Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang - 2


Bảng 2.14

Chi phí chăm sóc vải theo tình hình kinh tế của hộ ở điểm

59


điều tra năm 2006


Bảng 2.15

Chi phí chăm sóc vải ở 3 xã điều tra năm 2006

60

Bảng 2.16

Chi phí sấy khô ở các điểm điều tra năm 2006

62

Bảng 2.17

Kết quả và hiệu quả kinh tế của các giống vải ở điểm điều

65


tra năm 2006


Bảng 2.18

Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất vải theo tình hình



kinh tế của hộ ở điểm điều tra năm 2006

67

Bảng 2.19

Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất vải ở 3 xã điều

69


Bang 2.20

tra năm 2006

Kết quả và hiệu quả kinh tế vải thiều sấy khô ở các điểm


71


Bang 2.21

điều tra năm 2006

So sánh kết quả và HQKT giữa vải quả tươi với vải sấy


74


Bang 2.22

khô năm 2006

So sánh kết quả kinh tế của một số cây ăn quả huyện Lục


75


Bang 3.1

Ngạn

Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng vải từ năm 2007 -


77


Bang 3.2

2010

Dự kiến cơ cấu các nhóm vải chín sớm, chính vụ và chín


77


muộn của huyện Lục Ngạn đến năm 2010


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang - 2


DANH MỤC BIỂU ĐỒ - ĐỒ THỊ


2.1



Đồ thị 2.1

So sánh giá vải quả tươi các giống vả ở Lục Ngại qua 3 năm

49

Sơ đồ 2.1

Kênh tiêu thụ vải ở huyện Lục Ngạn

50

Đồ thị 2.2

So sánh hiệu quả kinh tế của các giống vải

66

Biểu đồ

Cơ cấu các giống vải ở huyện Lục Ngạn năm 2006 46


Đồ thị 2.3


So sánh kết quả kinh tế của vải sấy khô ở các điểm điều

73

tra


MỞ ĐẦU


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cây vải (Litchi Chinensis Sonn) thuộc họ


Bồ hòn (Sapindaceac) có

nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc. Vải thiều là cây ăn quả đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, với hương vị thơm ngon nhiều chất bổ, được người

tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Hoa vải hàng năm là nguồn

nguyên liệu, là phấn hoa cho nghề nuôi ong. Cây vải là cây có khoang tán

lớn, tán tròn tự nhiên hình mâm xôi, cành lá xum xuê quanh năm. Do vậy

cây vải không chỉ là cây ăn quả mà còn là cây bóng mát, cây chắn gió, cây tạo cảnh quan, cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cây trống xói mòn rửa trôi… góp phần cải tạo môi trường sinh thái [1]

Hiện nay trên thế giới có khoảng 20 quốc gia trồng vải, Châu Á

có: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia,

Malayxia, Philippin, Indonexia và Nhật Bản. Châu Phi có: Mali,

Madagaxca và Nam Phi. Châu Mỹ có: Mỹ, Braxin, Jamaica. Châu Đại

Dương có: Úc, Niudilan. Ở Việt Nam, cây vải được nhà nước cũng như người sản xuất rất quan tâm, cây vải đã và đang được phát triển mạnh thành vùng tập trung như: Thanh Hà, Chí Linh (Hải Dương), Đồng Hỷ (Thái Nguyên), Đông Triều, Tiên Yên (Quảng Ninh), Yên Thế, Lục Nam, Sơn Động, Lục Ngạn (Bắc Giang) [1]

Lục Ngạn là huyện miền núi tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên là: 101.223,72 ha, trong đó đất nông nghiệp xấp xỉ 28.144 ha (chiếm 27.8%

tổng diện tích đất tự nhiên) có tiểu vùng khí hậu, đất đai thích hợp với

nhiều loại cây ăn quả Á nhiệt đới như: vải, nhãn, hồng, xoài, đào, mơ,

mận,… trong đó vải thiều chiếm vị trí quan trọng. Theo điều tra nông

nghiệp nông thôn tháng 10/2006 Lục Ngạn có tổng diện tích cây vải là


19.212 ha, tổng sản lượng 52.500 tấn, giá trị sản xuất khoảng 367,5 tỷ

đồng/năm. Trong những năm qua sản lượng vải không ổn định có phần

giảm xuống, nhưng vị

trí kinh tế

của cây vải luôn giữ

vai trò quan trọng

đối với người dân huyện Lục Ngạn. Ngày 18/10/2005 Huyện uỷ Lục Ngạn đã có nghị quyết số 22/NQ-HU về phát triển đa dạng các loại cây ăn quả theo qui hoạch, kế hoạch, với cơ cấu cây trồng và cơ cấu giống phù hợp. Trong đó, cây vải thiều là mũi nhọn về đa dạng hoá và thâm canh cây ăn quả nhằm đa dạng sản phẩm hàng hoá, cho tiêu thụ quả tươi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp chế biến, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, nhằm tạo ra sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới

Song trong thời kỳ hội nhạp nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đã ra

nhập tổ

chức thương mại thế

giới (WTO), cây vải thiều huyện Lục

Ngạn cũng đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Tuy nhiên trong

quá trình sản xuất, chế

biến và tiêu thụ

đã có hàng loạt câu hỏi đặt ra

như

hiệu quả

kinh tế

của sản xuất vải hiện nay

ở Lục Ngạn như

thế

nào? Những thuận lợi, khó khăn,đối với việc phát triển sản xuất vải ở

Lục Ngạn ra sao ? Những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn?

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề

tài:

“Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều

trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang ”.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung

Trên cơ sở khảo sát đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất cây vải ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang thời gian


qua, từ đó đề xuất những giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất vải của huyện trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả nói chung và cây vải thiều nói riêng.

- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất cây vải ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.

- Đề xuất một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các hộ trồng vải, những vấn đề kinh tế kỹ thuật liên quan tới phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất của 4 giống vải (Lai Chua, U Hồng, Lai Thanh Hà và Thanh Hà) được trồng chủ yếu trong hộ nông dân ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Vkhông gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại 3 xã Phượng Sơn, Giáp Sơn, Tân Mộc huyện Lục Ngạn có diện tích, sản lượng vải lớn, đặc

điểm tự nhiên, khí hậu phù hợp với phát triển cây vải .

- Về

thời gian:

Thu thập số

liệu và thông tin cần thiết phục vụ

cho đề

tài từ

các tài liệu đã công bố

trong những năm gần đây, các số

liệu thống kê của huyện từ sản xuất vải năm 2006.

năm 2004-2006 và số

liệu điều tra các hộ

4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

- Hệ

thống hoá cơ sở

lý luận và thực tiễn về

hiệu quả

kinh tế

trong sản xuất vải.


- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây vải trên địa bàn huyện Lục Ngạn.

- Đề suất các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả

kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn.

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở chương:

đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba


xuất

Chương I: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu

Chương II: Thực trạng phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn

Chương III: Giải Pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên

địa bàn huyện Lục Ngạn


Chương I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT VẢI

1.1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1.1. Vai trò, ý nghĩa của phát triển vải quả

Phát triển sản xuất vải quả có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường:

- Góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp

- Cung cấp sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao

- Vải là cây kinh tế, góp phần cải thiện đời sống nông dân và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

- Thực hiện đúng qui trình trồng và chăm sóc vải sẽ trường đất màu mỡ thêm lên, tạo môi trường sinh thái tốt.

làm cho môi

Ưu thế lớn của cây vải là dễ trồng, lại chịu được đất chua, đất dốc là những loại đất phổ biến ở vùng đồi núi phía Bắc nước ta. Cây vải khi đã lớn, chống cỏ tốt vì lá dầy, bóng râm kín, lại không rụng lá vào mùa Đông nên khi đã giao tán, lá khô rụng xuống, che kín mặt đất, không còn loại cỏ nào có thể mọc được [13]

Công dụng và giá trị kinh tế của cây vải:

Cây vải trồng chủ yếu để lấy quả. Quả vải ngoài ăn tươi còn được chế biến như sấy khô, làm đồ hộp, nước giải khát, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Quả vải khi chín có mùi thơm thanh khiết, do đó

từ lâu nó đã được coi là một trong những loại quả nhiệt đới ngon nhất.

Nếu là giống tốt, phần ăn được (cùi) chiếm 70 – 80%, vỏ từ 8-15%, hạt từ 4-18% khối lượng quả. Nước ép từ cùi có 11-14% đường, 0,4-0,9% a xít,


có 34 mg % lân, 36 mg % vitamin C, ngoài ra còn có can xi, sắt, vitamin B1, B2 và PP [12].

Vỏ quả, thân cây và rễ vải có nhiều tanin dùng làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp. Hoa vải là nguồn mật nuôi ong có chất lượng cao. Hạt vải được dùng làm thuốc chữa các bệnh đường ruột và mụn nhọt trẻ em [28]

Sách Trung Quốc viết: “Vải bổ não, khoẻ người, khai vị, có thể chữa bệnh đường ruột, là một thực phẩm quí đối với phụ nữ và người già” [12].

Cây vải có khung tán lớn, tròn, lá xum xuê, xanh quanh năm có thể làm cây bóng mát, cây chắn gió, cây cảnh, cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế sự xói mòn,… góp phần cải thiện môi trường sinh thái [14].

Trồng vải trong vườn gia đình mang lại thu nhập khá cao so với các cây ăn quả khác (cam, chuối, táo, hồng xiêm …). Cùng một đơn vị diện tích nếu trồng vải thiều sẽ thu giá trị kinh tế gấp 40 lần trồng lúa [29].

1.1.1.2. Các quan điểm và ý nghĩa hiệu quả kinh tế

 Các quan điểm về hiệu quả kinh tế

Trong doanh nghiệp hoặc nền sản xuất xã hội nói chung, người ta hay nhắc đến “sản xuất có hiệu quả”, “sản xuất không hiệu quả” hay “sản xuất kém hiệu quả”. Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế học đã đưa ra rất nhiều quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , có thể khái quát như sau:

- Hiệu quả theo quan điểm của Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hoá giữa các ngành” và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động “ hay tăng hiệu quả. "Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội". [17]

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2023