Cơ Sở Để Xây Dựng Biện Pháp Can Thiệp Cộng Đồng.

Tất cả đối tượng nghiên cứu ở nhóm can thiệp được quản lý tại cộng đồng, được theo dõi tư vấn hướng dẫn các biện pháp phòng chống đái tháo đường và phát hiện sớm căn bệnh đái tháo đường. Riêng nhóm người mắc tiền đái tháo đường và đái tháo đường của nhóm can thiệp được quản lý điều trị, tư vấn truyền thông giáo dục nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành để phòng chống đái tháo đường.

2.4.3.4 Cơ sở để xây dựng biện pháp can thiệp cộng đồng.

Các văn bản qui phạm pháp luật để chỉ đạo, việc thực hiện công tác phòng chống bệnh đái tháo đường

Mô hình bệnh tật trong cộng đồng nhận thấy tỷ lệ bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng.

Thực trạng và khả năng thực hiện công tác phòng chống bệnh đái tháo đường

tại các huyện, xã.

Nhu cầu của xã hội cần nâng cao kiến thức của người dân hiểu biết về bệnh tật để họ tự phòng tránh.

2.4.3.5. Nguyên tắc thực hiện can thiệp.

Hoạt động can thiệp với vai trò trách nhiệm của mỗi trạm y tế (Không làm thay)

Can thiệp theo hướng dự phòng: Các hoạt động đáp ứng được nhu cầu thực tế đặc trưng của người dân về quản lý, theo dõi giám sát và chủ động thực hiện tập luyện thể dục, thay đổi các thói quen có hại cho sức khỏe để phòng bệnh tại hộ gia đình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Có đủ nguồn lực tối thiểu để thực hiện các hoạt động: Truyền thông tư vấn tại hộ gia đình, hướng dẫn tập luyện thể dục nâng cao sức khỏe tại thôn ấp, tại hộ gia đình. Phù hợp với năng lực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ trạm y tế xã, nhân viên y tế thôn, ấp và cộng tác viên. Cần có sự quan tâm của chính quyền, đoàn thể về xã hội hoá công tác y tế.

Các hoạt động của mô hình có tính khả thi và duy trì, nhân rộng mô hình cho các xã khác có cùng điều kiện.

Thực trạng bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường ở người Khmer tỉnh Hậu Giang và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp - 9

2.4.3.6. Tổ chức can thiệp.

Tổ chức “Trạm y tế xã phòng, chống đái tháo đường ở người Khmer”

- Hoạt động can thiệp

Gồm 5 hoạt động can thiệp cộng đồng phòng, chống tiền đái tháo đường, đái tháo đường như sau.

+ Xây dựng nguồn lực, mạng lưới tổ chức tại các trạm y tế xã thực hiện mô hình can thiệp.

+ Chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe.

+ Chương trình truyền thông thay đổi hành vi.

+ Chương trình rèn luyện thân thể nâng cao thể lực.

+ Chương trình quản lý khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, có phối hợp hỗ trợ của

Trung tâm y tế huyện và Bệnh viện huyện.

+ Trạm y tế xã và phát hiện sớm tiền ĐTĐ và ĐTĐ.

2.4.3.7 Nội dung các hoạt động can thiệp

(1) Xây dựng nguồn lực, triển khai thực hiện mô hình dự phòng và quản lý bệnh

tiền đái tháo đường, đái tháo đường

+ Tổ chức bộ máy của ngành y tế, cán bộ y tế, các cộng tác viên, thành viên ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ở tuyến huyện, xã. Điều đáng quan tâm là phối hợp với các vị chức sắc của các chùa là người dân tộc Khmer và xây dựng được mạng lưới cộng tác viên là người dân tộc Khmer.

+ Nội dung và biện pháp thực hiện.

Nguồn lực. Đầu tư phương tiện, thiết bị để tầm soát bệnh, máy xét nghiệm đường huyết, với thu phí giá rẻ cho các đối tượng.

Tập huấn kiến thức về khám, phát hiện bệnh, biện pháp tầm soát bệnh, thảo luận nhóm về các biện pháp dự phòng, cách phát hiện sớm và điều trị đúng bệnh, tập huấn về giám sát và quản lý bệnh

Xây dựng biện pháp can thiệp dự phòng và quản lý bệnh tiền đái tháo đường, đái tháo đường tại cộng đồng, xây dựng hệ thống sàng lọc, phát hiện sớm và ghi nhận về bệnh .

Điểm tư vấn tại phòng truyền thông giáo dục sức khỏe của trạm y tế xã (tại chỗ, qua điện thoại), thực hiện lồng ghép các hoạt động của các chương trình phòng chống các bệnh không lây nhiễm khác.

