- Hệ thống giáo dục
Nhìn chung hệ thống giáo dục tỉnh Sóc Trăng có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, với đầy đủ các cấp học đã đáp ứng được nhu cầu học tập cho nhiều đối tượng. Tính đến 30 tháng 09 năm 2016 toàn tỉnh Sóc Trăng có 443 trường học, lớp học phổ thông ở các cấp. Cùng thời điểm đó tổng số học sinh phổ thông đạt 206.550 học sinh, trong đó cấp tiểu học là 116.604 học sinh, cấp trung học cơ sở là 72.809 học sinh. Tổng số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy đạt 12.987 người, trong đó, giáo viên tiểu học là 6.688 người, giáo viên trung học cơ sở là 4.416 người, giáo viên trung học phổ thông là 1.883 người (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2016).
Có thể nói giáo dục Sóc Trăng trong thời gian qua đã có sự chuyển mình theo hướng tích cực, không ngừng đổi mới về phương pháp, nâng cao chất lượng từ giảng dạy đến đào tạo. Hiện tại toàn tỉnh có 3 trường cao đẳng: Cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng, cao đẳng Nghề Sóc Trăng, Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng ; một số trường trung cấp, trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên… với vai trò đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Sóc Trăng trong tương lai, để phục vụ cho các ngành kinh tế, trong đó có ngành du lịch, rất cần nguồn nhân lực có chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ Đó cũng là một trong những yêu cầu cấp thiết cho sự phát triển của loại hình du lịch dựa trên tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh.
Đường lối chính sách
Tỉnh ủy Sóc Trăng luôn có chính sách mở cửa, ưu đãi đối với các nhà đầu tư tới Sóc Trăng. Vì vậy trong thời gian qua số vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng qua các năm: năm 2010 vốn của khu vực ngoài nhà nước là 3.707.036 triệu đồng, đến năm 2013 là 4.606.212 triệu đồng và tính sơ bộ năm 2016 là
5.606.192 triệu đồng; vốn khu vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2013 là
10.285 triệu đồng, tính sơ bộ đến 2016 là 88.000 triệu đồng. Một số chính sách ưu đãi của tỉnh như:
Miễn, giảm tiền sử dụng đất: áp dụng theo quy định tại Điều 1, Nghị định số 44/2008/NĐ-CP của chính phủ.
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Với Phát Triển Du Lịch
- Đánh Giá Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Của Người Khmer Ở Sóc Trăng
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Hình Thành Và Phát Triển Tiềm Năng Du Lịch Nhân Văn Của Người Khmer Tỉnh Sóc Trăng
- Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp - 9
- Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp - 10
- Tiềm Năng Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Của Người Khmer Tỉnh Sóc Trăng
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định: áp dụng theo quy định tại nghị định số 149/2005/NĐ-CP của chính phủ.
Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: áp dụng theo quy định tại Điều 15, nghị định số 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ.
Những chính sách trên đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư tới tỉnh Sóc Trăng, đăng kí các dự án trên các lĩnh vực khác nhau. Điều đó sẽ tạo cơ hội cho nền kinh tế của tỉnh nói chung ngày càng có nhiều khởi sắc và cho ngành du lịch nói riêng sẽ có những bước tiến mới, xứng tầm với tiềm năng của vùng.
Qua phân tích tác giả thấy sự hình thành và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer ở Sóc Trăng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Mỗi nhân tố lại có một vai trò khác nhau, nếu biết khai thác hợp lí, phát huy tối đa những lợi thế, thì các nhân tố thực sự trở thành nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch nói chung tới sự hình thành và phát triển của tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng nói riêng.
Với vị trí địa lí có nhiều thuận lợi, tỉnh Sóc Trăng có thể giao lưu với các tỉnh thuộc ĐBSCL và với các tỉnh trong cả nước khác bằng cả đường thủy lẫn đường bộ. Đối với du lịch, vị trí còn là nhân tố có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của khách du lịch. Hầu hết nguồn tài nguyên du lịch nhân văn như các ngôi chùa, lễ hội… đều tập trung ở trung tâm của tỉnh đó là thành phố Sóc Trăng, nên khách du lịch đến tham quan sẽ dễ dàng có thể tiếp cận được.
Nhân tố tự nhiên được coi là một trong những “phần cứng” của ngành du lịch, có ý nghĩa nhất định trong sự phát triển của các hoạt động du lịch. Ví dụ như khí hậu của tỉnh Sóc Trăng thích hợp cho hoạt động khai thác tài nguyên du lịch nhân văn có thể diễn ra quanh năm, tổng hòa nhân tố địa hình, đất, nước, tài nguyên rừng và biển sẽ tạo nên sự đa dạng các loại hình du lịch. Đến Sóc Trăng du khách không chỉ tìm hiểu giá trị văn hóa mà còn có thể thưởng thức loại hình du lịch sinh thái.
Nhân tố kinh tế - xã hội là đòn bẩy thúc đẩy sự hình thành và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer tỉnh Sóc Trăng. Đời sống dân cư đảm bảo người dân sẽ có nhu cầu hơn đối với các hoạt động du lịch, cơ sở hạ tầng ngày
càng hoàn thiện, đường lối chính sách có nhiều ưu đãi… sẽ tạo đà cho ngành du lịch của tỉnh có bước nhảy vọt trong sự phát triển kinh tế nói chung.
2.3. Hiện trạng tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer tỉnh Sóc Trăng
Sóc trăng là nơi giao thoa của 3 dân tộc cùng sinh sống, nên mảnh đất này đã hội tụ nền văn hóa đa dạng nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của mỗi dân tộc, được coi là xứ sở của lễ hội và những ngôi chùa với kiến trúc độc đáo bậc nhất của Nam bộ. Đã tạo cho tỉnh Sóc Trăng nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú hấp dẫn thu hút khách du lịch, đó là yếu góp phần cho ngành du lịch của tỉnh không ngừng phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua.
2.3.1. Di tích lịch sử văn hóa
Từ lâu Sóc Trăng đã nổi tiếng là một vùng đất với nhiều công trình kiến trúc không chỉ có giá trị về mặt văn hóa mà còn mang giá trị về mặt nghệ thuật hết sức độc đáo và sáng tạo của dân tộc Khmer. Đã phần nào thỏa mãn được nhu cầu của du khách khi tới đây tham quan.
Chùa Kh’Leang
Là một trong những ngôi chùa cổ nhất của dân tộc Khmer ở Sóc Trăng, được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI khoảng năm 1533 gắn liền với truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng. Ngôi chùa tọa lạc ở số 71 đường Mậu Thân phường 6 rất gần trung tâm Tp. Sóc Trăng, được xây dựng theo lối kiến trúc của chùa Phật giáo Nam Tông ở Thái Lan và Campuchia.
Chùa Kh’Leng nằm trên khuôn viên rộng khoảng 3 ha, nền đất khá cao, không gian thoáng đãng, xung quanh chùa có nhiều cây xanh. Ban đầu chùa được làm bằng gỗ, mái lợp lá. Chùa có kiến trúc như ngày nay là do đã được trùng tu cách đây hơn 90 năm với vật liệu là gạch và lợp mái ngói.
Chùa gồm nhiều công trình với những chức năng khác nhau như: Chính điện (Sala) dùng làm nơi tổ chức những sinh hoạt theo nghi lễ cổ truyền; nhà ở của sư trụ trì, nhà ở của các sư sãi; tháp đựng tro cốt của người quá cố, lò thiêu xác; nhà khách, trường dạy học tiếng Khmer.
Trong đó nổi bật nhất là tòa chính điện, với kiến trúc độc đáo, khá phức tạp nằm biệt lập bên trái con đường dẫn vào chùa, được xây dựng vào năm 1918 dựng
bằng 6 hàng cột dọc và 60 cây cột trụ; bờ mái gồm 3 cấp, thoải dần, mỗi cấp lại chia thành 3 nếp, nếp giữa lớn hơn nếp phụ ở hai bên và không có tháp nóc. Bên trong tòa chính điện có rất nhiều tượng Phật, nằm chính giữa là pho tượng Thích Ca cao
2.2 m ngồi trên tòa sen cao 2.5 m và bệ tượng cao 1.3m. Trên trần và tường được vẽ nhiều hình ảnh hoa văn thể hiện sự hòa hợp giữa Phật pháp và hội họa.
Mái chùa cũng được trang trí bằng phù điêu hình chim thú biểu tượng cho triết lý nhà Phật, đây chính là một công trình kiến trúc độc đáo đã thể hiện được quan niệm, triết lý về mối giao hòa giữa Phật – con người – trời của người Khmer.
Trong chùa còn trưng bày các vật dụng của người Khmer xưa với ý nghĩa bảo tồn nét sinh hoạt văn hóa cổ xưa của dân tộc. Hàng năm chùa Kh’Leang còn là nơi diễn ra những buổi lễ quan trọng nhất trong những ngày lễ truyền thống của dân tộc Khmer như: Lễ năm mới (Chol ChnamThmay), lễ cúng ông bà (lễ Dôn ta), lễ cúng trăng vào ngày 15/10 âm lịch và tổ chức đua ghe ngo (Nguồn: Sở văn hóa và thể thao du lịch tỉnh Sóc Trăng).
Có thể nói, đây là một trong những ngôi chùa cổ còn giữ được nhiều giá trị kiến trúc và có ý nghĩa rất quan trọng về mặt tâm linh trong đời sống sinh hoạt và văn hóa của dân tộc Khmer. Chùa Khleang được Bộ văn hóa – thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Chùa Dơi
Được xây dựng vảo khoảng thế kỷ thứ XVI cách đây khoảng 400 năm, có tên gọi cổ xưa là chùa Mã Tộc. Ban đầu chùa được xây dựng bằng vật liệu tre lá, sau đó mới được xây lại bằng tường gạch và mái ngói nhưng vẫn giữ nguyên vẹn hình dáng sơ khai của chùa. Với 600 ngôi chùa của người Khmer ở ĐBSCL, 92 ngôi chùa ở Sóc Trăng thì chùa Dơi nổi bật là một quần thể kiến trúc đẹp và độc đáo vào loại nhất của dân tộc Khmer, nằm ở phường 3 Thành phố Sóc Trăng cách trung tâm 2 km.
Đến tham quan chùa Dơi, du khách được giải đáp ngay tên gọi có phần kỳ lạ, gọi là chùa Dơi vì đây là nơi trú ngụ của hàng trăm ngàn con dơi sinh sống trên các cành cây ở khuôn viên sau chùa, ban ngày chúng ngủ treo mình lên các cành cây, ban đêm bay xa hàng chục cây số kiếm thức ăn và tuyệt nhiên có một điều đặc biệt
là chúng không hề đụng đến trái cây trong chùa, mặc dù chùa tọa lạc giữa khu vườn rộng tới 3 ha um tùm cây trái.
Chùa Dơi mang nét kiến trúc truyền thống của người Khmer, gồm 3 phần chính: chánh điện, Sala và nhà thờ sư cả. Trong tòa chánh điện có pho tượng Phật Thích ca bằng đá nguyên khối nằm trên tòa sen cao khoảng 2m đem đến sự thanh tịnh uy nghi cho ngôi chùa. Nét đặc sắc của chùa Dơi thể hiện nhiều ở phần mái chùa; mái chùa gồm hai tầng lợp ngói mầu, phía đầu hồi bốn đầu mái được chạm trổ theo hình rắn Naga cong vút rất tinh xảo. Nhìn trên đỉnh chùa là một ngọn tháp nhọn, bao quanh chùa là hàng cột trên mỗi cột có một tượng tiên nữ Kemnar đôi tay chắp trước ngực gợi hình ảnh như đang đón chào du khách. Trên tường chùa là những bức tranh được vẽ để miêu tả về cuộc đời của Đức Phật từ lúc sinh ra rồi tới lúc về cõi niết bàn. Trong khuôn viên chùa còn có nhiều bảo tháp lưu giữ di hài của các nhà sư quá cố, lò hỏa táng, nhà ở của các sư… vào năm 2007 tòa chánh điện ở chùa bị cháy, nhưng được sự quan tâm của nhà nước cho trùng tu lại. Chùa Dơi được xếp hạng cấp quốc gia vào năm 1999.
Chùa Sà Lôn
Còn gọi là chùa Chén Kiểu. Nằm trên quốc Lộ 1A hướng từ thành phố Sóc Trăng đi Bạc Liêu thuộc xã Đại Tâm huyện Mỹ Xuyên. Là một ngôi chùa cổ thuộc hệ thống Phật giáo của người Khmer, có nét kiến trúc vô cùng độc đáo. Thủa ban đầu chùa được dựng bằng gỗ lợp lá rừng, trong thời kỳ chiến tranh chùa bị tàn phá, sau được vị sư cả Tăng Đuch trụ trì đời thứ 9 dựng lại vào năm 1969. Tương truyền khi xây chùa do không đủ kinh phí nên các vị sư trong chùa đã nhờ người dân quyên góp chén đĩa bị vỡ để ốp lên tường. Chính điều này đã tạo nên một bức tranh cuốn hút sinh động với các họa tiết nổi bật có sự kết hợp của cả ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer. Đặc biệt khi có ánh nắng chiếu vào, vẻ đẹp của chùa càng tăng thêm bởi màu sắc nổi bật.
Đi từ cổng chùa vào trong, du khách sẽ thấy trưng bày trước cổng là hai con sư tử khá lớn hướng ra mặt đường với ý nghĩa ngăn chặn điều xấu, bảo vệ cho chùa. Trên thành cổng có dòng chữ Khmer và chữ quốc ngữ “chùa Sà Lôn (Chén Kiểu)”. Bên trên là ba ngôi tháp, tháp ở giữa cao hơn hai tháp bên được chạm khắc, đắp nổi
các biểu tượng mang tính biểu trưng văn hóa truyền thống của người Khmer ở Nam Bộ. Xung quanh chùa là hệ thống tường rào được trang trí hình tượng tiên nữ Apsara đang múa, đi dọc lối dẫn vào chùa là hai hàng tượng thần Kaayno. Khuôn viên trong chùa có khá nhiều cây xanh, tạo cảm giác thông thoáng yên bình. Chùa Sà Lôn thu hút đông đảo khách du lịch tới tham quan bởi lối kiến trúc độc đáo và đẹp mắt.
- Bảo tàng văn hóa Khmer
Nằm ở góc giao giữa đường Nguyễn Chí Thanh và Tôn Đức Thắng, đối diện với chùa Kh’Leang, thuộc phường 6 thành phố Sóc Trăng. Công trình bảo tàng Khmer được xây dựng vào năm 1938 có kiến trúc đẹp theo lối chùa của người Khmer với phần mái nhọn và cong đặc trưng.
Đây là một trong những bảo tàng lâu đời còn trưng bày nhiều hiện vật văn hóa của người Khmer ở ĐBSCL. Có nhiều hiện vật quý phản ánh đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc Khmer qua nhiều thế hệ như: trang phục, kiến trúc nhà ở, chùa, nhạc cụ… là một điểm tham quan hấp dẫn du khách tới tìm hiểu nghiên cứu về mảnh đất Sóc Trăng và văn hóa Khmer.
Trong bảo tàng đã sưu tầm và lưu giữ tới hơn 13.000 hiện vật, trong đó một nửa là do người Khmer đóng góp gồm các nhạc cụ, các bộ y phục, các bộ sách lá buông… điều đó chứng tỏ được khả năng thẩm mỹ và óc sáng tạo của người Khmer. Được chiêm ngưỡng những hiện vật này sẽ giúp du khách hiểu rõ hơn về cộng đồng người Khmer.
2.3.2. Lễ hội
Vùng đất Sóc Trăng được mệnh danh là xứ sở của những lễ hội ở Nam Bộ. Lễ hội mang đậm âm hưởng của tôn giáo và gắn liền với những ngôi chùa bởi người Khmer ở Sóc Trăng có tôn giáo chính là Phật giáo Nam Tông. Có thể nói lễ hội chính là một trong những mảng văn hóa tiêu biểu trong đại thể văn hóa chung của người Khmer, đó cũng là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quý giá của tỉnh Sóc Trăng cần giữ gìn và phát huy. Một số lễ hội thu hút số lượng lớn người dân, khách du lịch tham gia có ý nghĩa với sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Sóc Trăng là:
Lễ Chôl Chnăm Thmây
Đây là một trong ba lễ hội quan trọng nhất của người Khmer ở ĐBSCL nói chung và ở Sóc Trăng nói riêng. Lễ Chôl Chnăm Thmây còn được gọi là “Tết năm mới” hay “Lễ chịu tuổi” được diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch hàng năm, khi mà hầu hết nông dân có thời gian rảnh rỗi sau một năm vất vả với công việc đồng áng, và cũng là chuẩn bị cho một vụ mùa mới.
Lễ Chôl Chnăm Thmây thường được tổ chức khoảng đầu tháng Chét theo lịch Phật giáo Khmer. Kéo dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày. Mọi người đều hào hứng rộn ràng chăm lo để ngày tết có thể chu toàn, họ chuẩn bị những bộ quần áo mới nhất đẹp nhất, nhà cửa đều được sửa sang quét dọn sạch sẽ trang trí nổi bật hơn ngày thường, thực phẩm từ gạo bánh trái hoa quả thịt cá … đều đầy đủ sẵn sàng cho ngày tết. Trong đêm giao thừa, nhà nào cũng làm cỗ, thắp hương, đốt đèn.Trên bàn thờ có bày sẵn năm nhánh hoa, năm cây đèn cầy, năm cây nhang, năm hạt cốm và nhiều loại cây quả. Cả gia đình ngồi xếp chân trước bàn thờ tổ tiên, khấn vái 3 lần để tiễn đưa Têvađa cũ rước Têvađa mới, mong và tin rằng sẽ được thần ban phước lành. Họ tin rằng Têvađa là ông tiên được trên trời sai xuống chăm sóc dân chúng trong trần gian.Ở các chùa sư sãi đánh trống hoặc đánh chuông và tụng kinh để đón Têvađa năm mới. Tục cúng đêm giao thừa của người Khmer gần giống tục đón giao thừa của người Kinh về mặt tâm linh, cũng mong một năm mới được an vui tốt lành bỏ đi những gì xui rủi của năm cũ đón chào năm mới.
Trong 3 ngày tết, khắp các chùa và các phum sóc của người Khmer không khí rất náo nhiệt, mỗi ngày tết có một tên gọi khác nhau:
- Ngày thứ nhất (Chaaul Sang Kran Thmei) gọi là “Maha Sâng Kran” đó là ngày làm lễ rước Đại lịch được coi là nghi thức quan trọng nhất trong ngày đầu tiên của năm mới. Trong ngày này mọi người tắm gội, mặc những bộ quần áo đẹp đã chuẩn bị đội cỗ lên chùa vào buổi sáng hoặc chiều làm lễ rước Đại lịch Moha Sang Kran. Moha Sang Kran được đặt trong khay sơn son thiếp vàng đưa lên kiệu khiêng đi vòng quanh chính điện ba vòng trang trọng, vừa là lễ chào mừng năm mới vừa chờ điềm báo năm mới tốt hay xấu tùy vào cuộc rước có hoàn thiện hay không rồi
mới vào chính điện làm lễ, lúc này các sư bắt đầu thực hiện nghi lễ cầu bình an cho người dân.
- Ngày thứ hai (Wonbat) còn gọi là “Pun Phrôm Khoach” – ngày làm lễ dâng cơm và đắp núi cát, nếu là năm nhuận thì có hai ngày Wonbat. Vào ngày này bà con Khmer làm cơm tới dâng cho các vị sư sãi ở chùa vào buổi sớm và trưa. Trước khi ăn các nhà sư tụng kinh làm lễ tạ ơn những người làm ra vật thực và những người đem vật thực tới nhà chùa. Đến buổi chiều tổ chức lễ đắp núi cát để tìm phúc duyên, mọi người đắp cát thành nhiều ngọn núi nhỏ theo tám hướng và một núi ở trung tâm theo vũ trụ. Họ quan niệm khi đắp núi cát càng cao thì sẽ tích được nhiều phước lành xua đi điều ác, tích được nhiều phước lành.
- Ngày thứ ba được gọi là Lơm Săk – ngày Lễ tắm Phật. Vào buổi sáng sớm dâng cơm cho các nhà sư, họ tiếp tục nghe thuyết pháp. Chiều, đốt đèn nhang, dang lễ vật, đưa nước có hương thơm đến tắm tượng Phật. Với lòng biết ơn thương nhớ Đức Phật đồng thời gột rửa mọi điều không may của năm cũ, bước sang năm mới, mọi sự được như ý. Sau đó tắm cho các vị sư sãi cao niên. Sau lễ tại chùa mọi người rước các nhà sư tới nghĩa trang, để thực hiện lễ cầu siêu cho người quá cố, cuối cùng là trở về nhà làm lễ tắm tượng Phật tại nhà mình, dâng cỗ chúc phúc ông bà cha mẹ, xin tha thứ những thiếu sót, lỗi lầm của năm cũ.
Tết Chôl Chnăm Thmây là lễ hội truyền thống lớn nhất của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng trong năm. Những ngày diễn ra tết Chôl Chnăm Thmây, mọi người nghỉ ngơi đi chúc tết thăm hỏi lẫn nhau. Ở các Phum sóc nhất là tại nhà chùa không khí thật náo nhiệt, có nhiều hoạt động vui chơi giải trí đa dạng hấp dẫn mọi người. Nên tết Chôl Chnăm Thmây không chỉ là dịp mừng thành quả sau một năm lao động vất vả mà còn là dịp để giáo dục con cháu thế hệ mai sau lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ, người có ơn với mình đã mất; cũng là để đồng bào sum họp gặp gỡ gia đình hướng mọi người làm việc thiện để năm mới bản thân và gia đình được an vui hạnh phúc.
Đó còn là ngày hội văn hóa, gắn bó đoàn kết giữa các dân tộc anh em. Nếu đến Sóc Trăng vào những ngày diễn ra lễ Chôl Chnăm Thmây, du khách sẽ được