Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững - 2

1T3.4.4. Đối với Trung Tâm xúc tiến du lịch1T 95

1T3.4.5. Kiến nghị Tổng cục Du lịch:1T 95

1TPHẦN KẾT LUẬN1T 96

1TTÀI LIỆU THAM KHẢO1T 98

1TPHẦN PHỤ LỤC1T 100

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT


I. TIẾNG ANH

1. ASEAN: Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)

2. IUOTO: International Union of Offcial Travil Oragnization (liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

II. TIẾNG VIỆT

1. CSKDDL: Cơ sở kinh doanh du lịch

Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững - 2

2. CTY CP ĐT-TM: Công ty cổ phần đầu tư - thương mại

3. DLST: Du lịch sinh thái

4. DNTNVN: Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

5. ĐVT: Đơn vị tính

6. ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

7. KDL: Khu du lịch

8. NXB: Nhà xuất bản

9. QHCT: Quy hoạch chi tiết

10. STT: Số thứ tự

11. SX-TM: Sản xuất - thương mại

12. TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

13. TT. UBND: Thường trực. Ủy ban nhân dân


1. Tính cấp thiết đề tài‌‌‌

PHẦN MỞ ĐẦU


Ngày nay trên thế giới du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của con người và là một trong những ngành kinh tế lớn nhất hành tinh, tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - văn hóa xã hội như tạo nguồn thu nhập, tạo việc làm, nâng cao trình độ dân trí,…

Ở Việt Nam, tại Đại hội IX của Đảng đã xác định: “…Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống, văn hóa, lịch sử đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt được trình độ phát triển du lịch của khu vực…”. Ngành du lịch đã nhận được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước nên trong những năm qua đã đạt những thành tựu bước đầu khả quan.

Trong điều kiện đất nước ngày càng phát triển, cuộc sống của mỗi người ngày càng tất bật thì nhu cầu đi du lịch ngày một lại cao. Mục đích là để thư giãn tinh thần và khám phá những điều mới lạ. Trong xu thế chung của du lịch cả nước, du lịch tỉnh Long An cũng đã góp phần tô điểm thêm cho bức tranh du lịch Việt Nam, bởi nơi đây là vùng đất được hình thành với sự ảnh hưởng của nền văn minh Óc Eo nổi tiếng, với những phong tục tập quán tiêu biểu cho nền văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng các dân tộc anh em, với truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân “Trung dũng kiên cường toàn dân đánh giặc”. Mặt khác, nhắc đến Long An là gợi nhớ trong ký ức và tâm hồn của người dân Việt Nam đến một miền đất non nước nổi tiếng với nhiều địa danh ghi dấu cho một thời kỳ lịch sử oai hùng với những tên tuổi còn ghi lại trong lịch sử dân tộc như: Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Hữu Huân, Võ Văn Tần, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thái Bình, Võ Thị Thắng,..

Tuy nhiên, truyền thống và con người Long An là nguồn lực quý báu của địa phương để phát triển một nền kinh tế tổng hợp, đa ngành theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, trong đó có ngành du lịch. Với những ưu đãi đó hứa hẹn nhiều điều kỳ thú, hấp dẫn du khách bốn phương đến tham quan cảnh đẹp sông nước Đồng Tháp Mười. Nhưng hiện nay nhìn chung ngành du lịch Long An chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có của mình, công tác quản lý kinh doanh còn nhiều hạn chế. Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo huớng phát triển bền vững” với mong muốn có những đóng góp thiết thực vào việc phát triển du lịch của tỉnh nhà để Long An luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài‌

2.1. Mục tiêu của đề tài

Tiếp cận và lựa chọn phù hợp cơ sở lý luận về đánh giá tài nguyên du lịch và phát triển bền vững.

Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch tỉnh trong thời gian qua.

Đưa ra định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch theo hướng bền vững.

2.2. Nhiệm vụ của đề tài

Sưu tầm bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tài nguyên du lịch và phát triển bền vững du lịch trên thế giới và Việt Nam.

Phân tích, đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch; các nguồn lực kinh tế - xã hội và quá trình khai thác tài nguyên phát triển du lịch tỉnh Long An.

Đề xuất phương hướng và giải pháp khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững du lịch tỉnh Long An.

3. Phạm vi nghiên cứu‌

3.1. Về nội dung

Nội dung nghiên cứu chính của đề tài đi sâu vào tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch Long An.

Đi vào khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An cho phát triển du lịch bền vững.

3.2. Về không gian

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc khai thác tài nguyên phát triển du lịch tỉnh Long An.

4. Lịch sử nghiên cứu‌

Du lịch là một đề tài được nghiên cứu rất nhiều nhưng đề tài “Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo huớng phát triển bền vững” thì có ít đề tài tiếp cận, mà nếu có thì tiếp cận chưa toàn diện, chưa sâu.


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu‌

5.1. Phương pháp luận

5.1.1. Quan điểm tổng hợp

Việc áp dụng quan điểm tổng hợp cho phép xem xét các yếu tố, sự kiện trong mối quan hệ tương tác, phát hiện ra quy luật phát triển, các điều kiện, các nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch và xác định các tuyến điểm du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch được xem như là hệ thống xã hội được tạo thành bởi nhiều thành tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người,… Có quan hệ mật thiết và gắn bó với nhau một cách hoàn chỉnh. Do vậy, việc nghiên cứu, xác định, đánh giá các nguồn lực du lịch thường được nhìn nhận trong mối quan hệ không gian hay lãnh thổ nhất định để đạt được những giá trị đồng bộ về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Điểm tuyến du lịch được xem như là một hệ thống mở có mối quan hệ chặt chẽ với các tuyến điểm du lịch tại các lãnh thổ khác và các thành phần khác.

