Thực trạng tình trạng dinh dưỡng trước – trong thời kỳ mang thai của bà mẹ và chiều dài, cân nặng của trẻ sơ sinh tại tỉnh Bình Dương năm 2010 - 2012 - 2



chiều dài của trẻ khi sinh.


Bảng 3.17

Mối liên quan giữa mức tăng cân của mẹ khi có thai với chiều dài của

trẻ khi sinh.

73

Bảng 3.18

Mối liên quan giữa đủ tháng – thiếu tháng khi sinh với chiều dài của trẻ

khi sinh

73

Bảng 3.19

Mối tương quan giữa tuổi thai khi sinh với chiều dài trẻ khi sinh.

74

Bảng 3.20

Mối liên quan giữa các yếu tố dịch tể của mẹ với cân nặng của trẻ khi

sinh.

74

Bảng 3.21

Mối liên quan giữa cân nặng trước khi có thai, chiều cao và BMI của

mẹ với cân nặng của trẻ khi sinh

76

Bảng 3.22

Mối liên quan giữa mức tăng cân trong các 3 tháng và cải kỳ mang thai

với cân nặng của trẻ khi sinh.

77

Bảng 3.23

Mối liên quan giữa cân nặng trước khi sinh của mẹ với cân nặng của trẻ

khi sinh

78

Bảng 3.24

Mối liên quan giữa tình trạng thiếu máu trước sinh của mẹ với cân

nặng của trẻ khi sinh.

79

Bảng 3.25

Mối liên quan giữa chiều dài khi sinh của trẻ với cân nặng của trẻ khi

sinh <2500g

79

Bảng 3.26

Mối liên quan giữa tuổi thai khi sinh với cân nặng của trẻ khi sinh

82

Bảng 3.27

Mối liên quan giữa cân nặng trước sinh của mẹ với chiều dài của trẻ

khi sinh (Phân tích đa biến Hồi quy Logistic)

82

Bảng 3.28

Phân tích đa biến về mối liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ với cân

nặng của trẻ khi sinh <2500g.

83

Bảng 3.29

Phân tích đa biến mối liên quan giữa dinh dưỡng của mẹ với cân nặng

của trẻ khi sinh <2500g.

83

Bảng 3.30

Mối liên quan giữa cân nặng của mẹ trước khi sinh với cân nặng của

trẻ khi sinh

84

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Thực trạng tình trạng dinh dưỡng trước – trong thời kỳ mang thai của bà mẹ và chiều dài, cân nặng của trẻ sơ sinh tại tỉnh Bình Dương năm 2010 - 2012 - 2


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỔ



Biểu đồ 1.1.

Tình hình SSNC ở tỉnh Bình Dương năm 2009 - 2013

23

Biểu đồ 1.2.

Số trường hợp suy dinh dưỡng trên thế giới qua các năm

25

Biểu đồ 1.3.

Tình hình SDD TE< 5 tuổi tại Việt Nam 2000 - 2013

27

Biểu đồ 1.4.

Tình hình SDD TE tỉnh Bình Dương 1999-2008

28

Biểu đồ 3.1.

Tiền sử nạo phá thai của 2 nhóm bà mẹ theoTTDD.

64

Biểu đồ 3.2.

Phân bố giới tính của trẻ theo 2 nhóm TTDD của mẹ.

65

Biểu đồ 3.3.

Phân bổ cân nặng của trẻ sơ sinh.

66

Biểu đồ 3.4.

Tỷ lệ trẻ sinh đủ tháng – thiếu thángtheo TTDD bà mẹ

67

Biểu đồ 3.5.

Phân bố chiều dài khi sinh của trẻ

68

Biểu đồ 3.6.

Liên quan giữa tuần tuổi sinh và cân nặng của trẻ

80

Biểu đồ 3.7.

Liên quan giữa chiều dài và cân nặng của trẻ .

81


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1.1

Chu kỳ vòng đời

29


Sơ đồ 1.2


Khung lý thuyết Sơ đồ tóm tắt quá trình nghiên cứu


35


Sơ đồ 2.3


Sơ đồ tóm tắt quá trình nghiên cứu


40


Sơ đồ 2.4


Sơ đồ tóm tắt quá trình chọn phụ nữ có thai vào theo dõi


41


ĐẶT VẤN ĐỀ


Sức khỏe và dinh dưỡng là hai vấn đề đang được xã hội rất quan tâm, dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ với sức khỏe; dinh dưỡng đúng và hợp lý là nền tảng của chiến lược cải thiện tầm vóc con người và sức khoẻ ở cộng đồng [67]. Các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và phát triển. Vì vậy, thiếu dinh dưỡng, thiếu năng lượng sẽ có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và phát triển của cơ thể. Thiếu năng lượng trường diễn (TNLTD) ở phụ nữ trước khi có thai cũng ảnh hưởng đến phát triển thai nhi sau này [67]. Thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em và bà mẹ vẫn đang là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam: Thiếu sắt, thiếu máu, thiếu vitamin A, thiếu kẽm, thiếu iod… Thiếu dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng ở các đối tượng có nguy cơ cao như phụ nữ có thai và trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến phát triển cả thể lực, trí lực và hậu quả lâu dài có thể gây nên những thiệt hại lớn về phát triển kinh tế xã hội [73],[81].

Trẻ em, thanh thiếu niên, đặc biệt là phụ nữ có thai (PNCT) và phụ nữ cho con bú là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng khi bị thiếu hụt về dinh dưỡng hay dinh dưỡng không hợp lý. Khi phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị thiếu năng lượng trường diễn sẽ ảnh hưởng đến mức tăng cân trong thời kỳ mang thai, thai nhi phát triển không tốt và trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng sớm từ bào thai: Khi sinh ra trẻ sẽ có cân nặng và chiều dài sơ sinh thấp. Trẻ sơ sinh nhẹ cân (SSNC) và có chiều dài sơ sinh (CDSS) thấp sẽ có nguy cơ cao hơn bị suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân, thấp còi hoặc gầy còm. Từ đó có thể thấy rằng: Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) và sức khỏe của bà mẹ, đặc biệt trước và trong thời gian mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh và phát triển của trẻ sau này [81].

Các yếu tố như cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể (BMI), tình trạng thiếu máu là những chỉ số phản ánh tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ (PNTSĐ). Kết quả của một số nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy có mối liên quan giữa TTDD của bà mẹ trước và trong thời kỳ mang thai với cân nặng, chiều dài của trẻ sơ sinh [13],[26],[27],[126]. Trong những thập kỷ qua, Viện Dinh dưỡng cũng đã có các


nghiên cứu về mối liên quan giữa TTDD của mẹ với cân nặng của trẻ sơ sinh (CNSS). Tuy nhiên, nghiên cứu chưa liên tục, cắt ngang trên phạm vi nhỏ và chưa đủ các vùng miền khác nhau [25].

Tỉnh Bình Dương thuộc khu vực miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và phát triển nhanh về công nghiệp, theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 thì tốc độ tăng dân số của tỉnh Bình Dương là 7,3% cao gấp 2,25 lần bình quân của cả nước [58],[75]. Năm 2010, tỉnh có 7 đơn vị hành chính gồm: 01 thị xã và 6 huyện, dân số 1.619.900 người, diện tích 2.695,2 km2 với tỷ suất sinh thô là 15,4‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 10,59 ‰; có hơn 2/3 dân số sống khu vực thành thị (1.084.200 người) và 1/3 dân số sống vùng nông

thôn (607.200 người) [10]. Với khoảng 800.000 lao động nhập cư từ các tỉnh thành và thường xuyên biến động, với 85% là lao động nữ và 75% là lứa tuổi sinh đẻ. Hằng năm có trên 20.000 trẻ sơ sinh ra đời, tập trung chủ yếu là ở các huyện thị phía Nam, nơi có khu công nghiệp. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi tại tỉnh Bình Dương diễn tiến qua các năm 2009, 2010, 2011 là 14,5%, 12,9% và 11,1%. Với những đặc thù đó, để thực hiện thành công mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng; cải thiện TTDD của cộng đồng, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi qua giảm tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân và cải thiện, nâng cao tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ và phụ nữ có thai là rất cần thiết.

Vì vậy, một nghiên cứu thuần tập tiến cứu được triển khai tại Bình Dương với mục đích tìm hiểu thực trạng về tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai, chiều dài và cân nặng trẻ khi sinh tại tỉnh; có cơ sở để đưa ra các giải pháp hiệu quả và đặc thù trong chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em của Tỉnh.



MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:


1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ trước và trong khi có thai tại tỉnh Bình Dương năm 2010-2012.

2. Mô tả thực trạng chiều dài, cân nặng của trẻ sơ sinh tại tỉnh Bình Dương năm 2010-2012.

3. Tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của mẹ và trẻ sơ sinh nhẹ cân tại tỉnh Bình Dương năm 2010-2012.


Chương 1


TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ

1.1.1. Khái niệm về tình trạng thiếu dinh dưỡng

Tình trạng dinh dưỡng của mỗi cá thể là kết quả của cung cấp, hấp thu các chất dinh dưỡng từ ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Số lượng và loại thực phẩm cần để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mỗi con người khác nhau tùy theo tuổi, giới, tình trạng sinh lý, mức độ hoạt động thể lực và trí lực. Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ánh sự cân bằng năng lượng và các chất dinh dưỡng từ khẩu phần ăn vào và năng lượng tiêu hao cũng như nhu cầu sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể. Khi năng lượng ăn vào và tiêu hao không cân bằng (thiếu hoặc thừa) sẽ dẫn đến thiếu năng lượng trường diễn hoặc thừa cân béo phì [125].

Tình trạng dinh dưỡng của một phần quần thể dân cư được thể hiện bằng tỷ lệ cá thể bị tác động bởi các vấn đề thiếu hoặc thừa dinh dưỡng và người ta sử dụng tỷ lệ này để so sánh với quốc gia hoặc với cộng đồng khác [125].

1.1.2. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành:

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là quá trình thu thập và phân tích thông tin, số liệu về tình trạng dinh dưỡng, sử dụng một số phương pháp định lượng trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng như: Nhân trắc học, điều tra khẩu phần, tập quán ăn uống, thăm khám thực thể /dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng [20]. Chỉ số cân nặng, chiều cao, kích thước vòng eo/vòng mông và bề dày nếp gấp da thường được áp dụng trong đánh giá. Vì vậy, phương pháp nhân trắc học thường có mặt trong hầu hết các điều tra cơ bản.

Chỉ số khối cơ thể: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO) khuyến nghị dùng “chỉ số khối cơ thể” (BMI) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành [109],[120],[162]. Theo định nghĩa


thì BMI được tính bằng tỷ số giữa cân nặng tính bằng kilogam (kg) với chiều cao tính bằng mét (m) bình phương.

Cân nặng (kg) BMI = --------------------------------

(Chiều cao)2(cm)


BMI nói lên tình trạng dinh dưỡng cân đối giữa cân nặng với chiều cao, là chỉ số hiệu chỉnh cân nặng với dáng vóc của cơ thể, phản ánh tình trạng dự trữ mỡ trong cơ thể; BMI cao chứng tỏ nhiều mỡ và BMI thấp cho biết giảm dự trữ mỡ. Vì vậy, BMI là chỉ số để đánh giá thừa cân béo phì và suy dinh dưỡng do thiếu năng lượng trường diễn.

Dựa vào chỉ số BMI, tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành được phân loại như sau:

Bình thường: BMI từ 18,5 – 24,99 Gầy: BMI dưới 18,5

Khi một người có BMI<18,5 nghĩa là có biểu hiện thiếu năng lượng trường diễn (Chronic Energy Defiency, CED). Thiếu năng lượng trường diễn được phân loại cụ thể như sau:

BMI từ 17 đến 18,49: CED độ I (gầy độ I) BMI từ 16,0 đến 16,99: CED độ II (gầy độ II) BMI dưới 16: CED độ III (gầy độ III)

Để đánh giá mức độ phổ biến của TNLTD ở cộng đồng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO,1995) khuyến nghị dùng các ngưỡng với người trưởng thành dưới 60 tuổi như sau [109],[188]:

Tỷ lệ thấp: 05- 09% quần thể có BMI < 18,5

Tỷ lệ vừa: 10-19% quần thể có BMI < 18,5

Tỷ lệ cao: 20-39% quần thể có BMI < 18,5

Tỷ lệ rất cao: > 40% quần thể có BMI < 18,5

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí