Tiềm Năng Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Của Người Khmer Tỉnh Sóc Trăng


bữa ăn hàng ngày của người Khmer khá đơn giản, chủ yếu là cơm canh rau, vào vụ đông còn sơ sài hơn chỉ một tô prôhôc chưng dưa leo hoặc cọng bông súng hay bông lục bình… hoặc một đĩa prôhôc bằm xả ớt gói ăn theo. Tuy nhiên có sự khác biệt trong các buổi tiệc như đám giỗ, đám cưới, tết cổ truyền, họ ăn uống đãi khách vì cho rằng nếu lấy các món ăn hàng ngày đãi khách sẽ rất thiếu tôn trọng; dịp này họ chế biến thức ăn từ thịt gia súc, gia cầm tự sản xuất hoặc mua, các món ăn cũng đa dạng hơn như cà ri, thịt kho nước dừa, bún nước lèo…

Thật thiếu sót khi nói về ẩm thực Sóc Trăng mà bỏ qua một món ăn cũng là đặc trưng chung của vùng Nam Bộ đó chính là món mắm, người Khmer đã chế biến được rất nhiều loại mắm ngon nổi tiếng là món prahok (người Kinh còn gọi là mắm bồ hốc). Đây cũng là loại mắm được người Khmer ưa dùng trong các bữa ăn. Qui trình làm loại mắm này không quá khó nhưng phải trải qua nhiều công đoạn, để có một hũ mắm ngon đầu tiên họ đem các sau khi làm sạch ngâm nước một lúc rồi vớt ra phơi vừa khô, tiếp tục ướp đều cá trong muối, cứ xếp một lớp cá rồi tới một lớp muối rồi một lớp cơm nguội vào khạp, dằn thật chặt, để càng lâu mắm sẽ càng ngon. Mắm bồ hốc được làm từ nhiều loại cá, còn có thể làm bằng tép mòng hoặc cá lòng tong (pro ót), nhưng ngon nhất là làm bằng cá trê vàng loại cá đồng chứ không phải cá nuôi. Mắm bồ hốc, đặc biệt là mắm bồ hốc ốp vừa là món ăn vừa là gia vị có mùi riêng biệt được dùng để nêm tạo hương vị đậm đà cho nhiều món ăn cùng với các gia vị như hành ớt tỏi tiêu, nhất là đối với các món canh và món bún nước lèo. Đến Sóc Trăng nhất định các bạn phải thử món bún nước lèo còn gọi là “bún mắm” để không uổng phí khi đến mảnh đất này.

Đó là các món ăn, vậy còn thức uống của người Khmer có gì khác biệt. Thức uống phổ biến của người Khmer ở Sóc Trăng là nước mưa chứa vào lu, họ tích lại trong mùa mưa dùng để uống cả năm; hoặc nước trà dùng cho người già và để tiếp khách và trong các lễ tộc. Ngoài ra họ thường dùng rượu trắng hoặc rượu ngâm thuốc nhưng tuyệt đối không được dùng rượu trong chùa, vì đây là một trong những điều giới cấm.

Đặt chân tới mỗi vùng đất, du khách không chỉ muốn thưởng ngoạn những cảnh quan đẹp, được khám phá nhiều điều mới lạ về con người, văn hóa… mà còn


muốn được thưởng thức đặc sản về ẩm thực cũng là nhu cầu không thể thiếu được của du khách trong mỗi hành trình. Có thể nói ẩm thực của người Khmer tỉnh Sóc Trăng mang nhiều yếu tố độc đáo, mới lạ rất hấp dẫn phải kể đến như món bánh cốm dẹp, bánh cống, Mắm Bồ hốc, bún nước lèo… thực sự để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng du khách, từ lâu đã trở thành thương hiệu khi nhắc tới Sóc Trăng. Nếu biết tận dụng thế mạnh này để quảng bá thêm, thì ngành du lịch ở Sóc Trăng sẽ ngày càng cất cánh cao hơn xa hơn nữa.

2.3.6. Nghệ thuật dân gian‌

Người Khmer ở Nam Bộ nói chung và ở tỉnh Sóc Trăng nói riêng có nền văn hóa nghệ thuật hết sức phong phú và đặc sắc, được thể hiện rõ nét qua 2 mảng chính, đó là nghệ thuật biểu diễn và nghệ thuật tạo hình. Có thể nói thông qua những làn điệu dân gian tuyệt vời, các loại hình sân khấu phong phú, đồng thời là lối kiến trúc đa dạng và độc đáo của đồng bào Khmer đã và đang góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa nghệ thuật dân tộc Việt Nam.Trong nghệ thuật biểu diễn phải kể đến những hình thức tiêu biểu như: âm nhạc, múa và sân khấu. Từ lâu đã chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống của người Khmer.

Một bộ phận không thể thiếu, gắn bó với hầu hết các hoạt động ca, múa, biểu diễn sân khấu của người Khmer đó là âm nhạc. Âm nhạc dân gian truyền thống của người Khmer là những sáng tác của quần chúng lao động, được chọn lọc lưu truyền từ ngày này qua ngày khác trong cộng đồng người Khmer. Trong các buổi sinh hoạt tập thể, loại hình âm nhạc dân gian thường được sử dụng, bà con có mặt đều có thể tham gia nên nó mang tính cộng đồng rất cao. Đặc biệt, đối với sân khấu Rô Băm và Dù Kê thì âm nhạc truyền thống của người Khmer trở thành một gia vị thích hợp mà không có loại hình âm nhạc nào có thể thay thế được. Bên cạnh đó thì Ayai – một nghệ thuật dân gian thuộc thể loại hát đối đáp của người Khmer cũng được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng người Khmer, bản Ayai trọn vẹn có tới 13 điệu khác nhau và khi biểu diễn thường có các nhạc cụ như Trôsô, Trô ù… kèm theo trống Skôr bân Chớt đệm theo và giữ nhịp. Trong các cuộc họp mặt tập thể hoặc sau giờ lao động, trong các ngày lễ hội, đám cưới, đua ghe ngo… sẽ là dịp bà con Khmer biểu diễn thể loại trên (Nguồn: Dư địa chí tỉnh Sóc Trăng).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.


Song hành cùng âm nhạc dân gian chính là các điệu múa của người Khmer. Múa là một nghệ thuật có truyền thống lâu đời và được đông đảo bà con Khmer yêu thích bởi thông qua điệu múa người Khmer đã bộc lộ niềm sung sướng, và thắt chặt tình thân ái trong sinh hoạt tập thể cộng đồng. Múa dân gian phổ biến nhất trong cộng đồng Khmer hiện nay là Râm vong, Lâm lêv, Sarvan… hầu hết người Khmer đều có thể múa, nên trong các buổi sinh hoạt tập thể khi nghe được tiếng nhạc ngũ âm vang lên, là bà con có mặt đều tiến ra sân uyển chuyển theo điệu múa dân gian. Ngoài các điệu múa tập thể truyền thống, đồng bào Khmer còn biểu diễn điệu múa trống Chayyăm rất vui nhộn đã thu hút đông đảo người xem.

Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp - 11

Sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua một nét văn hóa đặc sắc trong nghệ thuật biểu diễn của người Khmer, đó là loại hình sân khấu. Luôn nhận được sự đánh giá cao về mặt nghệ thuật, trong đó phải kể đến là loại hình Rô Băm và Dù Kê là sản phẩm nghệ thuật độc đáo của người Khmer ở Nam Bộ nói chung và ở Sóc Trăng nói riêng. Đặc biệt là sân khấu Dù Kê đã được Bộ trưởng bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian vào ngày 25 tháng 8 năm 2014. Xuất hiện cách đây hơn 100 năm, ông tổ nghệ thuật này là ông Lý Cọn, một người Khmer ở xã An Ninh, huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng. Trên cơ sở tiếp biến hát bội của người Hoa, cải lương của người Việt cùng với sự ảnh hưởng của loại hình nghệ thuật khác, sân khấu Dù Kê trở nên đặc sắc hơn bao giờ hết với lối diễn xuất và tuồng tích rất thu hút. Không chỉ hấp dẫn bà con Khmer mà sân khấu Dù Kê còn được nước bạn biết tới. Điển hình là vào năm 1920, Dù Kê của Sroc Pô do ông xã Cạnh làm trưởng đoàn đã đến đất nước Campuchia để biểu diễn doanh thu, đoàn được mời biểu diễn cho vua Moonivong và các quan trong cung xem, nhà vua rất thích và đã ban thưởng cho đoàn nhiều hiện vật cao quí, từ đó Dù Kê ngày càng chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong sân khấu nghệ thuật tại đất nước chùa tháp, chứng tỏ được sự lan rộng của loại hình nghệ thuật này. Có thể khẳng định, nghệ thuật sân khấu Dù Kê đã trở thành tài sản vô giá của dân tộc Khmer rất cần được bảo tồn phát huy, nâng cao vị thế hơn nữa trong hiện tại và tương lai, đặc biệt nên gắn với các hoạt động du lịch để du khách có thể


tiếp cận được sân khấu nghệ thuật này khi đến Sóc Trăng (Nguồn: Daibieunhandan.vn).

Bên cạnh sân khấu Dù Kê thì loại hình kịch múa Rô Băm thường gọi là “yeak rom” ra đời cách đây hàng trăm năm được coi là di sản độc đáo của người Khmer Nam Bộ. Sân Khấu Rô Băm thường biểu diễn các kịch bản về trường ca Ream kê, Sângsa lachi… lối biểu diễn của sân khấu Rô Băm cũng theo một nguyên tắc nhất định như hình thể uốn cong, vừa múa vừa hát, các nhân vật phụ như chằn, các con thú phải đeo mặt nạ. Khán giả như được hòa mình vào những động tác múa uyển chuyển, dịu dàng của diễn viên và bị thu hút bởi trang phục sặc sỡ đẹp mĩ miều.

Trong dịp lễ cầu an, lễ ngàn núi, tết Chnămthmây…các nghệ sĩ Rô Băm sẽ được mời đến các phum sóc để phục vụ cho bà con khmer tạo không khí vui tươi khấn khởi. Theo quan niệm của người xưa, coi âm nhạc và múa là cầu nối giữa âm và dương, là sự thể hiện lòng tri ân đối với siêu nhiên thánh thượng đã ban sự sống cũng như thành quả lao động nuôi sống con người. Nên ở mỗi Phum sóc trong các ngày lễ trọng đại sẽ luôn có một đội Rô Băm biểu diễn để cúng thần thánh thiên địa.

Trong xu hướng hiện nay, người ta quay về với cội nguồn, có nhiều loại hình văn nghệ dân gian đã được công nhận là di sản văn hóa của thế giới. Sân khấu Dù Kê, Rô Băm xứng đáng được vinh danh là kiệt tác của nhân loại bởi những giá trị về mặt tinh thần mang lại đồng thời đó cũng là di sản văn hóa mà cha ông để lại từ rất lâu. Trở thành niềm tự hào của dân tộc Khmer khi mà sân khấu Rô Băm đã vươn tầm quốc tế, đến thủ đô Washington trình làng với công chúng khán giả, và được chào đón nồng nhiệt. Nên rất cần sự bảo vệ của tỉnh nhà, tránh bị mai một, đưa loại hình nghệ thật trên trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của tỉnh Sóc trăng, khi mà thực sự cả nghệ thuật ca múa nhạc sân khấu Dù Kê, Rô Băm chưa được chú ý giới thiệu trong các tour du lịch khi du khách tới Sóc Trăng.