Xây dựng các chính sách và cơ chế hoạt động trạm y tế, chế độ chăm sóc, thuốc điều trị qua hệ thống bảo hiểm y tế.

Xây dựng cơ chế thực hiện các hoạt động của chương trình trong đó có sự tham

gia của ban, ngành, đoàn thể ở địa phương, xã hội hóa công tác y tế.

+ Đánh giá kết quả

Tất cả huyện có bố trí cán bộ y tế hoạt động trong phạm vi chương trình Tất cả các trạm y tế xã có bố trí cán bộ y tế làm công tác truyền thông,

Triển khai và duy trì mô hình tầm soát và quản lý bệnh tiền đái tháo đường, đái

tháo đường tại xã

(2) Truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng phòng chống tiền đái tháo đường, đái tháo đường tại cộng đồng.

+ Đối tượng Toàn thể người dân tộc Khmer từ 45 tuổi trở lên tại 2 xã can thiệp.

+Nội dung và biện pháp thực hiện:

Biên soạn các bản tin về bệnh và đăng trên bản tin của xã, tuyên truyền 3 tháng/

một lần.

Biên soạn, in ấn các tờ rơi, cẩm nang, Pano tuyên truyền về bệnh ĐTĐ, lồng ghép, phối hợp hoạt động với các Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân, trường học, đài truyền hình tỉnh.

Nguồn lực: Cán bộ y tế, phòng truyền thông giáo dục sức khỏe, trạm y tế và các cộng tác viên của chương trình.

Kinh phí hoạt động thường xuyên và một phần kinh phí chương trình.

+ Đánh giá kết quả

Tỷ lệ người dân hiểu biết về yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ tăng lên Tỷ lệ người dân hiểu biết về khám phát hiện bệnh ĐTĐ tăng lên

Tỷ lệ người dân hiểu biết về phòng bệnh ĐTĐ tăng lên

(3) Truyền thông thay đổi hành vi

Đối tượng. người dân tộc Khmer từ 45 tuổi trở lên tại các xã can thiệp. Nội dung và biện pháp thực hiện

Thực hiện theo dõi dọc theo thời gian sau 2 năm đánh giá các yếu tố nguy cơ

của từng đối tượng nghiên cứu.

Tư vấn, hướng dẫn về thực hiện lối sống lành mạnh, hành vi có lợi

Thành lập và mời gọi tham gia câu lạc bộ người bệnh sinh hoạt hàng tháng với sự tư vấn và hướng dẫn của chuyên gia y tế

Nguồn lực: Cán bộ y tế và cộng tác viên y tế và các vị chức sắc của các chùa trên địa bàn nghiên cứu. Kinh phí hỗ trợ của chương trình.

+ Đánh giá kết quả

Người dân tham gia thực hành tốt hành vi có lợi cho sức khỏe tăng lên

(4) Tập luyện thể dục, thể thao

Đối tượng: người dân tộc Khmer từ 45 tuổi trở lên tại các xã can thiệp.

Nội dung: Vận động người dân tham gia tập thể dục đều đặn hằng ngày hoặc chọn môn thể thao phù hợp sức khỏe và sở thích.

Nguồn lực: Cán bộ y tế, cộng tác viên y tế và các vị chức sắc của các chùa trên

địa bàn nghiên cứu. Kinh phí chương trình y tế

Đánh giá kết quả: Tỷ lệ người dân tham gia tập thể dục thể thao phòng chống bệnh ĐTĐ tăng lên so với trước can thiệp .

(5) Quản lý khám chữa bệnh tại trạm y tế xã và phát hiện sớm tiền đái tháo đường và bệnh đái tháo đường

Đối tượng: Người dân tộc Khmer mắc tiền ĐTĐ và đái tháo đường từ 45 tuổi

trở lên tại các xã can thiệp.

Nội dung: Tuyên truyền vận động mọi người đến tại cơ sở y tế khám và chăm sóc điều trị đúng định kỳ để hạn chế tỷ lệ biến chứng và khống chế không cho tiền đái tháo đường trở thành đái tháo đường.

Nguồn lực: Cán bộ y tế và kinh phí chương trình.

Đánh giá kết quả

Tỷ lệ người dân mắc đái tháo đường giảm hơn trước can thiệp

Tỷ lệ người dân mắc tiền đái tháo đường ổn định và giảm

2.4.3.8 Về tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp cộng đồng.

Gồm 5 nội dung sau:

(1) Tổ chức bộ máy, xây dựng mạng lưới thực hiện chương trình:

- Sở y tế tỉnh Hậu Giang có văn bản chỉ đạo và hướng dẫn các Trung tâm y tế các huyện về việc triển khai thực hiện chương trình phòng, chống bệnh tiền ĐTĐ, ĐTĐ trong cộng đồng.

- Các huyện tham gia chương trình sẽ thành lập ban chủ nhiệm chương trình phòng, chống bệnh tiền ĐTĐ, ĐTĐ. Thành phần gồm: Đại diện Ban Giám đốc trung tâm y tế huyện; Phòng y tế; trưởng phòng kế hoạch-tài chính trung tâm y tế, trưởng phòng truyền thông giáo dục sức khỏe, cán bộ phụ trách chương trình chương phòng chống đái tháo đường trung tâm y tế và các vị chức sắc của các chùa trên địa bàn nghiên cứu. Nhiệm vụ của ban chỉ đạo là triển khai thực hiện chương trình đến các xã, theo dõi, đôn đốc các trạm y tế thực hiện các nội dung của chương trình, kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả của chương trình phòng, chống bệnh tiền đái tháo đường, đái tháo đường tại cộng đồng.

- Các trạm y tế xã (nghiên cứu can thiệp) có phân công một cán bộ y tế làm công tác chuyên trách về phòng chống đái tháo đường và có ít nhất 4 cộng tác viên hỗ trợ cho các hoạt động của chương trình. Nhiệm vụ của trạm y tế các xã là tham mưu cho ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của chương trình tại địa phương.

(2) Tổ chức thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng

Phòng truyền thông giáo dục sức khỏe huyện phối hợp với ban, ngành đoàn thể

tổ chức truyền thông cho các hội, đoàn

Định kỳ 3 tháng/lần, cung cấp và phân phát bướm, tờ rơi… cho các trạm y tế xã thực hiện mỗi xã 2 pano tuyên truyền.

Mỗi trạm y tế xã tổ chức truyền thông cho nhân dân các khu phố 1 lần/tháng,

tham gia viết bài cho bản tin xã 3 tháng/lần.

Tổ chức nhóm cộng tác viên thăm hộ gia đình, tư vấn trực tiếp đối tượng và lượng giá mỗi tháng/lần.

(3) Tổ chức thực hiện tư vấn, hướng dẫn thay đổi hành vi

Khảo sát về hành vi, lối sống của các đối tượng, phỏng vấn can thiệp dự phòng nhằm từ bỏ hành vi có hại như: hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, lười vận động làm cho bệnh đái tháo đường dễ phát triển.

Khuyến khích thực hiện hành vi đúng như: Tăng cường vận động, từ bỏ các hành vi có hại cho sức khỏe đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh đái tháo đường. Các cán bộ y tế và cộng tác viên thăm hộ gia đình để tư vấn hoặc tại những cuộc truyền thông tại trạm, khảo sát và lượng giá mỗi tháng/lần.

(4) Tổ chức thực hiện can thiệp bằng tập luyện nâng cao thể lực

Cán bộ y tế và cộng tác viên tuyên truyền vận động về lợi ích của tập thể dục thể thao, tư vấn cho từng đối tượng chọn phương pháp tập cho phù hợp.

Khuyến khích tập dưỡng sinh, đi bộ nhanh hàng ngày (ít nhất 30 phút/ngày), đạp xe, bơi lội…

Phối hợp các hội, đoàn tổ chức thể dục, thể thao cho các thành viên câu lạc bộ người bệnh tiền đái tháo đường, đái tháo đường ưu tiên tập dưỡng sinh. Cán bộ y tế và cộng tác viên sẽ phỏng vấn, giám sát hoạt động thể dục thể thao của các đối tượng và lượng giá 6 tháng/lần

(5) Tổ chức quản lý điều trị tại trạm y tế

Tổ chức tốt công tác khám điều trị tại trạm y tế xã, vận động bệnh nhân đến khám và điều trị đều đặn.

Tổ chức quản lý đối tượng tiền đái tháo đường, đái tháo đường đánh giá kết quả sau điều trị với các nội dung thay đổi các chỉ số sức khỏe trung gian và các chỉ số trực tiếp

Có kế hoạch phối hợp hỗ trợ của Trung tâm Y tế dự phòng huyện và Bệnh viện

huyện về khám điều trị bệnh đái tháo đường.

2.4.3.9 Tổ chức quản lý hoạt động và giám sát can thiệp.

+ Định kỳ 3 tháng cộng tác viên và cán bộ y tế tại địa bàn nghiên cứu phỏng vấn,

ghi nhận dữ liệu.

Có 2 hình thức can thiệp, thu thập số liệu, phỏng vấn trực tiếp tại nhà, mời đến hội trường trạm y tế, lượng giá trực tiếp (Báo cáo viên là nghiên cứu sinh hoặc chuyên gia y tế của chương trình của tỉnh).

