Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động Xã hội số II Hà Nội và đánh giá hiệu quả can thiệp - 2


DANH MỤC BẢNG

Tên bảng Nội dung Trang

1.1. Căn nguyên của các bệnh NTĐSDD 3

2.1. Các biến số nghiên cứu cho PNBD 48

2.2. Các biến số nghiên cứu cho cán bộ y tế 50

3.1. Phân bố theo nhóm tuổi của phụ nữ bán dâm 56

3.2. Phân bố theo nghề nghiệp của phụ nữ trước khi bán dâm 57

3.3. Phân bố theo tình trạng hôn nhân của PNBD 58

3.4. Phân bố nhóm tuổi trong CBYT 59

3.5. Phân bố trình độ chuyên môn của các CBYT 60

3.6. Phân bố thời gian công tác của các CBYT 60

3.7. Phân bố thời gian đào tạo ban đầu của các CBYT 61

3.8. Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng ở phụ nữ bán dâm 63

3.9. Mối liờn quan giữa tuổi và NTĐSDD 65

3.10. Mối liờn quan giữa dõn tộc và NTĐSDD 66

3.11. Mối liên quan giữa nghề nghiệp trước bán dâm và bệnh NTĐSDD 66

3.12. Mối liên quan giữa nơi ở trước bán dâm và bệnh NTĐSDD 67

3.13. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và bệnh NTĐSDD 67

3.14. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và bệnh NTĐSDD 68

3.15. Mối liên quan giữa nơi bán dâm và bệnh NTĐSDD 69

3.16. Liên quan giữa tuổi quan hệ tình dục lần đầu tiên và NTĐSDD 70

3.17. Mối liên quan giữa thời gian bán dâm và NTĐSDD 71

3.18. Mối liên quan giữa số lượng khách hàng trung bình và NTĐSDD 71

3.19. Mối liên quan giữa hành vi sử dụng bao cao su và NTĐSDD 73

3.20. Hành vi khám chữa bệnh tự nguyện và NTĐSDD 74

3.21. Hiểu biết QHTD chung thủy, sử dụng BCS và NTĐSDD 75

3.22. Mối liên quan giữa tự đánh giá nguy cơ và NTĐSDD 76

3.23. Mối liên quan một số yếu tố đặc trưng cá nhân và NTĐSDD trên

mô hình hồi qui đa biến 76

3.24. Mối liên quan một số hành vi nguy cơ và NTĐSDD trên mô hinh

hồi qui đa biến 77

3.25. Mối liên quan một số đặc trưng cá nhân, hành vi nguy cơ và

NTĐSDD trên mô hình hồi qui đa biến 78

3.26. Hiệu quả nâng cao kiến thức về triệu chứng của NTĐSDD 79

3.27. Hiệu quả nâng cao thái độ dự phòng NTĐSDD 80

3.28. Hiệu quả nâng cao thái độ tự đánh giá nguy cơ mắc NTĐSDD 81

3.29. Hiệu quả giảm các triệu chứng lâm sàng NTĐSDD 82

3.30. Hiệu quả giảm bệnh NTĐSDD trên lâm sàng 83

3.31. Hiệu quả giảm bệnh NTĐSDD trên xét nghiệm 84

3.32. Thay đổi kiến thức về các triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng đường sinh dục dưới trước và sau can thiệp 85

3.33. Thay đổi về kiến thức xét nghiệm trong chẩn đoán nhiễm trùng đường sinh dục dưới trước và sau can thiệp 87

3.34. Thay đổi kiến thức về hướng xử trí nhiễm trùng đường sinh dục

dưới trước và sau can thiệp 88

3.35. Thay đổi kiến thức CBYT về giang mai trước và sau can thiệp 88

3.36. Thay đổi kiến thức của cán bộ y tế về bệnh Herpes sinh dục trước 89 và sau can thiệp

3.37. Thay đổi kiến thức của cán bộ y tế về bệnh hạ cam mềm trước và 91 san can thiệp

4.1. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về nhiễm trùng đường sinh dục 99

dưới từ năm 2003-2009


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Tên biểu đồ Nội dung Trang


2.1. Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng 40

3.1. Phân bố theo dân tộc của phụ nữ bán dâm 56

3.2. Phân bố theo nơi ở của phụ nữ trước khi bán dâm 57

3.3. Phân bố theo trình độ học vấn của PNBD 58

3.4. Phân bố giới của CBYT 59

3.5. Phân bố bậc đào tạo của các CBYT tại Phòng Y tế 61

3.6. Đào tạo ban đầu về điều trị các bệnh NTĐSDD của CBYT 62

3.7. Tỷ lệ PNBD có triệu chứng lâm sàng 62

3.8. Tỷ lệ hiện mắc NTĐSDD trên lâm sàng ở PNBD 63

3.9. Các hình thức tổn thương của nhiễm trùng đường sinh dục dưới 64

3.10. Phân bố tác nhân gây nhiễm trùng đường sinh dục dưới65


ĐẶT VẤN ĐỀ


Nhiễm trựng đường sinh dục dưới (NTĐSDD) là một bệnh rất phổ biến, rất khú ước lượng chớnh xỏc về tỷ lệ mắc bệnh giữa cỏc vựng trong một quốc gia cũng như giữa cỏc quốc gia với nhau, đặc biệt là trờn phụ nữ bỏn dõm (PNBD). Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) nhiễm trựng đường sinh dục dưới là cỏc viờm nhiễm tại cơ quan sinh dục bao gồm cả viờm nhiễm do bệnh lõy truyền qua đường tỡnh dục và viờm nhiễm khỏc khụng lõy qua quan hệ tỡnh dục. Các bệnh NTĐSDD khụng là một bệnh cấp cứu và gõy tử vong ngay cho người phụ nữ nhưng lại ảnh hưởng đến sức khoẻ, ảnh hưởng đến chất lượng sống và tốn kộm về kinh phớ khỏm chữa bệnh cho PNBD và gia đỡnh [15]. Tỷ lệ NTĐSDD giữa cỏc quốc gia khỏ cao và khác nhau, dao động từ 41% đến 78% [17], [22], [58], [65], [77].

Kết quả nghiên cứu tại các vùng sinh thái ở Việt Nam năm 2005 cho thấy có tới 81,3% có biểu hiện bất thường tại bộ phận sinh dục, trong đó tỉ lệ NTĐSDD là 66,6% và chủ yếu là viêm âm đạo, viêm cổ tử cung (CTC), tỷ lệ đặc biệt cao trên PNBD [55]. Điều đó cho thấy tình trạng NTĐSDD là một thực trạng rất đáng quan tâm. Các bệnh NTĐSDD nói chung cũng như bệnh lây truyền qua đường tình dục nói riêng có liên quan mật thiết với lây nhiễm HIV, đặc biệt là trên PNBD.

Các yếu tố nguy cơ của NTĐSDD trên PNBD cũng đã được một số ít nghiên cứu đề cập đến như thiếu kiến thức và thực hành phòng chống lây nhiễm, quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng bao cao su không cho tất cả các lần quan hệ tình dục (QHTD), quan hệ với nhiều loại khách hàng, tiêm chích ma tuý, uống rượu, sử dụng các biện pháp tránh thai không hợp lý, sau các sự kiện sinh sản như sau đẻ, nạo hút thai không an toàn [1], [24], [27].


Việc nghiên cứu hiệu quả của các biện pháp dự phòng lây nhiễm NTĐSDD và HIV tại các nước trên thế giới đã được nghiên cứu và một trong những biện pháp có hiệu quả nhất là sử dụng bao cao su cho tất cả các lần QHTD [13], [18], [23], [29], [58], [73], [131]. Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về hiệu quả của các biện pháp phòng, chống HIV [13], [18]. Tuy vậy, vẫn còn ít các công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về tình trạng NTĐSDD, các yếu tố nguy cơ và hiệu quả của các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng cho phụ nữ bán dâm đang được tập trung học tập và nâng cao năng lực quản lý, khám chữa bệnh cho cán bộ y tế của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội II Hà Nội (TTCBGDLĐXH II). Do vậy, nghiên cứu “Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động Xã hội II Hà Nội và đánh giá hiệu quả can thiệp” được tiến hành nhằm các mục tiêu sau:

1. Mô tả tỷ lệ mắc và một số hành vi nguy cơ của một số bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới trên phụ nữ bán dâm học tập tại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội số II Hà Nội năm 2011.

2. Đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp phòng chống nhiễm trùng đường sinh dục dưới đối với phụ nữ bán dâm và nâng cao kiến thức của cán bộ y tế về một số bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới tại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội số II Hà Nội giai đoạn 2011-2012.


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN


1.2. Một số khái niệm chung về nhiễm trùng đường sinh dục dưới

Định nghĩa

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) nhiễm trùng

đường sinh dục dưới (NTĐSDD) là các viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục do bệnh lây truyền qua đường tình dục và viêm nhiễm khác không lây qua quan hệ tình dục tại õm hộ, âm đạo và cổ tử cung [140], [141].

Căn nguyên và bệnh/hội chứng

Căn nguyên của NTĐSDD bao gồm các loại vi khuẩn, virus, đơn bào, nấm và ký sinh vật. Các tác nhân này chủ yếu lây truyền qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Nguồn truyền nhiễm là những người có nhiễm các loại NTĐSDD. Có thể tổng quát về căn nguyên và các hội chứng NTĐSDD như sau:

Bảng 1.1. Căn nguyên của các bệnh NTĐSDD [143]


Căn nguyên

Bệnh/ Hội chứng

Vi khuÈn


Neisseria gonorrhoeae

Viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoàn, viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, viêm khớp cấp, viêm trực

tràng, viêm kết mạc.


Chlamydia trachomatis

Viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoàn - viêm cổ tử

cung, viêm vòi trứng, viêm âm đạo, viêm kết mạc, mắt hột, viêm phổi.

Mycoplasma hominis

Viêm âm đạo, viêm niệu đạo (ở nam giới).

Ureaplasma urealyticum

Viêm âm đạo, viêm vòi trứng, viêm niệu đạo.

Treponema pallidum

Giang mai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động Xã hội số II Hà Nội và đánh giá hiệu quả can thiệp - 2


Haemophilus ducreyi

Hạ cam.

Calymmatobacterium granulomatis,

Gardenerella vaginalis

Donovanose

Viêm âm đạo.

Streptococcus agalasctiae

Viêm âm đạo - viêm niệu đạo.

Virus

Herpes simplex virus (HSV)

Virus gây bệnh Herpes.

Human papilloma virus (HPV)

Virus gây bệnh sùi mào gà, ung thư sinh dục.

Molluscum contagiosum virus

(MCV)

Virus gây bệnh u mềm lây.

Căn nguyên khác

Candida albicans

Viêm âm đạo, viêm niệu đạo không đặc hiệu,

viêm qui đầu và bao qui đầu.

Trichomonas vaginalis

Viêm bao qui đầu, viêm âm đạo, niệu đạo, âm

hé.


Nguồn và đường lây truyền

NTĐSDD chủ yếu được lây truyền từ người này sang người khác theo phương thức quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, không phải tất cả các cuộc giao hợp không an toàn đều dẫn đến hậu quả lây nhiễm NTĐSDD từ người bệnh sang bạn tình của họ. Sự nhiễm bệnh còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố sinh học và các hành vi nguy cơ khác.

1.3. Tỷ lệ hiện mắc NTĐSDD và một số hành vi nguy cơ

1.3.1. Tỷ lệ hiện mắc NTĐSDD

Nhiễm trựng đường sinh sản và nhiễm trựng đường sinh dục (RTIs/STIs), trong đú cú nhiễm trựng đường sinh dục dưới đó và đang gõy ra gỏnh nặng toàn cầu về sức khỏe. Tổ chức Y tế Thế giới dự đoỏn hàng năm cú khoảng hơn 340 triệu trường hợp mắc mới thuộc cỏc bệnh cú lõy qua đường tỡnh dục cú thể chữa khỏi (lậu, viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoàn - viêm cổ tử cung,


viêm vòi trứng, viêm âm đạo, viêm kết mạc, mắt hột, viêm phổi, giang mai…). Nếu một số virus khỏc của STIs như nhiễm trựng HPV cũng được tớnh thỡ cú số này cú thể cao lờn gấp 3 lần [138], [140]. Gỏnh nặng bệnh tật do RTIs/STIs rất khỏc nhau theo cỏc nước khỏc nhau và cỏc cộng đồng khỏc nhau.

Nhiễm trùng ngoại sinh phổ biến tại nơi có tỷ lệ nhiễm STIs cao và do cán bộ y tế không được đào tạo để thực hiện thủ thuật an toàn. Nhiễm trùng sau đẻ và sau phá thai phổ biến hơn tại nơi không có các dịch vụ an toàn và chăm sóc sau thủ thuật tốt.

Nhiễm trùng nội sinh, ví dụ như nhiễm nấm hoặc vi trùng phổ biến trên thế giới và do ảnh hưởng môi trường, vệ sinh, thay đổi nội tiết và các yếu tố khác. Hầu hết các loại tác nhân gây RTIs/STIs có thể ảnh hưởng tới cả phụ nữ và nam giới, tuy nhiên hậu quả đối với nữ nhiều và nặng nề hơn so với nam. Trên thực tế, RTIs/STIs và hậu quả của nó là yếu tố quan trọng gây bệnh tật và tử vong cho phụ nữ tại các khu vực nghèo trên thế giới.

Các nhiễm trùng qua đường tình dục (STIs) bao gồm HIV/AIDS là vấn đề y tế công cộng nổi cộm tại Việt Nam. Theo số liệu của Bệnh viện Da liễu Trung ương, dựa trên hệ thống báo cáo nhà nước, mỗi năm có khoảng hơn 150,000 trường hợp mắc RTI/STI mỗi năm [56], [57]. Năm 2009, theo số liệu của Bộ Y tế, số mắc RTI/STI được báo cáo là 143,880 trường hợp [4]. Tuy nhiên, con số này được cho là thấp hơn thực tế và được coi như là hiện tưởng “tảng băng nổi”, nghĩa là phần lớn những trường hợp mắc bệnh được báo cáo từ các cơ sở y tế công lập, còn khá nhiều trường hợp mắc đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế tư nhân và không đi khám chữa bệnh không được báo cáo. Con số thực tế được ước lượng là 1 triệu trường hợp/năm vì con số trên không bao gồm số liệu báo cáo của hệ thống y tế tư nhân và nhiều trường hợp người dân không đi khám chữa bệnh [4].

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 08/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí