Thực trạng chính sách bảo hiểm tiền gửi - 13


tuyên truyền quảng cáo hình ảnh cho Tổ chức BHTG mà đó là khoản chi cho việc tuyên truyền, phổ cập chính sách BHTG tới công chúng.

* Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo

Để tuyên truyền và phổ cập kiến thức về BHTG, kiến nghị Bộ giáo dục và Đào tạo xem xét, xây dựng lộ trình và đưa nội dung kiến thức về BHTG vào giáo trình giảng dạy trong các trường đại học khối kinh tế, chuyên ngành tài chính-ngân hàng-bảo hiểm.

3.3.4. Kiến nghị đối với UBND tỉnh, thành phố thuộc Trung ương

Để đưa chính sách BHTG đi vào cuộc sống và phát huy thuộc tính công của chính sách kiến nghị UBND tỉnh, thành phố thuộc Trung ương với thẩm quyền ra quyết định thành lập và cấp đăng ký kinh doanh cho tổ chức có hoạt động ngân hàng và nhận tiền gửi trên địa bàn xây dựng cơ chế chính sách phối hợp với tổ chức BHTG quản lý và xử lý các hậu quả mà tổ chức tham gia BHTG có thể gây ra trên địa bàn.


Tóm tắt nội dung khoa học của Chương III

Trong Chương III luận văn đề cập đến các vấn đề khoa học chủ yếu sau:

Một là, đưa ra phương hướng hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi;Hai là, đưa ra giải pháp để hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi theo đó, hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi theo hướng cải thiện chính sách tốt hơn, hợp lý và phù hợp với điều kiện mới;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Ba là, đưa ra các kiến nghị với các cấp, bộ ngành liên quan trong việc thúc đẩy hoàn thiện chính sách BHTG.


Thực trạng chính sách bảo hiểm tiền gửi - 13

KẾT LUẬN


Hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi là một yêu cầu cấp thiết đối với hệ thống giám sát tài chính quốc gia nói chung và hoạt động BHTG ở Việt Nam nói riêng trong giai đoạn hiện nay, khi mà chính sách BHTG đang góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại. Để chính sách BHTG phát huy hiệu quả, bản thân tổ chức BHTG phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, muốn vậy một vấn đề vô cùng quan trọng và cấp bách mà Nhà nước phải quan tâm giải quyết đó là: Hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi cho tương xứng với vị trí và vai trò của nó. Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục phối hợp nghiên cứu để giải quyết.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong phạm vi hạn hẹp của một luận văn thạc sỹ, tác giả đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hoá được các vấn đề cơ bản về tiền gửi, hoạt động bảo hiểm tiền gửi, những lý luận cơ bản về chính sách BHTG, nội dung, phương pháp và những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách BHTG.

- Đánh giá thực trạng chính sách BHTG, từ đó rút ra được những mặt đã đạt được cũng như các mặt hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế đó.

- Dựa trên định hướng hoạt động của tổ chức BHTG trong thời gian tới, đề xuất các giải pháp và các kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. TS.Nguyễn Thị Kim Oanh (2005), Bảo hiểm tiền gửi - Nguyên lý, thực tiễn và định hướng, Nhà xuất bản Lao động.

2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2010), Vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi

Việt Nam trong việc bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an sinh xã hội.

3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2005), 5 năm xây dựng và trưởng thành.

4. TS.Đào Duy Tuấn (2007), Bàn về năng lực tài chính của tổ chức BHTG, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán số 03 tháng 3/2007.

5. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2010), Kỷ yếu 10 năm xây dựng và trưởng

thành.

6. Chi nhánh BHTGVN khu vực Hà Nội (2005), Tài liệu đào tạo ngắn hạn về

bảo hiểm tiền gửi, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành BHTGVN.

7. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2010), Kinh nghiệm quốc tế về bảo hiểm tiền

gửi hiệu quả.

8. Thủ tướng Chính phủ (1999), Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999

về bảo hiểm tiền gửi.

9. Thủ tướng Chính phủ (1999), Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

10. Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg ngày 28/6/2000 về việc phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 03/2000/TT-NHNN5 ngày 16/3/2000 hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/1999/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi


12. Thủ tướng Chính phủ (2005), Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 89/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi.

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Thông tư số 03/2006/TT-NHNN ngày 25/4/2006 hướng dẫn một số nội dung tại Nghị định số 89/1999/NĐ- CP về bảo hiểm tiền gửi và Nghị định 109/2005/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP.

14. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12.

15. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.

16. Quốc hội (2002), Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/ QH12 .

17. Quốc hội (2004), Luật Phá sản số 21/2004/QH11.

18. Thủ tướng Chính phủ (2010), Nghị định số 05/2010/NĐ-CP ngày

18/01/2010 quy định việc áp dụng Luật Phá sản đối với các TCTD.

19. Lê Thị Thu Thủy (2008), Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, NXB

Đại học quốc gia Hà Nội.

20. Trường đại học tài chính kế toán Hà Nội (1999) Giáo trình bảo hiểm, Nhà xuất bản tài chính

21. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2001 – 2010), các loại báo cáo.

22. CDIC (2003), Introduction to the Deposit Insurance: Risk-based Premium System (IDIRPS).

23. CDIC (2003), Summary of the CDIC international deposit survey.

24. CDIC (2004), Annual report 2004.

25. CDIC (2006), CDIC-20 years in retrospect 1985-2005.

26. FDIC, 1997, History of the Eighties – Lessons for the Future

27. Garcia G, (2000), Deposit Insurance and Crisis Management, IMF Working Paper WP/00/57, International Monetary Fund


28. IADA, 2006 “General Guidance to Promote Effective Interrelationships among Financial Safety Net Participants”

29. RGC (Research and Guidance Committee), (2006), General Guidance to Promote Effective Interrelationships among Financial Safety Net Participants, International Association of Deposit Insurers

30. Sahajwala R., and Bergh P. V. (2000), Supervisory Risk Assessment and Early Warning Systems, Basel Committee on Banking Supervision Working Paper No.4-December 2000, Bank for International Settlements, Basel, Switzerland

31. http://www.wikipedia.org.

32. http://www.iadi.org.

33. http://www.div.gov.vn

34. http://www.dic.go.jp/english

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2023