Thực trạng và giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên - 2


tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con

người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch”.

 Du lịch bền vững

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Quốc tế, 1996: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”.

1.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch

Để tiến hành nghiên cứu, quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phát triển và khai

thác tài nguyên du lịch có hiệu quả theo hướng bền vững, cần phải tiến

hành phân loại tài nguyên du lịch khoa học và phù hợp. Khi xây dựng được hệ thống phân loại tài nguyên du lịch sẽ góp phần quan trọng cho việc bảo vệ, tôn tạo và khai thác tài nguyên du lịch đạt hiệu quả về kinh tế­ xã hội và môi trường.

Tổ chức Du lịch Thế

giới (UNWTO, 1997) đã xây dựng hệ

thống

phân loại tài nguyên du lịch thành 3 loại, 9 nhóm gồm: Loại cung cấp tiềm tàng (3 nhóm: văn hóa kinh điển, tự nhiên kinh điển, vận động); loại cung cấp hiện tại (gồm 3 nhóm: đường sá, thiết bị, hình tượng tổng thể) và loại tài nguyên kỹ thuật gồm 3 nhóm tính năng: hoạt động du lịch, cách thức và tiềm lực khu vực.

Nhà khoa học Ngô Tất Hổ đã tiến hành phân loại tài nguyên du lịch gồm 3 hệ thống, 10 loại, 95 hình.

Dựa trên cơ sở hệ thống phân loại tài nguyên du lịch của Tổ chức Du lịch Thế giới, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về tài nguyên


du lịch, đồng thời dựa vào thực tiễn bảo tồn, khai thác và thực trạng của tài nguyên du lịch Việt Nam có thể xây dựng sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch như sau:

Bảng 1.1. Phân loại tài nguyên du lịch


Nhóm

tài nguyên

Hợp phần

Của tài nguyên

Các yếu tố


Tài nguyên tự nhiên


Địa hình, địa chất, địa mạo

­ Vùng núi có phong cảnh đẹp.

­ Các hang động

­ Các bãi biển, đảo

­ Các di tích tự nhiên


Khí hậu

­ Tài nguyên khí hậu thích hợp với con người, thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động du

lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên - 2

(Nguồn: Bùi Thị Hải Yến, Tài nguyên du lịch, NXB Giáo Dục, trang 37 – 38)


Nhóm

tài nguyên

Hợp phần

của tài nguyên

Các yếu tố

Tài nguyên tự nhiên


Khí hậu

­ Tài nguyên khí hậu phục

vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng

­ Tài nguyên khí hậu phục vụ cho thể dục, thể thao

Tài nguyên nước

­Tài nguyên nước mặt:

sông, hồ, biển thiếu nước





­Tài nguyên nước khoáng,

nước nóng


Tài nguyên sinh vật

­ Các vườn quốc gia, các

khu bảo tồn thiên nhiên và các rừng lịch sử sinh thái văn hóa

­ Một số hệ sinh thái

­ Các điểm tham quan sinh vật

Các cảnh quan du lịch

tự nhiên


Các cảnh quan di sản

tự nhiên thế giới


(Nguồn: Bùi Thị Hải Yến, Tài nguyên du lịch, NXB Giáo Dục, trang 37 –

38)


Nhóm

tài nguyên

Hợp phần

của tài nguyên

Các yếu tố

Tài nguyên

Tài nguyên nhân văn

­ Các di sản văn hóa thế giới

nhân văn

vật thể

­ Các di tích lịch sử văn hóa thắng



cảnh cấp quốc gia và địa phương:



+ Các di tích khảo cổ học



+ Các di tích lịch sử



+ Các di tích kiến trúc nghệ thuật



+ Các danh lam thắng cảnh





­ Các công trình đương đại

­ Vật kỷ niệm và cổ vật


Tài nguyên nhân văn phi vật thể

­ Các di sản văn hóa truyền miệng

và phi vật thể của nhân loại

­ Các giá trị văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và địa phương:

+ Các lễ hội

+ Nghề và làng nghề thủ công truyền thống

+ Nghệ thuật ẩm thực

+ Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

+ Các đối văn hóa thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện

+ Các giá trị thơ ca, văn học

(Nguồn: Bùi Thị Hải Yến, Tài nguyên du lịch, NXB Giáo Dục, trang 37 –

38)


1.1.3. Đặc điểm tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, trong đó nhiều tài nguyên đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch. Đặc điểm này là cơ sở để tạo nên sự phong phú của sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Thí dụ, đối với loại hình du lịch nghỉ mát, chữa bệnh nhằm mục đích phục hồi sức khỏe thì tài nguyên du lịch cần khai thác là các bãi biển đẹp, các vùng núi cao có khí hậu trong lành, các suối khoáng…đặc biệt, nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc và độc đáo có sức


hấp dẫn du khách. Ví dụ : vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang …là những nơi thu hút nhiều khách du lịch trong năm.

Tài nguyên du lịch là những tài nguyên không chỉ có giá trị hữu hình

mà còn có những giá trị vô hình. Đây là một trong những đặc điểm quan

trọng của tài nguyên du lịch, khác với những loại tài nguyên khác. Giá trị hữu hình của tài nguyên du lịch là phương tiện vật chất trực tiếp tham gia vào việc hình thành các sản phẩm du lịch. Ví dụ, tắm biển là sản phẩm du lịch được hình thành trên cơ sở sự tồn tại của các bãi biển, nước biển. Giá trị vô hình của tài nguyên du lịch thể hiện thông qua những thông tin (báo chí, truyền hình, quảng cáo…) mà khách du lịch cảm nhận được, ngưỡng mộ và mong muốn được đến tận nơi để khám phá.

Hầu hết tài nguyên du lịch được khai thác để phục vụ du lịch là các

tài nguyên vốn đã sẵn có trong tự nhiên do tạo hóa sinh ra hoặc do con

người tạo dựng nên và thường dễ khai thác. Và với tất cả những gì đã sẵn có của tài nguyên du lịch, chỉ cần đầu tư nhằm tôn tạo, để vừa tôn lên vẻ đẹp và giá trị của tài nguyên, vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên này.

Trong số các tài nguyên du lịch, có những tài nguyên có khả năng khai thác quanh năm, nhưng có những tài nguyên mà việc khai thác ít nhiều lệ thuộc vào thời vụ. Sự lệ thuộc này chủ yếu dựa theo quy luật diễn biến của khí hậu. Chính đặc điểm này của tài nguyên du lịch nên đã dẫn đến tính mùa vụ của hoạt động du lịch.

Tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch, cho nên khách du lịch phải đến tận nơi tạo ra các sản phẩm du lịch đó để thưởng thức. Đây cũng là đặc điểm mà tài nguyên du lịch khác với một số tài nguyên khác.


Các tài nguyên du lịch được xếp vào loại tài nguyên có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài. Vấn đề chính ở đây là phải nắm bắt được quy luật của tự nhiên, lường trước được những khắc nghiệt của thời gian và những biến động thay đổi do con người gây nên. Để từ đó có những định hướng lâu dài và các biện pháp cụ thể để khai thác hiệu quả và hợp lí các nguồn tài nguyên du lịch.

1.1.4. Ý nghĩa và vai trò của tài nguyên du lịch

 Ý nghĩa

Tài nguyên du lịch là nguồn lực quan trọng để tạo ra sản phẩm du

lịch. Quy mô và khả năng phát triển du lịch của một địa phương hay một Quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào số lượng, chất lượng và sự kết hợp của các loại tài nguyên du lịch. Nếu một địa phương hay Quốc gia mà không có tài nguyên du lịch hoặc tài nguyên du lịch quá nghèo nàn thì hoạt động du lịch ở đó khó có thể phát triển được.

 Vai trò

Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch. Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách du lịch, các sản phẩm du lịch không thể đơn điệu, nghèo nàn, kém hấp dẫn, mà cần phải phong phú, đa dạng, đặc sắc và mới mẻ. Chính sự phong phú và đa dạng của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự phong phú và đa dạng của sản phẩm du lịch.

Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Chính sự xuất hiện của các loại hình du lịch đã làm cho nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên và xã hội trở thành tài nguyên du lịch. Ví dụ, nếu không có những hang động ngầm bí ẩn, những đỉnh núi cao hiểm trở …thì không thể xuất hiện loại hình du lịch thám hiểm.


Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch thể hiện mối quan hệ về mặt không gian của các yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau cấu tạo nên nó. Các yếu tố đó là khách du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở

vật chất kĩ thuật du lịch, đội ngũ cán bộ

công nhân viên và tổ

chức điều

hành, quản lý du lịch. Trong hệ thống lãnh thổ du lịch có nhiều cấp phân vị khác nhau, từ điểm du lịch tới trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, á vùng và vùng du lịch. Dù ở cấp vị nào thì tài nguyên du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức lãnh thổ du lịch.

1.1.5. Khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng bền vững

Có thể nói mọi hoạt động phát triển kinh tế đều liên quan đến việc sử dụng nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Chính vì vậy, đối với các ngành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên là nguyên tắc quan trọng hàng đầu.

Khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng bền vững ở đây có nghĩa là cần phải đạt được 3 mục tiêu cơ bản:

+ Bền vững về kinh tế.

+ Bền vững về môi trường.

+ Bền vững về văn hóa xã hội.

Đối với kinh tế, sự bền vững trong trường hợp này là “sự phát triển

ổn định lâu dài” của du lịch, tạo ra nguồn thu đáng kể, góp phần tích cực

vào sự tăng trưởng kinh tế, đem lại lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt là

người dân địa phương.

Sự phát triển bền vững về môi trường có nghĩa là việc khai thác, sử

dụng tài nguyên để

đáp

ứng nhu cầu hiện tại mà không tổn tại đến khả

năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Điều này được thể hiện ở


việc sử

dụng tài nguyên hợp lý, đảm bảo sự

bảo tồn đa dạng sinh học,

không có những tác động đến môi trường.

Đối với văn hóa xã hội thì sự khai thác tài nguyên du lịch đó phải

đảm bảo những lợi ích lâu dài cho xã hội như tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người dân bản địa, đồng thời phải bảo tồn các giá trị văn hóa của địa phương

1.1.6. Một số bài học kinh nghiệm khai thác tài nguyên du lịch

Sầm Sơn (Thanh Hóa) từ lâu đã nổi tiếng là một điểm du lịch biển hấp dẫn ở vùng du lịch Bắc Bộ. Trong những năm qua, do hệ thống đường giao thông được nâng cấp, cơ sở vật chất kĩ thuật của Sầm Sơn được xây mới và cải tạo nên lượng khách du lịch đến Sầm Sơn tăng nhanh chóng năm 1990 lượng khách du lịch đến Sầm Sơn chỉ đạt 106.168 người thì đến năm 1994 số lượng khách du lịch đã tăng lên 192.080 người. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1990­ 1994 là 19%. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển các

hoạt động du lịch và sự gia tăng nhanh chóng lượng khách du lịch, môi

trường tự nhiên và nhân văn ở Sầm Sơn đang có chiều hướng xuống cấp nghiêm trọng. Bãi tắm bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt của các khu dân

cư lân cận và của khách du lịch thải ra, các di tích thắng cảnh như: hòn

Trống Mái, đền Độc Cước, đền Cô Tiên…bị hàng quán lấn chiếm, không

được bảo vệ

tôn tạo nên đã xuống cấp nghiêm trọng…điều này đã

ảnh

hưởng đến sự phát triển của Sầm Sơn và hậu quả là lượng khách du lịch

chuyển hướng đến tắm biển và nghỉ

dưỡng tại Cửa Lò (Nghệ

An) tăng

lên, lượng khách du lịch đến Sầm Sơn giảm xuống. Như vậy có thể thấy rằng việc khai thác tài nguyên du lịch biển ở đây chưa bền vững (1)

Cửa Lò là trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh Nghệ An, mỗi năm Cửa Lò đón và phục vụ khoảng 01 triệu lượt khách du lịch đến tắm biển,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/04/2023