Hệ Thống Kết Cấu Hạ Tầng Kỹ Thuật


Công nghiệp Bắc Kạn năm 2006 và 2007 tăng trưởng chậm lại so với thời kỳ 2001 - 2005 là do một số doanh nghiệp có giá trị sản xuất lớn chưa tìm được đầu ra như công nghiệp xi măng, lắp ráp ô-tô nên sản xuất cầm chừng, một số dự án đưa vào sản xuất chậm...

Biểu 2.9: Giá trị tổng sản lượng công nghiệp trên địa bàn tỉnh 2001-2007

Đơn vị tính: tỷ đồng (giá cố định 1994)



Chỉ tiêu


2001


2005


2006


2007

Tăng trưởng BQ

2001-2005 %

Tổng giá trị sản xuất

46,4

164,9

185,9

189,031

28,86

- Công nghiệp khai thác

10,7

71,3

72,4

73,2

46,2

- Công nghiệp chế biến

33

83,3

101,3

103

20,3

- CN phân phối điện nước

2,7

9,9

12,1

12,83

30,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Kạn - 9

Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Bắc Kạn


Giá trị sản xuất ngành xây dựng trong những năm vừa qua tăng trưởng đều đặn cùng các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành xây dựng trong 10 năm qua bình quân đạt 26,47%/ năm. Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2007 tính theo giá so sánh 1994 gấp 5,47 lần so với năm 2000.

Tóm lại, qua nghiên cứu các số liệu về tình hình phát triển sản xuất của ngành công nghiệp và xây dựng cho thấy tính phát triển bền vững của công nghiệp Bắc Kạn không ổn định, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại sinh. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai thác và sơ chế khoáng sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành vì vậy không tạo được tích luỹ và mở rộng sản xuất. Công nghệ sản xuất của ngành là công nghệ trung bình thấp, chưa tạo được giá trị tăng thêm cao, chủ yếu là sử dụng lao động phổ thông trong dây chuyền sản xuất vì vậy giá trị sản xuất có thể cao song mức độ đóng góp của ngành đối với tăng trưởng kinh tế còn hạn chế.


b) Ngành nông - lâm - thuỷ sản

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp giai đoạn 2001-2005 đạt bình quân 5,91%, năm 2006 GTSX của ngành tăng trưởng chậm lại do gặp nhiều bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng GTSX toàn ngành chỉ đạt 4,6%. Năm 2007 sản xuất nông nghiệp được phục hồi do đó tốc độ tăng GTSX cao hơn những năm trước, ước đạt trên 13%.

Nông nghiệp và nông thôn Bắc Kạn những năm qua đã có bước chuyển biến tích cực, sản lượng lương thực tăng nhanh và cơ bản đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ. Cơ cấu kinh tế trồng trọt, chăn nuôi và khai thác, dịch vụ nông lâm thuỷ sản đang từng bước chuyển đổi theo hướng tích cực và sản xuất thêm nhiều hàng hoá, tạo thêm việc làm cho nhân dân.

Biểu 2.10: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thời kỳ 2001-2007



Chỉ tiêu


ĐVT


2001


2005


2006


2007

Tăng trưởng 2001-2005

(%)

Tổng G TSX (Giá

CĐ 94)

Tỷ đồng

328,274

509,320

532,741

626,096

5,91

Nông nghiệp

Tỷ đồng

280,859

409,197

423,374

501,173

7,81

Lâm nghiệp

Tỷ đồng

99,031

96,509

104,937

119,503

-0,51

Thuỷ sản

Tỷ đồng

2,384

3,614

4,430

5,420

8,67

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Kạn


Tốc độ tăng trưởng GDP của toàn ngành nông nghiệp giai đoạn 2001- 2005 đạt bình quân 5,89%/năm, là mức khá cao so với các tỉnh trong vùng núi phía Bắc. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh giảm từ 58,24% năm 2000 xuống còn 41,96% vào năm 2005.


* Ngành nông nghiệp

- Trồng trọt: Sản lượng lương thực có hạt tăng từ 87.545 tấn năm 2000 lên 148.544 tấn (2007). Diện tích trồng lúa đạt khoảng 21.233 ha sản lượng đạt 92.939 tấn và ngô là trên 16.133 ha và sản lượng đạt 55.605 tấn (2007). Bước đầu đã hình thành được vùng sản xuất chuyên canh trồng cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương khoảng 2.126 ha (2007), thuốc lá khoảng 600 ha (2007), lạc trên 500 ha và mía 232 ha, phân bố trên hầu hết các huyện, thị xã trong tỉnh. Riêng cây chè có trên 100 ha (2006) và ước khoảng gần 300 ha (2007), chất lượng cao tại các huyện Chợ Mới, Ba Bể và vùng chè tuyết shan, phân bố tại một số xã của các huyện Chợ Đồn, Chợ Mới, Ba Bể và Bạch Thông.

Bắc Kạn thực hiện khá tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho nông nghiệp và nông thôn đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sử dụng giống lai vào sản xuất với tỷ lệ diện tích trồng giống mới là lúa: 30%, ngô: 90%, thuốc lá: 100%, tỷ lệ giống lợn mới: 40%. Năng năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi không ngừng tăng lên, năng suất lúa đạt 43,77 tạ/ha (2007); ngô đạt 34,47 tạ/ha (2007).

Bắc Kạn còn phải kể đến diện tích trồng cây ăn quả đạt khoảng 4.000 ha trong đó cam quýt cho thu hoạch trên 800 ha, vải 400 ha, nhãn 240 ha, mận, mơ 1.300 ha. Tổng sản lượng quả các loại của Bắc Kạn khá lớn đến gần 5.000 tấn, trong đó cam quýt trên 1000 tấn, mơ mận trên 2000 tấn và còn lại là vải nhãn v.v...

- Chăn nuôi: Mặc dù dịch bệnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của gia súc nhưng so với tốc độ hàng năm vẫn phát triển khá về cả đàn lợn, đàn bò. Bên cạnh đó gia súc, gia cầm trong tỉ nh cũng phát triển khá với chất lượng rất tốt.


Biểu 2.11: Thống kê gia súc gia cầm tỉnh Bắc Kạn 2001 - 2007

Đơn vị tính: 1000 con


TT

Hạng mục

Thời gian

2001

2005

2006

2007

1

Trâu

87,0

84,0

83,86

93,82

2

32,5

40,0

40,19

88,18

3

Lợn

157,2

175,2

144,2

175

4

Gia cầm

1.527,5

1.513,0

1.128,87

1335,1

- Về dịch vụ nông nghiệp: dịch vụ nông nghiệp đã có bước tiến bộ (chiếm gần 5%), tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển nông nghiệp. Thực hiện tốt chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển đối với các mặt hàng chính sách. Hiện tại đã đưa tỷ lệ lúa giống mới đạt khoảng 30% và ngô lai đạt trên 70%.

* Ngành lâm nghiệp

Toàn tỉnh có 263.503 ha rừng, độ che phủ đạt 55,18% năm 2007 trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 224 nghìn ha và rừng trồng xấp xỉ 40 nghìn ha. Tình hình phân chia 3 loại rừng của tỉnh như sau: rừng đặc dụng là 25.582 ha gồm vườn quốc gia Ba Bể, 2 khu bảo tồn thiên nhiên là Kim Hỷ và Nam Xuân Lạc; rừng phòng hộ là 94.127,7 ha thuộc đầu nguồn của hệ thống sông suối như sông Cầu, sông.v.v... Rừng sản xuất là 268.339 ha phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh.

Tuy nhiên theo quy hoạch lâm nghiệp, tỉnh Bắc Kạn còn 124 nghìn ha là đất chưa có rừng. Diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng trồng kém chất lượng có thể xem xét cải tạo trồng rừng nguyên liệu khoảng 158 nghìn ha. Đối với rừng sản xuất có thể trồng rừng nguyên liệu gắn với chế biến lâm sản. Đối với diện tích rừng đặc dụng kết hợp bảo tồn nguyên trạng phục vụ nghiên cứu khoa học gắn với phát triển du lịch sinh thái. Đối với rừng phòng hộ: bảo đảm yêu cầu phòng hộ kết hợp với phát triển lâm sản ngoài gỗ để có nguồn thu từ rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái.


Giá trị kinh tế lâm nghiệp: tốc độ tăng trưởng GTSX của ngành lâm nghiệp ổn định trong những năm vừa qua. Tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp giai đoạn 1997-2000 tăng trưởng bình quân 10,07% tuy nhiên trong giai đoạn 2001-2005 tổng GTSX của ngành không tăng và giữ mức 96 đến 99 tỷ đồng (giá so sánh 1994). Năm 2006 giá trị sản xuất của ngành tăng thêm hơn 8 tỷ đồng (giá 1994) so với năm 2005.

* Ngành thuỷ sản

Tổng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản năm 2005 đạt 3,614 tỷ đồng (giá 1994), tăng 1,5 tỷ đồng so với năm 1997.

Tính đến năm 2006, diện tích nuôi trồng mặt nước đang khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đạt 789 ha. Bắc Kạn còn 967 ha đất có khả năng chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản. Cơ cấu giống gồm cá trắm, cá mè trắng, cá trôi, cá chép, cá rô phi và cá trê lai, cá quả, cá chim trắng. Cá chim trắng chiếm tỷ lệ tới 36%, tiếp theo là cá trôi với tỷ lệ 29%, cá chép có tỷ lệ 22% và cá mè tỷ lệ 10%.

Kết luận về ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản: Ngành nông nghiệp Bắc Kạn có bước tăng trưởng khá ổn định, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Trong đó lĩnh vực nông nghiệp khá ổn định và liên tục tăng trưởng, ngành lâm nghiệp còn khá yếu và chưa được quy hoạch đầu tư đúng với tiềm năng. Thuỷ sản Bắc Kạn không có được các điều kiện phát triển thuận lợi song cũng đã phát huy hết tiềm năng và đóng góp và tăng trưởng chung. Tuy nhiên nông nghiệp của tỉnh vẫn phát triển nhỏ lẻ, phân tán và không được đầu tư và quy hoạch tốt do vậy các kết quả đạt được mang tính tự phát và chịu nhiều tác động của các điều kiện bên ngoài.

c) Thương mại và dịch vụ

Khu vực dịch vụ của tỉnh Bắc Kạn đã có những bước tiến khá vững chắc. Năm 1997, khi bắt đầu tái lập tỉnh, GDP do khu vực dịch vụ tạo ra là 103 tỷ


đồng theo giá hiện hành, chiếm 28,8% tổng GDP trên địa bàn thì đến năm 2007 khu vực dịch vụ đóng góp 551,746 tỷ đồng chiếm 36,44% GDP. Nếu xét về mặt quy mô của khu vực dịch vụ thì giá trị tăng gấp 5,35 lần năm 1997 và nếu so với năm 2000 gấp 4,32 lần. Đây là những kết quả khả quan để Bắc Kạn có thể phát triển các ngành dịch vụ trong những năm tới.

Năm 2007 ngành du lịch Bắc Kạn đón được 100.305 lượt khách, gấp 4,17 lần so với năm 2000 trong đó khách nội địa tăng từ 21.588 lượt khách năm 2000 lên 94.342 lượt khách năm 2007. Doanh thu du lịch năm 2007 đạt 21,1 tỷ đồng gấp 5,56 lần năm 2000. Tuy nhiên, nếu đem so sánh với t iềm năng và lợi thế thì sự phát triển của ngành du lịch của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng.

Dịch vụ của tỉnh Bắc Kạn phát triển còn mang tính tự phát là chủ yếu, chưa hình thành nên những ngành dịch vụ chủ chốt có tính chất quyết định cho sự phát triển của tỉnh như: dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ thương mại.. mà còn tập trung vào các ngành dịch vụ có chất lượng và trình độ phục vụ thấp, sử dụng nhiều lao động chưa qua đào tạo như: thương nghiệp (chủ yếu là bán buôn, bán lẻ, vận tải thô sơ).

Hệ thống mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại chưa phát triển đồng bộ, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh mới có 63 chợ trong đó chủ yếu vẫn là các chợ phiên, cả tỉnh có 01 siêu thị tại trung tâm thị xã mới đi vào hoạt động kinh doanh trong năm 2007.

2.1.2.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật

* Mạng lưới đường bộ

Mạng lưới đường bộ gồm hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã và đường thôn xóm với tổng chiều dài 1.166 km. Do địa hình vùng núi phức tạp nên hệ thống đường giao thông của tỉnh rất nhiều cầu cống với trên 1.000 km đường bộ đã có tới 195 cây cầu và 1.673 cống.


Quốc lộ 3 chạy suốt theo chiều dài của tỉnh và các được tỉnh lộ đều bắt đầu từ trục quốc lộ 3.

Trong thời kỳ 2001 - 2006 đã đầu tư nâng cấp, xây dựng mới trên 500 km đường huyện, trên 1.000 km đường liên xã, liên thôn đạt tỷ lệ 100% xã có đường ô-tô đến trung tâm xã.

Đường liên xã tổng chiều dài trên 1.000 km, đạt tiêu chuẩn giao thông nông thôn (GTNT) loại A, B, mặt đường là đất cấp phối tự nhiên. Ngoài r a hệ thống đường GTNT thôn xóm có chiều dài khoảng 4.000 km đạt tiêu chuẩn GTNT loại B, không tính vào mạng lưới giao thông đường bộ. Về chất lượng nhìn chung tuy có được cải thiện song vẫn thấp so với nhu cầu, còn nhiều tuyến chưa được nâng cấp trải nhựa, đặc biệt là những tuyến nằm ở miền núi và các tuyến đường huyện xã.

* Hiện trạng hệ thống điện

Bắc Kạn là tỉnh có hệ thống lưới điện trên đà phát triển gắn với hệ thống lưới điện toàn quốc. Nếu như năm 1997 còn gần 100 xã chưa có lưới điện quốc gia, thì đến năm 2006 đã đạt 100% số phường, xã có lưới điện quốc gia, năm 2007 tỷ lệ số hộ được sử dụng điện đạt 83,1% tăng 24% so với năm 2000.

Lưới điện hạ thế của tỉnh phát triển rộng khắp trên các địa bàn các xã. Tuy nhiên số lượng trạm biến áp của các xã ít, chỉ có 1 đến 2 trạm biến áp. Bán kính cấp điện đến các hộ lớn có chiều dài từ trạm biến áp đến các hộ dân từ 4 đến 5 km, sử dụng dây dẫn nhỏ không đảm bảo kỹ thuật nên tổn thất điện áp lớn đối với vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.

* Về kết cấu hạ tầng thuỷ lợi

Tính đến nay được sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và PTNT và từ các nguồn vốn khác, tỉnh đã chỉ đạo xây dựng, nâng cấp 2.019 công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Trong 5 năm xây dựng và nâng cấp 319 công trình, đưa diện tích tưới chủ động lên 5.868 lúa 2 vụ, tăng 3.800 ha so với năm 2000.


Chương trình kiên cố hoá kệnh mương qua 4 năm đã giải quyết nước tưới cho những cánh đồng có diện tích nhỏ, phân tán. Nâng diện tích tưới chủ động hiện nay lên 10.000 ha lúa vụ xuân và lúa vụ mùa, ngoài ra còn phục vụ tưới mía, thuốc lá và các cây hoa màu khác.

2.1.2.4. Thực trang các lĩnh vực văn hoá - xã hội

* Giáo dục và Đào tạo

Tỉnh Bắc Kạn đã được công nhận hoàn thành xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Năm 2005 tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo là 79,2% tăng 23,2% so với năm 2000; tỷ lệ học sinh tiểu học đi học đúng tuổi là 89,3%.

Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở các bậc học được nâng lên, toàn ngành năm 2005 đã có 40 thạc sỹ, 92,7% giáo viên mầm non, 98% giáo viên tiểu học; 95,9% giáo viên THCS, 97% giáo viên THPT đạt chuẩn.

Đã thành lập trường dạy nghề, trường trung học Sư phạm đã được nâng cấp thành trường cao đẳng Sư phạm.

Chất lượng giáo dục tiếp tục chuyển biến trên nhiều mặt. Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên được nâng cao, số học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học ngày càng tăng.

* Về y tế, dân số, gia đình và trẻ em

Hệ thống mạng lưới y tế, nhất là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và từng bước chuyên sâu. 100% xã, phường, thị trấn đều có trạm y tế, 100% thôn bản có nhân viên y tế hoạt động. Công tác y tế dự phòng: nhiều dịch bệnh nguy hiểm đã được khống chế và đẩy lùi, tỷ lệ mắc và chết do các bệnh truyền nhiễm đã giảm rò rệt, nhất là các bệnh được phòng ngừa bằng vắc xin tiêm chủng.

Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình: Mô hình gia đình có từ 1 đến 2 con được chấp nhận rộng rãi, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022