Khảo Nghiệm Về Sự Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất

3.2. Một số biện pháp đề xuất

Giáo dục nhà trường có ý nghĩa rất lớn đối với các em học sinh. Thông qua sự dạy dỗ, hướng dẫn của các thầy cô trên lớp các em được truyền đạt những kiến thức một cách có hệ thống, đầy đủ và đúng đắn. Thầy cô là người cha mẹ thứ hai trong đời của các em, cung cấp cho học sinh nhiều thông tin nhất, dễ hiểu, dễ nhớ nhất, đặc biệt những kiến thức có liên quan đến SKSSVTN. Thầy cô luôn đóng vai trò như những chuyên gia tâm lý đứng bên các em giúp các em vượt qua những băng khoăn, lo lắng của tuổi mới lớn.

Các biện pháp cần thực hiện:

Biện pháp 1: Tăng cường sự chỉ đạo và cải tiến trong chương trình giảng dạy trong nhà trường THCS

Sở dĩ chúng ta cần thực hiện tốt khâu này là vì chỉ đạo, tổ chức là một yêu cầu tối cần thiết của công tác quản lý. Nếu trong nhà trường công tác quản lý tốt thì hoạt động được phân công trong nhà trường mới vận hành đạt kết quả tốt. Không ngừng cải tiến chương trình giảng dạy cũng là một yêu cầu không thể thiếu trong công tác giảng dạy. Nội dung giảng dạy luôn phải đáp ứng nhu cầu người học, phải theo kịp thời đại và phải đón trước thời đại. Sắp xếp lại những nội dung đã được quy định sao cho phù hợp với đối tượng giảng dạy (tâm sinh lý, giới tính, khả năng nhận thức, chuẩn mực văn hóa xã hội, thời đại,…). Sở GD - ĐT của tỉnh cần triển khai một cách đầy đủ, chi tiết và có hệ khống hơn nữa với những nội dung có liên quan đến SKSSVTN vào chương trình giảng dạy chính khóa ở các trường THCS trong tỉnh, kể cả đưa vào nội dung các giờ của công tác chủ nhiệm lớp. Chương trình giảng dạy SKSS cần được sắp xếp trên cơ sở xác định nội dung và phương pháp giáo dục có sự tích hợp và lồng ghép với tuột số môn trong nhà trường. Lồng ghép nội dung GDSKSS vào các môn học khác với nhùng nội dung phù hợp cần được ưu tiên hàng đầu, bởi lẽ nó mang lại hiệu quả giáo dục, hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được yêu cầu khắt khe về khung thời gian đào tạo trong nhà trường. Tuy nhiên, để việc lồng ghép mang lại hiệu quả, đòi hỏi giáo viên bộ môn không chỉ có ý

thức trách nhiệm cao lnà còn phải hiểu rõ mục đích, nội dung của GDSKSS, kiết xác định đúng thời lượng, số lượng kiến thức lồng ghép để tránh hiện tượng quá thiên về nội dung SKSS làm ảnh hưởng đến nội dung môn học chính. Hơn nữa, những kiến thức được lồng ghép vào các môn học sẽ được các em tiếp thu một cách phiến diện, thiếu tính hệ thống. Do vậy, công tác giáo dục cần phải phát huy vai trò của các biện pháp khác để nhằm cung cấp kiến thức đến cho các em đầy đủ và hiệu quả. Nên chăng trong điều kiện hiện nay, mỗi nhà trường của huyện Giao Thủy cần thành lập một ban chuyên gia làm công tác tư SKSS, sức khỏe tình dục cho học sinh? Tại đây học sinh được cung cấp nhùng kiến thức đầy đủ, phong phú về giới tính dưới các góc độ khác. nhau. Ngoài ra, các chuyên gia còn có thể phát triển ở các em những kỹ năng tiếp tổ chúc, tuyên truyền GDSKSS.

Biện pháp 2: Cần đẩy mạnh hơn nữa công việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ để có đội ngũ cán bộ đông đảo, có kiến thức và phương pháp giáo dục, hướng dẫn về VTN về yêu, tình dục và các vấn đề về SKSS

Ngoài việc đào tạo chuyên môn sâu hàng năm Sở GD-ĐT và nhà trường cần có kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, lloặc lổ chúc các buổi dự giảng về những bài có tích hợp lồng ghép những nội dung GDSKSSVTN, có các buổi tọa đàm giữa các giáo viên với các nhà khoa học có chuyên môn sâu để không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng giáo dục, tư vấn, lắng nghe và cảm thông với nhùng vướng mắc các em gặp phải trong cuộc sống. Cán bộ giáo viên trong trường cần được gửi đi học các lớp bồi dưỡng, đào tạo ngắn, dài hạn ở học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, tổ chức tập huấn cho cáll bộ Đoàn, Hội cơ sở.

