Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp - 10


dân tộc vẫn giữ được bản sắc riêng của mình, điển hình như dân tộc Khmer có nhiều yếu tố độc đáo trong phong tục tập quán đến nay vẫn còn lưu truyền.

Trong phong tục tập quán của người Khmer ở Sóc Trăng, không thể không nhắc tới các nghi lễ chuyển đổi liên quan đến các mốc đánh dấu từng giai đoạn phát triển trong vòng một đời người. Đầu tiên phải kể đến là nghi lễ thôi nôi, cũng có các bà mụ (dây chmop) của người Khmer với bài thuốc dân gian cho sản phụ uống một loại thảo mộc nhiều sữa giúp cho sản phụ sinh nở một cách dễ dàng hơn; Sau khi sinh sản phụ và trẻ sơ sinh có thể bị nhiều tai họa, người Khmer cho rằng do ma quỷ gây ra nên treo khúc cây xương rồng long trụ có 4 ngạnh để xua đuổi trừ tà, khi trẻ sơ sinh khó nuôi họ cho trẻ đeo bùa ở cổ, được một tháng làm nghi thức cắt tóc trả ơn mụ gia đình sẽ mời bà mụ đến trả ơn lễ vật gồm vải, con gà, trái cây, lúa, đèn cầy.. em bé được bà mụ cắt tượng trưng một chỏm tóc nhỏ và được mọi người chúc mọi điều tốt lành.

Một nghi lễ quan trọng không kém đó là nghi thức đi tu của bé trai dân tộc Khmer khi được 12 tuổi, sẽ được ba mẹ gửi vào chùa tu một thời gian để báo hiếu cha mẹ và học ngôn ngữ Pali, Khmer về Kinh luật. Chọn độ tuổi này vì cho rằng tuổi này nam thiếu niên còn ngây thơ trong sạch đi tu cha mẹ được phước nhiều.

Đặc biệt trong phong tục, lễ cưới của người Khmer tồn tại ở Sóc Trăng còn bảo lưu khá nhiều nghi thức cổ truyền và nghi thức nào cũng có màn múa như múa mở màn, múa cắt tóc, múa cắt hoa, múa buộc chỉ tay, múa cuốn chiếu, múa mở mùng đã khắc sâu vào trong tâm trí của mỗi người dân Khmer. Trong hôn nhân thường do cha mẹ xắp xếp có sự thỏa thuận của con cái, cưới xin sẽ trải qua 3 bước: làm mối, dạm hỏi và lễ cưới được tổ chức bên nhà gái. Người Khmer kiêng kỵ không bao giờ tổ chức hôn lễ vào những ngày nhập hạ (Chol vôssa) tức 3 tháng mùa mưa vì họ cho rằng kết hôn vào mùa này sẽ thê lương không được may mắn không có sự ban ơn che chở của chư thiền, Đức Phật nên họ thường tổ chức hôn lễ vào thời điểm mùa khô (khoảng tháng 1 đến tháng 4 dương lịch) trước lễ mừng năm mới Chôl Chnăm Thmây.

Người khmer ở Sóc Trăng ít tổ chức mừng thọ cho ông bà cha mẹ như người Kinh và người Hoa, chỉ có một số gia đình là kết hợp mừng thọ vào dịp Chôl


Chnăm Thmây chứ không tổ chức riêng cho từng người, vào dịp này con cháu người Khmer thường thực hiện nghi lễ tắm ông bà cha mẹ ở sân nhà bằng nước ấm pha với nước hoa để chúc phúc đến con cháu thể hiện lòng hiếu thảo quan tâm.

Nghi lễ cuối cùng trong vòng đời của người Khmer đó là nghi thức tang lễ. Nghi lễ chủ yếu trong tang lễ là hỏa táng. Một số trường hợp mất vì tự tử, tai nạn, sinh nở là những cái chết không bình thường theo quan niệm của người Khmer nên sẽ không được hỏa táng và nhập tháp. Những trường hợp khác gia đình chưa đủ điều kiện (về tài chính, thời gian), người chết sẽ tạm thời được thổ táng vài năm cho đến khi có đủ điều kiện rồi mới hỏa táng, sau đó đem tro cốt vào một “chet đây” đặc biệt nào đó trong chùa (Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Sóc Trăng).

Đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer cũng rất phong phú. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo Nam tông, từ hoạt động kinh tế đến đời sống văn hóa vật chất, đời sống văn hóa tinh thần và đời sống chính trị- xã hội. Và chùa Phật giáo Nam tông của người Khmer không chỉ là trung tâm tôn giáo, mà còn là trung tâm văn hóa xã hội của cộng đồng. Trong tín ngưỡng, thì Thờ Phật, tổ tiên và tiến hành các nghi lễ nông nghiệp, tín ngưỡng dân gian như cúng thần ruộng, gọi hồn lúa, thờ thần mặt trăng. Bên cạnh đó còn tồn tại những dấu vết còn lại của Bà La Môn trong đời sống.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Người Khmer còn có kho tàng phong phú về truyện cổ như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. Đặc biệt, sân khấu truyền thống (Dù Kê, Dì Kê) hết sức độc đáo cùng với múa dân gian là loại hình nghệ thuật biểu diễn đặc sắc của người Khmer gắn bó mật thiết với cuộc sống trong lao động sản xuất và sinh hoạt thường ngày của họ. Và âm nhạc là một phần không thể thiếu phục vụ cho lễ hội cộng đồng, nghi lễ tại chùa, đám tang, đám làm phước, lễ cúng Arăk…

Mảng trang phục cũng góp phần không nhỏ vào việc tạo nên sự độc đáo trong phong tục tập quán của người Khmer ở Sóc Trăng. Trong trang phục truyền thống của dân tộc Khmer thì nam nữ đều mặc xà rông bằng lụa tơ tằm do họ tự dệt, người co stuooir mặc quần áo bà ba màu đen, nam giới khá giả mặc bộ bà ba màu trắng, khăn rằn quấn trên đầu, hoặc vắt qua vai. Đám cưới, chú rể mặc áo xà rông, áo màu đỏ, cổ đứng với hàng khuy trước ngực, bên vai trái quàng chiếc khăn dài trắng (Kăl

Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp - 10


xinh). Cô dâu mặc Xăm pốt (váy) màu tím hay màu hồng, áo dài màu đỏ, quàng khăn và đội mũ cưới truyền thống. Áo dài không xẻ tà, thân áo rộng và dài dưới gối, chui đầu. Hiện nay, trong bối cảnh có sự hòa nhập giữa các dân tộc, trang phục của người Khmer ít nhiều có sự thay đổi, thường ngày họ mặc như trang phục của người Kinh, trang phục truyền thống chỉ được mặc vào các dịp lễ hội. Chính vì vậy, việc duy trì sử dụng trang phục truyền thống của người Khmer không chỉ có ý nghĩa về mặt lưu giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, mà còn là yếu tố tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch.

Nhà ở truyền thống của người Khmer là nhà sàn, được làm từ các loại vật liệu cây gỗ, tre, lá… theo tập quán truyền thống người Khmer xây dựng nhà ở trong một khuôn viên đất đai nhất định hợp thành không gian cư trú theo dòng họ (thường theo dòng mẹ) ở phum sóc và quần tụ xung quanh chùa chiền. Và hướng nhà của họ trùng với hướng của những ngôi chùa thường quay mặt về hướng đông, chứng tỏ thêm rằng gia đình – dòng họ - phum sóc – chùa chiền luôn có mối quan hệ tương tác qua lại và gắn bó mật thiết đối với mỗi cá nhân và toàn cộng đồng. Hiện nay nhà ở truyền thống của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng thường là kiểu nhà nối mái, được xây dựng bằng cả vật liệu truyền thống lẫn hiện đại tùy theo khả năng kinh tế của gia đình và dòng họ. (Nguồn: Dư địa chí tỉnh Sóc Trăng).

Có thể nói, phong tục tập quán của người Khmer chính là món ăn tinh thần không thể thiếu được của du khách khi đến Sóc Trăng tham quan tìm hiểu về tài nguyên du lịch nhân văn. Nên có thể nói vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng là việc làm cần thiết, cần được sự quan tâm của đảng ủy chính quyền địa phương.

2.3.4. Làng nghề‌

Sóc Trăng là tỉnh có số lượng dân tộc Khmer cư trú đông nhất, nên có sự phong phú đa dạng trong đời sống văn hóa vật chất và cả đời sống văn hóa tinh thần. Thể hiện qua sự đa dạng về lễ hội, kiến trúc các ngôi chùa, về văn hóa, ẩm thực và nhiều làng nghề truyền thống đến nay còn hiện hữu như làng dệt chiếu ở xã Lạc Hòa thị xã Vĩnh Châu, làng cốm dẹp – đan lát ấp Phước Qưới xã Phú Tân huyện Châu Thành, làng tranh Kính Phước Thuận ở xã Phú Tân huyện Châu


Thành… Mặc dù đứng trước cơ chế thị trường và sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng, nghề truyền thống thủ công có nguy cơ bị mai một xong đồng bào Khmer vẫn một lòng tâm huyết giữ gìn nghề truyền thống của mình.

Theo quyết định số 71 của UBND tỉnh Sóc Trăng, ngày 29/02/2008, toàn tỉnh có 12 làng nghề truyền thống, trong đó có 03 làng nghề, sản phẩm được đưa vào phục vụ phát triển du lịch từ lâu rất nổi tiếng đã trở thành thương hiệu của Sóc Trăng như làng nghề Bánh pía – Lạp Xưởng, Làng ngề Đan lát, Làng nghề Cốm dẹp. Mỗi làng nghề đều có những nét đặc trưng có những giá trị riêng, không chỉ góp phần cải thiện đời sống của người dân mà còn là yếu tố hấp dẫn khách du lịch khi ghé đến mảnh đất này.

Đầu tiên phải kể đến đó là làng nghề đan lát ở ấp Phước Qưới, xã Phú Tân huyện Châu Thành, cách thành phố Sóc Trăng hơn 10km. Từ lâu nghề đan lát đã là niềm tự hào của người Khmer, bởi những sản phẩm thủ công do họ làm ra, thường được chính họ mang đi trao đổi buôn bán nhiều nơi ở trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng. Với nguyên liệu chủ yếu từ tre, trúc dưới bàn tay khéo léo sự sáng tạo của người dân đã tạo ra những sản phẩm vừa đơn giản lại tinh tế được sử dụng trong đời sống như rổ, thúng, xà ngom, bội nhốt gà, xà neng, cần xé nhỏ… bên cạnh một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác như chiếc ghe ngo nhỏ, khay đựng trầu, rổ nhỏ… sẽ là những sản phẩm du lịch phục vụ cho nhu cầu của du khách khi đến Sóc Trăng. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, người dân cũng gặp không ít những khó khăn như vấn đề tiêu thụ sản phẩm đặc biệt với những hộ làm nhỏ lẻ thường không có đơn đặt hàng sẵn như những hộ làm lâu năm, mặt khác giá sản phẩm lại không cao nên người dân phải kiếm nghề khác để mưu sinh, không thể gắn bó với nghề truyền thống, và nghề truyền thống lại trở thành nghề phụ.

Hiện tại người dân Khmer đã tìm những giải pháp để có thể tiếp tục duy trì và phát huy nghề truyền thống của cha ông, họ trau dồi những kinh nghiệm học hỏi để nâng cao tay nghề đồng thời sáng tạo ra các mẫu mã đẹp không chỉ tăng thu nhập mà còn phục vụ cho thị hiếu của khách hàng. Bên cạnh đó, nhận được sự quan tâm của đảng và nhà nước, đã đầu tư kinh phí xây dựng mở rộng cơ sở, nhà kho nhà trưng bày, thành lập các hợp tác xã làng nghề với các thành viên đều là người


Khmer gắn bó với nghề, đã giúp cho làng nghề có sự khởi sắc. Hiện làng nghề đan lát Phú Tân, huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng đang chú trọng phát triển các sản phẩm mỹ nghệ phục vụ khách tham quan mua hàng lưu niệm.

