DLST làm tăng thu nhập quốc dân và tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho quốc gia và vùng.
DLST góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương. DLST còn là ngành “ xuất khẩu vô hình” hàng hoá du khách.
DL tác động đến cán cân thanh toán: Việc thu hút du khách quốc tế chính là “xuất khẩu” để góp phần làm cán cân thanh toán thặng dư (dương).
DL tạo cơ hội giải quyết việc làm: DL trung bình đem lại từ 6 – 10% việc làm trong đa số các nước phát triển.
DLST nói riêng và DL nội địa nói chung phát triển tốt sẽ giúp phục hồi sức khoẻ cho nhân dân lao động và do vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội.
DL làm thay đổi cơ cấu kinh tế của vùng: khi DLST phát triển thì kéo theo sự phát triển của nhiều ngành sản xuất vật chất và phi vật chất (xây dựng, dịch vụ, cung cấp thực phẩm, văn hóa nghệ thuật, nghề thủ công sản xuất đồ lưu niệm...), làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
DL có thể giúp cải thiện chất lượng các sản phẩm và dịch vụ hạ tầng DL như hệ thống giao thông vận tải, đường sá, điện, nước và các nhà nghỉ,... trong khu vực.
- Tác động tiêu cực:
DL cũng có thể làm cán cân thương mại âm trong ngoại thương: DL nhập khẩu khi quốc gia, điểm đến DL phải nhập khẩu một số hàng hoá (đồ ăn, thức uống) từ các nước khác mà du khách có nhu cầu để thoả mãn nhu cầu của du khách.
Có thể bạn quan tâm!
- Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững - 2
- Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Theo Hướng Bền Vững
- Các Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
- Tiềm Năng Và Hiện Trạng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Tỉnh Đắk Lắk
- Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững - 7
- Đánh Giá Chung Về Tndlst Của Tỉnh Đắk Lắk
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
DL cần một nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn để đầu tư vào xây dựng CSVC
- KT. Để có được nguồn vốn đầu tư, các quốc gia đều dùng chính sách mở thu hút vốn. Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, xây dựng CSVC-KT DL, thu hút du khách và lợi nhuận được họ chuyển về nước mình dẫn đến mâu thuẫn lớn là
nước chủ nhà cần thu hút vốn để khai thác tiềm năng DL nhưng mất đi sự điều khiển (và tiền lời).
Gây rối loạn kinh tế và công ăn việc làm: sự nhiễu loạn kinh tế có thể xuất hiện nếu hoạt động DL chỉ tập trung vào một hoặc một vài vùng, khu riêng biệt của đất nước làm cho sự chênh lệnh giàu nghèo giữa các vùng diễn ra nghiêm trọng hơn. Sự bùng nổ giá đất đai, hàng hóa, dịch vụ trong khu DL có thể làm mất giá đồng tiền, gây sức ép tài chính lên cư dân trong vùng (người dân phải sống trong điều kiện giá cả leo thang). Cư dân bản địa ở nhiều trung tâm DL có thể trở thành lao động rẻ mạt, tạm bợ theo mùa.
Tác động của DLST đến văn hoá - xã hội:
- Tác động tích cực:
DLST là phương tiện giáo dục lòng yêu quê hương đất nước giữ gìn và nâng cao giá trị truyền thống.
Phát triển DLST nhằm giới thiệu với du khách nước ngoài về văn hoá, lịch sử dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
DLST giúp bảo vệ và phát triển văn hóa dân gian, khuyến khích rộng rãi các hoạt động văn hóa như phát triển nghề thủ công, các loại hình biểu diễn nghệ thuật và âm nhạc tại địa phương.
Phát triển và giao lưu văn hoá: DLST vừa bảo tồn nền văn hoá truyền thống trong khi lại tạo điều kiện cho người dân tiếp xúc với du khách để cả hai bên cùng trao đổi hiểu biết lẫn nhau về văn hoá, âm nhạc, nghệ thuật, ẩm thực,…Từ đó các rào cản văn hoá, ngôn ngữ, xã hội, tôn giáo bị phá vỡ, tạo những khả năng mới, tiếp xúc những tư tưởng mới, lối sống của nền văn hoá mới.
Giáo dục và bảo tồn thiên nhiên: Thông qua quá trình hoạt động sẽ có nhiều hoạt động giáo dục và đào tạo về nghiệp vụ DL, về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường cảnh quan. Các hoạt động này đem lại luồng tư
tưởng mới và phù hợp với xu thế phát triển. Đem lại những cách nhìn mới cho cộng đồng dân cư địa phương.
DLST góp phần hỗ trợ việc bảo tồn các di tích lịch sử, khảo cổ đang có nguy cơ bị tàn lụi, đặc biệt là các di tích của những đất nước nghèo không đủ tiềm lực kinh tế để trùng tu hay bảo vệ.
DLST tạo nhiều việc làm, thu hút nhiều trẻ em và phụ nữ (buôn bán các đồ thủ công mỹ nghệ của khu DL cho du khách). Do đó vai trò của người phụ nữ cũng thay đổi, họ đã đi làm dịch vụ thay vì ở nhà trông con hay làm nương rẫy như trước đây.
- Tác động tiêu cực:
Thương mại hoá văn hoá dân tộc: Để đáp ứng các nhu cầu của du khách về tìm hiểu văn hoá các dân tộc, nhiều doanh nghiệp kinh doanh DL đã vứt bỏ “nội dung chứa đựng của tinh thần văn hoá dân tộc, chỉ giữ lại cái vỏ của nó và thay đổi nó thoả mãn hứng thú của du khách bất cứ ở đâu.
Sự sa sút về tình cảm đạo đức và bắt chước sùng ngoại: Du khách đến tham quan một điểm DL nào đó, họ không chỉ mang văn hoá dân tộc tiến bộ vào mà còn truyền bá những điều phi văn hoá khiến cho cư dân địa phương dần dần có những biến đổi tiêu cực về tư tưởng và hành vi. Người dân địa phương vứt bỏ quan niệm và lối sống truyền thống để bắt chước du khách. DL cũng có thể làm thay đổi hành vi tiêu dùng của người dân (nhu cầu tiêu dùng hàng ngoại). DL cũng kìm hãm các loại hình nghệ thuật, các lễ hội cổ truyền khi các loại hình nghệ thuật, các lễ hội cổ truyền này được thay đổi để bán cho du khách. DLST có một phần làm đình trệ văn hoá. Sự phát triển của một vùng có thể chậm lại vì nhu cầu của du khách muốn xem “nếp sống cũ”. Hiểu lầm và xung đột có thể nảy sinh giữa du khách và người dân bản địa vì những khác biệt ngôn ngữ thói quen, tôn giáo và cách ứng xử [20].
Ngoài ra, việc tập trung khách DL quá đông gây ra tình trạng quá tải dân số, các tiện nghi môi trường (giao thông, nhà hàng, chợ búa,...) dành cho dân địa
phương sẽ bị ảnh hưởng; Nhiều loại dịch bệnh lan truyền theo nguồn nước (thương hàn, phó thương hàn, viêm ruột, tả, viêm gan...) bệnh xã hội và những bệnh khác lan truyền do đông người (bệnh hô hấp, lao...);
Tác động của DLST đến môi trường tài nguyên:
- Tác động tích cực:
Hoạt động DLST tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên: góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TNDL ở một lãnh thổ nhất định, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nước, không khí, đất, bảo tồn các loài sinh vật và làm tăng thêm tính ĐDSH. Nghiên cứu phát triển DLST luôn gắn liền với việc điều tra, nghiên cứu, khảo sát, thống kê các KBTTN, VQG,... nên đã góp phần làm tăng giá trị tài nguyên sinh vật, đồng thời cũng xây dựng được các chiến lược giải pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật.
Hoạt động DLST tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tối ưu môi trường. Biểu hiện rõ nhất của DLST là vấn đề bảo tồn môi trường. DLST góp phần tích cực vào việc trồng rừng, bảo tồn các VQG, các KBTTN, các khu rừng văn hoá - lịch sử - môi trường, tu bổ, bảo vệ hệ thống đề đài lịch sử kiến trúc mỹ thuật. Đồng thời, DLST phát triển đưa đến sự kiểm soát môi trường ở các điểm DLST nhằm bảo vệ môi trường. Từ đó DLST cải thiện cũng như ngăn chặn một số nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (nước, không khí và đất) và hạn chế sự xuất hiện của các loại thiên tai (sạt lở đất, lũ lụt, hạn hán...).
DLST giúp nâng cao nhận thức của du khách, của CĐĐP và của các cán bộ nhân viên làm DL,... về sự cần thiết của việc bảo vệ tài nguyên sinh vật từ đó hoạt động bảo vệ tài nguyên sinh vật sẽ có hiệu quả hơn; Thực hiện các dự án trồng rừng, bảo tồn các loài thực vật, động vật quý hiếm; Lôi cuốn CĐĐP vào việc cung ứng nông sản cho du khách, kinh doanh DL, đời sống cộng đồng sẽ ngày một nâng cao và giảm dần sự lệ thuộc vào rừng, từ đó hạn chế nạn chặt phá rừng bừa bãi góp phần bảo vệ tài nguyên sinh vật.
DLST góp phần tu sửa cảnh quan tại các điểm DL như tu sửa nhà cửa cũ thành những cơ sở DL mới, cải thiện bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh, cung cấp nước, đường xá, thông tin, năng lượng.
- Tác động tiêu cực:
Nếu DLST không được duy trì và phát triển theo đúng nghĩa thì các tác động tiêu cực của nó đến môi trường sẽ xuất hiện càng nhiều. Thêm vào đó, nếu cường độ hoạt động DLST ở một địa phương càng mạnh thì tác động môi trường càng lớn và dẫn đến sự xung đột giữa DL và môi trường.
Làm cho nguồn tài nguyên và môi trường bị xuống cấp trầm trọng: việc khai phá và chuyển đổi mục đích sử dụng các vùng đất tự nhiên để xây dựng CSVC-KT DL làm mất đi khu hệ cư trú của các động vật hoang dã, tuyệt chủng; một số HST (HST đất ngập nước, HST rừng nhiệt đới) bị mất đi do tôn cao các vùng đất trũng, phá rừng lấy mặt bằng…
Làm cho diện mạo địa hình bị thay đổi, hiện tượng xói mòn, xâm thực, sạt lở ngày càng tăng.
Làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn: Do hoạt động vận chuyển và sinh hoạt của du khách; do việc kiểm soát và xử lí chất thải và nước thải không hiệu quả; do chất thải từ các tàu thuyền DL,…
Làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên và thay đổi sự quân bình môi sinh đối với môi trường sống của sinh vật: Khách DL và phương tiện vận tải khách DL có khả năng đem đến một số loài sinh vật ngoại lai. Hoạt động của khách DL có thể làm ảnh hưởng đến sinh lí của động vật, các nhân tố sinh sản/nuôi dưỡng.
Ngoài ra, nếu DLST không được thực hiện một cách đúng nghĩa thì DLST còn gây ra nhiều tác động tiêu cực khác như gây ô nhiễm ở địa phương, thiếu nước sạch cục bộ,… Tuy nhiên, nếu DLST được thực hiện một cách đúng nghĩa thì đa số các tác động tiêu cực trên đều bị giảm thiểu và loại bỏ. Đây là tính ưu việt của loại hình DLST.
1.2. Thực tiễn phát triển DLST ở Việt Nam và vùng Tây Nguyên
1.2.1. Ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển DLST. Tuy nhiên hoạt động DLST ở nước ta chưa thực sự phát triển và được tổ chức chủ yếu ở các VQG và các KBTTN.
Hiện tại các hoạt động DLST của Việt Nam còn mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và thị trường mục tiêu, chưa có đầu tư cho công việc xúc tiến và phát triển công nghệ phục vụ cho DLST. Xét về nội dung và cách tổ chức thì DLST ở Việt Nam chưa thực sự là DLST mà mới chỉ là LHDL dựa vào thiên nhiên có định hướng DLST.
Các hoạt động DLST chủ yếu hiện nay bao gồm: nghiên cứu, tìm hiểu các HST, tham quan tìm hiểu đời sống động thực vật hoang dã và văn hoá bản địa. Tuy nhiên, du khách đến các VQG chủ yếu mới chỉ tiếp cận được các HST rừng, các loài thực vật và một số loài côn trùng. Rất hiếm khi du khách bắt gặp thú trong rừng.
Các HST đất ngập nước với nhiều loài chim nước và các loài thuỷ sinh cũng đang thu hút nhiều khách DL. Điển hình như ở VQG Xuân Thuỷ, VQG Tràm Chim, KBTTN Vân Long.
Các khu DLST biển nổi tiếng như Cát Bà, Hòn Mun, Côn Đảo, Phú Quốc đã và đang có kế hoạch sử dụng tài nguyên sinh vật biển để phát triển nhiều dịch vụ DL hấp dẫn như xem rùa đẻ, khám phá các rạn san hô và cỏ biển,…
Hầu hết du khách DLST ở nước ta đều muốn trải nghiệm thực tế bằng cách khám phá các khu rừng đặc dụng, HST nông nghiệp và trải nghiệm cuộc sống đời thường của người dân ở các vùng cùng với nhiều lễ hội truyền thống và nền văn hoá bản địa đặc sắc.
Kết quả hoạt động kinh doanh và lượng khách đến các khu rừng đặc dụng Việt Nam còn rất thấp. Theo báo cáo điều tra đánh giá hiện trạng bảo tồn thiên nhiên, GDMT, DLST ở hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam năm 2006 thì
lượng khách DL đến các khu rừng đặc dụng trong một năm dưới 2.000 khách chiếm 44,7%, từ 2.000 – 10.000 chiếm 32% và trên 10.000 khách chiếm 21,4%. Theo số liệu điều tra của đề tài nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu DLST Việt Nam (năm 2009) thì phần lớn du khách đến các KBTTN là khách nội địa (chiếm tới 80% tổng lượng khách) và cũng chưa thể thống kê được có bao nhiêu khách là khách DLST đích thực. Tuy nhiên cũng có những điểm thu hút được đa số khách DL quốc tế, điển hình như KBTTN đất ngập nước Vân Long với trên 82,3% lượng khách là khách quốc tế và đón được trên 40.000 lượt khách DL quốc tế năm 2006.
Các công ty DL như Buffalow Tours, Exotissimo, Haspand, Wild Lotus,… đã và đang tổ chức thành công một số tour DLST đến các KBTTN và đã xây dựng được các trang web riêng để quảng bá, xúc tiến DLST cho riêng mình. Một số mô hình DLST cộng đồng đã hình thành như ở Bản Khanh (VQG Cúc Phương), Bản Pác Ngòi (VQG Ba Bể), bản A Đon (VQG Bạch Mã),… Do khó khăn trong khâu tiếp thị nên chưa thu hút được nhiều du khách, lợi ích mang lại cho người dân còn rất khiêm tốn.
CSVC-KT DL hỗ trợ cho phát triển DL đã được xây dựng nhưng số lượng và chất lượng còn rất hạn chế. Nhiều khu DLST như VQG Cúc Phương, Bái Tử Long, Cát Tiên,… đã xây dựng trung tâm du khách, trung tâm thông tin và các đường mòn thiên nhiên có các biển diễn giải. Qua các hiện vật trưng bày là các tiêu bản động thực vật, các mô hình mô tả HST và nhiều thông tin tài liệu trưng bày trong Trung tâm mà du khách đã thấy được sự ĐDSH và ý nghĩa của việc thành lập VQG. Đây còn là nơi triển khai hoạt động GDMT cho khách tham quan DL.
Nhiều khoá tập huấn về DLST và GDMT đã được các dự án, tổ chức quốc tế (JICA, WWF, IUCN…), Cục kiểm lâm và Hiệp hội VQG và KBTTN triển khai cho các đối tượng liên quan.
Công tác quy hoạch phát triển DLST đã được tiến hành ở một số nơi như: VQG Côn Đảo, phong Nha Kẻ Bàng, Yok Đôn,…
Một số văn bản và chính sách có liên quan đến DLST đã được ban hành như: Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004); Luật DL (2005); Luật Đa dạng sinh học (2008); Nghị định số 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lí rừng đặc dụng; Quyết định 104/2007/BNN về Quản lí các hoạt động DLST tại VQG, KBTTN;.... Tuy nhiên các văn bản, chính sách này vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập nên đã dẫn đến sự quản lí và tổ chức không hiệu quả trong các hoạt động DLST và bảo tồn thiên nhiên. Tuy có một số chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân có thể tham gia đầu tư và quản lí hoạt động DLST ở các VQG và KBTTN. Nhưng cho đến nay, hoạt động DLST ở đây chủ yếu vẫn do các VQG và KBTTN tự tổ chức, khai thác. Lợi ích từ hoạt động DLST vẫn chưa đến với những CĐĐP.
Một số tồn tại trong phát triển DLST ở Việt Nam hiện nay là:
- Tiềm năng phát triển DLST rất lớn nhưng hiện trạng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Các hoạt động DLST chưa phải là các hoạt động DLST đích thực.
- Nhận thức về DLST của các đối tượng liên quan còn hạn chế. Sự phổ cập kiến thức về DLST (khái niệm, tổ chức hoạt động, quy hoạch, chính sách đầu tư khai thác…) chưa được các bên liên quan quan tâm đúng mức.
- Công tác quy hoạch phát triển DLST chưa được triển khai rộng rãi là một trở ngại lớn cho việc đầu tư phát triển DLST. Việc triển khai thực hiện quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn.
- CSVC-KT cho DLST còn rất nghèo nàn và chưa đáp ứng được yêu cầu của DLST. Các khu DLST còn thiếu những phương tiện cung cấp các thông tin giáo dục, diễn giải môi trường và chưa có được hướng dẫn viên DLST có kĩ năng diễn giải tốt.