+ Định kỳ 3 tháng trạm y tế xã báo cáo kết quả hoạt động cho ban chủ nhiệm chương trình của huyện.

+ Cán bộ nghiên cứu sẽ giám sát các hoạt động can thiệp và thu thập số liệu, phân tích và điều chỉnh sai sót trong quá trình can thiệp.

+ Định kỳ 6 tháng cán bộ nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng thực hiện chương trình là ban chủ nhiệm chương trình các huyện, cán bộ y tế xã, ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân xã, cộng tác viên.

+ Có sự giám sát hỗ trợ của Trung tâm Y tế dự phòng huyện và Bệnh viện

huyện về khám điều trị bệnh đái tháo đường.

2.4.3.10 Thời gian can thiệp.

Nghiên cứu can thiệp là 02 năm (tháng 9/2011 đến tháng 9/ 2013).

2.4.3.11 Tổ chức thu thập dữ liệu sau can thiệp.

+ Tổ chức đoàn điều tra như nghiên cứu ngang tại 2 xã can thiệp và 2 xã đối

chứng.

Số đối tượng điều tra là những đối tượng can thiệp và đối chứng sau 02 năm can thiệp. Lập danh sách những người dân tộc Khmer từ 45 tuổi trở lên đã được chọn vào nhóm xã can thiệp và nhóm đối chứng .

+ Nội dung điều tra bao gồm. Xét nghiệm đường huyết (cùng một máy sử dụng điều tra ngang trước can thiệp), những đối tượng được chẩn đoán tiền đái tháo đường, đái tháo đường cũ và mới phát hiện sau 2 năm can thiệp sẽ được xét nghiệm máu tĩnh mạch kiểm tra lại. Điều tra kiến thức, thái độ và thực hành của đối tượng (thay đổi lối sống, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, chế độ ăn hợp lý).

2.4.3.12. Chỉ số đánh giá hiệu quả can thiệp công tác tổ chức quản lý thực hiện biện

pháp can thiệp

- Số lần họp/năm họp ban chăm sóc sức khỏe nhân dân xã / năm

- Số lần/năm tập huấn trạm y tế xã và nhân viên y tế thôn ấp

- Số lần phòng truyền thông giáo dục sức khỏe huyện phối hợp với ban, ngành đoàn thể tổ chức truyền thông cho các hội, đoàn.

- Số lần cung cấp và phân phát bướm, tờ rơi… cho các trạm y tế xã/năm

- Số lần mỗi trạm y tế xã tổ chức truyền thông tại các khu vực 1 lần/tháng,

- Số bài viết cho bản tin xã 3 tháng lần/năm

- Số lần/năm cộng tác viên thăm hộ gia đình tư vấn trực tiếp đối tượng và lượng

giá mỗi 3 tháng/lần.

- Số lần cán bộ y tế và cộng tác viên tuyên truyền vận động về lợi ích của tập thể

dục thể thao, tư vấn cho từng đối tượng chọn phương pháp tập phù hợp.

- Khuyến khích tập dưỡng sinh, đi bộ nhanh hàng ngày (ít nhất 30 phút/ngày), đạp xe, bơi lội…

- Số lần phối hợp các hội, đoàn tổ chức thể dục, thể thao cho các thành viên.

- Số lần câu lạc bộ người bệnh tiền đái tháo đường, đái tháo đường ưu tiên tập dưỡng sinh. Cán bộ y tế và cộng tác viên sẽ phỏng vấn,

- Số lần giám sát hoạt động thể dục thể thao và lượng giá 6 tháng/lần

- Số lần khám và điều trị. Tổ chức xét nghiệm đánh giá mỗi 6 tháng 1 lần.

- Số lần báo cáo/ năm định kỳ 3 tháng, trạm y tế xã báo cáo kết quả hoạt động cho ban chủ nhiệm chương trình của huyện. Định kỳ 6 tháng ban chủ nhiệm chương trình báo cáo cho chủ nhiệm đề tài nghiên cứu.

- Số lần cán bộ nghiên cứu giám sát các hoạt động can thiệp và thu thập số liệu, phân tích và điều chỉnh sai sót trong quá trình can thiệp.

- Số lần cán bộ phỏng vấn sâu các đối tượng thực hiện chương trình/ năm

2.4.3.13. Chỉ số hiệu quả can thiệp cộng đồng

(1) Chương trình truyền thông giáo dục nâng cao kiến thức người dân về tiền đái tháo đường, đái tháo đường.

So sánh trước và sau can thiệp tại các xã can thiệp, tại các xã đối chứng:

Tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ

Tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về khám phát hiện bệnh ĐTĐ

Tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về phòng chống bệnh ĐTĐ

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 12/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí