Số Lượt Du Khách Và Thành Phần Du Khách (Nội Địa Và Quốc Tế)


các giải pháp và tổ chức thực hiện Quy hoạch theo đúng tiến độ.

Trong giai đoạn 2006 đến nay, các hoạt động quản lí DL của tỉnh đã có những bước phát triển tích cực. Việc thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về DL của tỉnh là thể hiện sự chuyển biến quan trọng trong công tác quản lí và chỉ đạo đối với sự phát triển DL địa phương trong giai đoạn hiện nay.

2.3.1.2. Các SPDL chủ yếu đang khai thác

TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn đa dạng và phong phú đã tạo Đắk Lắk những lợi thế không nhỏ về DL nói chung. Một số SPDL hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao của Đắk Lắk bao gồm:

+ DL mạo hiểm trên hồ, DL leo núi.

+ DLST dã ngoại, nghỉ dưỡng, tham quan: tại các VQG và KBTTN,...

+ DL cà phê: tham quan vườn cà phê, thưởng thức cà phê.

+ DL nghiên cứu, tìm hiểu văn hoá dân tộc, các di tích lịch sử, di tích cách mạng, các công trình kiến trúc, nghề truyền thống,...

+ DL MICE.

+ DL vui chơi giải trí.

2.3.1.3. Doanh thu của ngành du lịch

Doanh thu DL Đắk Lắk có sự tăng trưởng qua các năm: Bảng 2.3. Doanh thu DL tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2005-2013

ĐVT: tỉ đồng


Năm

2005

2006-2010

2011

2012

2013

Doanh thu

90.70

747.44

235.00

277.00

310.00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững - 10

Nguồn: SVH-TT& DL tỉnh Đắk Lắk


Từ năm 2005 đến nay, mặc dù trải qua những biến động, thuận lợi như dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, song nhờ sự quan tâm của tỉnh với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, hội trợ triển lãm, Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột,... được


tổ chức đã giúp cho DL Đắk Lắk giữ được tốc độ tăng trưởng khá ổn định. Nhờ đó doanh thu DL cũng đạt tốc độ tăng trưởng cao: năm 2005 doanh thu DL mới đạt 90.7 tỉ đồng, đến năm 2013 doanh thu DL của tỉnh đã tăng lên 310 tỉ đồng. Năm 2013, tổng sản phẩm xã hội (theo giá so sánh năm 1994) đạt 16008 tỉ đồng. Doanh thu DL của tỉnh hiện mới chiếm khoảng 2% GDP của tỉnh, thấp hơn nhiều so với cả nước (cả nước là 5.8%).

2.3.1.4. Số lượt du khách và thành phần du khách (nội địa và quốc tế)

Trong những năm qua, số khách DL đến Đắk Lắk còn ít và tăng chậm.

Bảng 2.4. Số lượt khách DL đến tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2005-2013

Đơn vị tính: lượt khách


Hạng mục

2005

2006 -2010

2011

2012

2013

Tổng lượt khách

203149

1248607

310000

325000

410000

- Khách quốc tế

14540

107300

27000

32000

40000

- Khách nội địa

188609

1141307

283000

293000

370000

Nguồn: SVH-TT&DL tỉnh Đắk Lắk Năm 2012 Tổng lượt khách đạt 325000 lượt, đạt 87.84% kế hoạch và tăng 4.84% so với cùng kỳ 2011. Trong đó: Khách quốc tế ước đạt 32000 lượt khách, đạt 98.46% kế hoạch và tăng 18.51% so với cùng kỳ 2011; Khách trong nước ước đạt 293000 lượt khách, đạt 86.81% kế hoạch và tăng 3.53% so với cùng kỳ 2011. Năm 2013, tổng lượt khách tăng lên gấp đôi so với năm 2005 (Bảng 2.4).

Kết quả đó có sự đóng góp to lớn của công tác quảng bá, xúc tiến DL thời gian qua.


2.3.1.5. Khái quát về thực trạng hệ thống cơ sở vật chất – kĩ thuật DL

Bảng 2.5. Số khách sạn, nhà nghỉ của tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2005-2013


Chỉ tiêu

ĐVT

2005

2006-2010

2011

2013 (*)

Số khách sạn, nhà nghỉ

Cơ sở

54

134

149

159

- Khách sạn

Cơ sở

34

48

53

52

- Nhà khách, nhà nghỉ

Cơ sở

20

86

96

107

Số phòng KS, nhà nghỉ

Phòng

1213

2613

2730

3212

- Khách sạn

Phòng

876

1431

1410

1750

- Nhà khách , nhà nghỉ

Phòng

337

1182

1320

1462

Nguồn: SVH-TT&DL Đắk Lắk. (*): www.daktra.com.vn/dulich/khachsan

Nhìn chung, hệ thống CSVC-KT DL của tỉnh ngày càng hoàn thiện về số lượng và chất lượng. Trong năm 2013, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ DL, cơ quan chức năng đã tổ chức thẩm định xếp hạng cho 22 cơ sở lưu trú DL trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, SVH-TT&DL cũng thường xuyên hướng dẫn các đơn vị kinh doanh lưu trú và kinh doanh lữ hành DL mới đi vào hoạt động thực hiện các quy định của nhà nước trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh DL.

2.3.2. Hiện trạng phát triển DLST

2.3.2.1. Thực trạng khách và doanh thu DLST

Theo Phòng Nghiệp vụ DL tỉnh Đắk Lắk thì hiện nay không có thống kê riêng về lượt khách và doanh thu đối với loại hình DLST. Tuy nhiên, với thế mạnh và thực trạng phát triển DL địa phương những năm qua, số khách DL trong và ngoài nước đến với Đắk Lắk chủ yếu là các điểm/khu DLST. Ước tính riêng lượng khách và doanh thu hàng năm của các điểm/khu DLST chiếm tới 80-90% của toàn ngành du lịch.

Sau đây là thống kê kết quả hoạt động DLST của một số huyện/thị có hoạt

động DLST phát triển nhất trong tỉnh.


Hoạt động DLST ở TP. Buôn Ma Thuột


Buôn Ma Thuột là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là thành phố trung tâm vùng Tây Nguyên và là một trong số 8 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam. TP. Buôn Ma Thuột cũng là thành phố có hoạt động kinh doanh DL và CSHT, CSVC-KT DL phát triển mạnh nhất của tỉnh Đắk Lắk.

Theo Ban lãnh đạo SVH-TT&DL Đắk Lắk về lĩnh vực DL thì TP. Buôn Ma Thuột là đơn vị hành dẫn đầu về hoạt động kinh doanh DL nói chung và DLST nói riêng của tỉnh Đắk Lắk. Liên tục trong nhiều năm, từ năm 2008 – 2010, doanh thu DL của TP. Buôn Ma Thuột tăng liên tục từ 150.822 tỉ đồng (chiếm 98.93% doanh thu DL của toàn tỉnh) đến 196.916 tỉ đồng (98.8% doanh thu DL của toàn tỉnh) [2]. Theo đó, doanh thu ngành của toàn ngành DL tỉnh Đắk Lắk là 310 tỉ đồng vào năm 2013 thì doanh thu của ngành DL TP. Buôn Ma Thuột là khoảng 303 tỉ đồng. Như vậy có thể nói rằng, doanh thu của ngành DL TP. Buôn Ma Thuột ngày càng tăng, tuy nhiên về tỉ trọng thì ngày càng giảm do có sự đóng góp về doanh thu này càng lớn của các đơn vị hành chính khác trong tỉnh.

Nếu so sánh với TP. Đà Lạt thì doanh thu DL của TP. Buôn Ma Thuột vẫn còn ở mức rất thấp: Năm 2012, doanh thu DL của TP. Đà Lạt đạt 6690 tỉ đồng [internet]. Điều này cho thấy hạn chế trong hoạt động kinh doanh DL của TP. Buôn Ma Thuột nói riêng và của tỉnh Đắk Lắk nói chung.

Một số khu/điểm DLST ở TP. Buôn Ma Thuột như Hồ Ea Kao, Lâm viên Ea Kao, Bảo tàng dân tộc, Khu DLST văn hóa cộng đồng Ko Tam, Làng cà phê Trung Nguyên,…

Hoạt động DLST ở huyện Buôn Đôn:

Từ năm 2010 đến cuối năm 2013, huyện Buôn Đôn đón 842454 lượt khách, trong đó có 21234 lượt khách quốc tế (bảng 2.6).


Bảng 2.6. Tổng lượng khách DL đến huyện Buôn Đôn giai đoạn 2010-2013

Đơn vị tính: lượt khách


Năm

Tổng lượt khách

Khách nội địa

Khách quốc tế

2010

194044

188902

5144

2011

239637

230182

9455

2012

242468

238102

4366

2013

166305

164036

2269

Tổng cộng

842454

821222

21234

Nguồn: Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Buôn Đôn

Với lượng khách tăng trưởng không ổn định như vậy, tổng doanh thu DL của huyện còn khá khiêm tốn và cũng biến động trong những năm gần đây. Tổng doanh thu DL của cả giai đoạn 2010-2013 của đạt 65.91 tỉ đồng, bằng 82.39% so với kế hoạch đề ra (bảng 2.7).

Bảng 2.7. Tổng doanh thu DL huyện Buôn Đôn giai đoạn 2010-2013


Năm

Doanh thu (tỉ đồng)

Tốc độ tăng trưởng

doanh thu DL (%)

2010

13.63

100.0

2011

18.1

132.7

2012

17.4

127.6

2013

16.78

122.5

Tổng cộng

65.91


Nguồn: Phòng Văn hóa – thông tin huyện Buôn Đôn

Một số khu/điểm DLST ở huyện Buôn Đôn như VQG Yok Đôn, Thác Bảy Nhánh, Khu DL Cầu Treo Buôn Đôn, Khu nhà mồ vua săn Voi,...

Hoạt động DLST huyện Lắk:


Từ năm 2010 đến cuối năm 2013, huyện Lăk đón 223910 lượt khách. Trong đó, khách quốc tế là 21741 lượt người (tăng bình quân 11%), khách trong nước là 202000 lượt (bảng 2.8).

Bảng 2.8. Tổng lượng khách DL đến huyện Lắk giai đoạn 2010-2013

Đơn vị tính: lượt khách


Năm

Tổng lượt khách

Khách Việt Nam

Khách quốc tế

2010

47110

43435

3675

2011

52700

47957

4743

2012

58500

52065

6435

2013

65600

58712

6888

Tổng cộng

223910

202169

21741

Nguồn: Phòng Văn hóa – thông tin huyện Lắk

Lượng khách lưu trú qua đêm trong giai đoạn này đạt 140400 lượt người, trong đó có 15000 khách quốc tế. Mức chi tiêu trung bình mỗi ngày của khách chỉ đạt 250000đồng. Công suất sử dụng buồng phòng đạt 63%. Vì thế, doanh thu DL của huyện giai đoạn 2010-2013 tuy tăng liên tục song vẫn còn hạn chế (bảng 2.9).

Bảng 2.9. Tổng doanh thu DL huyện Lắk giai đoạn 2010-2013


Năm

Doanh thu (tỉ đồng)

Tốc độ tăng trưởng

doanh thu DL (%)

2010

9.42

100.0

2011

10.54

112

2012

14.63

155.3

2013

16.4

174.1

Tổng cộng

50.99


Nguồn: Phòng Văn hóa – thông tin huyện Lắk


Nếu so sánh kết quả hoạt động của ngành DL 2 huyện thì ta thấy: huyện Buôn Đôn có doanh thu DLST cao hơn so với huyện Lắk trong giai đoạn 2010- 2013. Tuy nhiên, nếu nói về tốc độ tăng trưởng về DLST thì huyện Lắk phát triển DL nói chung và DLST nhanh hơn huyện Buôn Đôn.

Một số khu/điểm DLST ở huyện Lắk như Hồ Lắk, Khu BTTN Nam Kar, VQG Chư Yang Sin,...

Huyện Lắk có điểm DL Hồ Lắk đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là điểm DL quốc gia (theo quyết định số 201/QĐ-TTg, ngày 22/01/2013). Đây là cơ sở quan trọng để các cấp lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk và huyện Lắk chú trọng đầu tư phát triển DLST huyện Lắk về mọi mặt. Trong những năm gần đây, Huyện Lắk là huyện đi đầu trong việc xây dựng và đã xây dựng thành công Chương trình phát triển DL cấp huyện cho giai đoạn 2014 - 2020.

Hiện nay, hai huyện Buôn Đôn và huyện Lắk là được xếp vào loại các huyện có DL phát triển mạnh nhất của tỉnh Đắk Lắk, chỉ đứng sau TP. Buôn Ma Thuột. Cho đến năm 2010, ở Đắk Lắk chỉ có 3/15 đơn vị hành chính có số liệu doanh thu về DL (gồm: TP. Buôn Ma Thuột, huyện Buôn Đôn và huyện Lắk). Trong năm này, tổng doanh thu DL của 2 huyện là 2382 tỉ đồng, chiếm 1.2% doanh thu DL của toàn tỉnh (TP. Buôn Ma Thuột chiếm đến 98.8% doanh thu DL toàn tỉnh) [2]. Đây là một con số rất khiêm tốn. Điều này nói lên những hạn chế trong khai thác các TNDLST của 2 huyện nói riêng và của tỉnh Đắk Lắk nói chung.

2.3.2.2. Các loại hình và SPDL chủ yếu đang khai thác

Các loại hình DLST

TNDL đang được khai thác để phát triển DLST trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chủ yếu bao gồm: cà phê, voi, cồng chiêng và các giá trị văn hóa khác. Một số loại hình DLST chủ yếu đang khai thác ở địa phương hiện nay là:

- DL tham quan gắn với các giá trị về văn hóa như Không gian văn hóa cồng chiêng, Sử thi Tây Nguyên, Voi Tây Nguyên, và các di tích văn hóa, lịch


sử,... LHDL này phát triển tập trung ở khu vực Buôn Đôn và TP. Buôn Ma Thuột.

+ Tham quan buôn làng, tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa bản địa:

Du khách có thể cùng đốt lửa trại, giao lưu, tìm hiểu văn hóa cồng chiêng, nghe kể sử thi Tây Nguyên, thưởng thức các món ăn truyền thống của các dân tộc bản địa,… Ví dụ: thăm các buôn làng của đồng bào các dân tộc ít người (buôn A Kô Dhông, buôn Jun,...).

+ Cưỡi voi du ngoạn Hồ Lắk.

+ Du thuyền độc mộc - một phương tiện đi lại và hoạt động kinh tế quan trọng của người dân tộc bản địa quanh Hồ Lắk.

- Loại hình DL gắn với cà phê gồm các sản phẩm như:

+ Tìm hiểu và trực tiếp tham gia vào các quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến cà phê tại các vị trí thuận lợi.

+ Tham quan, nghỉ dưỡng, thưởng thức cà phê cao nguyên Đắk Lắk.

- Loại hình DLST cộng đồng gắn với việc bảo tồn và phát triển các buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột hoặc ở ngay tại các nhà riêng của đồng bào các dân tộc. Du khách được trực tiếp tham gia vào môi trường văn hóa: tham gia vào các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của người dân tộc ít người như làm nương, cuốc rẫy, trồng cây lương thực, thu hoạch mùa màng, câu cá, làm các món ăn thường ngày của người dân địa phương.

- LHDL gắn với các giá trị về sinh thái (DLST rừng):

Tận dụng lợi thế so sánh hơn hẳn các tỉnh khác trong cả nước về tài nguyên rừng với độ che phủ rừng và ĐDSH cao, đặc biệt là tại các VQG và KBT, tỉnh Đắk Lắk có thế mạnh lớn về phát triển loại hình này.

+ DL dã ngoại

+ DL nghiên cứu sinh thái

+ DL mạo hiểm (leo núi)

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 21/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí