Điều Kiện Về Chính Sách Phát Triển Của Nhà Nước

Việt Nam

- Luật Giao dịch điện tử (Electronic Transactions Act) 2005

3.3.3. Điều kiện về chính sách phát triển của Nhà nước

Để dịch vụ chứng thức có thể phát triển và đi vào cuộc sống, cần phải có sự ủng hộ của Nhà nước thông qua các chính sách khuyến khích phát triển, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia dịch vụ và khuyến khích khách hàng sử dụng. Cụ thể, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng cơ sở mạng Internet và viễn thông, chính sách hỗ trợ xây dựng hành lang pháp lý, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy dịch vụ chứng thực điện tử Việt Nam phát triển.

Trước hết, cần có những quy định, chính sách cụ thể để triển khai áp dụng chữ ký điện tử trong các cơ quan quản lý nhà nước. Đặc biệt, cần có chính sách cụ thể, từng bước khuyến khích triển khai sử dụng chữ ký điện tử trong các giao dịch điện tử như:

- Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan nhà nước.

- Giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau.

- Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trên thực tế, cần có những biện pháp, quy định và chính sách cụ thể để triển khai giao dịch điện tử có sử dụng chữ ký điện tử trong nội bộ các cơ quan nhà nước trước, tiếp đến triển khai đối với các giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Tiến tới, triển khai ứng dụng chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử cho tổ chức và cá nhân khác để sử dụng trong mọi giao dịch điện tử.

Song song với xây dựng chính sách, cần có cơ quan đầu mối về chứng thực điện tử quốc gia (CA root) để quản lý chung và đưa ra hệ thống chữ ký điện tử thống nhất trong cả nước và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, cần có chính sách chứng thực và tiêu chuẩn chứng thực quốc gia nhằm đảm bảo sự thống nhất và độ tin cậy, an toàn của hệ thống cũng như thuận tiện trong triển khai. Đồng thời, cần có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 360 trang tài liệu này.

những biện pháp, chính sách cụ thể để đẩy nhanh tiến độ hoạt động của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.

3.3.4. Điều kiện về nội lực của tổ chức sử dụng chữ ký điện tử

Thương mại điện tử 2009 Phần 1 - 24

Để phát triển dịch vụ chứng thực điện tử, cần có một đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin đủ mạnh, có khả năng bắt kịp với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật cũng như có khả năng thiết kế, xây dựng các ứng dụng đáp ứng yêu cầu khi triển khai dịch vụ chứng thực điện tử. Yêu cầu về nhân lực không chỉ về chất lượng mà phải cả về số lượng để có thể triển khai áp dụng chữ ký điện tử đồng bộ tại các tổ chức trên cả nước trong các giao dịch phi thương mại và thương mại.

Điều này đòi hỏi phải có các chính sách khuyến khích đào tạo chuyên sâu và rộng rãi về thương mại điện tử, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính và kinh doanh, đồng thời khuyến khích đào tạo chuyên sâu về ứng dụng chữ ký điện tử. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở đào tạo tổ chức triển khai đào tạo nguồn nhân lực để triển khai hoạt động này.

Kinh nghiệm các nước đã triển khai thành công dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử cho thấy, khó khăn khi triển khai dịch vụ chứng thực điện tử và áp dụng chữ ký điện tử trong giao dịch điện tử chính là ở trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên trách về hoạt động này trong các tổ chức sử dụng dịch vụ này.

3.3.5. Điều kiện về nội lực của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực

Chữ ký điện tử khi được chính thức đưa vào hoạt động sẽ có số lượng tổ chức và cá nhân tham gia sử dụng rất lớn. Do đó, nội lực của các cơ quan tổ chức cung cấp dịch vụ phải đảm bảo được các yêu cầu rất cao về hạ tầng kỹ thuật, mạng Internet, về nguồn nhân lực… Nhìn chung, các tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử phải đáp ứng 5 điều kiện:

(i) Điều kiện về thủ tục, giấy phép hoạt động: Các tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phải đáp ứng các điều kiện về thủ tục như: (1) Có

giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; (2) Có chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia cấp.

(ii) Điều kiện về tài chính: Để được cấp phép hoạt động, tổ chức cung cấp dịch vụ phải đáp ứng những điều kiện nhất định về tài chính như: (a) Có đủ năng lực tài chính để thiết lập hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, tổ chức và duy trì hoạt động phù hợp với quy mô cung cấp dịch vụ; (b) Ký quỹ tại một ngân hàng hoặc cam kết mua bảo hiểm để giải quyết các rủi ro và các khoản đền bù có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ và thanh toán chi phí tiếp nhận và duy trì cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi giấy phép.

(iii) Điều kiện về nhân lực: Các doanh nghiệp phải đáp ứng thêm điều kiện về nhân lực như: (a) Có đội ngũ nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý, điều hành, nhân viên quản lý an ninh và nhân viên dịch vụ khách hàng đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và quy mô triển khai dịch vụ; không có tiền án, tiền sự; (b) Người đại diện theo pháp luật hiểu biết pháp luật về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

(iv) Điều kiện về kỹ thuật: Do đặc thù của dịch vụ chứng thực chữ ký số, các doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện rất chặt chẽ về kỹ thuật. Cụ thể, các doanh nghiệp đăng ký tham gia cung cấp dịch vụ này phải thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu: (a) Lưu trữ đầy đủ, chính xác và cập nhật thông tin của thuê bao phục vụ cho việc cấp chứng thư số trong suốt thời gian chứng thư số có hiệu lực; (b) Đảm bảo tạo cặp khoá chỉ cho phép mỗi cặp khoá được tạo ra ngẫu nhiên và đúng một lần duy nhất; có tính năng đảm bảo khoá bí mật không bị phát hiện khi có khoá công khai tương ứng; (c) Hệ thống phân phối khóa cho thuê bao phải đảm bảo sự toàn vẹn và bảo mật của cặp khoá. Trong trường hợp phân phối khoá thông qua môi trường mạng máy tính thì hệ thống phân phối khoá phải sử dụng các giao thức bảo mật đảm bảo không lộ thông tin trên đường truyền.

(v) Điều kiện về kinh doanh: Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử cũng phải đáp ứng các yêu cầu về cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh cao hơn so với

các ngành kinh doanh dịch vụ khác, cụ thể như: (a) Có phương án kỹ thuật và phương án kinh doanh khả thi, phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng; (b) Có các phương án kiểm soát sự ra vào trụ sở, quyền truy nhập hệ thống, quyền ra vào nơi đặt thiết bị phục vụ việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; (c) Có các phương án dự phòng đảm bảo duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra;

Như vậy, có thể thấy để tham gia cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, các doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều yêu cầu rất cao về tài chính, nhân sự và kỹ thuật. Tuy nhiên, các yêu cầu về nhân sự và kỹ thuật cần được quy định cụ thể và rõ ràng hơn nữa đối với từng loại, từng cấp của tổ chức này. Đặc biệt là các yêu cầu cụ thể về trang thiết bị phần cứng, phần mềm phục vụ cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Câu hỏi ôn tập

1. Chữ ký số là gì? Chữ ký số có vài trò như thía nào trong thương mại điện tử ?

2. Hãy nêu các nguyên tắc để sử dụng chữ ký điện tử.

3. Hãy nêu qui trình ký kết chữ kí điện tử.

4. So sánh các nguồn luật điều chỉnh chữ ký điện tử trên thế giới và tại Việt Nam.

5. Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, pháp lý để triển khai chữ kí điện tử.

6. Hãy nêu một vài hình thức kí kết bằng chữ kí điện tử tại Việt Nam.

7. Hãy nêu thực trạng kí kết chữ kí điện tử tại Việt Nam hiện nay.

8. Chứng thực chữ kí điện tử là gì ? Vai trò của chứng thực chữ kí điện tử ?


Thuật ngữ

Thẩm định (authentication): là việc nhận ra những nhận dạng riêng của các cá nhân Chứng thực: thông điệp dữ liệu hay bất cứ bản ghi nào được chứng thực bởi một tổ chức nhằm nhận ra ai là người nắm giữ khóa ( bí mật hay công khai)

Hóa sinh : là công nghệ thẩm định cái cho phép phân tích và xác định các đặc điểm của con người như ngón tay, võng mạc, âm thanh, đặc điểm khuôn mặt và khuôn bàn tay.

Cơ quan chứng thực (certification authority): là bên thứ ba độc lập đáng tin cậy sẽ cung cấp và quản lý các chứng thực về an toàn và các khóa công khai cho việc mã hóa thông điệp.

Mật mã (: là các ký tự được kết nối với nhau nhằm mã hóa một thông điệp Thông điệp dữ liệu: là thông tin được tạo ra, gửi, nhận và lữu trữ bằng các phương tiện điện tử.

Số hóa (digitalization): là các số được ghép với nhau với độ dài cố định nhằm rút gọn nội dung của thông điệp thông qua hàm băm.

Chứ ký số ( digital signature): là một loại chữ ký điện tử có sử dụng các số và phương thức mã hóa

Chữ ký điện tử (electric signature): là hệ thống nhận dạng cá nhân bao gồm chữ ký số, mã số nhận dạng cá nhân (PIN), mật khẩu, mã thẻ thông minh, các nhận dạng sinh học ….

Mã hóa (cryptography): là hình thức sử dụng các thuật toán và chìa khóa để mã hóa thông điệp trước khi gửi và phá mã thông điệp khi nhận được.

Hàm băm (hash): là thuật toán để rút gọn các thông điệp thành các con số dài cố định.

Cơ quan chứng thực thông tin ( aut: là cá nhân hay tổ chức chứng thực thông tin và nhận ra ai là người ký điện tử.

Tính toàn vẹn: đảm bảo dữ liệu là không bị thay đổi Không thể phủ nhận: không thể chối bỏ giao dịch

Người nắm giữ chữ ký: là người đã khởi tạo chữ ký có trong các thông điệp dữ liệu hay đại diện của người ký.

Chương 3. Marketing điện tử


1.1. Các khái niệm cơ bản về E-marketing

Marketing đã hình thành từ rất lâu cùng với sự phát triển của thương mại. Tuy nhiên markting điện tử thì mới chỉ biết tới trong hơn 10 năm trở lại đây. Hiện nay có nhiều cách hiểu marketing điện tử, sau đây là một số khái niệm điển hình về marketing điện tử:

Marketing điện tử là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân

- dựa trên các phương tiện điện tử và Internet. 9

Marketing điện tử bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua Internet và các phương tiện điện tử 10

Marketing điện tử là việc ứng dụng mạng Internet và các phương tiện điện tử (web, e-mail, cơ sở dữ liệu, multimedia, PDA...) để tiến hành các hoạt động marketing nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức và duy trì quan hệ khách hàng thông qua việc nâng cao hiểu biết về khách hàng (thông tin, hành vi, giá trị, mức độ trung thành... từ đó tiến hành các hoạt động xúc tiến hướng mục tiêu và các dịch vụ qua mạng hướng tới thoả mãn nhu cầu của khách hàng.11

Về cơ bản, marketing điện tử được hiểu là các hoạt động marketing được tiến hành qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông. Trong đó, phương tiện điện tử có thể là máy tính, điện thoại di động, PDA… còn mạng viễn thông có thể là Internet, mạng thông tin di động…

1.2. Các hình thức phát triển cơ bản của marketing điện tử

Nhìn chung marketing điện tử trải qua 3 giai đoạn phát triển:


9 Philip Kotler, Marketing Management, 11 Edition, 2007 10 Joel Reedy, Shauna Schullo, Kenneth Zimmerman, 2000 11 http://www.davechaffey.com/Internet-Marketing

Thông tin: các hoạt động marketing điện tử nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các website, catalogue điện tử

Giao dịch: các hoạt động giao dịch trực tuyến, tự động hóa các quy trình kinh doanh, phục vụ khách hàng tốt hơn, thuận tiện, an toàn và hiệu quả hơn trong bán lẻ, dịch vụ ngân hàng, thị trường chứng khoán....

Tương tác: phối hợp, liên kết giữa nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối... thông qua chia sẻ các hệ thống thông tin, phối hợp các quy trình sản xuất, kinh doanh để hoạt động hiệu quả nhất, điển hình là các hãng sản xuất ô tô, máy tính...

* Những hoạt động Marketing điện tử phổ biến

- Marketing trực tiếp bằng e-mail.

- Gửi thông điệp quảng cáo qua Internet đến các thiết bị điện tử như điện thoại di động, fax...

- Dịch vụ khách hàng thông qua các công cụ trên web và Internet như chat, voice, video conference, net meeting.

- Thực hiện điều tra ý kiến khách hàng tự động bằng bảng câu hỏi trên web.

- Đăng ký trên các sàn giao dịch, cổng thương mại điện tử.

- Tổ chức các diễn đàn để tìm hiểu ý kiến khách hàng.

* So sánh marketing điện tử và marketing truyền thống

Có thể khẳng định rằng mục tiêu của marketing điện tử và truyền thống không khác nhau. Jeff Bezos – người sáng lập và đồng thời là chủ tịch của Amazon.com, một trong những công ty kinh doanh qua mạng hàng đầu thế giới với doanh số năm 2005 khoảng 7 tỷ USD đã phát biểu rằng: “Mọi công ty đều phải chú trọng tới khách hàng, hướng tới nhu cầu của khách hàng trước khi đề cập tới sản phẩm của mình, cho dù trong thời đại công nghệ thông tin hay các thời đại khác”. Đối với doanh nghiệp, mục tiêu của marketing điện tử không khác với marketing truyền thống, đều là doanh số, lợi nhuận, thị phần... Jeff Bezos cũng nhận xét về Amazon.com như sau:

“Chúng tôi không phải là nhà phân phối sách báo

Chúng tôi cũng không phải là người bán băng đĩa nhạc

Chúng tôi cũng không phải là những nhà kinh doanh phim ảnh Và cũng không phải là công ty chuyên bán đấu giá, mà

Chúng tôi là công ty phục vụ khách hàng.”

Điều này cho thấy, trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, marketing điện tử hay truyền thống đều hướng tới cùng một đối tượng, đó là khách hàng.

Tuy nhiên, marketing điện tử khác với marketing truyền thống ở hai điểm chính đó là: môi trường kinh doanh và phương tiện thực hiện. Đối với môi trường kinh doanh, marketing điện tử tập trung vào các hoạt động marketing trong môi trường Internet và web. Đến nay marketing điện tử có thể mở rộng môi trường ra các mạng viễn thông khác như mạng thông tin di động nhờ sự hội tụ của các mạng viễn thông. Về phương tiện thực hiện: marketing điện tử sử dụng Internet và các thiết bị điện tử như máy tính, PDA, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác.

Bản chất của marketing điện tử không khác so với marketing truyền thống, vẫn nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng trong thời đại công nghệ thông tin sẽ có những đặc điểm khác với khách hàng truyền thống; họ có thói quen tiếp cận thông tin khác với truyền thống, họ đánh giá các lựa chọn về hàng hóa dịch vụ dựa trên các nguồn thông tin mới, hành động mua hàng khi thực hiện qua mạng cũng khác so với truyền thống. Bản chất marketing không thay đổi, vẫn là một quá trình trao đổi thông tin và kinh tế. Marketing điện tử vẫn bao gồm từ việc xác định nhu cầu đến lập các kế hoạch marketing hỗn hợp đối với sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng, sau đó tiến hành và kiểm tra để thực hiện các mục đích của tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, phương thức tiến hành marketing điện tử khác với marketing truyền thống: Marketing truyền thống cần rất nhiều các phương tiện khác nhau như tạp chí, tờ rơi, thư từ, điện thoại, fax... khiến cho sự phối hợp giữa các bộ phận khó khăn hơn, tốn nhiều thời gian hơn; còn marketing điện tử thông qua các mạng viễn thông, đặc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2022