Làng nghề giã cốm dẹp là nghề truyền thống của hầu hết các làng có người Khmer sinh sống. Cốm dẹp từ lâu đã trở thành món ăn phổ biến của bà con bởi đây chính là vật cúng đặc biệt không thể thiếu trong dịp lễ Ook Om Bok – một trong ba lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer. Và nổi tiếng nhất đó là làng nghề Cốm dẹp ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành hoạt động sản xuất diễn ra quanh năm đã cung cấp một số lượng lớn cho khách hàng đồng thời cũng là món quà mà du khách không thể nào quên khi ghé tới Sóc Trăng. Quy trình làm cốm dẹp là hoàn toàn thủ công, được làm từ loại lúa nếp vừa đỏ đuôi, người ta lấy hạt còn nguyên vỏ đem rang lên cho chín tới, sau đó cho vào cối và chày gỗ giã cho dẹp lại, cốm mới giã khá giòn và dẻo ăn rất thơm mùi nếp mới. Muốn ăn ngon hơn người ta trộn cốm với dừa rám, ít nước dừa và đường cát trắng đổ vào thau rộng, để cốm thấm đều và hơi mềm là dùng được. Vào dịp lễ Ook Om Bok, du khách tới thăm Sóc Trăng sẽ được thấy không khí rộn ràng bởi tiếng giã cốm vang khắp xóm. Có thể nói đây cũng chính là một trong những sản phẩm du lịch níu chân du khách mỗi khi đến tham quan Sóc Trăng.

Làng tranh Kính Phước Thuận tồn tại hơn 50 năm là một trong những làng nghề truyền thống của người dân Khmer ở xã Phú Tân huyện Châu Thành. Nghề vẽ tranh trên Kính của đồng bảo Khmer có nhiều nét độc đáo sáng tạo trong phong cách. Tranh Kính là loại tranh vẽ phía sau mặt của tấm kính, thực hiện qua nhiều công đoạn tương đối tỉ mỉ, nhất là bước phối màu thường rất tốn thời gian nên những nghệ nhân thường vẽ những nét cơ bản trước rồi mới phối màu. Đầu tiên người thợ đặt tấm kiếng lên tờ giấy hình mẫu vẽ ngược, rồi dùng bút lông chấm mực vẽ đồ theo hình mẫu, sau đó vẽ các chi tiết trong bức tranh, khi vẽ người thợ dùng một loại sơn nhám quét lên mặt kiếng nhằm tạo độ bám trước khi tranh được tô vẽ bằng sơn. Tiếp đó họ chấm sơn tô màu theo quy định vào những ô đã tách, vật tiền cảnh vẽ trước vật hậu cảnh tô vẽ sau, cuối cùng là màu phông rồi đem tranh phơi nắng. Nội dung vẽ tranh cũng rất phong phú, có thể là tranh chân dung ông bà


cha mẹ, tranh Đức Phật Thích ca theo Phật thoại, tranh về chùa chiền, phong cảnh quê hương…Đó là những tác phẩm nghệ thuật dân gian độc đáo được mọi người ưa chuộng, tuy nhiên hiện nay đứng trước thực trạng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nghề vẽ tranh trên Kính đang có nguy cơ mai một dần nhưng trong tâm trí của mỗi người dân Khmer ở xã Phú Tân thì nó là tiêu biểu cho nét văn hóa hội họa riêng của họ, là niềm tự hào của người Khmer tỉnh Sóc Trăng (Nguồn: www.DulichSoc Trang.org).

Làng nghề dệt chiếu ở xã Vĩnh Hải huyện Vĩnh Châu đã thu hút một bộ phận người Khmer tham gia sản xuất, nghề dệt chiếu được coi là nghề nghiệp “mẹ truyền nghề, con nối nghiệp” của người Khmer. Nguyên liệu chính để dệt chiếu là cói và lát, để làm ra một chiếc chiếu đòi hỏi sự khéo léo và bỏ ra rất nhiều công sức. Đầu tiên phải đi mua lác hoặc nếu có sẵn thì thu hoạch, đặc trưng của sợi lác là 3 cạnh rất sắc mà phải nhổ bằng tay nếu không thì sợi lác sẽ không được tươi và có thể bị ngấm nước khi trở về nhà. Bởi vậy nhìn bàn tay của người làm chiếu không những bị chai sạn mà còn chi chít ngang dọc vết cắt của lác. Mang được lác về nhà người thợ cắt gốc bỏ ngọn rồi tỷ mỉ dùng dao lột từng sợi bỏ ruột chỉ lấy phần vở ngoài, xong đem sợi lác đó phơi nắng hơn chục ngày, đến khi sợi chuyển qua màu trắng đục quắn lại thì coi như xong giai đoạn quan trọng nhất. Cả quá trình phải bảo quản rất kỹ càng, để dính nước mưa hoặc phơi không kĩ là hỏng không đảm bảo để làm nên những chiếc chiếu bền và đẹp. Bên cạnh đó, thợ dệt còn phải tự làm lấy sợi đay để dệt xương chiếu, cũng rất kỳ công (Nguồn: Dư địa chí tỉnh Sóc Trăng).

Phần nhuộm cũng là một công đoạn rất quan trọng, để có chiếc chiếu nhiều màu sắc, trang trí hài hòa, hoa văn độc đáo là nhờ vào đôi bàn tay khéo léo tài hoa của người thợ. Hoàn thiện được một chiếc chiếu thợ lành nghề có thể mất 3 – 5 ngày, với nhiều loại chiếu khác nhau như chiếu trơn, chiếu bông, chiếu lễ… phục vụ cho đời sống bà con hàng ngày, cải thiện đời sống, và đặc biệt trong các ngày lễ thì chiếc chiếu là vật dụng không thể thiếu trong mỗi hộ. Hiện nay vấn đề đầu ra cho các sản phẩm cũng là nỗi lo của người làm chiếu, bởi giá thành mỗi chiếc chiếu được làm công phu có giá khá cao so với mức sống của bà con nơi đây, và thị hiếu của người dân cũng đã có sự thay đổi. Nên rất cần sự quan tâm đúng mức của đảng


ủy chính quyền địa phương, tạo đầu ra cho sản phẩm. Để mỗi chiếc chiếu đồng thời cũng là linh hồn của người làm chiếu được lưu giữ hôm nay và mai sau.

Mặc dù đứng trước những biến đổi về mọi mặt cả ở kinh tế lẫn xã hội. Nhưng vẫn còn nhiều làng nghề truyền thống tồn tại và phát triển, đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách mỗi khi đến Sóc Trăng. Các làng nghề có tiềm năng rất lớn và sẽ phục vụ có hiệu quả cho hoạt động du lịch nếu được quy hoạch và định hướng phát triển đúng đắn, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, đi đôi với việc giữ gìn cho môi trường làng nghề được trong sạch. Đó cũng là việc làm nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc tạo nên sản phẩm đặc thù để mỗi khi đến Sóc Trăng du khách sẽ không quên mua quà về sau mỗi chuyến đi.

2.3.5. Nghệ thuật ẩm thực‌

Người Khmer định cư chủ yếu ở vùng nông thôn, tỉ lệ người dân sống bằng nông nghiệp chiếm tới 90%, cây lương thực chủ yếu là lúa và các loại hoa màu. Họ biết trồng lúa nước từ sớm, có kinh nghiệm trong việc sử dụng các biện pháp thủy lợi nên họ trồng được nhiều giống lúa khác nhau. Đặc biệt từ gạo nếp người Khmer đã chế biến đa dạng các loại cơm và xay bột để làm nhiều loại bánh như bánh tét, bánh ít, bánh tổ chim, bánh gừng, cốm dẹp … Mỗi loại bánh lại có một hương vị riêng hấp dẫn du khách khi đến Sóc Trăng đều muốn thưởng thức. Trong đó có hai loại bánh mang tính đặc thù của văn hóa dân tộc người Khmer đó là bánh gừng và cốm dẹp; chắc hẳn khi nghe tên bánh gừng mọi người sẽ nghĩ bánh gừng sử dụng nguyên liệu chính là gừng, thực chất không phải vậy, loại bánh này được chế biến từ bột nếp với hột gà, có hình dáng giống củ gừng nên người ta gọi là bánh gừng (num khnhây), sau đó họ dùng mỡ chiên chín và rắc lên bánh một lớp đường cát trắng lấp lánh trông rất đẹp rồi đem phơi nắng. Đây cũng chính là lễ vật không thể thiếu trong các lễ cưới truyền thống của người Khmer đồng thời cũng là biểu tượng cho hạnh phúc đôi lứa, họ còn làm loại bánh này loại nhỏ hơn để làm quà hoặc đãi khách, chứng tỏ lòng hiếu khách của đồng bào người Khmer.

Loại thứ hai là cốm dẹp, loại vật cúng gắn liền với lễ hội cúng Trăng Ook OmBok. Cốm dẹp làm từ lúa nếp mới chín đỏ đuôi, đem rang chín có tiếng nổ lốp bốp thơm mùi nếp mới, rồi cho vào cối dùng chày gỗ giã lúc đầu do nếp mới còn


tươi nên hạt nếp bẹp ra và dính vào nhau, nên còn gọi là cốm dẹp, cứ giã cho đến khi hạt nếp khô lên rời rã thì họ sẽ đổ ra chiếc nia sàng sảy bỏ phần vỏ trấu trắng đục, điểm những hạt màu xanh, hết mẻ này họ lại giã mẻ khác cho ra những mẻ cốm ngon lành. Cốm dẹp được trộn với dừa, đường cát trắng, để thấm đều hoặc ăn cùng chuối chín muồi sẽ rất ngon, khi thưởng thức sẽ cảm nhận được sự hòa quyện của cốm với nước dừa thơm dẻo cứ muốn ăn mãi. Để quảng bá cho sản phẩm của mình và cũng thể hiện sự hiếu khách, ngày nay vào dịp lễ hội Ook Om Bok, du khách mới đến Sóc Trăng dự hội đua ghe ngo được ban tổ chức tặng một gói quà lưu niệm có ý nghĩa đó chính là cốm dẹp trộn lẫn dừa (Nguồn: www.Dulichvn.org.vn).

Bên cạnh đó, đến Sóc Trăng khách thập phương còn được thưởng thức những loại bánh khác cũng không kém phần hấp dẫn như bánh cống, rồi bánh Pía từ lâu đã trở thành thương hiệu. Ghé qua Sóc Trăng, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những xe bán bánh cống vàng rộm ở hai bên đường hay ở trong chợ, món bánh này rất đỗi quen thuộc của đồng bào người Khmer. Nguyên liệu làm bánh thật đặc biệt, đó là sự kết hợp giữa đậu nành và gạo, chọn loại ngon ngâm nước cả hai cho nở đều, rồi đem gạo xay thành bột nước cho thêm chút muối đường để vỏ bánh được đậm đà; đậu xanh đem hấp chín để cả hạt, nhân bánh làm từ thịt heo với tôm bóc vỏ được băm nhuyễn. Do khuôn làm bánh bằng nhôm hình tròn, có tay cầm để khi đổ bánh dễ dàng cho việc vớt nên người dân Sóc Trăng gọi là bánh cống. Cho dầu vào chảo sôi, rồi nhúng khuôn vào trong chảo để khi đổ bột bánh không bị dính, tiếp đó đổ một nửa bột vào khuôn rồi cho đậu xanh, nhân thịt tôm vào đổ tiếp một nửa bột lên, đặt 2 con tôm bên cạnh nhúng khuôn bánh xuống chảo dầu đang sôi. Khi thấy khuôn bánh nổi lên là chín, dùng tre que hoặc dao cạy nhẹ khuôn lấy bánh ra lật trên chảo dầu thêm lần nữa cho chín vàng đều vớt lên vỉ cho ráo dầu. Bánh cống ăn kèm rau sống và nước mắm chua ngọt, cắn một miếng bánh giòn rụm cảm nhận được vị béo đậm đà của bánh cùng vị thanh mát của rau, khó ai có thể từ chối món bánh này khi ghé qua Sóc Trăng và ngã ba đường vào chợ Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên chính là nơi bán bánh ngon nhất giá cả cũng phải chăng 8000 đ/ cái.

Ngoài nguồn lương thực từ gạo nếp và gạo tẻ, người Khmer còn trồng các loại hoa màu, bổ sung thêm nguồn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày của họ. Nhìn chung

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 04/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí