mật thiết hơn giữa con người, thiên nhiên và môi trường sống; Góp phần nâng cao nhận thức của CĐĐP về việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc.
DLST phát triển còn giúp hỗ trợ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, nhất là các ngành dịch vụ và các ngành hỗ trợ có liên quan đến DL. Từ đó góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ.
Trong quá trình quy hoạch phát triển DL ở các KBTTN và VQG, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều cuộc điều tra, khảo sát, thống kê giá trị ĐDSH và xây dựng chiến lược cùng các giải pháp bảo vệ nguồn tài nguyên này. Đồng thời giúp cho việc nâng cao nhận thức của CĐĐP về vai trò to lớn của họ trong công tác bảo vệ rừng.
Hoạt động DLST phát triển đòi hỏi phải nghiên cứu, tìm tòi để khai thác và phát huy các thế mạnh của địa phương. Tỉnh đã có những hoạt động nhằm khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống như chương trình kiểm kê các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh do SVH-TT&DL tỉnh Đắk Lắk thực hiện. Việc làm này vừa nhằm mục đích giữ gìn và khai thác các giá trị văn hóa vừa phục vụ cho phát triển DL nói chung.
- Tác động tiêu cực:
Đắk Lắk được xem là địa phương có thế mạnh về phát triển DL nhờ vào môi trường tự nhiên đa dạng, phong phú với nhiều cảnh quan thiên nhiên, hệ thống rừng nguyên sinh đa dạng về sinh thái cùng những nét đặc trưng văn hóa riêng của các dân tộc thiểu số,… Tuy nhiên, trong những năm qua, hoạt động DL ở Đắk Lắk đang tồn tại một vấn đề đáng báo động là phát triển DL thiếu bền vững, chủ yếu chạy theo lợi ích trước mắt, thiếu đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường, đã dẫn đến tình trạng môi trường DL suy giảm do những tác động của chính các hoạt động DL và các hoạt động phát triển KT-XH khác.
Môi trường DL của tỉnh đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm do rác thải của khách du lịch. Trong thời gian qua, khi lượng khách tăng trưởng nhanh chóng hoặc vào các mùa vụ hoạt động DL chính, tại một số khu DL, điểm DLST chưa có các biện pháp bảo vệ môi trường, dẫn đến việc thải rác thải trực tiếp vào môi trường gây mất vệ sinh và ô nhiễm cảnh quan. Tại một số điểm DL ở Buôn Đôn, rác thải được thải trực tiếp xuống sông Sêrêpôk; ở một số khu DL khác, nước thải được xả trực tiếp qua sàn nhà xuống lòng đất ngay dưới nền nhà mà chưa được xử lý theo quy định; hình ảnh quen thuộc tại các khu vực DLST là sự thiếu ý thức của khách DL, cùng với việc không trang bị đủ các phương tiện thu gom rác, cũng như các biện pháp, chế tài nghiêm khắc,… đã biến khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp sau những ngày cuối tuần trở thành những bãi rác thải lớn với nhiều loại rác thải như túi ni lông, chai nhựa, vỏ lon bia, vỏ trái cây,…
Ngoài những tác động môi trường từ bản thân các hoạt động DL, môi trường DL (đặc biệt là TNDLST) ở Đắk Lắk đang chịu ảnh hưởng không nhỏ từ việc ưu tiên phát triển các ngành kinh tế khác như thủy điện, nông lâm nghiệp, phát triển đô thị,… Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng nhiều nhà máy thủy điện là tác nhân trực tiếp làm cho lượng nước ở một số hệ thống thác nước hùng vĩ của Đắk Lắk giảm đi rất nhiều và tác động tiêu cực đến hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn, biến đổi mạnh đến môi trường sinh thái,… ảnh hưởng không nhỏ đến TNDLST thế mạnh và môi trường DL lý tưởng của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm!
- Chính Sách Và Chiến Lược Phát Triển Dl
- Số Lượt Du Khách Và Thành Phần Du Khách (Nội Địa Và Quốc Tế)
- Tác Động Của Dlst Đến Kinh Tế - Xã Hội Và Môi Trường
- Định Hướng Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Đắk Lắk Đến Năm 2020
- Định Hướng Về Bảo Vệ Tài Nguyên Và Môi Trường Sinh Thái
- Giải Pháp Về Thị Trường Và Xúc Tiến Quảng Bá Dlst
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
2.3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển DLST tỉnh Đắk Lắk trên quan điểm DL bền vững
2.3.3.1. Tính bền vững về môi trường
- Về sức chứa khách DL:
Hiện nay số lượng khách đến tỉnh Đắk Lắk vẫn còn ở mức thấp, nhưng áp lực khách thường rất cao vào các ngày lễ, tết, nên đã gây tình trạng quá tải ở một số điểm/khu DLST. Quá tải chủ yếu là do chưa đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu du khách về nhà nghỉ, phương tiện vận chuyển,… vì đầu tư CSHT, CSVC-KT ở
đây còn nhiều hạn chế. Còn về không gian của điểm/khu DLST vẫn đảm bảo đem lại cảm giác thoải mái, thư giãn cho khách DL nên vẫn đảm bảo được nguyên tắc về sức chứa trong phát triển DL bền vững.
- Chất lượng môi trường:
+ Môi trường không khí:
Do độ che phủ rừng cao và chất lượng rừng khá tốt nên ở Đắk Lắk chưa xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Tuy nhiên, ở một số nơi, chất lượng đường giao thông khu vực nông thôn chưa được cải thiện, phần lớn là đường đất kết hợp với thời tiết nắng nóng nên nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe và cảm giác dễ chịu của du khách.
+ Môi trường nước:
Hiện nay, phần lớn người dân trong tỉnh đang sử dụng nguồn nước ngầm từ các giếng nước hoặc do các nhà máy nước cung cấp nên chất lượng nước sinh hoạt cho du khách khá đảm bảo.
Tuy nhiên, ở các khu công nghiệp và cụm công nghiệp đều chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và trong các thời gian cao điểm của mùa DL, lượng rác thải sinh hoạt của người dân và khách DL cũng ảnh hưởng nhất định đến chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn.
- Đa dạng sinh học:
Đắk Lắk hiện nay là một trong những khu vực được chú ý về tính ĐDSH và các loài đặc hữu. Động vật rừng có 228 loài thuộc 26 họ, 11 bộ; Chim rừng 598 loài, 46 họ, 18 bộ; Bò sát 129 loài 12 họ, 3 bộ; Ếch nhái 79 loài, 5 họ, 2 bộ; cá 96 loài; trong đó có nhiều loài quí hiếm như: voi, hổ, báo, bò rừng, gấu, nai, hươu vàng, sóc bay, trĩ sao, gà tiền mặt đỏ... Trong 70 loài động vật có xương sống ở cạn, có tới 17 loài được Hiệp hội Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (IUNC) xếp vào danh sách đặc biệt quý hiếm. Động vật lưỡng cư – bò sát cũng có 7 loài xếp vào diện quý hiếm như: trăn hoa, trăn đất, kỳ đà, ba ba, tê tê...
Sự phân bố của các loài động vật thực vật nói trên khá rộng, hầu hết ở những vùng thảm thực vật vừa mang tính chất nhiệt đới, cận nhiệt đới và á nhiệt đới núi cao, vừa có rừng nhiệt đới ẩm thường xanh cây lá rộng, rừng khộp hay rừng nửa rụng lá.
Hệ động vật phong phú về số lượng loài và số cá thể. Các sinh cảnh phong phú để tạo điều kiện khôi phục và phát triển của các loài động vật; ĐDSH của các vùng ngập nước, trong nông nghiệp và trồng rừng, trong cảnh quan. Tuy nhiên trong những năm gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau tài nguyên thiên nhiên ở Đắk Lắk đã có nhiều biến động như việc khai thác tài nguyên gỗ và các loại đặc sản; đốt nương làm rẫy và lửa rừng; khai phá đất trồng cây công nghiệp và nông nghiệp; săn bắn chim thú; di dân tự do; mở rộng hoạt động du lịch; ảnh hưởng của các chương trình phát triển kinh tế như: phát triển cây công nghiệp, làm đường, thuỷ điện,...
Nhìn chung, cùng với sự gia tăng dân số tự nhiên, dân di cư tự do vào Đắk Lắk những năm qua khá lớn, dẫn tới nhu cầu đất sản xuất và đất ở tăng cao, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến diện tích rừng giảm. Tình trạng khai thác gỗ lậu, lâm sản ngoài gỗ, săn bắt động vật hoang dó đó làm suy giảm ĐDSH ở mức nhất định về số lượng và chất lượng rừng.
Như vậy, có thể thấy rằng, môi trường tự nhiên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ít bị biến đổi và khá bền vững, tạo điều kiện tiền đề cho sự phát triển bền vững DLST trên địa bàn.
2.3.4.2. Tính bền vững về kinh tế
- Về tăng trưởng của ngành DL: Doanh thu DLST trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng liên tục và ở mức khá cao với mức trung bình khoảng 20%/năm.
- Về Vai trò của ngành DL trong cơ cấu ngành kinh tế: Tỉ trọng của DL trong cơ cấu kinh tế tỉnh còn thấp, chỉ chiếm khoảng 2%. Nhưng tỉ trọng ngành dịch vụ - DL đang có những chuyển biến tích cực (từ 19.54% - năm 2004 lên 36.56
% năm 2013) và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa
phương, là “chất xúc tác” để phát triển và mở rộng các ngành kinh tế, trong đó có ngành DL.
- Về hiệu quả kinh tế của ngành: hoạt động DLST ở tỉnh Đắk Lắk chủ yếu là tham quan, nghỉ dưỡng, mua sắm, nên chi phí cho việc đầu tư ban đầu chủ yếu về cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống. Hiện nay số lượng khách DL trên địa bàn tỉnh vẫn còn ở mức thấp. Theo số liệu thống kê đánh giá về mức độ hấp dẫn của các địa phương trong cả nước đối với du khách thì Đắk Lắk nằm trong tốp các tỉnh có mức độ hấp dẫn du khách thấp nhất cả nước. Còn xét trên phạm vi khu vực Tây Nguyên thì Đắk Lắk có mức độ hấp dẫn khách du khách chỉ đứng sau tirnh Lâm Đồng (Tuy nhiên khoảng cách về mức độ hấp dẫn giữa 2 tỉnh này rất xa) .Mặt khác, hoạt động DL nói chung và DLST nói riêng lại mang tính mùa vụ nên nhu cầu cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống cũng mang tính mùa vụ (tức thường đông khách vào dịp lễ, tết, kỳ nghỉ, thời gian còn lại vắng khách, nhiều phòng bị bỏ trống, các dịch vụ phục vụ ăn uống, vui chới giải trí bị ngưng trệ) cộng với số ngày lưu trú của khách ngắn làm hạn chế mức chi tiêu của du khách,… do đó hiệu quả kinh tế của ngành chưa cao.
Như vậy, từ các kết quả đánh giá trên cho thấy ngành DL tỉnh Đắk Lắk bước đầu phát triển và đã đạt những kết quả nhất định, tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh. Tuy tốc độ tăng trưởng còn chậm và tỉ trọng thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao nhưng ngành DL sẽ phát triển bền vững và hướng tới đạt mục tiêu đưa ngành DL nói chung và DLST nói riêng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong những năm tới.
2.3.4.3. Tính bền vững về xã hội
Độ bền vững xã hội khi diễn ra hoạt động DL được phân tích, đánh giá thông qua 3 tiêu chí: Khả năng tải xã hội; Đóng góp của DL vào phát triển KT- XH của địa phương; và Mức độ hài lòng của người dân địa phương với hoạt động DL.
- Khả năng tải xã hội:
Thành phần khách DL đến đây rất đa dạng và khác nhau về trình độ, nghề nghiệp phong tục tập quán, sở thích, nhu cầu và thói quen,... song đều được người dân địa phương đón tiếp rất nồng hậu, thân thiện. Kết quả điều tra của tác giả cho thấy có 80% khách DL được hỏi hài lòng, chỉ có 1% không hài lòng với thái độ của người dân địa phương. Lối sống văn hóa truyền thống của người dân địa phương, các phong tục, tập quán,… vẫn được giữ vững, chất lượng các di tích văn hóa lịch sử đang được cải thiện thông qua trùng tu, tôn tạo nhằm phục vụ du khách tốt hơn. Nhìn chung hiện tượng người dân địa phương có cảm giác khó chịu vì hoạt động DL chỉ chiếm tỉ lệ thấp, nên về căn bản hoạt động DLST trên địa bàn tỉnh vẫn đảm bảo được khả năng tải xã hội.
- Đóng góp của DL vào phát triển KT-XH của địa phương:
Qua phỏng vấn ông Vũ Đức Giỏi, Phó Giám đốc Trung tâm giáo dục môi trường và DLST Yok Đôn cho thấy hoạt động DL diễn ra trên địa huyện Buôn Đôn nói riêng và trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung đã mang lại các lợi ích nhất định cho CĐĐP thông qua tạo cơ hội việc làm, làm thay đổi chất lượng cuộc sống của người dân và khiến họ thực sự nhận thức được tầm quan trọng của ngành DL. Những thay đổi tích cực này được thể hiện ở những mặt sau:
+ DL là động lực cải thiện CSHT, giao thông, thông tin liên lạc, các cơ sở y tế địa phương mang lại lợi ích chung cả CĐĐP nơi có hoạt động DL diễn ra tiêu biểu.
+ DL tạo cơ hội việc làm, trực tiếp trong ngành DL, gián tiếp trong các ngành hỗ trợ khác và cả trong lĩnh vực quản lý tài nguyên. Tuy nhiên, lao động chủ yếu chỉ tham gia vào trong các cơ sở ăn uống, cơ sở lưu trú, dịch vụ vui chơi. Thu nhập liên quan đến kinh doanh DL người dân khá cao, song mang tính mùa vụ. Đồng thời, khi tham gia vào hoạt động DL, người dân địa phương còn được học tập, nâng cao nghiệp vụ và trình độ chuyên môn.
- Mức độ hài lòng của người dân địa phương với hoạt động DL:
Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết người dân địa phương cho ý kiến đều có thiện chí mong muốn hoạt động DL trên địa bàn tỉnh nhà được ngày càng phát triển hơn. Kết quả khảo sát của tác giả ghi nhận có tới 93% du khách nhận thấy thái độ đón tiếp khách DL của người dân tại các khu DL là thân thiện và rất thân thiện. Họ mong muốn nhận được nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập nhờ các hoạt động DL. Điều này chứng tỏ, phần lớn người dân trong tỉnh đểu hài lòng với hoạt động DL và hoạt động chưa làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân địa phương.
Như vậy, qua kết quả thu thập, điều tra, phân tích và đánh giá ở trên cho thấy hoạt động DL có tác động tốt đến môi trường xã hội tỉnh Đắk Lắk, đảm bảo được bền vững cả 3 phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường.
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH ĐẮK LẮK
VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Định hướng phát triển
3.1.1. Cơ sở đề xuất định hướng
3.1.1.1. Chiến lược phát triển DL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030
- Trong Chiến lược này nêu rõ quan điểm phát triển:
+ Phát triển DL bền vững gắn chặt với với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
+ Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia và yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng của các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển DL.
- Chiến lược này cũng xác định mục tiêu cụ thể của DL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là: phát triển ”DL xanh”, gắn hoạt động DL với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường.
3.1.1.2. Quy hoach tổng thể phát triển DL tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- Về quan điểm phát triển:
Phát triển DL Đắk Lắk trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa, sinh thái hướng tới mục tiêu kinh tế, song vẫn đảm bảo các mục tiêu về xã hội, an ninh quốc phòng, văn hóa và sinh thái trong tương lai…
Tăng cường liên kết và hợp tác phát triển DL Đắk Lắk trong mối quan hệ liên vùng, liên khu vực, gắn với Tây Nguyên. Đặt quá trình phát triển DL của Đắk Lắk trong mối quan hệ với sự phát triển DL các tỉnh trong vùng Tây