sản văn hóa người bản địa: kiến trúc, điêu khắc, trang phục, ẩm thực, lễ hội truyền thống…hay tại huyện Krông Năng, có buôn Wiâo là buôn có nhiều người đồng bào dân tộc Êđê dệt thổ cẩm.

- Các giá trị văn hóa khác:

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững - 8

Văn hóa ẩm thực: Đến Đắk Lắk, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản của đồng bào các dân tộc ít người như: Rượu cần, cơm lam gà nướng, cà đắng, núc nắc xào, dọt mây hầm chân giò,…

Văn hóa nghệ thuật: Cho đến nay, tỉnh đã sưu tầm và thống kê được 70 sử thi Ê đê, 145 sử thi Mnông, góp phần quan trọng trong công bố, xuất bản 15 bộ sử thi Tây Nguyên [18]. Theo điều tra cho thấy, nhiều xã (nơi tập trung chủ yếu các tác phẩm dân gian) còn rất ít tác phẩm lưu truyền trong dân gian. Một số loại hình nghệ thuật đang được khai thác DL như: nghệ thuật truyền khẩu sử thi Tây Nguyên, nghệ thuật biểu diễn các lễ hội. Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Lắk đang chủ trương gấp rút tổ chức ghi chép, ghi âm, ghi hình các loại hình văn hóa nghệ thuật để tránh nguy cơ mai một như: nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, luật tục, tín ngưỡng, các phong tục tập quán, các trò chơi dân gian, nghệ thuật chế tác sản phẩm truyền thống.

Di sản văn hóa phi vật thể: “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”:


“Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của nước ta, được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 25-11-2005.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Tây Nguyên và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Ba na, Xê đăng, M’nông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Gia rai,...Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.

Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc, hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không có núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ và đường kính khác nhau. Một bộ cồng chiêng thường có 6 cái. Đây cũng là loại nhạc cụ độc đáo, đặc sắc và đa dạng. Mỗi dân tộc Tây Nguyên đều chế tác công chiêng có một số âm cơ bản và một vài âm phụ khác làm cho âm thanh của cồng chiêng rất đầy đặn và có chiều sâu. Ngay từ thời đại đồ đồng, khi cồng chiêng mới được chế tác, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng – là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên... Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng bến nước, lễ đâm trâu,...hay một buổi nghe khan (nghe kể Sử thi) đều phải có tiếng cồng chiêng như là thứ để nối kết những con người trong cùng một cộng đồng. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiềng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn vừa hùng tráng.

Các giá trị đặc biệt của di sản này là cơ sở quan trọng để tạo nên một số SPDL hấp dẫn du khách như: lễ hội cồng chiêng, nghiên cứu không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên,…


Sản vật:

Cà phê là sản vật nông nghiệp nổi bật nhất của Đắk Lắk. Cà phê Buôn Ma Thuột với hương vị và chất lượng độc đáo, từ lâu đã nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới. TP. Buôn Ma Thuột được xem là thủ phủ cà phê của Việt Nam. Không chỉ là thức uống, cà phê xét dưới góc độ văn hóa còn là sự kết tinh của một quá trình văn hóa nông nghiệp, được hình thành từ lâu đời từ hàng trăm năm gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Đắk Lắk. Với sản vật này, Lễ hội cà phê tạo nên dấu ấn riêng, rất đặc sắc của Đắk Lắk từ nhiều năm qua.

Voi là loài vật biểu tượng cho Đắk Lắk và Tây Nguyên. Nó còn được coi là một phần của tinh thần Tây Nguyên. Đắk Lắk có Buôn Đôn được coi là thủ phủ của Voi Tây Nguyên. Nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng ở Buôn Đôn đã hình thành từ rất lâu, kèm theo đó là cả một hệ thống tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa có liên quan đến voi, hình thành nên một “dòng” văn hóa về voi. Hiện nay, Buôn Đôn vẫn được xem là nơi có thương hiệu voi lớn nhất ở Đắk Lắk cũng như Việt Nam.

Các đặc điểm dân tộc học: Là địa bàn cư trú của 47 dân tộc anh em, đặc biệt là nơi phát sinh và gìn giữ nhiều nét văn hóa của nhiều dân tộc bản địa như Êđê, M’nông, Gia Rai. Điều này tạo cho Đắk Lắk thế mạnh về DLST gắn với tìm hiểu nét văn hóa của các dân tộc địa phương. Bản Đôn mang sắc thái của nhiều dân tộc cộng cư ít đâu có được như Lào, Khơme, Êđê, M’nông, Gia Rai…rồi dân tộc Kinh và cả một số dân tộc phía Bắc đến lập nghiệp. Nơi đây đang khai thác LHDL nghiên cứu, tìm hiểu văn hoá dân tộc...

Cổ vật: hiện nay trong dân gian còn lưu giữ khá nhiều cổ vật. Theo thống kê, có 141 đơn vị cổ vật, tập trung nhiều nhất ở xã Ea Ning huyện Cư Kuin. Loại hình cổ vật có nhiều là cồng chiêng, hiện tại có tới 2307 bộ đủ [18].

Kinh nghiệm canh tác, khai thác, bảo tồn các loài sinh vật phục vụ cuộc sống của cộng đồng,... điển hình nhất là kinh nghiệm săn bắt và thuần dưỡng voi


của đồng bào các dân tộc Buôn Đôn.

Với những giá trị văn hóa bản địa trên Đắk Lắk là một trong những tỉnh ở

Tây Nguyên có tiềm năng lớn để phát triển DLST.

2.2.1.3. Đánh giá chung về TNDLST của tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk là vùng đất lý tưởng để tổ chức khai thác DLST, bởi có điều kiện thuận lợi để tạo nên những sản phẩm đặc trưng, riêng biệt, hấp dẫn. Về phương diện cảnh quan thiên nhiên. Nơi đây dồi dào tiềm năng DLST về tự nhiên với hệ thống hồ, thác, khu hệ động, thực vật và nhiều tiểu vùng có khí hậu ôn hòa mát mẻ, thích hợp với LHDL tham quan, nghỉ dưỡng,... Về phương diện xã hội, đây là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, nơi hội tụ, cư trú của 47 dân tộc anh em với rất nhiều đặc trưng, sắc thái của nhiều tộc người, nhiều địa phương trong cả nước. Đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk có truyền thống đoàn kết đấu tranh cách mạng kiên cường, có văn hóa dân tộc vừa đa dạng, phong phú, vừa có nhiều nét đặc thù. Về phương diện văn hóa, Đắk Lắk còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị thẩm mỹ đặc sắc, độc đáo như: nhà rông, nhà dài, đàn đá, tượng nhà mồ, các lễ hội và một kho tàng văn học dân gian đậm đà bản sắc được lưu truyền và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Những mặt dân tộc và văn hoá ấy đều gắn liền với cảnh quan, núi rừng nơi đây, tạo tiềm năng để phát triển loại hình DLST.

Căn cứ theo các tiêu chí đánh giá TNDLST, có thể đánh giá chung thực trạng nguồn TNDLST của tỉnh Đắk Lắk như sau:

Khả năng thu hút:

- Tính hấp dẫn:

Về cơ bản, vẻ đẹp, sự đặc sắc và độc đáo của cảnh quan rừng với nhiều loại động thực vật đặc trưng, quý hiếm tại các HST đặc trưng, cộng với quy mô


không gian rộng lớn của tỉnh tạo thuận lợi cho hoạt động nghỉ dưỡng, khám phá, DL học tập, nghiên cứu …

- Tính thuận lợi:

Nhìn chung, trong điều kiện CSHT hiện nay, đối với hầu hết các điểm TNDLST quan trọng, du khách đều có thể tiếp cận khá dễ dàng để thực hiện các chuyến đi DL thoải mái và hấp dẫn.

- Tính an toàn: Tình hình an ninh chính trị trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây ổn định, tạo được sự an tâm thoải mái cho du khách; Chất lượng môi trường và điều kiện vệ sinh môi trường tại các khu vực có TNDLST tương đối tốt.

Khả năng khai thác và quản lý:

- Sức chứa: nhìn chung quy mô diện tích các khu vực có TNDLST khá lớn, có khả năng khai thác DL, đảm bảo có thể tiếp nhận lượng du khách lớn trong một khoảng thời gian nhất định. Sức chứa của nhiều điểm TNDLST có thể từ vài trăm đến vài ngàn lượt khách/ngày (tùy theo điểm DLST và mùa vụ DL).

- Độ bền vững của các điểm DLST trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phụ thuộc vào tính nhạy cảm của HST trước những biến động của ngoại cảnh. Nhìn chung, các điểm DLST trên địa bàn có độ bền vững khá cao vì vốn là HST tự nhiên đang được bảo vệ tại các VQG, KBTTN, các nơi khác cũng đang được quy hoạch và bảo vệ. Tuy vậy, vấn nạn chặt phá rừng lấy lâm sản, làm nương rẫy và việc xây dựng hàng loạt các nhà máy thủy điện đang là vấn đề gay gẳt cần được các ban ngành liên quan giải quyết triệt để.

- Tính liên kết: các điểm TNDLST phân bố khá rộng rãi trong tỉnh, nhưng tương đối thuận lợi trong liên kết với các điểm DL khác trong tỉnh. Các điểm/khu DLST của tỉnh khi phát triển, có khả năng kết nối với các điểm DL ở vùng lận cận như ở TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Nha Trang,... và đặc biệt là có thể liên kết khá dễ dàng với các điểm DL ở trên lãnh thổ 2 nước láng giềng là Lào và Campuchia trong tam giác phát triển kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia.


- Tính thời vụ: việc khai thác TNDLST và triển khai các hoạt động DLST trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có thể thực hiện gần như quanh năm.

2.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ DL

2.2.2.1. Giao thông vận tải

Giao thông đường bộ:

Hiện nay, hệ thống mạng lưới đường bộ của tỉnh phân bố khá đều và hợp lí trên địa bàn tỉnh, tạo được sự liên kết giữa TP. Buôn Ma Thuột với các huyện và nối với mạng lưới giao thông khu vực lân cận và quốc gia. Đến năm 2020, mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Đắk Lắk tương đối hoàn thiện, cho phép kết nối với mạng lưới đường quốc gia và nối với các tuyến đường trong tam giác phát triển 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Hiện nay, một số quốc lộ quan trọng nhất đối với phát triển KT-XH nói chung và DL nói riêng của tỉnh Đắk Lắk là: Quốc lộ 14, Quốc lộ 26, Quốc lộ 27 và Quốc lộ 14C, Quốc lộ 29. Ngoài ra, một số tỉnh lộ quan trọng gồm: ĐT 697, ĐT 698, ĐT 699, ĐT 699A, ĐT 687, ĐT 688,.....

Giao thông đường hàng không:

Tỉnh Đắk Lắk có sân bay Buôn Ma Thuột, là sân bay cấp 3 với diện tích 256 ha. Sân bay này đáp ứng nhu cầu cất và hạ cánh cho các loại máy bay hiện đại, thỏa mãn nhu cầu vận chuyển hành khách, hiện nay khai thác các tuyến bay thẳng từ Buôn Ma Thuột – Hà Nội; Buôn Ma Thuột – TP. Hồ Chí Minh; Buôn Ma Thuột – Đà Nẵng; Buôn Ma Thuột – Vinh; Buôn Ma Thuột – Phú Quốc và Buôn Ma Thuột – Côn Đảo. Nhà ga hàng không mới đã thi công hoàn thành, có quy mô hiện đại ngang tầm với các nhà ga quốc tế và khu vực.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/08/2023