Tình Hình Chi Phí Về Phòng Chống Đái Tháo Đường.

và không thu nhận thừa calori. Cần chọn những hoạt động dễ thực hiện và trở thành thói quen hàng ngày, thuận lợi thời gian để duy trì hoạt động [50].

Một số hình thức tập luyện sức bền phổ biến:

+ Đi bộ sức khỏe: Trong số các loại hình thể dục thể thao củng cố và nâng cao sức khoẻ thì đi bộ nhanh có vị trí quan trọng và có tính đại chúng cao, đặc biệt là đối với những người cao tuổi [1]. Đi bộ có ảnh hưởng tốt lên toàn bộ cơ thể, đặc biệt là đối với hệ thống tim mạch, hô hấp, giảm cân, chữa bệnh cường độ vận động phụ thuộc vào số bước chân trong 1 phút [50]:

Rất chậm, từ 60 đến 70 bước trong một phút (2,5-3km/giờ) Chậm, từ 70 đến 90 bước trong một phút (3-4km/giờ) Nhanh, từ 120 đến 140 bước trong một phút (5,5-6,5km/giờ) Rất nhanh, trên 140 bước trong một phút (trên 6,5 km/giờ)

Đi bộ với tốc độ lên đến 6,5 km/giờ thì cường độ vận động đã có thể đạt ở vùng có hiệu quả rèn luyện (Số lượng mạch 120-130 lần/phút), và trong một giờ có thể tiêu hao khoảng 300-400 kcal (khoảng 0,7 kcal/1kg thể trọng/trên 1km đường). Đi bộ nhanh để củng cố và nâng cao sức khoẻ có thể áp dụng cho những đối tượng có chống chỉ định đối với chạy, những đối tượng ở các độ tuổi khác nhau mới bắt đầu tham gia tập luyện mà có tình trạng thể lực kém. Cùng với sự gia tăng trình độ rèn luyện, các bài tập đi bộ sức khoẻ cần phải được xen kẽ với tập chạy, chạy bước nhỏ.

+ Chạy: Trong những năm gần đây, chạy là một loại hình rèn luyện phổ biến, có số lượng lớn người tham gia, ở mọi lứa tuổi. Môn chạy là một loại hình vận động phổ cập nhất để tập thể lực và nâng cao sức khoẻ. Trừ một số ngoại lệ, tất cả mọi người đều có thể tập chạy, không phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, trình độ luyện tập [2]. Môn chạy rất tự nhiên và đơn giản đến mức không đòi hỏi huấn luyện kỹ thuật đặc biệt, nhưng nó có ảnh hưởng cực kỳ tốt đối với cơ thể con người.

+ Bơi: Tiêu hao năng lượng của cơ thể trong khi bơi có một loạt các đặc điểm khác biệt. Ngay từ giây phút đầu khi người bơi xuống nước, chưa thực hiện các động tác vận động, tiêu hao năng lượng của cơ thể đã tăng thêm 50% so với bình thường để giữ tư thế trong nước, tiêu hao năng lượng đã tăng 2-3 lần, vì tính dẫn nhiệt của nước

cao hơn của không khí 25 lần. Do lực cản và tính chất dẫn nhiệt của nước lớn nên tiêu hao năng lượng khi bơi cao hơn khoảng 4 lần so với đi bộ cùng tốc độ (3 kcal/kg/km; 0,7 kcal/kg/km tương đương). Như vậy, tập bơi là một phương pháp tuyệt vời để giảm cân. Để đạt được hiệu quả rèn luyện sức khoẻ của tập bơi, cần phải phát triển tốc độ bơi đủ lớn để mạch đập đạt trên 130 lần/phút, tập bơi 3 buổi/tuần, mỗi buổi khoảng 30 phút [1].

+ Thể dục nhịp điệu: Để đạt được hiệu quả củng cố, nâng cao sức khoẻ và can thiệp bệnh tật, chúng ta cần phải tham gia tập luyện thường xuyên, tối thiểu tuần hai lần và mỗi lần 30 phút với cường độ cao, phù hợp với lứa tuổi của mình, với yêu cầu có không dưới 2/3 số cơ của cơ thể tham gia vào quá trình vận động. Hiệu quả tập luyện chỉ đạt được khi trong phần tập chính cường độ gánh nặng vận động tương đương khoảng 65-85% của F max, trong trường hợp này nhịp tim đạt 136-156 nhịp/phút. Với đối tượng tập luyện từ 40 tuổi trở lên, đối tượng mới bắt đầu tập hoặc sau khi nghỉ tập trong một thời gian dài cần phải tập với cường độ 65% của F max (hay 130-140 nhịp/phút). Nếu đối tượng đang tham gia tập luyện thường xuyên và có trình độ rèn luyện tốt thì có thể tập luyện ở vùng cường độ gần 85 % Fmax (hay Số lượng mạch đạt 156 nhịp/phút). Lựa chọn hoạt động để thực hiện thành công một chương trình rèn luyện cần lựa chọn một hoạt động hoặc những hoạt động phù hợp cho bản thân, thuận lợi về thời gian và những lợi ích gì sẽ thu được từ hoạt động [50].

- Khuyến khích giảm uống nhiều rượu và bỏ hút thuốc lá

Tiêu thụ rượu vừa phải liên hệ với tử vong thấp hơn, và tiêu thụ rượu cao hơn thì tử vong cao hơn. Lượng rượu vừa phải có thể được xác định bằng hoặc không nhiều hơn 1 cốc/ngày đối với phụ nữ và không nhiều hơn 2 cốc/ ngày đối với đàn ông [30].

1.3.5.5. Tình hình chi phí về phòng chống đái tháo đường.

Trong thực tế tại tỉnh Hậu Giang chưa có đề tài nào nghiên cứu về chi phí của một bệnh nhân đái tháo đường; nhưng theo các nghiên cứu trước đây đã cho thấy chi phí trực tiếp cho 10 triệu người bị đái tháo đường chung năm 1998 đã tiêu tốn 26,97 tỷ USD và chi phí trực tiếp cho điều trị đái tháo đường týp 2 từ 3 – 6% ngân sách dành cho ngành y tế.

Trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay thì bệnh đái tháo đường càng gia tăng chứng tỏ là nguồn kinh phí chi cho công tác phòng chống và điều trị bệnh ĐTĐ là một chi phí rất khổng lồ mà đó là vấn đề gánh nặng cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam [47]. Chính vì thế đề tài này nhằm mục đích nâng cao hoạt động y tế nhằm làm giảm bệnh ĐTĐ trong cộng đồng người dân tộc Khmer, góp phần giảm tỷ lệ bệnh ĐTĐ chung. Đồng thời giảm mức chi phí điều trị cho bệnh nhân góp phần giảm chi phí cho ngân sách nhà nước .

1.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.

Tỉnh Hậu Giang là một tỉnh mới được chia tách từ Thành Phố Cần Thơ vào năm 2005 và là một tỉnh nghèo nhất trong tỉnh miền Tây Nam bộ, có diện tích tự nhiên là 1.600 km2. Có bảy đơn vị hành chính là thành phố, thị xã và huyện. Với dân số chung 800.000 người, có khoảng trên 20% người dân là dân tộc Khmer (khoảng trên

170.000 người) và đồng bào các dân tộc khác…. Cộng đồng dân tộc Khmer có nền văn hóa đặc trưng về ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết, món ăn và đặc biệt là hệ thống chùa rất đặc thù. Người dân tộc Khmer đa số là sống về nghề nông, trình độ dân trí thấp, cuộc sống kinh tế khó khăn, sự hiểu biết về chăm sóc sức khoẻ chưa cao. Trong một năm người dân tộc Khmer có rất nhiều lể hội lớn như: lễ Chôl Chnam Thmây - tết năm mới; lễ Sen Dolta; lễ Ok Ombok là lễ nông nghiệp rất tiêu biểu và đặc thù của người Khmer. Trong đời sống người dân tộc Khmer, chùa Phật giáo có vai trò rất quan trọng.

Mỗi ngôi chùa Khmer không chỉ là trung tâm sinh hoạt tôn giáo mà còn là trung tâm văn hóa nghệ thuật, đào tạo, giáo dục xã hội và là nơi giao lưu học tập lẫn nhau. Đặc điểm của đồng bào Khmer ở ĐBSCL đa số người dân sống ở nông thôn, cư trú thành những cụm dân cư gọi là Phum, Sóc tương đối biệt lập với cộng đồng các dân tộc khác, cũng có một bộ phận đồng bào sống xen kẽ với người Kinh, còn một số hộ sinh sống rải rác ở vùng sâu và ở ven các kênh rạch. Xuất phát điểm về đời sống của đồng bào Khmer, tốc độ phát triển chậm so với mức bình quân chung trong vùng. Nghề nghiệp chính là trồng lúa khoảng trên 50%, và trồng trọt hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản, buôn bán đi làm thuê, làm mướn,…Thu nhập bình quân nhìn chung còn thấp.

Tuy nhiên hiện nay tốc độ phát triển về kinh tế văn hoá xã hội tăng nhanh, đời sống của một số bộ phận người dân của tỉnh Hậu Giang có sự thay đổi rõ nét như từ lao động chân tay chuyển lao động trí óc, cuộc sống người dân được nâng lên. Từ đó số người dân có cuộc sống tĩnh tại rất cao trong cộng đồng, đường xá giao thông được nâng cấp, xây dựng nối ấp liền ấp, xã liền xã, huyện liền huyện và thông suốt về trung tâm tỉnh, thành phố. Từ đó sự phát triển về kinh tế, giao lưu hàng hoá mua bán được thuận tiện đời sống của đại đa số người dân được nâng lên, cho nên không phải tại

trung tâm tỉnh người dân mới có cuộc sống tĩnh tại mà tất cả các huyện thị trong tỉnh từ nông thôn đến thành thị đều có sự thay đổi rất nhanh.

Điều đặc biệt người dân tộc Khmer từ lâu đời là đối tượng lao động nặng nhọc có thói quen sử dụng các thực phẩm ngũ cốc như: gạo, ngô, khoai là thức ăn chính hằng ngày, đồng thời có thói quen chế độ ăn ngọt, béo nhiều hơn mức cho phép; một số người dân thường lao động về đêm tại các kênh rạch nên đã hình thành nên thói quen ăn đêm tại mỗi hộ gia đình; bên cạnh đó, thường sau một ngày lao động thì tổ chức nhậu kể cả nam lẫn nữ từ đó việc tiêu thụ rượu của từng cá nhân cũng rất cao.

Về bệnh tật và mạng lưới y tế cộng đồng: điều kiện tiếp cận với cán bộ y tế còn hạn chế nên kiến thức phòng ngừa bệnh tật chưa được đầy đủ. Trong khi đó có các xã đều có trạm y tế thì chỉ bác sĩ hoặc y sĩ và được trang bị một số dụng cụ khám chữa bệnh, thuốc điều trị các bệnh thông thường. Các trạm y tế đều được tập huấn, chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật cũng như thuốc men, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Một số cán bộ y tế tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số vừa thiếu, vừa yếu. Công tác tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh cho đồng bào còn hạn chế cả về nội dung, hình thức cũng như phương pháp.

Qua thực tế trên cho thấy cần quan tâm nghiên cứu về các bệnh tật nói chung và bệnh đái tháo đường nói riêng và mỗi dân tộc có một tỷ lệ mắc bệnh khác nhau, nhưng chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu về bệnh tật ở đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Tây Nam bộ, mặc dù có cùng trong môi trường sống chung của người dân miền Nam bộ, nhưng có một cách sống theo phong tục tập quán về ăn ở và sinh hoạt khác nhau. Do đó chúng tôi nghiên cứu đề tài này để xác định một số đặc điểm về căn bệnh ĐTĐ ở người dân tộc Khmer và tìm ra các biện pháp phù hợp phòng chống bệnh đài tháo đường .

Hình 1 2 Bản đồ tỉnh Hậu Giang và các địa điểm nghiên cứu Chương 2 ĐỐI 1


Hình 1.2.Bản đồ tỉnh Hậu Giang và các địa điểm nghiên cứu

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đ I T NG NGHIÊN C U

Những người dân tộc Khmer từ 45 tuổi trở lên đang cư trú trên địa bàn tỉnh Hậu

Giang tại thời điểm nghiên cứu.

2.1.1. Tiêu chí chọn mẫu

Những người dân tộc Khmer từ 45 tuổi trở lên đang cư trú trên địa bàn huyện, xã được chọn ngẫu nhiên tại thời điểm nghiên cứu.

Xác định đối tượng là dân tộc Khmer dựa vào giấy khai sinh, giấy chứng minh

nhân dân hoặc hộ khẩu.

Những người đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.2. Tiêu chí loại trừ

Những người mới chuyển đến từ nơi khác không có đăng ký cư trú.

Những người bệnh tâm thần.

2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Tại cộng đồng dân cư thuộc 3 huyện của tỉnh Hậu Giang. Các huyện được chọn

là huyện Long Mỹ; huyện Châu Thành A và huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang.

2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 9 năm 2013.

Nghiên cứu được tiến hành qua 2 giai đoạn.

- Từ tháng 9 năm 2011. Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

- Từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 9 năm 2013. Nghiên cứu can thiệp.

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn và thiết kế theo 2 phương pháp.

- Giai đoạn 1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang

- Giai đoạn 2. Nghiên cứu can thiệp trên cộng đồng có đối chứng

Thiết kế các phương pháp nghiên cứu như sau:


Tình hình bệnh đái tháo đường và các yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường ở người dân tộc Khmer tại tỉnh Hậu Giang

Điều tra ngang


So

sánh

So

sánh

Nhóm can thiệp tại cộng đồng và 2 xã

Thử nghiệm mô hình

CAN THIỆP

Nhóm can thiệp

Nhóm đối chứng

tại cộng đồng và 2 xã



Nhóm đối chứng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Điều tra

ngang


So sánh

So sánh

Nghiên cứu can thiệp


Điều tra

ngang


Sơ đồ 2.1 Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang và can thiệp phòng chống bệnh đái tháo đường ở đồng bào người dân tộc Khmer.

2.4.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu mô tả

2.4.2.1 Cỡ mẫu đối tượng nghiên cứu ngang mô tả

Cỡ mẫu . Được tính theo công thức chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, cỡ mẫu n .

p(1-p)

n = Z²(1-α/2) x x DE

Trong đó: Z(1-α/2) = 1,96, với độ tin cậy 95%.

p = 0,15. p là tỷ lệ đái tháo đường và tiền đái tháo đường theo nghiên cứu người

Khmer tại Campuchia năm 2005[80].

d = 0,03: là sai số lựa chọn. Hệ số thiết kế DE = 2. làm tròn số ta được.

Cỡ mẫu n = 1100.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2022