Biện pháp 3: Xây dựng nhà trường thành những đơn vị văn hóa, đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, xây dựng nếp sống văn hóa trong học sinh

Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa có chất lương, xây dựng các mô hình tác động: các loại hình câu lạc bộ, các mô hình tư vấn, giáo dục đồng đẳng, lồng ghép các hoạt động tập thể của lớp

GDSKSS không chỉ đóng khung trong các giờ dạy trên lớp mà còn phải được thực hiện thông qua các biện pháp có tính phong trào. Đó là hình thức tổ chức giáo dục có tính ngoài giờ học. Việc tổ chức các hình thức hoạt động ngoài giờ học nhằm vào các mục tiêu: Nó không chỉ thu hút đông đảo các lực lượng tham gia; từ đó nâng cao nhận thức thái độ cua họ đối với vất đề SKSS mà còn bổ trợ cho những kiến thức các em được học trên lớp. Chúng tôi đưa ra hai hình thức GDSKSS ngoài giờ học như sau:

Sinh hoạt câu lạc bộ theo chủ đề:

Câu lạc bộ là môi trường sinh hoạt tập thể hấp dẫn và bổ ích. Loại hình hoạt động này không chỉ là phương tiện thỏa mãn các nhu cầu tinh thần phong phú của lứa tuổi tllanh thiếu niên mà còn là môi trường thuận lợi để qua đó tuyên truyền, giáo dục cho VTN. Nội dung, hình thức sinh hoạt trong câu lạc bộ rất đa dạng, Ở đây luôn có sự lồng ghép nội dung các môn học với việc tuyên truyền giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa mới, trong đó có nội dung GDSKSS cho VTN thông qua các cuộc nói chuyện chuyên đề, hội diễn văn nghệ, du lịch dã ngoại,...

Thi tìm hiểu, sáng tác theo chủ đề GDSKSS

Loại hình hoạt động này không đòi hỏi một bộ máy phức tạp, các điều kiện không cầu kỳ, thời gian không bị khống chế nhất định, thu hút đông đảo học sinh tham gia. Học sinh VTN đặc biệt thích hưởng ứng, được trực tiếp tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, thích đóng vai trong các vở diễn… Vào các ngày lễ lớn của xã hội, của trường (như ngày Phụ nữ Việt Nam, ngày Nhà giáo Việt Nam, . . . ) ở các trường phổ thông cần tăng cường tổ chức các hoạt động này cùng với sự kết hợp của Trung ương Đoàn, Thành Đoàn, ủy ban dân số, ủy ban phòng chống HIV/AIDS. Để hoạt động này thực sự đạt hiệu quả thì

điều chủ yếu là việc định hướng chủ đề cần thi và cung cấp đủ tài liệu phản ánh nội dung thi cho học sinh tham khảo.

Như vậy, để thực hiện tốt các nhóm biện pháp thuộc trách nhiệm của nhà trường cần xây dựng và tổ chức triển khai chương trình GDSKSS cho học sinh thống nhất; bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nội dung, phương pháp, kỹ năng tổ chức tư vấn; cung cấp đủ sách báo, tài liệu, mô hình, phim ảnh, tranh vẽ để phục vụ cho công tác truyền thông, tư vấn và giảng dạy có hiệu quả các chủ đề nhạy cảm SKSSVTN.

Biện pháp 5: Biện pháp lồng ghép giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội

SKSSVTN thực chất là sức khỏe liên quan trực tiếp đến sự phát triển của một con người từ lúc còn ở tuổi VTN và liên quan đến cả tương lai duy trì nòi giống của họ sau này. Tuổi trẻ là tương lai của dân tộc. Vấn đề SKSSVTN có tác động đến sự tồn vong của một dân tộc. Trách nhiệm GDSKSSVTN là của mọi người, của các cấp, các ngành trong tỉnh. Huy động rộng rãi các lực lượng tham gia vào công tác GDSKSSVTN sẽ tạo được thế mạnh tổng hợp, tạo được dư luận xã hội và sự chú ý của cả cộng đồng, dựng thời tận dụng dược nguồn lực từ các chương trình khác. Việc thống nhất trong gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội về nhận thức, thái độ, hành vi giáo dục và chăm sóc SKSSVTN là biện pháp rất cơ bản và lâu dài, cần phải được thống nhất từ cấp vĩ mô đến nội bộ từng trường học, các nhà giáo dục, nhà chuyên môn, từng thành viên trong gia đình và cả cộng đồng lương việc giáo dục trẻ VTN.

Nhà trường đóng vai trò trung gian quan trọng trong việc tập hợp và phát huy thế mạnh của các yếu tố xã hội, phối hợp các đoàn thể xã hội để tổ chức các hoạt động GDSKSSVTN. Nhà trường chủ động kết hợp với gia đình nhằm phát huy vai trò của gia đình trong việc phối hợp tham gia công tác giáo dục. Thông qua các hoạt động thực tiễn, sau khi đã có thời gian tổng kết kinh nghiệm, đánh giá, tìm ra những nguyên nhân, thiếu sót:.. để từ đó có những đề

xuất kiến nghị tới các cơ quan chức năng, tăng cuullg công tác chỉ đạo, phối hợp các nguồn lực giáo dục đảm bảo hiệu quả giáo dục cho VTN.

Biện pháp chủ yếu:

- Mở những cuộc vận động chính trị, các hoạt động xã hội cung cấp thông tin để thu hút sự quan tâm và trách nhiệm giáo dục, chăm sóc SKSS, SKSSVTN .

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động về dân số- phát triển và chăm sóc SKSS ở các cấp.

- Phát động các chiến dịch truyền thông rộng rãi kết hợp cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS tại cộng đồng. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức các hoạt động giáo dục, thành lập các câu lạc bộ, các trung tâm tư vấn và các hoạt động giao lưu.

- Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa có sự tham gia của lãnh đạo trong tỉnh, các nhà chuyên môn, các bậc cha mẹ học sinh...

- Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành, như các điều luật có liên quan đã quy định trong luật hôn nhân và gia đình, luật dân.sự, luật hình sự. Bổ sung các chính sách cần thiết, xác định rõ mô Hình tác động, điều chỉnh của chính sách DS-KHHGĐ đối với đối tượng VTN. Tăng cường quản lý của nhà nước trong các hoạt động Văn hóa. Ngăn chặn tình trạng sách báo, băng hình xấu đang còn lưu hành trôi nổi trong xã hội, quản lý chặt chẽ các hoạt động của những cơ sở thuê truyện, thuê băng hình, các nhà trọ, nhà hàng... Đẩy mạnh đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt là nạn mại dâm, tạo môi trường sống lành mạnh.

- Lực lượng gia đình - nhà trường - xã lội cần có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác như: các cơ sở y tế, trung tâm Bảo vệ SKBMTE-KHHGĐ, Ủy ban dân số-KHHGĐ, chi cục phòng chống các tệ nạn xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng... để giáo dục cho tuổi trẻ. Theo chức năng của mình, các cơ sở y tế tham gia vào các dịch vụ tư vấn để chăm sóc SKSSVTN và các vấn đề liên quan phù hợp với đặc điểm lâm sinh lý của các em. Thông qua các

phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta có thể gửi thông điệp nhanh nhất tới đông đảo đối tượng. Các phương tiện truyền thông của huyện Giao Thủy thời gian qua đã có nhiều cố gắng chuyển tải nhiều thông điệp về DS/KHHGĐ, SKSSVTN... tới cho các em học sinh. Tuy nhiên, thời lượng phát hành các nội dung này vẫn còn chưa nhiều và cũng cần có sự cải tiến về nội dung, hình thức cho hấp dẫn hơn. Bằng nhiều biện pháp nhằm phát huy vai trò của hệ thống thông tin đại chúng trong tỉnh, đặc biệt chú ý đến việc hướng dẫn dư luận xã hội, thống nhất nhận thức của xã hội về tút cần thiết của việc nâng cao nhận thức về SKSS-SKSSVTN cho cả cộng đồng nói chung và cho VTN nói riêng. Để điều phối các lực lượng trên cần có sự quan tâm và đầu tư nguồn lực của các cấp ủy Đảng và chính quyền trong tỉnh, thống nhất chỉ đạo và thực hiện quản lý. GDSKSSVTN là sự nghiệp chung của loàn tỉnh. Vì vậy ủy ban nhân dân tỉnh cần giao trách nhiệm cho Sở GD-ĐT đứng ra điều phối chung một cách nhịp nhàng và đồng bộ. Cần có sự phân công rõ ràng tránh chồng chéo hoặc đùn đẩy lẫn nhau giữa các cơ quan đoàn thể làm giảm hiệu quả giáo dục. Đồng thời, huyện Giao Thủy cũng cần huy động các nguồn lực tài chính cho chương trình GDSKSSVTN. Điều này có nghĩa là nhà nước cần tăng cường nguồn lực tài chính, đảm bảo đủ cho các hoạt động GDSKSS cho học sinh trong tỉnh. Bên cạnh việc sử dụng các nguồn ngân sách nhà nước, ủy ban nhân dân tỉnh cần có sự chỉ đạo việc hội tụ các nguồn lực của các cơ quan khác. Chẳng hạn như chương trình chăm sóc SKBMTE và DS-KHHGĐ, chương trình phòng chống AIDS, … Ngoài ra cần tổ chức huy động các nguồn lực từ các tổ chức xã hội, phát huy phong trào tự nguyện đóng góp dưới mọi hình thức cá nhân, tập thể và các cơ quan trong tỉnh. Hơn nữa, sau khi đã huy động được nguồn lực tài chính cho chương trình, chúng ta cũng cần điều phối sao cho các chương trình không chồng chéo lên nhau để các nguồn chi không bị lãng phí trong điều kiện nguồn tài chính còn rất hạn hẹp.

3.3. Khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Do phạm vi và thời gian nghiên cứu cũng như do những yếu tố chủ quan và khách quan chi phối không có điều kiện để thử nghiệm hay thực nghiệm các biện pháp đề xuất. Chúng tôi chọn phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để thăm dò ý kiến đánh gía về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất đối với cán bộ, giáo viên của huyện Giao Thủy. Đây là ý kiến đánh gía khách quan và có giá trị nhất định. Với 5 biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành lập phiếu và điều tra trên 58 cán bộ, giáo viên với hai nội dung:

- Điều tra về mức độ cần thiết của các biện pháp GDSKSS VTN theo 3 mức độ: rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết.

- Điều tra về tính khả thi của các biện pháp GDSKSS VTN theo 3 mức độ: rất khả thi, không khả thi.

Sau đây là bảng kết quả đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.1: Kết quả đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp GDSKSS VTN

BP

Mức độ cần thiết

Tính khả thi

Rất

cần thiết

Cần thiết

Không

cần thiết

Rất khả thi

Khả thi

Không

khả thi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

49

84.5

9

15.5

0

0

45

77.6

13

22.4

0

0

2

53

91.4

5

8.6

0

0

54

93.1

4

6.9

0

0

3

55

94.8

3

5.2

0

0

52

89.6

6

10.3

0

0

4

51

87.9

7

12.1

0

0

47

81

11

19

0

0

5

56

96.5

2

3.5

0

0

48

82.8

10

17.2

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Thực trạng giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh huyện giao thủy - tỉnh Nam Định - 9

Ghi chú:

1. Tăng cường sự chỉ đạo và cải tiến chương trình giảng dạy trong nhà trường

2. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ để có đội ngũ cán bộ đông đảo, có kiến thức và phương pháp giáo dục, hướng dẫn VTN về tình yêu, tình dục và các vấn đề SKSS

3. Xây dựng nhà trường thành những đơn vị văn hóa, đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, xây dựng nếp sống văn hóa trong HS

4. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa có chất lượng, xây dựng các mô hình hoạt động: các loại hình câu lạc bộ, các mô hình tư vấn, giáo dục đồng đẳng, lồng ghép các hoạt động tập thể

5. Biện pháp lồng ghép giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN CHUNG

Từ công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận sau:

