Hiện Trạng Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn


2.1.2. Hiện trạng tài nguyên du lịch nhân văn

2.1.2.1. Di tích khảo cổ

 Thành An Thổ

Thành An Thổ

nằm

ở thôn An Thổ, thuộc xã An Dân, huyện Tuy

An, được xây dựng vào năm 1832 và hoàn thành khoảng năm 1836, là trung tâm hành chính của chính quyền phong kiến ở Phú Yên. Trong thời gian từ 1901 đến 1906 ông Trần Văn Phổ đến giữ chức Giáo thụ tại Tuy An. Ông đã đưa cả gia đình đến An Thổ sinh sống và đồng chí Trần Phú ­ Tổng Bí Thư đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chào đời tại đây vào ngày 01/5/1904. Hiện nay, tỉnh Phú Yên đang trùng tu, tôn tạo thành An Thổ và

xây dựng khu trưng bày lưu niệm về đồng chí Trần Phú.

Thành An Thổ đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích khảo cổ Quốc gia vào ngày 22/8/2005.

 Thành Hồ

Thành Hồ

nay thuộc thị

trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa, cách thành

phố Tuy Hòa 13 km về phía Tây theo quốc lộ 25, là một di tích kiến trúc

quân sự

và đô thị

của người Chăm, hình thành từ

thế kỷ

VII. Thành Hồ

được xây dựng bên bờ phía Bắc sông Đà Rằng, với cấu trúc hình tứ giác.

Hiện trạng, bờ thành phía Đông dài 785 mét, phía Bắc dài 742 mét, phía

Nam bị sông xói lở chỉ còn lại 250 mét, phía Tây dựa vào núi Hòn Mốc.Các bờ thành cao từ 3 ­ 5 mét, chân bờ thành rộng từ 20 ­ 30 mét

Thành Hồ được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích khảo cổ Quốc gia vào ngày 20/5/2005.

2.1.2.2. Di tích lịch sử văn hóa

 Di tích cách mạng


 Địa Đạo Gò Thì Thùng

Gò Thì Thùng thuộc thôn Xuân Thành, xã An Xuân, nằm cạnh ranh

giới 3 huyện: Tuy An, Đồng Xuân, Sơn Hòa; cách thành phố Tuy Hoà

khoảng 45 km về phía Bắc; địa đạo Gò Thì Thùng có chiều dài 1.948 m với các hệ thống hầm chỉ huy, hầm chứa lương thực, vũ khí, nước uống dự trữ có thể chống được đạn pháo và bom loại nhỏ. Địa đạo Gò Thì Thùng của Phú Yên đã góp phần làm thất bại cuộc phản công chiến lược mùa khô của Mỹ vào năm 1966.

Ngày 3/2/2009, Bộ

Văn hoá Thể

thao và Du lịch quyết định công

nhận di tích địa đạo Gò Thì Thùng là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đây sẽ trở thành một trong những điểm đến của du khách trong dịp kỷ niệm 400 năm Phú Yên và năm du lịch Quốc gia 2011.

 Đường số 5 (nay gọi là ĐT 645)

Con đường liên tỉnh Phú Yên­ Đắc Lắc, chạy theo trục Đông ­ Tây, nối quốc lộ 1A với quốc lộ 14, đoạn qua tỉnh Phú Yên dài trên 40 km.

Sau khi quân giải phóng làm chủ Buôn Ma Thuột, ngày 15/3/1975,

quân đoàn 2 của nguỵ quyền Sài Gòn buộc phải rời bỏ Tây Nguyên tháo chạy theo đường số 5 (nay là Tỉnh lộ 645) xuống Phú Yên. Nhận chỉ thị của khu uỷ khu 5, quân và dân Phú Yên đã chặn đánh quyết liệt trong 7 ngày

đêm và lập nên chiến công to lớn trên đường số 5. Chiến thắng đường số

5 ở Phú Yên đã góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân năm 1975.

Ngày 18/6/1997, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận Đuờng Số 5 là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

 Di tích kiến trúc nghệ thuật

 Tháp Nhạn


Trên đỉnh Núi Nhạn có ngôi tháp Chăm cổ kính, có tên gọi là Tháp

Nhạn, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 11. Đây là một trong những

ngôi tháp vào loại lớn của người Chăm. Tháp có cấu trúc bình đồ vuông,

mỗi cạnh 10m, chiều cao 23,5 m, gồm 3 phần chính: đế, thân và mái. Cửa tháp quay về hướng Đông. Ngày 16/11/1988, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận Tháp Nhạn là di tích kiến trúc ­ nghệ thuật cấp Quốc gia.

 Chùa Từ Quang

Chùa Từ

Quang (Chùa Đá Trắng)

ở thôn Cần Lương, xã An Dân,

huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hoà khoảng 35 km về phía Bắc. Chùa nằm trên một triền đồi có nhiều tảng đá trắng nên còn được gọi là chùa Đá Trắng. Chùa dựa lưng vào dãy núi Xuân Đài hướng về phía Nam, nhìn ra con sông Cái, có độ cao gần 100 m so với mặt nước biển.

Chùa được xây dựng từ năm 1797 (năm Đinh Tỵ) dưới thời Vua

Quang Toản, triều Tây Sơn, lúc đầu làm bằng tranh tre, mái lá. Năm 1889, chùa được Vua ban sắc tứ. Năm 1988, chánh điện được xây dựng lại như hiện nay. Phía Tây là khu mộ tháp các vị hoà thượng khai sơn và trụ trì ở chùa Từ Quang.

Chùa Từ Quang đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử ­ nghệ thuật cấp Quốc gia vào ngày 29/6/1996.

2.1.2.3. Lễ hội

 Lễ hội sông nước Tam Giang

Lễ hội sông nước Tam Giang là một lễ hội văn hoá truyền thống của người dân vùng hạ lưu sông Tam Giang. Lễ hội thường được tổ chức vào mùng 5 và mùng 6 tháng Giêng (âm lịch) trong đợt tết Nguyên Đán và diễn


ra quanh khu vực cầu Tam Giang, thuộc phường Xuân Đài, thị Cầu, tỉnh Phú Yên

xã Sông

Lễ hội thường bắt đầu bằng các chương trình nghệ thuật cổ truyền như: hò Bá Trạo, hò Kéo Lưới, hò Biển,...ngoài ra còn có cuộc thi duyên dáng xứ dừa, hội thả hoa đăng, đua thuyền rồng, lắc thúng, bơi lội, vật tay, kéo co, đập ấm đất, bắt vịt trên sông, trèo cột bườm, câu cá, đẩy gậy,..Lễ hội này là nét đặc trưng của văn hoá vùng biển Sông Cầu mỗi khi tết đến xuân về, thể hiện tinh thần, ý chí, nghị lực, khát khao vươn lên trong cuộc sống của cư dân vùng biển mặn này.

 Lễ hội đầm Ô loan

Lễ hội đầm Ô Loan được tổ chức vào mùng 7 tháng Giêng (âm lịch) tại thôn Phú Tân, xã An Cư, huyện Tuy An. Lễ hội này có tư cách là lễ hội cầu ngư của người dân quanh đầm Ô Loan. Đầu tiên và chủ yếu là lễ cầu ngư hay còn gọi là lễ cúng cá ông. Tiếp đến là hát tuồng và các thể loại dân ca truyền thống. Sau đó là các cuộc thi thể thao như: đua thuyền chài, đua thuyền rồng..

Lễ hội thể

hiện sự

biết

ơn đối với các vị

thần (thần sông, thần

biển, thần đầm) đã che chở cho họ và cầu mong cho trời yên, biển lặng và một mùa ra khơi bội thu.

 Hội đua ngựa Gò Thì Thùng

Hội đua ngựa trên Gò Thì Thùng được tổ chức vào mùng 9 tết hàng năm tại di tích lịch sử Gò Thì Thùng, xã An Xuân, huyện Tuy An. Hội đua quy tụ nhiều kỵ sĩ giỏi đến từ các địa phương trong tỉnh, hội đua diễn ra các phần vòng loại, sơ kết, chung kết. Ngoài các giải thưởng chính, ban tổ chức của hội đua còn trao giải cho kỵ sĩ trẻ tuổi và kỵ sĩ lớn tuổi nhất. Hội


đua ngựa trên Gò Thì Thùng nhằm để rèn luyện sức khoẻ, thể hiện ý chí, tinh thần đoàn kết của người dân An Xuân.

 Hội đêm thơ nguyên tiêu trên núi Nhạn

Tháp Nhạn là một trong những ngôi tháp vào loại lớn của người

Chăm. Đêm thơ nguyên tiêu trên núi Nhạn đã có gần 30 năm và được tổ

chức vào đêm rằng tháng giêng hàng năm. Đêm thơ với nhiều hoạt động

văn hoá nghệ thuật, vui chơi giải trí, thu hút đông đảo văn nghệ khách gần xa.

sĩ và du


2.1.2.4. Làng nghề thủ công truyền thống

 Làng đan lát Vinh Ba

Nằm về phía Tây Nam xã Hòa Đồng, huyện Tuy Hòa. Nơi đây có

nghề đan lát nổi tiếng được truyền lại qua bao đời. Do vậy, từ lâu Vinh Ba

vốn là nơi trồng nhiều tre, tre đứng như rừng dày đặc bao bọc các lối đi

nên còn gọi là Xóm Rừng, Xóm Kiệt (“Kiệt” theo cách gọi ở đây là “lối

đi”). Dạo qua những đường làng, lối xóm ở Vinh Ba nơi nào cũng thấy

những sản phẩm đan từ tre như: Bồ, Thúng, Nia, Dần, Sàng, Giỏ Tre … những sản phẩm này chẳng những đã có chỗ đứng trên thị trường Phú Yên mà còn đi vào các tỉnh miền Nam.

 Làng bánh tráng Hoà Đa

Cũng như những làng quê khác trên đất Phú Yên, người dân thôn Hoà

Đa, xã An Mỹ

(huyện Tuy An) sống dựa vào cây lúa là chủ

yếu và cũng

chính từ nguồn nguyên liệu dồi dào này mà nghề bánh tráng ở đây đã trở thành nghề truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ.


Bánh ở đây được ưa chuộng bởi độ mịn đều, dẻo thơm, không có vị chua, độ dẻo của bánh tráng Hòa Đa chủ yếu do khâu chọn và ngâm gạo chứ không pha thêm bột sắn như bánh tráng một số vùng khác. Bánh tráng Hoà Đa là món đặc sản mà người dân Phú Yên thường làm quà để tặng bà con, bạn hữu gần xa.

2.1.2.5. Các công trình kinh tế

 Đập Đồng Cam

Đập Đồng Cam nằm trên sông Đà Rằng, gần quốc lộ 25, cách thành

phố Tuy Hoà hơn 30km. Đây là một công trình thuỷ nông vào loại lớn của

cả nước, tưới trên 31.000 ha ruộng lúa. Công trình thuỷ nông Đồng Cam do một số kỹ sư người Pháp nghiên cứu thiết kế và được khởi công xây dựng từ năm 1924 đến năm 1932 chính thức đưa vào sử dụng. Đập Đồng Cam có

diện tích lưu vực: 13.200 km², công suất đảm bảo tưới: 75%. Kênh chính

Nam dài 37 km, kênh chính Bắc dài 33,75 km.

Đập Đồng Cam còn là một công trình có giá trị


mỹ thuật cao, nên

ngoài ý nghĩa về lịch sử và kinh tế, còn có giá trị về du lịch. Hàng năm, vào

ngày mồng 8 tháng Giêng âm lịch, nhân dân địa phương tổ Đồng Cam, thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan, du lịch.

 Thủy điện Sông Hinh

chức Lễ

hội

Thủy điện Sông Hinh là một công trình thủy điện của Việt Nam trên dòng sông Hinh tại địa phận xã Ea Trol, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa độ 35 km về hướng Tây Nam.

Thủy điện Sông Hinh gồm 2 tổ máy phát điện, mỗi tổ có công suất 35 MW. Sản lượng bình quân là 370 triệu kWh/năm. Mực nước dâng bình thường là 209 m, tổng dung tích hồ chứa 357 triệu m³, khả năng xả lũ cao nhất là 6.952 m³/giây. Thủy điện Sông Hinh bắt đầu được xây dựng từ năm


1993 và hoàn thành vào năm 2001, đây là nơi thích hợp để phát triển loại hình du lịch tham quan học tập cho học sinh, sinh viên.


Hình 2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Phú Yên



Chùa Từ Quang (Chùa Đá Trắng)

Tháp Nhạn



Địa Đạo Gò Thì Thùng Thành An Thổ Thành Hồ Đập Đồng Cam Lễ hội Đầm Ô 1

Địa Đạo Gò Thì Thùng


Thành An Thổ Thành Hồ Đập Đồng Cam Lễ hội Đầm Ô Loan Nguồn ảnh www 2

Thành An Thổ

Thành Hồ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Đập Đồng Cam


Lễ hội Đầm Ô Loan

(Nguồn ảnh: www.phuyentourism.gov.vn)



Lễ hội sông nước Tam Giang

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/04/2023