5.1.2. Quan điểm lãnh thổ

Đây là quan điểm được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu du lịch. Theo quan điểm này, nghiên cứu một đối tượng cụ thể phải đặt trong mối tương quan với các đối tượng khác, với các yếu tố trong hệ thống cao hơn cũng như thấp hơn. Du lịch là một lãnh thổ gồm nhiều thành phần, tuy có đặc điểm và chức năng riêng nhưng luôn có mối quan hệ qua lại với các hệ thống cũng như phải vận động theo quy luật của toàn hệ thống. Do đó, đề tài luôn quán triệt quan điểm hệ thống lãnh thổ.

5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Quan điểm này được thể hiện ở chỗ: chú ý tới khía cạnh địa lí, lịch sử khi xác định các tuyến, điểm du lịch của cả nước nói chung và Long An nói riêng.

Phân tích sự hình thành và phát triển các tuyến, điểm du lịch trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể và tính đến phát triển lâu bền.

5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững

Khi khai thác bất cứ tài nguyên nào để phục vụ cho phát triển du lịch thì người ta phải vạch ra nhiều khía cạnh để vừa khai thác hiệu quả mà vẫn đảm bảo tài nguyên phát triển tốt. Chính vì thế quan điểm bền vững đặt vấn đề chúng ta sử dụng tài nguyên một cách hợp lý mang lại hiệu quả cao và có giá trị lâu dài.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí, thống kê số liệu

Tiến hành thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau để đảm bảo khối lượng thông tin đầy đủ, chính xác đáp ứng cho tổ chức hoạt động du lịch.

5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Là phương pháp thu thập trực tiếp số liệu thông tin du lịch trên địa bàn thuộc đối tượng nghiên cứu.

Lượng thông tin thu thập được đảm bảo sát với thực tế, có độ tin cậy cao, tạo cơ sở để đề xuất những định hướng phát triển và giải pháp thực hiện hợp lý.

5.2.3. Phương pháp phỏng vấn điều tra

Đây là phương pháp thu thập dữ liệu thông qua việc trao đổi với người phụ trách vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể hiểu vấn đề một cách cụ thể thông qua các cuộc phỏng vấn.

Trước khi phỏng vấn cần chú ý đến một vài vấn đề như: Cần soạn một vài câu hỏi trước khi phỏng vấn.

Các câu hỏi cần ngắn gọn xúc tích, không đánh đố người được phỏng vấn. Nên lựa chọn các từ ngữ trong lĩnh vực cần hỏi tránh dùng từ ngữ địa phương.

5.2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá

Sau khi thu thập được các thông tin thì việc xử lý các thông tin như thế nào cho hiệu quả đặt ra cho chúng ta vấn đề lớn. Chính vì vậy phương pháp này giúp cho người nghiên cứu có thể phân tích số liệu một cách chi tiết.

Sau khi phân tích được số liệu đã thu thập chúng ta có thể tổng hợp lại vấn đề qua đó có thể đánh giá vấn đề một cách chính xác hơn.

5.2.5. Phương pháp bản đồ, viễn thám và Hệ thông tin địa lí (GIS)

Do lãnh thổ nghiên cứu thường có quy mô lớn nên sử dụng bản đồ sẽ giúp chúng ta có một tầm nhìn bao quát. Những nghiên cứu cũng cần được thể hiện thông qua xây dựng bản đồ.

5.2.6. Phương pháp bản đồ có hai chức năng chính

Phản ánh những đặc điểm không gian sự phân bố các nguồn tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch, dòng chảy du khách.

Là cơ sở để phân tích và phát hiện qui luật hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch, dựa trên cơ sở đó để xác định phương hướng phát triển và tổ chức không gian du lịch trong tương lai.

Hệ thống thông tin địa lí (GIS) là một phương pháp mới giúp cho người nghiên cứu có thể tổng hợp thông tin nghiên cứu bằng việc thể hiện các đối tượng trên thông qua các biểu đồ, bản đồ trong việc đánh giá vấn đề bằng việc số hóa các dữ liệu đã thu thập được.

5.2.7. Phương pháp toán học

Phương pháp này đem lại hiệu quả rõ rệt cho viêc nghiên cứu hệ thống lãnh thổ du lịch trong điều kiện hiện nay. Nó làm việc với lượng thông tin rất lớn nhờ máy tính điện tử, rút ngắn thời gian xử lý tư liệu. Phương pháp mẫu thống kê chuyên dùng để nghiên cứu khả năng chọn lọc trong du lịch. Phương pháp phân tích tương quan nhằm xác định tổng hợp các nhân tố và ảnh hưởng của chúng đến việc hình thành hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch…

6. Cấu trúc của đề tài‌

Cấu trúc luận văn bao gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung của luận văn gồm có 3 chương:‌

Chương 1: Cơ sở lí luận.‌

Chương 2: Tiềm năng, hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An.‌

Chương 3: Định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững.‌

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Khái niệm về du lịch‌

Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Vì thế mà thuật ngữ “du lịch” đã trở nên rất thông dụng. Nó bắt nguồn từ tiếng Pháp: “Tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “Touriste” là người đi dạo chơi.

Theo liên hiêp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union Official Travel Organization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với đặc điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống... ”

Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 - 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.

Theo (I.I.Pirogionic, 1985) thì: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển về thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.

1.2. Khái niệm về tài nguyên du lịch‌

Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ.

Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên cùng cảnh quan nhân văn (văn hóa) có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu về chữa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan hay du lịch.

Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/12/2023