GDGT, SKSS là một quá trình phát triển lâu dài để có được những thông tin chính xác, nó giúp hình thành thái độ, niềm tin và những giá trị về bản ngã, về các mối quan hệ tình cảm. GDGT bao gồm nhiều nội dung: sự phát triển của giới tính, SKSS, các mối quan hệ cá nhân, tình cảm, về ngoại hình, về vai trò của giới. GDSKSS có ý nghĩa đặc biệt, nó giúp trẻ VTN có một quan điểm tích cực về lình dục, đồng thời cung cấp các thông tin và kỹ năng để trẻ VTN có được thái độ và hành vi đúng, hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết định của mình. Về cơ bản, học sinh ở hai trường THCS Thị trấn Ngô Đồng và Trường THCS xã Giao Hà ở huyện Giao Thủy đều có vốn tri thức nhất định về các vấn đề có liên quan đến SKSS. Trong đó, các nội dung tâm lý, đạo đức, xã hội và pháp lý của vấn đề SKSS được các em nhận thức tốt hơn các nội dung có liên quan đến sinh lý, cơ chế thụ thai, ngừa thai. Tuy nhiên, sự hiểu biết của các em còn phiến diện, cảm tính, không có tính hệ thống. Nhiều em còn tỏ ra e dè, ngần ngại, né tránh trong việc tiếp nhận thông tin dịch vụ SKSS. Các em chưa thực sự quan tâm, chưa có ý thức tìm tòi, học hỏi thêm trong các sách báo, truyền hình,... để cập nhật thông tin mới. Một số chương trình DS/KHHGĐ được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình sinh hoạt cộng đồng có liên quan trực tiếp đến cuộc sống gia đình, cá nhân các em cũng chỉ có hiểu biết nhất định, nhìn chung vẫn chưa đầy đủ và sâu sắc về bản chất của vấn đề. Khi tiến hành điều tra chúng tôi nhận thấy học sinh rất có ý thức, hứng thú và thấy sự cần thiết rnuốn biết nội dung các thông tin đưa ra cho các em. Kết quả ban đầu này cho phép chúng tôi khẳng định: Giả thuyết khoa học đặt ra cho việc nghiên cứu đã được chứng minh trên cơ sở khoa học thực tiễn. Việc nghiên cứu nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh huyện Giao Thủy là rất cần thiết, là một tất yếu khách quan.Thực tế này giúp

cho những người làm công tác giáo dục thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó để có những biện pháp và hình thức giáo dục thích hợp đối với VTN.

Trong công tác giáo dục, hướng dẫn về giới tính, tình dục học và SKSSVTN huyện Giao Thủy vẫn còn đang tồn tại một số vấn đề cần giải quyết

- Nhận thức của xã hội, thể hiện qua sự trả lời của những người lớn tuổi, chưa có sự nhất trí cao trong việc hướng dẫn, giáo dục cho VTN các kiến thức về tình dục và các BPITR. Đã có nhiều ý kiến tỏ ra rất quan tâm và lo lắng trước tình trạng QHTD của VTN, nhưng việc nhìn nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc tham gia phòng ngừa còn chưa cao. Đây là một hạn chế, thực tế những người lớn tuổi cần phải xem xét lại thái độ, ý thức trách nhiệm của mình nếu không công tác giáo dục, hướng dẫn VTN trong lĩnh vực này sẽ gặp nhiều khó khăn để có những kết quả tốt.

- VTN có nhu cầu đối với việc được tiếp nhận thông tin, hướng dẫn về vấn đề tình dục, SKSS nhưng xã hội chưa đáp ứng nhiều được nhu cầu này. Nguồn thông tin chính thức cho VTN về vấn đề này quá ít, kiến thức các em thu được mang tính tự phát, nội dung các vất đề SKSS, tình dục được phổ biến trong xã hội chưa được biên soạn phù hợp với lứa tuổi, điều kiện sống của các em. Do vậy, những nội dung giáo dục về SKSS nói chung, vấn đề tình dục và các BPN nói riêng còn chưa theo kịp tình hình thực tế.

- Công tác GDSKSS ở huyện Giao Thủy đã được triển khai nhưng hiệu quả chưa cao. Nội dung giáo dục mới chỉ đề cập nhiều đến các khía cạnh tâm lý, đạo đức, pháp lý, còn các nội dung khác vẫn ít được chú ý. Biện pháp giáo dục chưa đa dạng, hình thức giáo dục chưa phong phú, chưa thật sự có những cuộc vận động có tính chiến lược, giáo dục cao.

- Trong điều kiện tình hình thực tế hiện nay, huyện Giao Thủy có thể sử dụng nhiều biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả của công tác GDSKSS cho học sinh. Trong đó cần chú ý đến phát triển hơn nữa những biện pháp đã có nhiều hiệu quả: Lồng ghép, tích hợp các nội dung GDSKSS vào các môn học lrong nhà trường, phát huy các biện pháp giáo dục ngoài giờ lên lớp như tổ

chức các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ theo chủ đề, thi tìm hiểu, sáng tác, tổ chức hội thảo, phát thanh, tuyên truyền có VTN tham gia trực tiếp.

Như vậy, từ nghiên cứu thực trạng của vấn đề chúng ta thấy căn nguyên của vấn đề là do sự giáo dục thiếu đồng bộ của các lực lượng giáo dục. Trong các trường học, sách giáo khoa mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sơ qua, chưa có kiến giải sâu sắc cho VTN về quá trình thay đổi của cơ thể có liên quan tới chức năng sinh sản, về nguyên nhân có thể lây lan các BLTQĐLD do QHTD bừa bãi. Đôi khi, sự giới thiệu mang tính chất gợi mở như thế lại chính là sự kích thích các em tìm hiểu và phái triển trí "tưởng bở" của mình. Mặt khác, trong khi các em còn đang ở trong độ tuổi thiếu chín chắn, sự giáo dục của nhà trường chưa đầy đủ thì sự giáo dục của gia đình là rất quan trọng. Nhưng thật đáng buồn, nhiều bậc phụ huynh không có nhiều hoặc không có thời gian để chăm sóc, giáo dục con cái và thậm chí họ cũng không biết phải giáo dục con cái ra sao nữa về những vấn đề này. Trong giai đoạn khủng hoảng tâm lý này, sự thiếu hiểu biết của bản thân cộng với sự giáo dục không đầy đủ của gia đình, nhà trường và xã hội đã vô tình đẩy các em lấn sâu vào nhiều các tệ nạn xã hội khi các em vừa là thủ phạm lại vừa là nạn nhân.

Đã đến lúc chúng ta cần phải có những nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về lứa tuổi VTN để có thể đề ra những biện pháp đồng bộ và thực sự hiệu quả cho các em trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống nhất là việc GDSKSS và GDGT. Cần nhanh chóng gạt bỏ tất cả những quan niệm hủ lậu cho rằng việc giáo dục đó là tế nhị, là khó nói. . . đưa việc GDSKSS trở thành một môn học chính khóa, bắt buộc trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Về phía các bậc làm cha, làm mẹ cần phải sắp xếp lại công việc, dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc chăm sóc con cái. Đây chính là bức thông điệp mà toàn xã hội cần quan tâm.

2. KIẾN NGHỊ

- Đảng và Nhà nước ta cần sớm hoàn chỉnh bộ máy chỉ đạo và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương, sớm ban hành các chính sách quốc

gia về SKSSVTN, tạo một hành lang pháp lý bảo vệ VTN - ủy ban nhân dân tỉnh cần triển khai chỉ đạo thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác GDSKSSVTN. Huy động nhiều hơn nữa các nguồn lực tài chính phục vụ cho chiến lược giáo dục của tỉnh và sát sao với việc sử dụng nguồn lực có được vào những mục đích chính đáng, tránh lãng phí tài chính vào những việc chưa xác định cụ thể và có hiệu quả.

- Cần nhanh chóng triển khai đầy đủ các nội dung GDSKSS trong các nhà trường phổ thông, ưu tiên lồng ghép các nội dung GDSKSS vào các bộ luôn học có liên quan. Từng bước xây dựng phòng tư vấn về các vấn đề tâm lý - xã hội cho học sinh ở mỗi trường phổ thông.

- Tăng cường các nguồn lực và có kế hoạch đào lạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý về những nội dung có liên quan đến SKSSVTN. Trang bị cho tỉnh những trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và giáo dục các nội dung SKSS: băng hình, sách báo, áp phích...

Sở GD-ĐT cần có kế hoạch phối hợp với các ngành có liên quan: ủy ban DS-KHHGĐ, Đoàn TNCS HCM, Sở Y tế để tổ chức các hoạt động giao lưu, hội thảo, nói chuyện về các chuyên đề nhằm cung cấp cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý những kiến thức cần thiết để chuyển tải đến cho VTN một cách có hiệu quả nhất.

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 25/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí