Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động Xã hội số II Hà Nội và đánh giá hiệu quả can thiệp - 3


Tại các nước đang phát triển, số liệu về bệnh NTĐSDD và các biến chứng, đặc biệt là trên những đối tượng có nguy cơ cao như PNBD là rất hạn chế và chất lượng số liệu không cao. Bệnh NTĐSDD thông thường là ít có triệu chứng và rất khó khăn trong việc chẩn đoán do gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật và tài chính. Mặt khác do phong tục tập quán, do có sự phân biệt đối xử nên PNBD tương đối khó khăn trong việc tiếp cận đến cơ sở y tế. Các bệnh NTĐSDD hiện nay vẫn là vấn đề y tế công cộng ở các nước đang phát triển, đặc biệt là trên các nhóm đối tượng có nguy cơ cao như PNBD [2], [48].


Lậu:

Căn nguyên gây bệnh lậu là do cầu khuẩn lậu (Neisseria

gonorrhoeae). Cầu khuẩn lậu có thể gây viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục như viêm âm đạo, cổ tử cung và tử cung. Bệnh lậu có các biểu hiện không đặc hiệu và đôi khi không có triệu chứng, đặc biệt ở phụ nữ. Một số triệu chứng của bệnh lậu như đái buốt, ra khí hư hoặc ra máu bất thường. Triệu chứng sớm nhất của bệnh lậu là đái khó, đái rát, ra khí hư nhiều và

đau khi sinh hoạt tình dục. Có thể gặp viêm cổ tử cung cấp tính và đôi khi viêm tuyến Bartholin. Có thể thấy viêm phần phụ, viêm khớp và đôi khi có nhiễm khuẩn huyết do lậu cầu. Khám lâm sàng thấy nhiều khí hư

đặc như mủ và màu xanh. Cổ tử cung đỏ, đi động đau, niêm mạc ống cổ tử cung viêm đỏ, có khí hư như mủ chảy ra. Bệnh phẩm là dịch tiết được lấy từ lỗ niệu đạo, tuyến Skène và tuyến Bartholin, từ ống cổ tử cung và hậu môn. Chẩn đoán xác định dựa vào soi tươi, nhuộm Gram hoặc nuôi cấy trên môi trường chọn lọc Thayer Martin thấy có song cầu cà phê Gram

âm ở trong và ngoài tế bào [11].


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Kết quả nghiờn cứu tại 5 tỉnh cho thấy PNBD có tỷ lệ bệnh lậu là 3,2% [36]. Số liệu nghiên cứu của Nguyễn Văn Thục giám sát trọng điểm


Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động Xã hội số II Hà Nội và đánh giá hiệu quả can thiệp - 3

(GSTĐ) 4 tỉnh phía Nam (2006), tỷ lệ PNBD mắc bệnh lậu là 4,64% [40]. Theo nhận xét của một số chuyên gia, trong những năm qua các tỉnh phía Nam tuy tỷ lệ mắc lậu cầu đã giảm nhiều nhưng vẫn còn cao hơn các tỉnh phía Bắc, dao động từ 5% - 10% [43], [44]. Ngược lại, nghiên cứu tại 5 tỉnh biên giới Việt Nam trên đối tượng PNBD cho kết quả mắc lậu là 11,9%, miền Bắc và miền Trung cao hơn so với miền Nam [42]. Nghiên cứu tỷ lệ mắc lậu ở một số nước lân cận như Campuchia là 5,7% [68] và Trung Quốc là 9,5% [77].


Giang mai:


Tác nhân gây bệnh giang mai là xoắn khuẩn Treponema pallidum. Bệnh giang mai được phân chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 gây tổn thương ở âm hộ là các săng giang mai, xuất hiện khoảng 3 tuần sau khi có quan hệ tình dục với người mắc bệnh giang mai. Đặc điểm lâm sàng của săng giang mai là vết loét tròn, bờ cứng, hơi gờ cao trên nền đỏ, không đau, kèm theo có hạch bẹn. Tổn thương săng giang mai có thể lành trong khoảng từ 2 đến 6 tuần kể từ khi mắc bệnh. Giai đoạn 2 là các tổn thương chồi sùi, tròn, dính lại từng đám, bờ cứng, bề mặt ẩm, tiết dịch màu xám hoại tử, kèm hạch viêm và rất dễ lây truyền. Giai đoạn 3 là tổn thương gôm giang mai, đó là vết chồi loét, có thể có đau và phù nề do bội nhiễm, có hạch viêm kèm theo. Chẩn đoán bệnh dựa vào đặc điểm lâm sàng của tổn thương và kết quả dương tính của các phản ứng huyết thanh như VDRL hay TPHA từ 5 - 15 ngày sau khi săng giang mai xuất hiện. Có thể tìm xoắn khuẩn giang mai trong bệnh phẩm lấy từ săng giang mai hoặc từ hạch bẹn, soi dưới kính hiển vi nền đen [11].

Nghiên cứu tại 5 tỉnh biên giới Việt Nam trên đối tượng PNBD đã cho

thấy tỷ lệ nhiễm giang mai chung là 10,7%, trong đó cao nhất là Quảng


Trị (24,8%) và Lai Châu (20,2%). Ba tỉnh còn lại là Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang có tỷ lệ dao động từ 5,7 - 9,4% [42]. Như vậy, một số tỉnh biên giới khu vực phía Bắc và miền Trung có tỷ lệ nhiễm giang mai rất cao. Một nghiên cứu tại Hải Phòng có tỷ lệ nhiễm giang mai trờn PNBD thấp hơn (0,99%) [31].

Theo báo cáo của Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ mắc giang ở PNBD ở các tỉnh phía Nam (An Giang, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh) trong những năm 1990 - 2000 là rất cao (20% - 35%) [34]. Tỷ lệ này đã giảm dần qua các năm, hiện nay tỷ lệ từ 0,3% - 5,8% [27], vẫn còn cao hơn nhiều so với các tỉnh phía Bắc (0,1% - 2,2%) (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội) trong năm 2005- 2006 [27].

Nguyễn Đình Thắng, Vũ Văn Tâm và CS đã thụng bỏo tỷ lệ phản ứng huyết thanh giang mai ở nhóm nghiện chớch ma tỳy (NCMT) là 2,6% [33], [38].

Tỷ lệ mắc giang mai ở PNBD trong nghiên cứu của một số nước là 0,97% - 10% [62], [65], [66].


Chlamydia:


Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục do một loại vi khuẩn bắt màu Gram âm. Các chủng gây bệnh bao gồm C. psittasi, C. trachomatis C. pneumoniae. Chlamydia gây viêm cổ tử cung, viêm phần phụ và viêm niệu đạo ở phụ nữ, viêm mào tinh hoàn, viêm khớp ở nam giới và gây viêm phổi, viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng lâm sàng thường gặp như ra khí hư như mủ, đái khó và ra máu. Khám lâm sàng cho thấy khoảng 20% có lộ tuyến cổ tử cung, cổ tử cung phì đại, chảy máu khi chạm vào hoặc có dịch tiết như mủ nhầy ở cổ tử cung và 25% phụ nữ bị nhiễm Chlamydia có biểu hiện viêm cổ tử cung. Chẩn đoán xác định dựa vào nuôi cấy bệnh phẩm vào tế bào Mc Coy hoặc Hela 229, tế bào sau khi


cấy được ủ và nhuộm để tìm thể vùi. Nuôi cấy tế bào vẫn là tiêu chuẩn vàng để phát hiện Chlamydia. Phản ứng miễn dịch huỳnh quang phát hiện Chlamydia có độ đặc hiệu và độ nhạy cao, có giá trị chẩn đoán [11].

Một nghiờn cứu tại cỏc tỉnh Đồng bằng sụng Cửu Long cho thấy trờn PNBD cho kết quả dương tính là 3,5%, thấp hơn của Nguyễn Duy Hưng trong GSTĐ trên PNBD Hà Nội (5%) [13], [27], tương đương với Quảng Ninh (3,0%) và Đà Nẵng (3,5%) [31], [51].

Nguyễn Vũ Thượng và CS nghiên cứu trên PNBD 5 tỉnh biên giới (2004) cho tỷ lệ mắc Chlamydia là 11,9% [42]. Tại khu vực phía Nam đã nghiên cứu trên PNBD phát hiện Chlamydia trachomatis bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp IFD (Immuno Fluorescent Direct) cho tỷ lệ mắc là 5,8% [43].

Các nghiên cứu nước ngoài cho thấy tỷ lệ nhiễm Chlamydia trên PNBD ở một số nước châu Âu và chõu á dao động trong khoảng từ 12% - 27,0% [65], [68], [77], [81]. Nghiên cứu tại Bangkok cho thấy tỷ lệ mắc Chlamydia trachomatis ở nữ nhân viên mát xa là 43%, ở Indonesia 26,5% [88], [89], [91].


Trùng roi:


Trùng roi (Trichomonas vaginalis) là một loại trùng roi chuyển động, hình tròn, kích thước 10 - 20 m thuộc loại đơn bào kỵ khí. Trichomonas vaginalis ký sinh chủ yếu trong âm đạo và trong niệu đạo phụ nữ. Triệu chứng lâm sàng khụng điển hỡnh và nhiều khi khụng cú triệu chứng (20% - 50% các trường hợp đến khám) [109]. Một số triệu chứng có thể gặp bao gồm các triệu chứng ra khí hư nhiều, mùi hôi, màu vàng hay hơi xanh, loãng, có bọt nhỏ, ngứa rát ở âm hộ, giao hợp đau. Niêm mạc âm đạo và cổ tử cung có thể viêm đỏ. Chẩn đoán dựa vào soi tươi với độ nhạy và độ đặc hiệu


khá cao (tương ứng là 60 - 70% và 95 - 99%). Trùng roi là một tác nhân gây bệnh NTĐSDD, có thể gây viêm âm đạo và cổ tử cung, ngoài ra còn viêm nội mạc tử cung sau mổ lấy thai, đẻ non, vỡ ối sớm ở phụ nữ có thai [11].

Tỷ lệ nhiễm trùng roi tại một số quốc gia trên thế giới dao động từ 2% - 25% [110], [111], [117], [118] và 50% - 70% ở PNBD [120].

Một nghiờn cứu tại 5 tỉnh của Việt Nam cho thấy có 19 trường hợp nhiễm trùng roi, chiếm tỷ lệ 1,18%, trong đó nhóm PNBD 14 trường hợp (1,8%) và có 5 trường hợp ở nhóm PNBD (1,2%) [42]. Tại Hải Phòng (2004),

Đào Thị Liên nghiên cứu trên thai phụ mắc bệnh viêm đường sinh dục dưới có tỷ lệ mắc trùng roi là 1,0% [29]. Nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ mắc trùng roi ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại các Bệnh viện là 0,94% [30], [34], [35].

Theo Phạm Văn Hiển nghiên cứu trên đối tượng GSTĐ (2005) tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng roi ở PNBD là 2,0% [21]. Nghiên cứu tại một số tỉnh khỏc cho thấy, tỷ lệ nhiễm trùng roi ở nhóm PNBD là 8,13% còn ở thai phụ là 0,84% [19], [28], [37], [39], [41].


Nấm âm hộ - âm đạo:

Viêm âm hộ - âm đạo do nấm thường do Candida albicans hoặc đôi khi do nấm khác như C. tropicalis... NÊm C. albicans có thể gây bệnh ở nhiều nơi khác trong cơ thể, hay gặp nhất là gây viêm da và niêm mạc, đôi khi gây nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc và viêm màng não. Triệu chứng lâm sàng của nấm là viêm âm hộ cấp tính với triệu chứng ngứa, nóng rát ở âm hộ - âm đạo. Khí hư ra nhiều trong những ngày trước kỳ kinh do lượng glycogen cao. Khám lâm sàng thấy các triệu chứng âm hộ đỏ, phù nề, môi lớn có khí hư trắng, tổn thương có xu hướng lan rộng ra xung quanh,

đau khi sinh hoạt tình dục, tiểu tiện khó và cảm giác đau rát khi tiểu tiện.

Niêm mạc âm đạo viêm đỏ, dễ cháy máu, có lớp khi hư trắng, đặc như váng


sữa bám vào thành âm đạo. Cổ tử cung có thể bình thường hoặc viêm đỏ, phù nề, đôi khi có vết loét. Khi bôi dung dịch Lugol, âm đạo bắt mầu nâu sẫm, có những mảng nhỏ ít bắt mầu Lugol. Soi tươi khí hư sau khi nhỏ nước muối sinh lý vào bệnh phẩm, thấy bào tử Candida hình bầu dục, có chồi hoặc không. Cách tốt nhất là nuôi cấy trên môi trường Sabouraud hoặc môi trường Nickerson [11].

Phạm Văn Hiển (2005), nghiên cứu trên 5 tỉnh thành phố lớn cho thấy tỷ lệ nhiễm nấm men âm đạo ở PNBD ở Hải Phòng là 10,7%, có tỷ lệ mắc cao nhất trong 5 tỉnh giám sát trọng điểm. Kết quả tại 4 tỉnh phía Nam (2005) cho thấy tỷ lệ nhiễm nấm Candida ở PNBD là 11,9% [21].


Sùi mào gà:

Tác nhân gây bệnh sùi mào gà là Human Papiloma Virus (HPV). Có khoảng trên 100 type HPV khác nhau nhưng chỉ có một số ít type gây bệnh NTĐSDD và ung thư cổ tử cung. Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do có quan hệ tình dục với người bị nhiễm HPV. Triệu chứng lâm sàng khá điển hình với những chồi sùi mềm như mụn cóc mầu nâu đỏ, dính thành từng chùm ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung. Tổn thương gây ngứa ngáy khó chịu do tăng tiết dịch, khi đụng chạm phải chồi sùi dễ gây chảy máu. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, soi cổ tử cung và định type HPV bằng kỹ thuật PCR [11].

Tỷ lệ sùi mào gà cao ở nhóm PNBD là 9,2%. Trên 1.513 bệnh nhân

đến khám về bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) có 342 trường hợp sùi mào gà chiếm tỷ lệ 44,5% [29]. Một nghiên cứu gần

đây (năm 2005) trên 141 bệnh nhân đến khám tại Viện Da liễu Quốc gia thấy tỷ lệ sùi mào gà (25,7%), cao thứ hai sau bệnh lậu [35]. Tỷ lệ bệnh sùi mào gà ngày một gia tăng trong bệnh NTĐSDD nói chung. Tỷ lệ bệnh sùi mào


gà ở bệnh nhân đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám gần đây cao một cách có ý nghĩa và chiếm hàng đầu trong các bệnh NTĐSDD. Điều này có thể lý giải đây là tuyến cuối cùng nên các bệnh nhân từ tuyến dưới chuyển lên để điều trị bằng các phương pháp hiện đại như đốt điện, áp tuyết Carbon, Laser CO2... Tuy nhiên số liệu cũng cho thấy tỷ lệ bệnh gặp rất thường xuyên. Trong khi hầu hết các bệnh NTĐSDD đều có kết quả

điều trị khả quan thì sùi mào gà đến nay vẫn còn là vấn đề nan giải với tỷ lệ tái phát cao [16], [20], [25].

Herpes sinh dôc:


Tác nhân gây bệnh Herpes sinh dục là Virus Herpes Simplex các nhóm I, II (HSV). Bệnh có thể gây sảy thai, đẻ non, thai chết lưu, rau bong non. Triệu chứng lâm sàng bao gồm đau và ngứa nhiều ở âm hộ và tầng sinh môn, có những mụn nước nhỏ và những ổ loét ở niêm mạc và da. Trong các mụn nước này chứa nhiều virus, có phù nề xung quanh, đái khó, có thể viêm trực tràng, viêm hầu họng, sốt, đau cơ. Bệnh khỏi tự nhiên trong thời gian 16 - 21 ngày. Chẩn đoán bằng phân lập virus và miễn dịch huỳnh quang [11].

Cũng giống như sùi mào gà, Herpes sinh dục là bệnh tái phát, nhiễm virus suốt đời. Phần lớn các trường hợp nhiễm Herpes không được chẩn đoán, thường không có biểu hiện lâm sàng nhưng họ chính là nguồn lây nhiễm chủ yếu do virus vẫn tồn tại ở đường sinh dục [43]. Trong điều kiện nguồn lực có hạn tại cỏc nước đang phỏt triển, chẩn đoán Herpes sinh dục chủ yếu dựa vào lâm sàng với biểu hiện những chùm mụn nước trên nền da hoặc vết chợt loét, nhiều vòng cung ở vùng sinh dục kèm theo ngứa, rát, đau hay tái phát [142]. Kết quả nghiên cứu ở Hải Phũng cho thấy tỷ lệ nhiễm Herpes sinh dục ở đối tượng PNBD là 3,9% [28]. Tỷ lệ mắc Herpes sinh dục ở PNBD cao gấp 32,8 lần so với nhóm có hành vi nguy cơ thấp. Riêng ở nhóm


có hành vi nguy cơ cao, tỷ lệ nhiễm Herpes sinh dục ở đối tượng nam khám STIs (7,3%) cao gấp hơn 2 lần so với đối tượng PNBD (3,4%), ở nhóm NCMT chiếm tỷ lệ thấp hơn 1,2% [25], [26].

Nhìn chung, sùi mào gà và Herpes là bệnh do virus gây nên, có tỷ lệ tái phát cao và khó điều trị. Tuy hai bệnh này là bệnh NTĐSDD không nằm trong GSTĐ nhưng có tỷ lệ rất cao ở nhóm có hành vi nguy cơ cao. Bệnh dễ phát hiện qua thăm khám lâm sàng, vì vậy chúng ta có nên đưa bệnh này vào chương trình GSTĐ hay không bởi vì nó có liên quan chặt chẽ

đến nhóm có hành vi tình dục không an toàn như ở nhóm PNBD và nam

khám STIs và có liên quan với tình trạng nhiễm HIV/AIDS [26].


Viêm âm hộ - âm đạo do tạp khuẩn (Bacterial vaginosis):

Các tác nhân gây bệnh viêm âm hộ - âm đạo do tạp khuẩn không

đặc hiệu rất đa dạng như Staphylococci, Escherichia coli, Mobiluncus, Mycoplasma hominis, Bacteroides species, Gardnerella vagivalis... trong môi trường âm đạo, trong đó trên 80% là G.vagivalis. Triệu chứng lâm sàng thường gặp bao gồm ra khí hư nhiều hôi rất khó chịu, đặc biệt sau khi giao hợp hoặc dùng xà phòng kiềm tính, ngứa và khó chịu ở âm hộ, âm

đạo. Khám thấy âm đạo có nhiều khí hư lỏng thuần nhất, màu trắng hoặc xám, mùi hôi tanh. Niêm mạc âm đạo thường không viêm đỏ. Chẩn

đoán viêm âm đạo do Bacterial vaginosis cần có ít nhất 3 trong 4 tiêu chuẩn sau: (i) khí hư loãng, trắng, đồng nhất dính vào thành âm đạo, (ii) pH dịch âm đạo > 4,5, (iii) test sniff (test amin) dương tính và tế bào Clue chiếm 20% tế bào biểu mô âm đạo. Nhuộm Gram khí hư tìm Clue cells có độ nhạy và độ đặc hiệu cao [11].

Một số nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm

âm - hộ âm đạo không có triệu chứng do tạp khuẩn là khá cao (50%) [109].

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 08/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí