Ngay từ thời kỳ đầu định cư, lập nghiệp ở tỉnh Sóc Trăng cũng như vùng ĐBSCL, người Khmer đã tập hợp nhau lại thành những tập thể láng giềng nhỏ bám sát đất trồng trọt (trên các giồng đất) và tổ chức nó thành những đơn vị xã hội tự quản gọi là phum. Đơn vị cao hơn phum và gồm nhiều phum gọi là sóc, các gia đình trong phum đều có quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân với nhau. Trong quá trình sinh sống các phum của dân tộc Khmer đã có sự giao lưu kết nối với làng xóm của người Kinh và người Hoa tạo nên sự đoàn kết tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc. Nên qui mô các phum cũng được mở rộng hơn rất nhiều, không chỉ bó buộc trong mối quan hệ huyết thống.
Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo Nam Tông, hầu hết các phum, sóc đều có sự hiện hữu của ngôi chùa. Đó không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa mà còn là nơi lưu giữ bản sắc văn hóa của cộng đồng người Khmer nên được chú trọng xây dựng rất tỉ mỉ khang trang. Kể từ lúc sinh ra cho đến lúc trở về cát bụi người Khmer đều gắn bó mật thiết với ngôi chùa nên chùa Khmer có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của mỗi cá nhân và cả cộng đồng.
Cũng như người Kinh, dân tộc Khmer ngay từ thủa ban đầu định cư đã dựa vào nền tảng kinh tế chính là hoạt động sản xuất nông nghiệp, họ tập trung vào việc trồng trọt, chăn nuôi và một phần nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy nên người Khmer có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp mà họ đã tích lũy được từ bao đời, họ áp dụng vào đặc điểm sinh thái vùng đất của mình và đã đem lại hiệu quả như: sắp xếp mùa vụ, làm đất, cách điều hòa tưới tiêu nước vào đồng ruộng, cả cách chăm sóc và thu hoạch cây trồng, biết chọn những giống lúa thích hợp với mỗi loại đất khác nhau… Trên những nền đất rẫy, nhất là những giồng đất người Khmer cùng với người Hoa đã canh tác trồng nhiều loại trái cây và các loại hoa màu có giá trị kinh tế. Bên cạnh đó, họ còn rất khéo léo khi khá thuần thục các nghề thủ công như: làm gốm, dệt vải, làm bún, nấu rượu, đan lát… góp phần tăng thu nhập cho người dân nơi đây và bảo lưu các làng nghề truyền thống. Chính vì hoạt động kinh tế hầu hết của đồng bào người Khmer vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp cổ truyền nên trong đời sống vật chất vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với sự cần cù nỗ lực trong lao động, những chính sách của đảng và nhà nước trong việc phát triển kinh tế
của người Khmer, hiện nay đời sống của bà con đã ngày càng được cải thiện, số hộ nghèo giảm đó là những thành công bước đầu trên con đường phát triển của cộng đồng người Khmer tại tỉnh Sóc Trăng.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tỉnh Sóc Trăng
2.2.1. Vị trí địa lí
Sóc Trăng là một tỉnh thuộc vùng ĐBSCL nằm ở của Nam sông Hậu. Hệ tọa độ địa lí của tỉnh Sóc Trăng từ 9014’22” đến 9055’30” vĩ Bắc và 105034’16” đến106017’50” kinh Đông.
Tỉnh có vị trí tiếp giáp như sau: Phía Bắc và Tây Bắc giáp với tỉnh Hậu giang; phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh; phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu; phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông. Tỉnh Sóc Trăng có nhiều ưu thế về mặt vị trí địa lí, dễ dàng thông thương với các trung tâm kinh tế chính của ĐBSCL và của cả nước thông qua giao thông đường bộ và đường thủy: cách Thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách Cần Thơ 62km, nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. Đường bờ biển dài 72km và 3 cửa sông lớn: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra biển Đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng là 3311,87km2 (Cục thống kê Sóc Trăng, 2017) chiếm 8,04% diện tích của ĐBSCL và gần 1% diện tích cả nước).
Sóc Trăng còn là vùng đất có truyền thống văn hóa đặc sắc, Thành phố Sóc Trăng còn tập trung rất nhiều công trình kiến trúc đền chùa rất đặc sắc của người Khmer đó chính là nguồn tài nguyên nhân văn quí giá, phục vụ đắc lực cho hoạt động du lịch. Đặc biệt Sóc Trăng là nơi giao thoa của 3 dân tộc Kinh, Chăm, Khmer tạo sự đa dạng trong bản sắc văn hóa. Đồng thời đó cũng là yếu tố hấp dẫn thu hút khách du lịch, để tỉnh Sóc Trăng hiện tại và trong tương lai sẽ trở thành một điểm phát triển du lịch lý tưởng của các tỉnh ĐBSCL.
2.2.2. Các nhân tố tự nhiên
Địa hình và thổ nhưỡng
Tỉnh Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, nhìn chung địa hình có dạng lòng chảo: cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng
thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc; chiếm diện tích nhỏ là địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Mùa mưa vùng đất phèn có dạng lòng chảo thường bị ngập úng làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng. Như vậy ta thấy địa hình của tỉnh Sóc Trăng không có sự phân hóa phức tạp, sẽ tạo điều kiện cho người dân cư trú trên lãnh thổ ; địa hình thấp bằng phẳng có thể thuận lợi hơn trong việc xây dựng tôn tạo các công trình kiến trúc như đền chùa…để phát triển loại hình du lịch văn hóa. (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng).
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng là 331.187 ha. Đặc điểm của đất là có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc trồng cây lúa nước, các cây công nghiệp ngắn ngày điển hình như: mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tỏi và các loại cây ăn quả như bưởi, xoài, sầu riêng… Hiện đất nông nghiệp của tỉnh là 280.819 ha, chiếm 84,79%; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 213.339 ha (chiếm 64,42%), đất lâm nghiệp có rừng 9.807 ha (chiếm 2,96%), đất nuôi trồng thủy sản 56.855 ha (chiếm 17,17%), đất làm muối và đất nông nghiệp khác là 818 ha (chiếm 0,24%). Trong tổng số đất sản xuất nông nghiệp có 149.404 ha sử dụng cho canh tác lúa 19.610 ha cây hàng năm khác và 44.325 ha dùng trồng cây lâu năm Riêng đất phi nông nghiệp là 49.820 ha và 548 ha đất chưa qua sử dụng (Số liệu của NGTK 2016); Tuy còn một số khó khăn về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng nhìn chung việc sử dụng đất ở Sóc Trăng có những thuận để phát triển nông, ngư nghiệp với các sản phẩm đa dạng là cơ sở để hình thành những khu du lịch có sự đan xen giữa du lịch sinh thái và du lịch nhân văn. Dải đất cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung và Trần Đề chạy dài ra tận của biển với nhiều vườn trái cây nhiệt đới, không khí trong lành… sẽ là lựa chọn số 1 của du khách khi đến tham quan tài nguyên du lịch nhân văn kết hợp với du lịch miệt vườn.
Khí hậu
Nằm ở khu vực ĐBSCL thuộc miền Nam của Việt Nam, nên Sóc Trăng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cận xích đạo, một năm phân ra hai mùa rõ rệt là: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) có gió mùa Tây Nam hoạt động, mùa khô (từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau) có gió mùa Đông Bắc. Nhưng hầu như không chịu ảnh hưởng bởi loại gió này, vì đã bị suy yếu kể từ dãy Bạch Mã trở vào phía Nam.
Về nhiệt độ trung bình năm là trên 270c, ít chịu tác động của bão, lượng mưa trung bình trong năm gần 2000mm, tập trung vào tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình là 82%, biên độ nhiệt chênh lệch giữa các tháng trong năm thấp…
Điều kiện khí hậu trên không chỉ thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển, mà còn khá lý tưởng trong việc thu hút khách du lịch tới tham quan, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm. Đặc biệt là đối với việc phát triển tài nguyên du lịch nhân văn của vùng, sẽ có nhiều ưu thế hơn, tính mùa vụ trong du lịch sẽ được hạn chế ở mức tối thiểu. Cũng có khó khăn nhất định do độ ẩm cao từ khí hậu đem lại, đó là sẽ tạo cơ hội cho mầm bệnh, vi khuẩn phát triển nên cần có biện pháp phòng tránh.
Bảng 2.3. Nhiệt độ và độ ẩm không khí trung bình năm 2016
01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | |
Nhiệt độ (0C) | 27,1 | 26,8 | 27,4 | 29,5 | 29,4 | 28,0 | 28,0 | 27,7 | 27,5 | 27,1 | 27,7 | 26,5 |
Độ ẩm (%) | 79 | 78 | 78 | 77 | 79 | 86 | 84 | 86 | 87 | 85 | 82 | 79 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp - 4
- Vai Trò Của Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Với Phát Triển Du Lịch
- Đánh Giá Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Của Người Khmer Ở Sóc Trăng
- Hiện Trạng Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Của Người Khmer Tỉnh Sóc Trăng
- Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp - 9
- Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp - 10
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
(Nguồn: Niên giám Thống kê Sóc Trăng năm 2016)
Sông ngòi
Sóc Trăng có hệ thống kênh rạch chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, mà còn đem lại sự thú vị cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái tự nhiên nơi dây. Đặc biệt vùng có mạch nước nóng tự nhiên vùng Mỹ Xuyên và phường 2, thành phố Sóc Trăng đã và đang được khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch. Bên cạnh đó nhờ vào vị trí nơi cuối của dòng sông Hậu đổ ra Biển Đông, nên không chỉ đưa lượng phù sa lớn về bồi đắp tạo nên những cù lao
màu mỡ thuận lợi cho việc hình thành các vườn trái cây rất hấp dẫn khách du lịch, mà vùng còn có nhiều trữ lượng tôm cá, để phát triển đánh bắt thủy sản, đó cũng là nguồn thực phẩm quí giá tạo nên những tinh hoa ẩm thực của vùng.
Rừng và biển
Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với diện tích 11.356 ha với các loại cây chính: Tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước phân bố ở 4 huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Tú, và Cù lao Dung. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.
Sóc Trăng có 72 km đường bờ biển với 2 cửa sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển tổng hợp kinh tế biển như: thủy hải sản, nông – lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển. Với những thế mạnh trên, Sóc Trăng hội tụ đủ những điều kiện để có thể phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững tại khu vực ĐBSCL. Đặc biệt có cảng cá Trần Đề là một trong 10 cảng cá lớn nhất của cả nước, đang được tỉnh Sóc Trăng chú trọng khai thác có hiệu quả và gần đây đã được bổ sung vào quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam.
Từ phân tích trên ta thấy với vị trí địa lí có nhiều thuận lợi và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đã tạo cho tỉnh Sóc Trăng tiềm năng phát triển không chỉ là kinh tế biển, mà còn là yếu tố thúc đẩy cho hoạt động du lịch. Đến Sóc Trăng du khách có thể tham gia nhiều loại hình du lịch từ du lịch sinh thái miệt vườn đến khám phá tìm hiểu tài nguyên du lịch nhân văn. Đó là ưu thế của tỉnh so với các tỉnh khác nằm trong khu vực ĐBSCL.
2.2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội
Dân cư và nguồn lao động
Theo Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2016, tổng số dân của tỉnh Sóc Trăng là 1.312.490 người, mật độ dân số đạt 396 người/km2. Dân cư Sóc Trăng chủ yếu là ba dân tộc Kinh (843.974 người, chiếm 64,3%), Khmer (403.049 người, chiếm 30,7%), Hoa (65.896 người, chiếm 5%) cùng chung sống chung sức khai phá, xây dựng và bảo vệ vùng đất này từ khi có giặc ngoại xâm cho tới lúc được yên
bình. Trải qua bao thăng trầm biến cố và phát triển của lịch sử, các dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng đã có mối quan hệ gắn bó huyết thống, xây dựng nên tinh thần nhân ái, đùm bọc lẫn nhau trong cơn hoạn nạn, giúp đỡ nhau trong lao động, sản xuất, tôn trọng nhau trong sinh hoạt, phong tục tập quán, tự do tín ngưỡng… tạo nên cuộc sống hài hòa về kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng các dân tộc. Đặc biệt trong quan hệ giao tiếp, người dân lao động ở đây còn thể hiện đức tính quý trọng nhân nghĩa, thẳng thắn, bộc trực, sống hào phóng, giản dị, tình cảm mộc mạc chân thành, đó là bản tính truyền thống của người dân Nam Bộ nói chung và người dân Sóc Trăng nói riêng. Đây chính là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch khi tới tham quan tỉnh Sóc Trăng, du khách thấy được sự mến khách của người dân nơi đây và rất sẵn lòng quay lại lần thứ 2. Bên cạnh đó sự giao thoa của 3 dân tộc trong đời sống sinh hoạt cũng tạo nên tính đa dạng trong văn hóa, mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc, điều này hấp dẫn du khách tới tìm hiểu. Như vậy yếu tố con người cũng góp phần tạo dựng nên sức hút cho sự phát triển tài nguyên du lịch nhân văn để phục vụ cho hoạt động du lịch của vùng (Nguồn: Sóc Trăng.gov.vn).
Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2016 của Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng, dân số hoạt động kinh tế của tỉnh là 686.835 người. Đặc điểm người lao động ở Sóc Trăng vốn cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp… từ nhiều thế hệ truyền lại. Bên cạnh đó chất lượng nguồn lao động cũng không ngừng được cải thiện nhờ những thành tựu của văn hóa, giáo dục, y tế. Đó chính là nguồn lực rất cần thiết cung ứng cho sự phát triển của ngành du lịch, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển của tài nguyên du lịch nhân văn, rất cần đến nguồn nhân lực có trình độ có kiến thức hiểu biết. Tuy nhiên, ta thấy lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Cũng là vấn đề mà tỉnh cần quan tâm trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển tổng hợp kinh tế - xã hội.
Cơ sở hạ tầng
- Giao thông vận tải: với vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc giao thương và phát triển kinh tế, xã hội bằng cả đường bộ lẫn đường thủy nên từ lâu mạng lưới
giao thông của tỉnh đã được hình thành. Từ Sóc Trăng, du khách có thể đi lại các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL tương đối dễ dàng và nhanh chóng với nhiều tuyến quốc lộ được mở rộng và xây dựng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 4 tuyến Quốc lộ và 14 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài hơn 600 km, hệ thống đường huyện, đường giao thông nông thôn hơn 3.700 km. Khoảng cách từ Sóc Trăng đến các tỉnh, thành lân cận như: Bạc Liêu 50 km, thành phố Cần Thơ 63 km, Cà Mau 117 km, TP. Hồ Chí Minh 237 km. Có 4 quốc lộ được xem là tuyến đường huyết mạch của khu vực ĐBSCL chạy qua địa bàn tỉnh.
Quốc lộ 1A là quốc lộ dài nhất kéo dài từ Bắc vào Nam; đến TP. Hồ Chí Minh đi qua các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau tạo sự kết nối giữa Sóc Trăng với các tỉnh lân cận.
Quốc lộ 60 có chiều dài khoảng 110 km, bắt đầu từ ngã ba Trung Lương, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, đi qua các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và kết thúc tại TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Quốc lộ 60 được xây dựng giúp rút ngắn đường đi từ Tp. Mỹ tho đến Tp. Sóc Trăng trên 50 km so với đi theo tuyến quốc lộ 1A.
Quốc lộ Nam sông Hậu, (quốc lộ 91C), dài 165 km xuất phát từ Tp. Cần Thơ qua các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Từ khi sử dụng tuyến quốc lộ Nam sông Hậu, đã tạo điều kiện thuận lợi giữa các tỉnh có thể trao đổi hàng hóa nói riêng và với khu vực miền Đông Nam Bộ và cả nước nói chung.
Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp đi qua 4 tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, chạy song song tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Tuyên sđường này hoạt động giúp giảm lượng xe lưu thông trên Quốc Lộ 1A và rút ngắn khoảng cách từ Cần Thơ đi Cà Mau.
Ngoài ra ở hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh các công trình xây dựng giao thông nông thôn đã được nâng cấp, xi măng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa giữa thành thị và nông thôn.
Về đường thủy có tuyến đường biển quốc tế và trong nước qua cửa sông Hậu vào cảng Cần Thơ. Từ Sóc Trăng có thể đi đến hầu hết các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh, với 8 tuyến đường thủy và 13 chiếc tàu. Xuất phát từ Bến tàu cao tốc tại Bến Ninh Kiều, TP. Cần Thơ về đến Sóc Trăng sẽ rút ngắn lộ
trình hơn so với đi bằng đường bộ: đến thị trấn Kế Sách đường thủy ngắn hơn đường bộ 41km, đến thị trấn Ngã Năm ngắn hơn 44km, đến cảng Trần Đề ngắn hơn 20 km. Thông qua hệ thống đường thủy, Sóc Trăng có thể đi đến tất cả các tỉnh ở khu vực Nam Bộ và ngược lại sẽ tạo được mối quan hệ liên vùng. Với sự thuận lợi về giao thông như trên, Sóc Trăng đã góp phần thu hút lượng khách du lịch đến đầu tư, giao thương, buôn bán, tham quan, thưởng thức các điểm du lịch của vùng.
- Hệ thống điện nước và thông tin liên lạc
Mạng lưới điện đã được phát triển bước đầu đạt được thành tựu đó là 100% xã đều đã có điện trung thế, góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn. Tại trung tâm thành phố, lưới điện đã cung cấp đủ nhu cầu cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và cho hoạt động du lịch. Đặc biệt việc hoàn thành và đã đưa vào sử dụng điện 22KVA vượt sông Hậu sang các xã ở Cù lao Dung, phong Nẫm và Mỹ Phước tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội khu vực này.
Việc cung cấp nước sạch cho người dân cũng là vấn đề được chính quyền tỉnh quan tâm. Hầu hết các huyện và thành phố đều có nước sinh hoạt do công suất của nhà máy nước được nâng cấp lên tới 35.000m3/ ngày. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh tăng đều qua các năm: năm 2008 là 88.4%, 2010 là 91.53%, 2012 là 96% và đến 2016 chiếm 97.04% (Nguồn: Cục Thống kê Sóc Trăng 2016). Đây cũng là yếu tố thuận lợi để cung cấp nguồn nước sạch phục vụ cho du khách khi tới tham quan tại địa phương.
Một tín hiệu rất đáng mừng đó là dịch vụ bưu chính viễn thông của tỉnh hiện nay đã đáp ứng nhu cầu thông tin, kết nối của tỉnh. Có thể tiến kịp với sự phát triển kinh tế của tỉnh và của cả nước. Bưu điện Sóc Trăng kể từ khi đi vào hoạt động với đầy đủ loại hình dịch vụ đã tạo điều kiện cho sự kết nối thông tin trong tỉnh và ngoài tỉnh được nhanh chóng và kịp thời. Tất cả các xã, phường trong tỉnh đều đã có bưu điện là một bước tiến mới trong sự phất triển kinh tế của tỉnh, đồng thời cũng là một công cụ hữu hiệu phục vụ khách du lịch.
Có thể nói cơ sở vật chất kỹ thuật của vùng ngày càng được hoàn thiện sẽ tạo đà cho sự phát triển của hoạt động du lịch, đặc biệt là đối với sự phát triển của tài nguyên du lịch nhân văn, rất cần sự vững mạnh của cơ sở vật chất kỹ thuật.