Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp - 2

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU‌

Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2016 phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh Sóc Trăng 33

Bảng 2.2. Dân số và tỷ lệ dân tộc Khmer phân theo huyện tại Sóc Trăng

năm 2016 37

Bảng 2.3. Nhiệt độ và độ ẩm không khí trung bình năm 2016 41

Bảng 2.4. Danh sách một số nhà hàng quán ăn ở thành phố Sóc Trăng 88

DANH MỤC BIỂU ĐỒ‌

Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện tình hình khách du lịch đến Sóc Trăng giai đoạn 2006 - 2016 84

Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện tình hình khách lưu trú tại Sóc Trăng giai đoạn 2006- 2016 85

Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch Sóc Trăng giai đoạn 2006 – 2016. 85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

DANH MỤC BẢN ĐỒ‌

Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính Tỉnh Sóc Trăng

Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp - 2

Bản đồ 2.2. Bản đồ tuyến điểm du lịch tỉnh Sóc Trăng


MỞ ĐẦU‌

1. Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người, ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước.

Trong những thập niên gần đây du lịch được coi là “Ngành công nghiệp không khói”, là “Con gà đẻ trứng vàng” đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho những quốc gia có lợi thế này. Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác động làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn đối với nhiều quốc gia, chiếm tỉ trọng lớn trong GDP (tổng sản phẩm quốc nội). Hai lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết việc làm, bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao động, du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội. Đồng thời phát triển du lịch sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Mà quan trọng hơn, nó chính là nhân tố quan trọng trong việc mở rộng quan hệ hợp tác, thúc đẩy giao lưu và tăng cường khả năng hội nhập với các nước trên thế giới trong xu thế toàn cầu hóa.

Ngày nay, khi cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao, thì nhu cầu được đi du lịch ngày càng được chú trọng. Không chỉ muốn thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí của tài nguyên du lịch tự nhiên mà con người cũng đã rất chú ý đến những giá trị tài nguyên nhân văn. Đó chính là nhu cầu được trở về với cội nguồn, tìm hiểu những nét đẹp văn hoá, các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội, cùng các trò chơi dân gian, phong tục tập quán của cộng đồng địa phương, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, hướng con người ta vươn tới cái chân, thiện, mĩ mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp.

Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử văn hoá lâu đời. Với nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng, đây chính là tài nguyên quan trọng trong việc thực hiện và phát triển những tour du lịch nhân văn của đất nước, với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên lãnh thổ, đã tạo nên nền văn hóa đa dạng, phong phú


trong sự thống nhất. Có thể nói, văn hóa Việt Nam là thành quả của tất cả các dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước.

Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở cửa Nam sông Hậu. Là một vùng đất được người Việt đến khai khẩn trong khoảng 200 năm nay. Đây là mảnh đất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hoá nhân văn. Nét đặc sắc tạo nên sự khác biệt của du lịch Sóc Trăng so với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là các lễ hội – văn hóa, tín ngưỡng, các công trình kiến trúc độc đáo mang bản sắc riêng.

Với nét đặc trưng rất riêng, tỉnh Sóc Trăng là nơi có nhiều dân tộc cùng sinh sống, ngoài người Kinh còn có người Hoa, Chăm, Khmer…Tạo nên nền văn hóa phong phú, hình thành một tiềm năng du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách đến tham quan và chiêm ngưỡng. Đặc biệt tỉnh Sóc Trăng là nơi có số lượng đông nhất đồng bào Khmer sinh sống. Đây là một điểm mạnh để phát triển du lịch, nhất là tài nguyên du lịch nhân văn.

Khai thác tốt các giá trị tài nguyên nhân văn của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng sẽ tạo thế mạnh để phát triển du lịch ở Sóc Trăng nói chung và người Khmer nói riêng. Tuy nhiên trên thực tế việc khai thác tài nguyên du lịch này vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Các giá trị tài nguyên nhân văn vẫn chưa được khai thác triệt để, chưa có kế hoạch cụ thể về quy hoạch tài nguyên cũng như sự kiểm soát, quản lý cùng những chính sách về phát triển du lịch của chính quyền địa phương. Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài “Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp’’ Làm đề tài luận văn của mình. Thông qua bài viết này tác giả mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào vấn đề làm thế nào để khai thác tốt hơn các giá trị tài nguyên nhân văn một cách hiệu quả nhất để tỉnh Sóc Trăng sẽ là một điểm đến lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

2. Lịch sử nghiên cứu

Nghiên cứu về dân tộc Khmer đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều cơ quan nghiên cứu, viện nghiên cứu của các nhà khoa học, ở những mảng khác nhau như dân tộc học, lịch sử, kiến trúc, tôn giáo, kinh tế, văn hóa, xã hội. Dưới đây là


một vài công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài:

Tác giả Trần Văn Bổn là một người có nhiều năm nghiên cứu về văn hóa Khmer, với một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như “Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam Bộ” được Nxb Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2002, công trình thứ hai là “Một số lễ tục dân gian người Khmer ĐBSCL’’ vào năm 1999. Có thể nói, thông qua các công trình nghiên cứu của tác giả Trần Văn Bổn, những nét đặc trưng về văn hóa của người Khmer được phản ánh một cách sâu sắc, tổng quát về phong tục, lễ nghi …Của người Khmer vùng ĐBSCL.

Công trình song ngữ “Các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ” do Sơn Phước Hoan (chủ biên), Sơn Ngọc Sang, Danh Sên, 1998, Nxb Giáo dục. Đã trình bày rất cụ thể về các lễ hội của đồng bào dân tộc người Khmer.

Đề tài nghiên cứu “Người Khmer tỉnh Cửu Long”của Huỳnh Ngọc Trảng, Văn Xuân Trí, Hoàng Túc – Đặng Vũ Thị Thảo, Phan Thị Yến Tuyết, 1987, Sở Văn hóa thông tin tỉnh Cửu Long xuất bản. Nội dung đề tài tập trung tìm hiểu một số nét về tôn giáo tín ngưỡng, phong tục, văn học nghệ thuật, truyền thống đoàn kết Việt – Khmer của người Khmer tỉnh Cửu Long cũ, hiện nay là tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh.

Đề tài nghiên cứu “Nhà ở Trang phục Ăn uống của các dân tộc vùng ĐBSCL”, Nxb Khoa học Xã hội, năm 1993 của Phan Thị Yến Tuyết. Thông qua công trình này, Phan Thị Yến Tuyết đã cho chúng ta biết những nét khái quát về đời sống của người Khmer như phong tục tập quán, lễ hội, tôn giáo, các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể…

Đề tài luận văn “Nghiên cứu giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng phục vụ cho phát triển du lịch “ của Lê Văn Hiệu năm 2011. Có cái nhìn bao quát về giá trị văn hóa của người Khmer tỉnh Sóc Trăng như các giá trị văn hóa vật thể (chùa, nghệ thuật điêu khắc tượng, nhà ở, trang phục...) và các giá trị văn hóa phi vật thể như đạo Phật của người Khmer, lễ hội, văn nghệ dân gian.

Công trình nghiên cứu “Vấn đề tôn giáo và dân tộc ở Sóc Trăng” do Trần Hồng Liên (chủ biên), Nxb Khoa học Xã hội, năm 2002. Qua công trình ta thấy vấn đề dân tộc, tôn giáo của người Kinh, người Khmer, người Hoa ở Sóc Trăng được


biểu hiện khá rõ nét. Do tác giả đã có sự kết nối nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, nên đây được coi là nguồn tư liệu rất phong phú.

Đề tài nghiên cứu “Tác động của phong tục tập quán đến phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng” của TS.Trần Văn Bé (chủ nhiệm đề tài) - Thuộc Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Đại học Cần Thơ. Đã tìm hiểu rất chi tiết những phong tục,tập quán của người Khmer tỉnh Sóc Trăng tác động đến hoạt động kinh tế - xã hội của họ.

Bên cạnh đó còn có rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như các bài viết về những giá trị văn hóa của người Khmer, được đăng trên báo, tạp chí của các tác giả.

Nhìn chung các công trình, đề tài nghiên cứu trên đều có những cách tiếp cận và giải quyết vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, đã cung cấp cho chúng ta nguồn tư liệu quí giá về giá trị văn hóa của người Khmer để tận dụng phát triển du lịchTuy nhiên việc nghiên cứu về tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer tỉnh Sóc Trăng vẫn chưa có công trình nào đề cập đến một cách đầy đủ, toàn diện, tổng quát và có hệ thống. Đó cũng là vấn đề đặt ra mà tác giả đã lựa chọn làm đề tài luận văn của mình. Tất cả các công trình trên sẽ là nguồn tư liệu quí giá để tác giả tham khảo, tiếp thu, chọn lọc phục vụ cho luận văn của mình.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá về tài nguyên du lịch nhân văn, phân tích thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2006

– 2016, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hơn nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và tài nguyên du lịch nhân

văn.


- Thực trạng tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer có thể được khai thác để phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2006 – 2016. Đưa ra những đánh giá và nhận định.

- Từ đó đề xuất định hướng khai thác tài nguyên nhân văn của người Khmer phục vụ phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025, các giải pháp thực hiện.

4. Phạm vi nghiên cứu

4.1. Giới hạn về nội dung

Tài nguyên du lịch nhân văn là một phạm trù tương đối rộng, nên luận văn chỉ tập trung vào phân tích giá trị của nguồn tài nguyên du lịch nhân văn và thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn để phục vụ phát triển du lịch của người Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

4.2. Giới hạn về thời gian

Nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong phạm vi từ năm 2006 – 2016.

3.3. Giới hạn về không gian

Nghiên cứu trên phạm vi địa bàn tỉnh Sóc Trăng, một số vấn đề nghiên cứu được đặt trong mối quan hệ với các khu vực lân cận.

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

5.1. Quan điểm nghiên cứu

Quan điểm hệ thống

Nội dung chính của quan điểm hệ thống là ở chỗ đối tượng nghiên cứu được coi là một hệ thống. Hệ thống đó bao gồm nhiều phân hệ, có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống được hình thành từ nhiều phân hệ như phân hệ du khách, phân hệ tài nguyên du lịch, phân hệ công trình kĩ thuật, phân hệ cán bộ nhân viên du lịch và phân hệ điều hành. Chỉ cần một thay đổi nhỏ của một phân hệ sẽ dẫn đến những hậu quả dây chuyền và ảnh hưởng chung đến toàn bộ hệ thống. Như vậy quan điểm hệ thống giúp chúng ta nắm bắt và điều khiển được hoạt động du lịch của mỗi phân hệ nói riêng và toàn bộ hệ thống du lịch nói chung.

Quan điểm lãnh thổ

Quan điểm lãnh thổ còn gọi là quan điểm “ Vùng” là quan điểm đặc thù của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/06/2023