Không chỉ đặc sắc với nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật tạo hình cũng là thành tựu nghệ thuật dân tộc đáng chú ý, rất đáng tự hào của người Khmer. Nghệ thuật tạo hình thể hiện rõ nhất và thành công nhất là tại các công trình kiến trúc trong khuôn viên nhà chùa Khmer. Đó là những ngôi chánh điện, những Sala, tháp đựng cốt… khi đến Sóc Trăng, du khách ghé thăm những ngôi chùa như chùa Khleang, chùa


chén Kiểu, chùa Dơi… sẽ thấy và cảm nhận được một cách sâu sắc nhất về nghệ thuật tạo hình hết sức nổi bật và độc đáo của các nghệ nhân nơi đây. Để dần khôi phục lại nghệ thuật điêu khắc, đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc gỗ từ các gốc cây cổ thụ từ lâu đã là nghề truyền thống, những vị sư chùa đã mời các nghệ nhân điêu khắc về chỉ dạy và truyền nghề cho các vị sư. Hầu hết các tác phẩm điêu khắc đều mang nét văn hóa gắn với chùa chiền, đời sống sinh hoạt của các dân tộc… du khách tới các ngôi chùa còn có thể chiêm ngưỡng những công đoạn điêu khắc tạo ra các sản phẩm tinh thần của đồng bào Khmer đang dần phục hồi tại Sóc Trăng.

Qua tìm hiểu trên ta thấy thông qua những điệu múa uyển chuyển, những làn điệu dân gian vui nhộn, cùng với lối kiến trúc đa dạng mà độc đáo, các loại hình sân khấu phong phú của đồng bào Khmer, mà những nét nổi bật về văn hóa nghệ thuật dân tộc được tôn vinh trân trọng hơn bao giờ hết. Đồng thời cũng là tạo thành sản phẩm du lịch đặc trưng, phục vụ đắc lực cho hoạt động du lịch nếu biết khai thác đúng hướng đúng mức.

2.4. Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer tỉnh Sóc Trăng‌

2.4.1. Khai thác các điểm di tích lịch sử văn hóa của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng‌

Sóc Trăng là mảnh đất hội tụ nguồn TNDL nhân văn có giá trị phục vụ đắc lực cho hoạt động du lịch. Nơi đây có rất nhiều điểm du lịch mà du khách có thể đến tham quan và khám phá. Được mệnh danh là xứ sở của chùa tháp, Sóc Trăng nổi danh với những ngôi chùa không chỉ mang kiến trúc độc đáo mà còn thu hút bởi cái tên kì lạ.

Trong những ngôi chùa ở Sóc Trăng thì chùa Dơi chính là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của người Khmer không chỉ hấp dẫn du khách bởi quần thể kiến trúc độc đáo mà còn bởi những câu chuyện kì bí xung quanh ngôi chùa này. Chùa Dơi tọa lạc ở đường Văn Ngọc Chính, phường 3, thành phố Sóc Trăng; theo thư tịch cổ ghi lại chùa được khởi công xây dựng từ năm 1569 và đã được tu sửa nhiều lần, năm 1999 được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Hiện tỉnh Sóc Trăng đang đầu tư xây dựng khu du lịch chùa Dơi thành điểm đến hấp dẫn


du khách. Đến chùa Dơi từ bãi đậu xe du khách sẽ được đưa đón bằng xe điện vào chùa tham quan Chánh điện chùa, chiêm ngưỡng từng nét hoa văn tinh xảo ở khắp nơi trên Chánh điện, vòng theo lối đường xi măng phía sau chùa để xem những chú Dơi đậu chi chít trên cành và được hướng dẫn viên kể về những điều kỳ thú có một không hai từ những chú Dơi như chuyện tuy dơi là loài động vật ăn quả nhưng không bao giờ ăn quả chín trong vườn chùa, và chúng chỉ trú ngụ trong trong khuôn viên của chùa chứ không rời đi nơi khác mặc dù ở Sóc Trăng có nhiều ngôi chùa thanh tịnh khác với nhiều bóng cây, hay chuyện chùa Dơi không bao giờ chết trong khuôn viên chùa bởi theo tín ngưỡng nơi đây là cửa sinh chứ không phải cửa tử. Tuy nhiên theo vị trụ trì tại chùa thì có một thực trạng đáng lưu ý là hiện nay số lượng đàn dơi đang ngày càng suy giảm do nạn săn bắn trái phép, nên rất cần được bảo vệ đúng mức. Một điều nữa góp phần làm nên sự đặc biệt của chùa Dơi đó là nơi đây hiện đang lưu giữ nguyên vẹn các bộ kinh ghi trên lá buông… Tất cả những nét đặc sắc đó đã thu hút mọi người đến chùa Dơi tham quan ngày càng nhiều, hàng năm chùa Dơi đón hàng chục vạn lượt khách đến nhất là vào những ngày lễ lượng du khách đến tham quan tăng đột biến, ngày thường khoảng trăm người. Chính vì vậy, trong những năm gần đây tỉnh rất chú trọng đầu tư đến các hoạt động du lịch quanh chùa Dơi phục vụ du khách. Đặc biệt là khu du lịch chùa Dơi đang từng bức hình thành do công ty cổ phần quốc tế Satraco làm chủ đầu tư, theo dự án khu du lịch Satraco có quy mô 14.000m2 gồm các hạng mục: nhà hàng, khach sạn cao cấp tiêu chuẩn 3 – 4 sao, sân khấu biểu diễn nghệ thuật dân tộc Kinh – Khmer – Hoa, xe điện đưa rước du khách từ chợ mùa Xuân vào chùa Dơi, với mức vốn ban đầu là 26 tỷ đồng, bên cạnh đó công ty còn ứng vốn đầu tư 15 tỷ đồng để mở rộng tuyến đường vào chùa Mahatúp. Được xây dựng theo mô hình du lịch sinh thái với điểm nhấn là sân khấu biểu diễn nghệ thuật dân tộc, giới thiệu lịch sử hình thành khu di tích… hiện một số hạng mục của khu du lịch Satraco đã được đưa vào sử dụng tương lai không xa đây sẽ là điểm dừng chân của tất cả các du khách khi đến Sóc Trăng. Tuy nhiên theo lời của phó trụ trì Linh tại chùa thì có một thực trạng đáng lưu ý là hiện nay số lượng đàn dơi đang ngày càng suy giảm do nạn săn bắn trái phép, nên rất cần được bảo vệ đúng mức; ngay lối cổng ra vào còn bày bán hàng


rong cá mắm sặc các loại mặc dù đã được bảo vệ và ban quản lí chùa chấn chỉnh, phần nào ảnh hưởng đến mĩ quan của chùa Dơi.

Một ngôi chùa mang nhiều nét cổ kính, biểu trưng cho vẻ đẹp chùa chiền của Sóc Trăng, đó chính là chùa Chén Sà Lôn hay còn gọi là chùa Chén Kiểu. Nằm trên quốc lộ 1A xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng cách Thành phố Sóc Trăng 12km. Với nét kiến trúc vô cùng độc đáo gây ấn tượng đến khách tham quan khi đến thăm chùa, cái tên chùa Chén Kiểu được người dân gọi vì bên trong ngôi chùa được trang trí họa tiết bằng mảnh vỡ của chén đĩa tạo thành, các họa tiết trang trí cũng rất sinh động đã làm nên điểm khác biệt hiếm hoi của ngôi chùa này, tại đây còn lưu giữ bộ đồ gỗ khảm trai rất quí; chính những điều đó là yếu tố mang lại một lượng du khách đông đảo không kém chùa Dơi. Đây là một trong 18 điểm đến du lịch mà du khách không thể bỏ lỡ khi có dịp về Sóc Trăng. Tuy nhiên vấn đề quy hoạch các hoạt động du lịch vấn còn những tồn tại như điểm du lịch chưa có bãi xe đậu, nên gây khó khăn cho các đoàn du lịch khi đến tham quan, phải đậu xe cả ở trong khuôn viên chùa, ven đường đã tạo hình ảnh thiếu chỉn chu khi chưa thực sự nhận được quan tâm của tỉnh. Rối đến các hàng rong bày bán lề đường, nạn ăn xin còn diễn ra, chèo kéo khách làm mất đi sự thân thiện hiếu khách của người Khmer trong lòng du khách. Bên cạnh đó, chùa Sà Lôn vẫn chưa có đội ngũ hướng dẫn viên thuyết minh, nên phần nào ảnh hưởng đến sự tìm hiểu của du khách khi mà chỉ tự tìm hiểu hoặc hỏi các vị sư, trụ trì ở trong chùa.

Một ngôi chùa có tuổi thọ đến 500 năm, được coi là ngôi chùa cổ nhất ở Sóc Trăng, gắn liền với những truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng. Đó chính là chùa Khleang tọa lạc ở số 71, đường Mậu Thân, nằm kề thành phố Sóc Trăng nên rất thuận lợi cho du khách đến tham quan. Chùa Khleang được Bộ văn hóa – thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, nơi đây còn lưu giữ những nét kiến trúc khắc gỗ của nghệ nhân Khmer, đặc biệt là toàn bộ phần mái chùa là một công trình kiến trúc độc đáo thể hiện quan niệm triết lí và mối giao hòa giữa phật – con người – trời của người Khmer. Chùa Khleang, một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia luôn được bảo quản chu đáo, thời gian mở cửa phục vụ tham quan rất lưu động tất cả các ngày trong


tuần đã góp phần thu hút du khách xa gần khi đến với Sóc Trăng. Mỗi ngày du khách đến thăm chùa cũng khá đông, trong đó có cả du khách nước ngoài tập trung vào ngôi chánh điện.

Ông Tăng Sai Pary, trưởng Ban quản trị chùa Khleang, cho biết: “Khách du lịch trong và ngoài nước thường đến tham quan chùa Khleang. Ban Quản trị chùa đã làm lộ, bãi đậu xe, trồng cây xanh tạo bóng mát và vẻ mỹ quan trong khuôn viên chùa. Khi có du khách đến, chùa tổ chức người hướng dẫn, thuyết minh, thuyết trình những nét văn hóa của đồng bào Khmer, các hoạt động thường xuyên tại chùa…”. Chứng tỏ công tác tổ chức thức hiện hoạt động du lịch của chùa đã có sự quan tâm đúng mức, tạo nên cảnh quan văn minh nơi cửa chùa bởi hiện tượng bầy bán hàng rong rồi nạn ăn xin không xuất hiện. Tuy nhiên nơi đây còn một số vấn đề cần lưu tâm đó là vẫn chưa có đội hướng dẫn viên du lịch, gây khó khăn cho du khách khi muốn tìm hiểu về những giá trị văn hóa của người Khmer, đây cũng là hạn chế của hầu hết các điểm du lịch ở Sóc Trăng. Bên cạnh đó, hầu như không có cửa hàng bán đồ lưu niệm cho du khách, vấn đề ẩm thực cùng cơ sở lưu trú phạm vi gần chùa còn mang tính lẻ tẻ khó lòng níu chân du khách.

Công trình khá nổi tiếng tại Sóc Trăng, nổi bật với lối kiến trúc mang đậm phong cách chùa của người Khmer, đó là Bảo tàng Khmer nằm đối diện với chùa Khleang tại phường 6 thành phố Sóc Trăng đã trở thành một điểm tham quan bổ ích cho du khách. Đến với nhà trưng bày văn hóa Khmer, khách tham quan sẽ được tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam bộ như: nhóm tượng người và muôn thú làm bằng gốc cây, bình linh cách đây hơn 200 năm; những ngôi nhà sàn nhà ở, cùng các nông cụ như cày, bừa, trục phá đất đều được làm bằng tre gỗ. Các du khách còn được biết thêm về loại hình nghệ thuật sân khấu Robăm và Dù kê; các mô hình ghe Ngo, lễ cúng trăng, nghệ thuật kiến trúc, trang phục… Có thể nói đến tham quan phòng trung bày văn hóa Khmer du khách sẽ được khám phá những nét đặc sắc nhất những giá trị văn hóa vật chất và cả văn hóa tinh thần của đồng bào Khmer Nam Bộ. Đặc biệt là nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Khmer Sóc Trăng, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Nơi đây còn níu chân du khách bởi hệ thống quản lý phục vụ cho các đoàn khách đến tham quan khá tốt

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 04/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí