Phát Triển Các Loại Hình Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Của Người Khmer Tỉnh Sóc Trăng Phục Vụ Hoạt Động Du Lịch


như: thời gian mở cửa tất cả các ngày trong tuần, có chỗ đậu xe trong khuôn viên rất ngăn nắp, khi đoàn khách đến có bộ phận ban quản lý tiếp nhận, và có một điểm khác biệt so với các điểm du lịch khác là đã có thuyết minh viên đáp ứng được nhu cầu muốn tìm hiểu của du khách. Chính vì vậy hàng năm bảo tàng đón hàng chục ngàn khách du lịch tới.

Một điểm du lịch nữa mà khách du lịch khó có thể bỏ qua khi đến Sóc Trăng, đó là chùa Bốn Mặt nằm cách thành phố Sóc Trăng khoảng 6km thuộc xã Phú Tân, huyện Châu Thành. Ngôi chùa là quần thể kiến trúc có giá trị văn hóa truyền thống đậm nét của người Khmer và lưu giữ những câu chuyện linh thiêng kì bí. Đi từ ngoài cổng vào trung tâm chính điện ngôi chùa là những hàng cây thốt nốt xanh tươi tạo cảm giác thoáng mát; tới đây du khách còn có cơ hội gặp đoàn sư đi khất thực, đó cũng là một hoạt động sinh hoạt thường ngày trong cuộc sống tụ tập của người dân. Và cái tên Chùa Bốn Mặt sẽ lí giải được sự tò mò của du khách khi bước vào chùa, du khách sẽ chú ý đến vị trí trên cao nhất, mổi bật nhất trên đỉnh chùa là tháp với đầu tượng Phật 4 mặt gọi là Maha Prum. Chùa Bốn mặt được đánh giá là địa điểm văn hóa điển hình của địa phương với các thiết kế tiêu biểu như: phòng đọc sách, phòng trưng bày hiện vật, nhóm nhạc ngũ âm, đội ca múa nhạc và câu lạc bộ ghe Ngo với hàng trăm thành viên tham gia… chính vì vậy Chùa Bốn Mặt được Trung ương và địa phương trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen về thành tích đóng góp trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa địa phương, xứng đáng là một cơ sở thờ tự tiêu biểu. Đây cũng là điểm du lịch thu hút nhiều người hành hương cũng như những khách du lịch thích đi phượt đơn lẻ đến Sóc Trăng.

2.4.2. Phát triển các loại hình tài nguyên du lịch nhân văn của người Khmer tỉnh Sóc Trăng phục vụ hoạt động du lịch‌

TNDL nhân văn của người Khmer chính là một thế mạnh, để ngành du lịch Sóc Trăng tận dụng và khai thác có hiệu quả đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch phục vụ cho nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.

* Loại hình du lịch tâm linh

Có thể khẳng định đây là một trong những ưu thế nổi trội trong du lịch Sóc Trăng, nơi đây được mệnh danh là xứ sở của chùa tháp, với mật độ chùa khá dày


đặc trong cộng đồng người Khmer, gần như trong mỗi Sóc đều có sự hiện hữu của một ngôi chùa với kiểu kiến trúc đặc trưng của người Khmer ở Nam Bộ. Ngôi chùa Khmer giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân, không chỉ là trung tâm tôn giáo mà còn là trung tâm văn hóa xã hội của cộng đồng, nơi bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống của họ; đối với người Khmer theo Phật giáo Nam Tông kể từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời luôn gắn bó cả cuộc đời của mình với chùa. Có thể khẳng định ngôi chùa chính là linh hồn của đồng bào người Khmer ở Sóc Trăng.

Trong giai đoạn hiện nay, loại hình sản phẩm du lịch tâm linh đang được chú trọng đặc biệt, hầu hết các công ty du lịch đều chọn đó là sản phẩm chủ yếu trong hoạt động du lịch của mình, với vai trò là chiếc cầu nối để du khách đến tham quan ở những ngôi chùa, các công ty du lịch xây dựng các tour du lịch trong đó chùa sẽ là điểm đến không thể thiếu trong suốt hành trình của du khách khi đến Sóc Trăng. Những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách bởi nét độc đáo, đặc sắc của kiến trúc chùa chiền như chùa Khleang, chùa Dơi (còn gọi là chùa Mã Tộc hay chùa Mahatup), chùa Chén Kiểu (chùa Sralôn)… đây cũng là những điểm du lịch thu hút đông đảo khách du lịch hàng năm đến Sóc Trăng. Tuy nhiên cũng có những vấn đề cần lưu ý trong quá trình khai thác các điểm du lịch tâm linh như: cơ sở hạ tầng để tiếp cận các điểm tham quan còn hạn chế đặc biệt là trong giao thông, chỉ có một số chùa gần trung tâm thành phố Sóc Trăng hoặc chùa nằm trên trục quốc lộ là đi lại dễ dàng còn lại hầu hết đều gặp khó khăn trong việc di chuyển đến chùa. Bên cạnh đó việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, chống trộm cắp, nạn tăng giá, bán hàng rong …ở khu vực quanh chùa cũng cần lưu tâm để tạo cảnh quan đẹp và tâm lí thoải mái cho du khách khi đến tham quan. Ngoài ra thực sự cần đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, am hiểu về những giá trị văn hóa của người Khmer khi du khách có nhu cầu muốn tìm hiểu để tạo hứng thú hơn trong lòng du khách, bởi thực tế cho thấy bộ phận hướng dẫn viên tại các điểm du lịch tâm linh còn mỏng cả về số lượng và trình độ nghiệp vụ, hầu hết các du khách tới là hỏi các trụ trì hoặc các vị sư trong chùa giải đáp những thắc mắc. Nếu có điều kiện có thể đào tạo thêm kiến thức về du lịch và tạo điều kiện cho người dân địa phương nhất là đồng bào Khmer

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.


được tham gia cung cấp dịch vụ du lịch của chính họ, rồi bán hàng lưu niệm vừa cải thiện đời sống lại tăng sức hút đối với khách du lịch khi được chính người Khmer giới thiệu về những giá trị, bản sắc văn hóa của họ.

* Loại hình du lịch lễ hội

Sóc Trăng là nơi có sự giao thoa giữa 3 dân tộc Kinh, Khmer và Hoa cùng chung sống với nhau qua nhiều thế kỉ. Bởi vậy nơi đây hội tụ một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, xứ sở của lễ hội Nam Bộ chính là tỉnh Sóc Trăng. Trong đó lễ hội của người Khmer là độc đáo đặc sắc nhất. Trong đó phải kể đến đó là Tết Chol Chnăm Thmây, lễ Dolta, lễ hội Ook Om Bok – đua ghe ngo, lễ cúng Phước Biển… Đặc biệt nhất trong lễ hội ở Sóc Trăng là lễ hội Ook Om Bok diễn ra vào ngày 15 tháng 10 âm lịch hàng năm, còn gọi là lễ cúng trăng là sự đưa tiễn mùa mưa chào đón mùa khô. Đây cũng là một trong ba lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer. Ngoài những nghi thức về phần lễ, phần được người dân háo hức mong chờ nhất đó chính là hội đua ghe ngo là một lễ hội lớn mang tính văn hóa và thể thao thu thút đông đảo không chỉ người dân tham gia mà còn cả khách du lịch trong và ngoài nước. Chính vì vậy trong những năm gần đây, tỉnh Sóc Trăng rất chú ý đầu tư thích đáng vào loại hình du lịch lễ hội, đơn cử như đường đua khán đài đua ghe Ngo được tỉnh Sóc Trăng đầu tư xây dựng mới với gần 60 tỷ đồng (hoàn thành năm 2009), gồm khán đài với 4.000 chỗ ngồi, sân khấu biểu diễn văn nghệ, bờ kè 2 bên đoạn gần đích đua đã hoàn thành, giúp cho người đi cổ vũ dễ xem, theo dõi, cổ vũ nhiệt tình. Vào ngày diễn ra lễ hội Ook Om Bok du khách tới thành phố Sóc Trăng sẽ cảm nhận được không khí lễ hội nhộn nhịp tưng bừng với cờ hoa băng rôn áp phích quảng cáo cho lễ hội treo khắp các đường phố. Các hoạt động trong các lễ hội cũng ngày càng được tổ chức quy mô bài bản hơn, năm 2011 Thủ tướng chính phủ đã quyết định giao cho tỉnh Sóc Trăng đăng cai tổ chức Festival lúa gạo lần thứ II vào dịp lễ hội Ook Om Bok – đua ghe Ngo, đó là điều kiện thuận lợi để Sóc Trăng quảng bá, kêu gọi các nhà đầu tư đến tìm hiểu nghiên cứu và khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch của vùng.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được trong việc khai thác loại hình văn hóa lễ hội phục vụ khách du lịch, thì vấn đề tổ chức trong các lễ hội còn tồn tại những


hạn chế nhất định như hầu hết các lễ hội được tổ chức quy mô và hoành tráng hơn trước nhưng cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng chưa tương ứng, nhất là hình thức dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của phần lớn du khách còn thiếu các điểm vui chơi vào ban đêm, những hoạt động mang tính truyền thống của dân tộc Khmer… để níu chân du khách ở lại và quay trở lại. Bên cạnh đó văn hóa tâm linh có xu hướng thiếu lành mạnh, còn có hiện tượng bói toán lên đồng, rồi đến nạn cờ bạc các dịch vụ trong hoạt động lễ hội bị thương mại hóa, nạn lôi kéo khách hành hương…còn phổ biến, đã làm giảm đi tính tôn nghiêm và những nét đẹp văn hóa trong khuôn khổ lễ hội. Nên rất cần sự chuyên nghiệp của ban tổ chức quản lí lễ hội đảm bảo các mặt an ninh, các dịch vụ để đem lại sự tin tưởng, hài lòng của du khách khi đến với mảnh đất Sóc Trăng.

* Loại hình du lịch làng nghề

Để đáp ứng nhu cầu thiết thực của du khách gần xa, tỉnh Sóc Trăng cũng đang đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch từ các làng nghề truyền thống. Đây được xem là một vấn đề đang được đầu tư khai thác nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho các địa phương, góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị cao đẹp của từng sản phẩm. Ở tỉnh Sóc trăng người Khmer làm các nghề thủ công như đan lát đồ dùng bằng tre trúc, dệt chiếu, sơ chế thuốc, đóng xe bò, sơ chế thuốc lá… Hiện nay tại ấp Phước Qưới, xã Phú Tân huyện Châu Thành cách thành phố Sóc Trăng 10km nghề đan lát thủ công và làm đồ gia dụng bằng tre trúc khá phát triển, đã tổ chức được các tour cho du khách đến tham quan, mỗi năm số lượng du khách tới tham quan ngày một đông, đến đây du khách sẽ thích thú khi được tham quan các cơ sở đan lát tre nứa, thấy được không khí rộn ràng, tiếng vót tre đan tanh tách nghe rất vui tai và tìm hiểu về nghệ thuật đan lát của bà con Khmer, được trực tiếp thấy đôi bàn tay khéo léo tinh tế của người dân tạo ra những sản phẩm rất phong phú và đa dạng chủng loại như cái rổ, thúng, xà ngom, bội nhốt gà, xà neng, cần xé nhỏ… đến những mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác như chiếc ghe ngo nhỏ, khay đựng trầu, rổ nhỏ… để du khách có thể mua làm quà lưu niệm khi trở về; Nhà nước cũng như tỉnh uỷ Sóc Trăng đặc biệt quan tâm, đầu tư kinh phí xây dựng mở rộng cơ sở, có phòng thực hành, nhà kho, nhà trưng bày, đồng thời đã thành lập hợp tác xã làng


nghề từ những năm 2006 với 126 hộ thành viên đều là người Khmer, vốn gắn bó lâu đời với nghề đan lát (Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Sóc Trăng).

Bên cạnh đó làng nghề vẽ tranh kiếng ở xã Phú Tân huyện Châu Thành tiêu biểu cho nét văn hóa hội họa rất riêng của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng cũng thu hút sự chú ý của khách du lịch, tuy nhiên hiện nay đang có nguy cơ mai một dần, những người còn giữ được nghề truyền thống này hầu như đã lớn tuổi, thế hệ con cháu gần như đã không còn mặn mà với công việc đòi hỏi sự tẩn mẩn này. Điểm qua những nghệ nhân có tuổi và gắn bó lâu dài với nghề truyền thống này thì không thể không nhắc đến đôi vợ chồng nghệ nhân già Sơn Bol và Lý Thị Thiên, những người được coi là gạo cội trong nghề vẽ tranh trên kính tại Phước Thuận. Họ chính là những người giữ lửa cho làng nghề trước nhịp sống hối hả của thời đại, quanh năm suốt tháng đôi bàn tay của vợ chồng già không ngơi cọ, dù nghèo nhưng với họ bỏ nghề là bỏ gốc.Ông Bol tâm sự: “Cái nghề đã gắn chặt với cuộc đời tôi từ lúc tuổi 16, đến nay tôi đã 70 thì làm sao tôi có thể bỏ được nó khi mà xung quanh chẳng còn mặn mà. Là người đầu tiên nên mình cũng cố gắng lê những bước cuối cùng còn lại của cái nghề này”. Vào những ngày cận tết, hai vợ chồng nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn của các thương lái có nhu cầu. Ngoài tranh trên kính, gia đình ông Bol còn vẽ tranh trên vải, vẽ hoa văn cho các mô hình sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong làng để sản phẩm được đa dạng hơn về thể loại. Và đồng bào người Khmer cho dù cuộc sống hiện đại, các vật dụng trang trí cũng phong phú hơn, nhưng với họ thì trong ngôi nhà không thể thiếu những bức tranh kính mang những ảnh tượng trưng có nét đặc trưng riêng của văn hóa Khmer như ảnh Phật Đản sinh, Phật ngồi thiền… Chính vì vậy, thực sự làng nghề vẽ tranh kính ở ấp Phước Qưới, xã Phú Tân, huyện Châu Thành rất cần sự quan tâm của tỉnh ủy để lưu giữ được nét văn hóa đẹp vốn được coi là nghệ thuật hội họa độc đáo của người Khmer.

Ngày nay, trải qua biết bao biến động và những đổi thay về kinh tế nhưng vẫn còn có những làng nghề truyền thống đang tồn tại và phát triển trở thành sản phẩm du lịch cho du khách mỗi khi về vùng đất Sóc Trăng. Để phát huy hơn nữa những tiềm năng vốn có của từng địa phương, tỉnh đã quy hoạch và định hướng phát triển làng nghề truyền thống theo cơ chế thị trường, bảo đảm phát triển bền vững, giữ gìn


tốt vệ sinh môi trường sinh thái, phát triển làng nghề gắn với du lịch, văn hóa địa phương.

* Loại hình du lịch văn hóa ẩm thực

Đến Sóc Trăng tham quan du khách không chỉ được khám phá nét độc đáo qua những công trình kiến trúc, mà còn được thưởng thức nét văn hóa ẩm thực khá đặc sắc đã và đang được tỉnh đẩy mạnh khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch. Các món ăn từ lâu đã được coi là đặc trưng của người Khmer đó là: mắm Bohoc, bún nước lèo, bánh cống, cốm dẹp… mà hiện nay được các nhà hàng chọn làm một trong những món ăn không thể thiếu trong thực đơn, phần nào dưa du khách đến gần hơn với văn hóa ẩm thực nơi đây. Bên cạnh đó, các món ăn của người Khmer còn được người dân bày bán tại nhà, hay xung quanh các điểm du lịch với giá cả phải chăng đáp ứng cho nhu cầu của du khách khi muốn thưởng thức. Tỉnh Sóc Trăng cũng đã rất chú trọng khi thường tổ chức các hội chợ ẩm thực mang tính thương mại nhằm quảng bá tới khách du lịch. Tuy nhiên, còn thiếu sự đa dạng trong các món ăn của người Khmer, với chỉ có một vài món ăn đặc trưng được du khách biết đến, nhưng không phải món ăn nào du khách cũng thưởng thức được bởi cách chế biến cùng mùi vị có những điểm khác lạ; ngay cả hội chợ ẩm thực của tỉnh cũng thực sự chưa thu hút được khách du lịch, còn mang tính nhỏ lẻ, những nét độc đáo trong ẩm thực của người Khmer chưa được khai thác hết.

Bên cạnh đó, các loại hình văn nghệ dân gian của dân tộc Khmer như: văn học dân gian, sân khấu dân gian, ca múa, nhạc ngũ âm… đặc biệt là sân khấu Rôbam (múa mặt nạ), sân khấu Dù Kê (kịch hát), điệu múa Râm vông gây ấn tượng mạnh đối với du khách khi được thưởng thức. Tuy nhiên, rất khó có thể bắt gặp loại hình nghệ thuật trên trong cuộc sống thường ngày của người dân, chỉ có những ngày lễ thật lớn hoặc trong các sự kiện văn hóa chính trị xã hội đặc biệt của tỉnh, với có các đoàn nghệ thuật biểu diễn. Nên thực sự rất cần dược nhân rộng các loại hình nghệ thật trên để không chỉ du khách trong nước mà cả khách du lịc quốc tế được thưởng thức loại hình nghệ thuật độc đáo này.


2.4.3. Thị trường về khách du lịch‌

Trong những năm qua hoạt động du lịch của tỉnh Sóc Trăng đã có những bước chuyển mình, lượng khách du lịch và doanh thu du lịch tăng lên.Theo thống kê của Sở văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Sóc trăng, trong giai đoạn 10 năm (2006 – 2016), lượng khách du lịch đến Sóc Trăng tăng qua các năm. Trung bình hàng năm tăng 14,2%; Trong đó khách nội địa tăng bình quân 13,8%, và đặc biệt là khách quốc tế tăng ở mức đột biến bình quân 49,2%. Lượng du khách tới Sóc Trăng để khám phá những nét mới lạ của sinh hoạt, đời sống dân cư nơi đây cũng như thưởng thức những sản phẩm du lịch mới. Năm 2006 tổng lượng khách du lịch đến Sóc Trăng là 68, 657 lượt khách, đến năm 2016 tăng lên 1 133 358 lượt khách, tăng gấp

16,5 lần.


Hình 2 1 Biểu đồ thể hiện tình hình khách du lịch đến Sóc Trăng giai đoạn 1

Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện tình hình khách du lịch đến Sóc Trăng giai đoạn 2006 - 2016‌

Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch Sóc Trăng

Không chỉ lượng khách du lịch tăng mà số lượng khách lưu trú giai đoạn 2006

– 2016 cũng tăng đáng kể, trung bình hàng năm tăng đến 31,4%. Số khách lưu trú tăng vọt như vậy một phần do ngành Văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh trong những năm qua đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến quảng bá, và tỉnh ủy Sóc Trăng cũng đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất đặc biệt là cơ sở lưu trú cũng đã đảm bảo cho nhu cầu của du khách. Năm 2006 tổng lượt khách lưu trú là 68, 657 lượt khách,


thì đến năm 2016 đã là 281,803 lượt khách tăng 213,146 lượt khách, gấp 4,1 lần; Trong đó lượt khách trong nước và quốc tế đều khởi sắc.

Lượt người

Trong nước

Quốc tế

260720

159692 156540

90644

64237

71200


420

250

945

0890

8000

1083

2


1


1


5

5

4

300000

250000

200000

150000

100000

50000

0

2006 2008 2010 2012 2014 2016

Năm


Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện tình hình khách lưu trú tại Sóc Trăng giai đoạn 2006- 2016‌

Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch Sóc Trăng

Lượng khách du lịch tăng qua các năm, điều tất yếu doanh thu du lịch cũng từng bước đi lên. Năm 2006 tổng doanh thu của ngành là 38,430 tỷ đồng, đến năm 2008 là 50,710 tỷ đồng, năm 2012 là 170, 392 tỷ đồng, năm 2016 là 460 tỷ đồng. Chứng tỏ những đóng góp của ngành vào hoạt động kinh tế chung của tỉnh ngày càng có những tín hiệu đáng mừng.

Hình 2 3 Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch Sóc Trăng giai đoạn 2006 – 2016 ‌ 2

Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch Sóc Trăng giai đoạn 2006 – 2016.‌

Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch Sóc Trăng

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 04/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí