sự phát triển mạnh mẽ của du lịch nhân văn đang trở thành hướng đi đúng đắn có ý nghĩa chiến lược đối với ngành du lịch Việt Nam.
Chương 2. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA NGƯỜI KHMER Ở SÓC TRĂNG
2.1. Giới thiệu chung
2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành tỉnh Sóc Trăng
Lịch sử hình thành tỉnh Sóc Trăng gắn với lịch sử mở mang bờ cõi của cha ông và lịch sử hình thành Nam Bộ. So với một số tỉnh trong khu vực, vùng nam sông Hậu và xứ Sóc Trăng sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong của các chúa Nguyễn muộn hơn. Địa Lý hành chính của Sóc Trăng nhiều lần thay đổi theo sự biến thiên của lịch sử.
Năm 1732, chúa Nguyễn lập dinh Long Hồ tại Cái Bè (lúc đó là Cái Bè Dinh), năm 1780 được đặt tại vùng chợ Vĩnh Long và đổi tên là Vĩnh Trấn Dinh, sau đó đổi thành trấn Vĩnh Thanh. Lúc này Sóc Trăng thuộc vùng Ba Thắc (nằm trong trấn Vĩnh Thanh, phủ Gia Định).
Năm 1832, vua Minh Mạng chia Nam kỳ thành 6 tỉnh, 3 tỉnh miền Đông là: Gia Định, Biên Hòa, Định Tường; 3 tỉnh miền Tây là: An Giang, Hà Tiên, Vĩnh Long. Vùng đất Sóc Trăng thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Năm 1835 lại lấy vùng đất Ba Thắc (tức vùng đất Sóc Trăng) nhập vào tỉnh An Giang, lập thêm phủ Ba Xuyên, gồm 3 huyện: Phong nhiêu,Phong Thạnh và Vĩnh Định. Đây là điểm mốc có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng về địa danh hành chính tỉnh Sóc Trăng sau này.
Năm 1867, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây trong đó có Sóc Trăng, sau đó Pháp chia Nam kỳ lục tỉnh thành nhiều hạt. Đến năm 1876, thực dân Pháp chia Nam kỳ thành 4 khu vực hành chính gồm: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Sắc, mỗi khu vực hành chính lớn lại chia nhỏ thành nhiều tiểu khu, tiểu khu Sóc Trăng thuộc khu vực Bát Sắc. Năm 1882, Pháp tách 2 tổng của tiểu khu Sóc Trăng và 3 tổng của tiểu khu Rạch Giá thành lập thêm tiểu khu Bạc Liêu. Nghị định của toàn quyền Đông Dương ngày 27/12/1892 quy định Nam kỳ có 2 thành phố (Sài Gòn, Chợ Lớn) và 20 khu, trong đó có khu Sóc Trăng. Nghị định ngày 20/12/1899 của toàn quyền Đông Dương quy định: kể từ ngày 01/01/1900, tất cả các đơn vị cấp tỉnh ở Đông Dương, trong đó có các khu ở Nam Kỳ đều thống nhất gọi là tỉnh. Đứng
đầu mỗi tỉnh ở Nam kỳ là một chủ tỉnh, cũng gọi là chánh tham biện. Tỉnh Sóc Trăng thuộc miền Tây Nam kỳ, gồm 3 quận: Châu Thành, Kế Sách, Long Phú và Phú Lộc. Năm 1932 Thống Đốc Nam kỳ quyết định giải tán một số quận trong cac stinhr Nam kỳ, trong đó có quận Phú Lộc, nhưng đến năm 1941, Thống đốc Nam kỳ quyết định thành lập lại quận Phú Lộc. Cho đến cuối thời Pháp thuộc, Nam kỳ gồm có 20 tỉnh, 6 thành phố và 1 khu, 20 tỉnh vẫn giữ nguyên tên cũ, trong đó có tỉnh Sóc Trăng.
Sau cách mạng tháng 8/1945 quận Phú Lộc được gọi là quận Thạnh Trị. Năm 1948, Sóc Trăng có thêm quận Vĩnh Châu, do tỉnh Bạc Liêu giao cho. Trong kháng chiến chống Pháp, Sóc Trăng còn có một số xã của tỉnh Rạch Giá và Cần Thơ giao qua.
Năm 1955, tỉnh Sóc Trăng giao huyện Vĩnh Châu cho tỉnh Bạc Liêu. Cuối năm 1957, tỉnh Sóc Trăng nhận thêm thị xã Bạc Liêu và các huyện Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai của tỉnh Bạc Liêu và huyện Hồng Dân của tỉnh Rạch Giá; trong thời gian này, tỉnh Sóc Trăng sáp nhập hai huyện Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu thành một huyện lấy tên là Vĩnh Lợi- Vĩnh Châu, nhưng đến năm 1962 lại tách ra như cũ. Năm 1958 huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng nhập về tỉnh Cần Thơ. Năm 1961 thành lập thêm huyện Mỹ Xuyên, cùng năm này huyện Giá Rai tỉnh Sóc Trăng giao lại cho tỉnh Cà Mau. Cuối năm 1973, thị xã Bạc Liêu, huyện Vĩnh Lợi và Hồng Dân nhập về tỉnh Bạc Liêu. Nghị định số 31/NĐ, ngày 21/2/1976 của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quy định giải thể cấp khu, hợp nhất một số tỉnh. Tỉnh Sóc Trăng hợp nhất với tỉnh Cần thơ và thành phố Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang. Huyện Châu Thành lúc này đổi tên là huyện Mỹ Tú. Cuối năm 1991, Trung ương quyết định chia tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh: Sóc Trăng và Cần Thơ. Tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 4/1992 gồm 6 huyện và 1 thị xã, đó là: Kế Sách, Vĩnh Châu, Mỹ Tú, Thạnh Trị, Long Phú, Mỹ Xuyên và thị xã Sóc Trăng.
Ngày 11/01/2002, Chính phủ ra nghị định số 04/2002/NĐ-CP điều chỉnh ranh giới huyện Phú Long để thành lập huyện Cù Lao Dung. Ngày 31/10/2003, Chính phủ ra nghị định số 127/NĐ-CP về việc thành lập huyện ngã Năm. Ngày 8/02/2007,
Chính phủ ra nghị định số 22/2007/NĐ-CP về việc chuyển thị xã Sóc Trăng lên Thành Phố Sóc Trăng trực thuộc tỉnh Sóc Trăng. Ngày 24/9/2008, Chính phủ ra nghị định số 02/NĐ-CP về việc thành lập huyện Châu Thành. Ngày 23/12/2009 Chính phủ ra nghị quyết số 64/NQ-CP quyết định thành lập huyện Trần Đề. Tính đến năm 2010, đơn vị hành chính của tỉnh có 10 huyện, 01 thành phố. Đến năm 2016 tỉnh Sóc Trăng cũng không có thay đổi về đơn vị hành chính.
Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2016 phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh Sóc Trăng
Tên huyện/thành phố | Diện tích (Km2) | Dân số (người) | Mật độ dân số (người/km2) | |
Tổng số | 3311.87 | 1.312.490 | 396 | |
1 | TP Sóc Trăng | 76.1 | 138.087 | 1.817 |
2 | Huyện Châu Thành | 236.29 | 102.288 | 433 |
3 | Huyện Kế Sách | 352.83 | 160.181 | 454 |
4 | Huyện Mỹ Tú | 368.18 | 107.976 | 293 |
5 | Huyện Cù Lao Dung | 264.82 | 63.886 | 241 |
6 | Huyện Long Phú | 263.72 | 113.856 | 432 |
7 | Huyện Mỹ Xuyên | 373.71 | 157.772 | 422 |
8 | Thị xã ngã Năm | 242.15 | 80.885 | 334 |
9 | Huyện Thạnh Trị | 287.47 | 86.864 | 302 |
10 | Thị xã Vĩnh Châu | 468.71 | 166.286 | 355 |
11 | Huyện Trần Đề | 377.98 | 134.409 | 356 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Về Du Lịch Và Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn
- Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp - 4
- Vai Trò Của Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Với Phát Triển Du Lịch
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Hình Thành Và Phát Triển Tiềm Năng Du Lịch Nhân Văn Của Người Khmer Tỉnh Sóc Trăng
- Hiện Trạng Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Của Người Khmer Tỉnh Sóc Trăng
- Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp - 9
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
(Nguồn: Niên giám Thống kê Sóc Trăng năm 2016)
2.1.2. Khái quát về nguồn gốc hình thành dân tộc Khmer ở ĐBSCL
Sự hiện diện có tính nối tiếp các di chỉ khảo cổ học dược xếp vào văn hóa đá mới, đá mới - đồng thau rồi đến đồng thau – sắt sớm đã chứng tỏ sự có mặt của một bộ phận cư dân cổ Đông Nam Á trên đất Campuchia. Dựa vào sự phân bố các di chỉ khảo cổ học có thể đoán định rằng những bộ phận cư dân này tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc Biển Hồ và lưu vực sông Sê – mun chảy qua Cò – rạt (Thái Lan ngày nay). Những cư dân cổ sinh sống ở đây chủ yếu là cư dân nông nghiệp, sống bằng nghề trồng trọt, săn bắn, đánh cá,… Theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Khắc Cảnh, đây chính là tổ tiên chung của người Khmer và các dân tộc ít người bản địa của Campuchia mà hậu duệ còn lại tới ngày nay là người Pnông cư trú ở vùng Đông Bắc Campuchia (Nguyễn Khắc Cảnh, 2000).
Ở những thế kỷ trước và sau Công Nguyên là thời kỳ biến động mạnh mẽ trong quá trình hình thành tộc người Khmer. Cư dân “tiền Khmer – Pông” đã chịu tác động sauu sắc của hai lần “Ấn Độ hóa” về văn hóa và con người với những đợt thiên di của các tầng lớp quý tộc, thương nhân, tăng lữ, trí thức từ Ấn Độ tới ; cùng với những đợt Nam tiến của nhiều tộc người từ Bắc Đông Dương và Nam Trung Quốc xuống. Trong bối cảnh của những biến động về văn hóa và tộc người mà đó mà loại hình Khmer đã hình thành cùng với quá trình hình thành nhà nước Campuchia sơ kỳ (Chân Lạp cổ đại). Người Khmer không phải là tộc người ngoại lai từ nơi khác di cư đến Campuchia mà họ có tổ tiên chung từ một bộ phận cư dân cổ ở Đông Nam Á. Từ đây, người Khmer bước vào quá trình liên kết và cố kết tộc người.
Quốc gia Chân Lạp cổ đại thời kỳ đầu là thuộc quốc Phù Nam. Sau đó Chân Lạp mạnh lên đã thoát khỏi sự xâm lấn của Phù Nam, quay lại thống trị Phù Nam và sáp nhập thành một bộ phận lãnh thổ của mình, mở đường cho cuộc Nam tiến của người Khmer rồi đi dần vào lãnh thổ Nam bộ Việt Nam.
Trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ IX đến thế kỷ XI, chân Lạp trở thành một quốc gia cường thịnh tạo dựng nên nền văn minh Ăngkor rực rỡ, tuy nhiên theo nghiên cứu khảo cổ học cho thấy ảnh hưởng của nền văn minh Ăngkor trên đất Nam bộ khá mờ nhạt. Thế kỷ X trở đi, đồng Bằng Nam Bộ xuất hiện một số giồng
đất cao màu mỡ, rất thuận lợi cho cư dân cư trú và sản xuất. Lúc này, người nông dân Khmer nghèo khổ, đã bỏ trốn tìm đến sinh sống ở những giồng đất cao của Đồng bằng Nam Bộ, cư trú theo từng khu vực, dựa trên mối quan hệ dòng họ và gia đình. Từ thế (theo Võ Văn Sen (chủ biên, 2010) Một số vấn đề cấp bách trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long,, trang 22). Thế kỷ XIV Chân Lạp phải đối phó với sự bành trướng của các vương triều Xiêm từ phía Tây, để tránh khỏi sự đàn áp và bóc lột của các thế lực phong kiến Thái Lan, nhiều nhóm người Khmer, trong đó có cả những sư sãi và trí thức Khmer đã di cư đến vùng đến khu vực đồng bằng Nam Bộ sinh sống, họ hòa nhập với những lớp người Khmer đến trước, tiếp tục khai phá và biến những vùng đất này thành những điểm tụ cư đông đúc. Vào đầu thế kỷ XVI, ở Đồng bằng Nam Bộ cơ bản đã hình thành các điểm dân cư tập trung của người Khmer, về đại thể người Khmer ở ĐBSCL đã hình thành 3 vùng dân cư tập trung lớn đó là: Vùng Sóc Trăng – Bạc Liêu- Cà Mau (chủ yếu là Sóc Trăng, Vĩnh Châu, Vĩnh Lợi), Vùng An Giang – Kiên Giang (chủ yếu là Vọng Thê, Tri Tôn, Nhà Bàng, sau đến phía Tây Bắc Hà Tiên), Vùng Trà Vinh – Vĩnh Long (còn gọi là vùng nội địa). Từ khi đến khu vực khu vực ĐBSCL sinh sống, nhóm người này đã sống độc lập và không có mối quan hệ với bất kỳ quốc gia nào thời đó. Do sống tách biệt với người Khmer ở Campuchia trong một thời gian dài, nên người Khmer ở ĐBSCL đã tạo ra những đặc điểm cho cộng đồng mình về cư trú, kinh tế, văn hóa và xã hội. Từ khi các chúa Nguyễn và nhà nguyễn xác lập và thực thi chủ quyền cũng như đưa ra những chính sách trong việc quản lý vùng đất Nam Bộ, người Khmer ĐBSCL đã trở thành một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Vốn là cư dân nông nghiệp, người Khmer đã tập hợp nhau lại thành những tập thể láng giềng nhỏ và tổ chức nó thành những đơn vị xã hội tự quản. Mỗi tập thể định cư trên một địa điểm bám sát đất trồng trọt gọi là phum, đơn vị cao hơn phum và bao gồm nhiều phum gọi là srok (theo Việt hóa là Sóc). Đây là những đơn vị xã hội cổ truyền ràng buộc bởi các phong tục, lễ nghi mà ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa. Đặc biệt là khi quần cư ở đâu, người Khmer đều lập chùa thờ Phật.
Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Nam Bộ nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung cho thấy người Khmer là một bộ phận hợp thành của cộng đồng đa dân tộc, đa văn hóa Việt Nam.
2.1.3. Giới thiệu chung về dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng
Địa bàn tỉnh Sóc Trăng là nơi có sự đan xen giữa 3 dân tộc Kinh Khmer Hoa cùng sinh sống và là một trong những điểm tụ cư lâu đời của các lớp cư dân cổ. Theo tài liệu dân tộc học thu thập được ở các chùa cổ của người Khmer tại tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, người Khmer đã định cư, lập nghiệp ở vùng ĐBSCL nói chung trong khoảng cuối thế kỷ XI.
Sóc Trăng chính là tỉnh có số lượng người Khmer đông nhất ở ĐBSCL. Tính đến năm 2016, người Khmer chiếm 30,7% dân số toàn tỉnh, đứng thứ 2 sau dân tộc Kinh. Tuy nhiên trong sự phân bố dân tộc Khmer có sự chênh lệch giữa các huyện, thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2. Dân số và tỷ lệ dân tộc Khmer phân theo huyện tại Sóc Trăng năm 2016
Tên huyện / thành phố | Dân số (người) | Tỷ lệ so với tổng số dân (%) | |
Toàn tỉnh | 403.049 | 30.7 | |
1 | Thành Phố Sóc Trăng | 32.070 | 23.2 |
2 | Huyện Châu Thành | 48.941 | 47.9 |
3 | Huyện Kế Sách | 17.490 | 10.9 |
4 | Huyện Mỹ Tú | 26.657 | 24.7 |
5 | Huyện Cù Lao Dung | 4.077 | 6,2 |
6 | Huyện Long Phú | 32.517 | 28.5 |
7 | Huyện Mỹ Xuyên | 52.272 | 33.1 |
8 | Thị Xã Ngã Năm | 5.366 | 6.6 |
9 | Huyện Thạnh Trị | 29.800 | 34.3 |
10 | Thị Xã Vĩnh Châu | 87.886 | 52.8 |
11 | Huyện Trần Đề | 65.973 | 49.1 |
(Nguồn: Niên giám Thống kê Sóc Trăng năm 2016)