Đánh Giá Chung Về Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Của Người Khmer Ở Tỉnh Sóc Trăng Có Thể Khai Thác Phát Triển Du Lịch


2.4.7. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng có thể khai thác phát triển du lịch

Muốn phát triển ngành du lịch của một địa phương nào đó thì phải có tài nguyên du lịch, tức là tiềm năng du lịch. Việc đánh giá đúng thực trạng tài nguyên du lịch sẽ giúp cho việc quy hoạch, định hướng phát triển tốt hơn. Sóc Trăng là tỉnh có số lượng người Khmer đông nhất, bởi vậy nơi đây đã hội tụ những tinh hoa về văn hóa của người Khmer ở vùng đất Nam Bộ. Đồng thời cũng là tỉnh còn bảo tồn đầy đủ nhất những giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn của dân tộc Khmer để phục vụ cho hoạt động du lịch.

Tài nguyên du lịch nhân văn chính là một ưu thế của Sóc Trăng trong phát triển du lịch. Theo kết quả điều tra tài nguyên du lịch năm 2016, toàn tỉnh có 97 đơn vị tài nguyên du lịch bao gồm cả TNDL tự nhiên lẫn TNDL nhân văn, với chỉ sử dụng được 18 điểm tập trung hầu hết ở thành phố Sóc Trăng là thu hút đông du khách trong nước và quốc tế đến tham quan. Cũng trong năm 2016, theo điều tra xã hội học về định hướng phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng, những điểm du lịch thu hút khách nhiều nhất là: điểm chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, chùa Đất Sét, trung tâm Văn hóa Triển lãm hồ nước ngọt, mảng lễ hội cũng thu hút đông đảo khách du lịch phải kể đến là lễ hội Ooc om Bok – đua Ghe Ngo, lễ hội Thác Côn… có nhiều buổi lễ có ý nghĩa lớn trong đời sống tâm linh, rồi đến hoạt động của các làng nghề hiện nay vẫn còn hoạt động và được bảo tồn, đều có những nét độc đáo hấp dẫn du khách đến tìm hiểu. Không chỉ đến Sóc Trăng khám phá những điều mới lạ, mà khách du lịch còn được thưởng thức văn hóa ẩm thực đặc sắc mang hương vị riêng, từ các món bánh làm từ nếp gắn với đời sống sinh hoạt của họ cho đến những món ăn từ lâu đã trở thành đặc sản của vùng như mắm bồ hốc, bún nước lèo và cũng là thương hiệu nổi tiếng khi nhắc đến mảnh đất Sóc Trăng nói riêng và vùng Nam Bộ nói chung. Bên cạnh đó người Khmer còn có nền văn hóa nghệ thuật rất phong phú và đặc sắc được thể hiện qua những điệu múa, lời ca, lối kiến trúc độc đáo, làm say đắm bao du khách.


Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư khi đến Sóc Trăng mở rộng kinh doanh dịch vụ du lịch. Nếu biết tận dụng những tiềm năng từ nguồn TNDL nhân văn nhằm khai thác một cách có hiệu quả để phát triển du lịch, thì ngành du lịch của tỉnh sẽ có những bước phát triển vững chắc và ngày càng có cơ hội bay cao hơn nữa.

Bên cạnh những thuận lợi mà nguồn TNDL nhân văn của người Khmer đem lại cho tỉnh trong khai thác để phát triển du lịch, thì tỉnh cũng còn những bất cập cập cần lưu ý khi sử dụng nguồn tài nguyên này phục vụ cho hoạt động du lịch. Đó là có những di tích như một số ngôi chùa đang dần xuống cấp cần được tôn tạo, các làng nghề dần bị mai một trước cơ chế thị trường và thị hiếu của người dân, để giữ lửa cho các làng nghề cũng là vấn đề cần quan tâm để không những đảm bảo cho đời sống của bà con mà còn là lưu giữ nét đẹp trong truyền thống văn hóa. Ẩm thực của người Khmer có những nét đặc trưng riêng nhưng đôi khi một số món ăn có hương vị lạ, chưa thu hút được đông đảo du khách thưởng thức. Do các lễ hội tập trung theo mùa, nên đồng nghĩa với việc số lượng khách du lịch đến Sóc Trăng không có sự đồng đều trong năm; đúng mùa lễ hội du khách tập trung đông đúc, sau lễ du khách tới Sóc Trăng chỉ rải rác, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động du lịch của tỉnh.


Tiểu kết chương 2‌

Sóc Trăng là tỉnh hội tụ nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đa dạng, đó cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch với nhiều mục đích khác nhau như: tham quan, học tập, nghiên cứu, lịch sử, tín ngưỡng tâm linh… Đây chính là những cơ sở để ngành du lịch phát triển, tạo việc làm, nâng cao đời sống kinh tế và hiểu biết xã hội cho người dân địa phương; đồng thời cũng đem lại doanh thu đóng góp và sự phát triển chung về mọi mặt của tỉnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Song trên thực tế, du lịch Sóc Trăng chưa tận dụng và khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của nguồn tài nguyên này trong quá trình phát triển. Lượng khách du lịch đến đây hàng năm tăng nhưng vẫn còn ít, doanh thu từ hoạt động du lịch đóng góp vào GDP của tỉnh chưa nhiều. Điều này đồng nghĩa với mức chi tiêu của khách du lịch đến Sóc Trăng còn thấp, thời gian lưu trú ngắn, khách nước ngoài và khách có khả năng thanh toán cao chưa nhiều. Nguyên nhân chính là do sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh còn đơn điệu, thiếu tính chuyên nghiệp trong chưa phát huy được ưu thế về giá trị và tính độc đáo, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, vì thế chưa có sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng đa dạng.

Để phát triển TNDL nhân văn của người Khmer tỉnh Sóc Trăng đạt hiệu quả hơn, tác giả đưa ra những định hướng và giải pháp cụ thể ở chương 3.

Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp - 14


Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

NHẰM KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỦA NGƯỜI KHMER TẠI SÓC TRĂNG

3.1. Định hướng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng‌

3.1.1. Cơ sở đề xuất định hướng‌

* Cơ sở lí luận

Ngành Du lịch đã đề ra Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010 và định hướng tới 2020 với các mặt sau:

Định hướng thị trường: Tiếp tục phát triển các thị trường Đông Á – Thái Bình Dương (Nhật, Trung Quốc, ASEAN), Châu Âu (Đức, Pháp, Anh), Bắc Mỹ (Hoa Kì). Chú trọng thị trường bắc Au, Uc, New zealand và các thị trường truyền thống, các nước SNG, Đông Âu).

Sản phẩm du lịch: phát triển du lịch sinh thái và văn hóa.

Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá: Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, thiết lập đại diện du lịch.

Đầu tư phát triển: Các khu du lịch quốc gia, các sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh, tôn tạo và nâng cấp các điểm du lịch, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng du lịch, tăng đầu tư ngân sách nhà nước lên 3 – 4% và tổng đầu tư các ngành sản xuất dịch vụ.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ, hệ thống đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Hợp tác quốc tế, song phương, khu vực, các tổ chức quốc tế.

Theo quyết định số 2473/ QĐ – TTg, quyết định của thủ tướng chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Quyết định số 124/2003/ QĐ – TTG phê duyệt đề án bảo tồn phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam do Thủ tướng chính phủ ban hành.

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng ta về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.


Để thực hiện việc nâng tầm du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Tỉnh ủy Sóc Trăng ban hành Nghị quyết số 05 (về phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025). Theo đó, phát triển du lịch theo hướng du lịch tâm linh, văn hóa lễ hội, lịch sử tại các điểm chùa, các điểm di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh; nâng cao tầm vóc của các sự kiện lễ hội độc đáo của 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa.

Theo Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, tỉnh sẽ tập trung đầu tư khai thác và phát huy các tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nhanh, bền vững; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; ưu tiên phát triển các loại hình du lịch văn hóa - lễ hội gắn với du lịch sinh thái. Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, hình thành hệ thống các tour, tuyến, điểm du lịch liên vùng, mở rộng hợp tác du lịch Sóc Trăng gắn với các tỉnh trong vùng. Tăng cường quản lý nhà nước, đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh…

Quyết định số 23/2011/QĐ – UBND ngày 24/6/2011 quy định những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Đây là một trong các chính sách tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi các nhà đầu tư đến đầu tư các dự án du lịch tại Sóc Trăng.

QĐ số 526/ QĐHC – CTUBND về phê duyệt dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo quyết định này, loại hình du lịch văn hóa lễ hội, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng được tỉnh Sóc Trăng ưu tiên phát triển.

* Cơ sở thực tiễn

Sóc Trăng là 1 trong 13 tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tỉnh có 72km bờ biển, với 3 của sông lớn: Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh cùng nhiều hệ thống sông ngòi. Ngoài ra, Sóc trăng còn có hệ thống các cù lao nối tiếp nhau dài hơn 50km dọc theo bờ sông Hậu chạy ra biển Đông. Các vườn cây ăn trái, bãi cát, bãi bồi, hệ thực vật rừng ngập mặn ven biển phù hợp phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sinh thái miệt vườn và du lịch đường sông, đường


biển. Thêm vào đó, các tuyến Quốc lộ 1A và tuyến Quốc lộ Nam Sông Hậu đã tạo cho Sóc Trăng có vị thế thuận lợi cả về giao thông đường thủy và đường bộ, khá thuận lợi trong việc giao thương, phát triển kinh tế.

Sóc Trăng còn là vùng đất mang bản sắc văn hóa, lễ hội độc đáo của cộng đồng 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng cộng cư lâu đời, với tổng dân số hơn 1,3 triệu người, chiếm khoảng 13% so với tổng dân số ĐBSCL. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa, lễ hội truyền thống đặc sắc riêng, tiêu biểu nhất là lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo truyền thống của đồng bào Khmer, được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là 1 trong 15 lễ hội cấp quốc gia và tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức thành công sự kiện Festival Đua ghe ngo của khu vực ĐBSCL từ năm 2013.

Đặc biệt, Sóc Trăng là tỉnh được nhiều du khách biết đến là xứ sở của các ngôi chùa nổi tiếng, độc đáo, như: chùa Mahatúp (chùa Dơi), chùa Khleang, chùa Chén Kiểu, chùa Đất Sét, chùa Bốn Mặt; cùng với 8 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và 32 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Các di tích này đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách đến khám phá và trải nghiệm với 2 loại hình đặc trưng là loại hình du lịch tâm linh, tín ngưỡng, khám khá kiến trúc nghệ thuật và loại hình du lịch về nguồn. Bên cạnh đó, ẩm thực Sóc Trăng cũng là một trong những điều hấp dẫn du khách khi đến khám phá vùng đất này.

Qua hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 14 – NQ/TU, ngày 18 – 11 – 2004 của tỉnh ủy khóa X về phát triển thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh, hoạt động du lịch của tỉnh có chuyển biến khá tích cực, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.Cơ sở hạ tầng du lịch từng bước được đầu tư, nhiều điểm du lịch mới được đưa vào hoạt động. Vấn đề an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch được cải thiện. Lượng khách và doanh thu du lịch đều có bước tăng trưởng khá.

Tuy nhiên ngành du lịch của tỉnh dù thời gian qua đạt được những bước phát triển đáng kể nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định. Nguồn vốn thu hút đầu tư vào du lịch còn ít, kết cấu hạ tầng du lịch còn thiếu, chưa xây dựng nhiều sản phẩm du lịch mang tính đặc thù nói riêng. Lượng khách đã tăng cao hàng năm nhưng thực


tế là lượng khách lưu trú ở Sóc Trăng không nhiều, thời gian lưu trú không lâu cũng ảnh hưởng đến doanh thu du lịch của tỉnh. Hầu hết các điểm du lịch phát triển tự phát, thiếu sự tác động tích cực của các cơ quan quản lí nhà nước; hệ thống các dịch vụ đi kèm như: nhà hàng, khách sạn, bãi đỗ xe, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, ẩm thực còn hạn chế; hoạt động lễ hội còn đơn điệu, chưa gắn kết với các hoạt động quảng bá du lịch, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến đầu tư…

Như vậy có thể nói việc phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.

3.1.2. Mục tiêu phát triển‌

* Mục tiêu

Phấn đấu đến năm 2020, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, mang tính chuyên nghiệp, thân thiện với môi trường; cơ sở vật chất phục vụ du lịch được đầu tư đồng bộ ; sản phẩm du lịch đa dạng, có thương hiệu, mang tính đặc thù, có sức cạnh tranh; thu hút ngày càng nhiều khách du lịch; là một trong những điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước.

*Chỉ tiêu chủ yếu

Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất một điểm du lịch cấp quốc gia, một khu du lịch và 7 điểm du lịch cấp tỉnh được công nhận; đến năm 2025, có thêm ít nhất 1 điểm du lịch cấp quốc gia, 1 khu du lịch và 3 điểm du lịch cấp tỉnh được công nhận.

Duy trì lượng khách du lịch tăng bình quân 7% / năm, doanh thu tăng bình quân 20%. Đến năm 2020, lượng khách du lịch đến Sóc Trăng đạt 1,7 triệu người / năm; trong đó, khách lưu trú là 560 000 người; khách quốc tế là 75 000.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, đưa vào hoạt động Khu du lịch sinh thái Hồ bể, Khu du lịch sinh thái Song Phụng, Khu du lịch sinh thái cồn Mỹ Phước, Khu du lịch sinh thái rừng bần ngập mặn Cù Lao Dung, Khu du lịch sinh thái Mỏ Ó, Khu du lịch văn hóa tín ngưỡng.

3.1.3. Đề xuất định hướng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025

Mặc dù có nhiều nỗ lực trong khai thác tiềm năng, phát triển du lịch, nhưng ngành du lịch của Sóc Trăng vẫn còn nhiều hạn chế, đầu tư tạo ra sản phẩm du lịch


còn nhiều khó khăn, vốn đầu tư vào du lịch còn khiêm tốn, các dự án kêu gọi đầu tư vào du lịch triển khai còn lúng túng, chậm tiến độ so với phê duyệt của UBND tỉnh. Đặc biệt, kết cấu hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh còn kém, chưa đáp ứng dược yêu cầu thu hút khách tham quan, việc kết nối tour, tuyến từ các điểm tham quan chưa thực hiện tốt, từ đó làm ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch của tỉnh.

Để du lịch Sóc Trăng trở thành ngành kinh tế quan trọng, và việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer đạt hiệu quả, tỉnh cần một định hướng phát triển du lịch có tầm chiến lược, vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt, vừa đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai.

Thứ nhất, quy hoạch phát triển du lịch dựa trên lợi thế so sánh, tập trung đầu tư các dự án phát triển sản phẩm có tính đặc thù, riêng biệt.

Thứ hai phát triển du lịch tâm linh, văn hóa lễ hội, lịch sử tại các điểm chùa, các điểm di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh,…; nâng cao tầm vóc của các sự kiện lễ hội độc đáo của 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa.

Thứ ba, liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL và Thành phố Hồ Chí Minh. Do điều kiện tự nhiên, nên các sản phẩm du lịch của các tỉnh trong vùng thường trùng lắp, nên khó phát triển du lịch riêng lẻ của mỗi tỉnh. Việc liên kết giữa các địa phương sẽ xây dựng được cơ chế hợp tác phát triển du lịch trên cơ sở xây dựng sản phẩm đặc thù, phù hợp với tài nguyên du lịch của từng tỉnh, theo hướng hạn chế phát triển sản phẩm du lịch trùng lắp.

Thứ tư, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng đến các khu, điểm du lịch của địa phương, góp phần phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, làm tăng giá trị tài nguyên và môi trường văn hóa - lễ hội, văn hóa tâm linh và sinh thái cho các khu vực khai thác du lịch, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư khai thác phát triển đa dạng sản phẩm du lịch của tỉnh…

Thứ năm, xây dựng các khu bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử của người Khmer, xây dựng các làng văn hóa của người Khmer, để tạo dấu ấn riêng biệt cho du lịch tỉnh Sóc Trăng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/06/2023